Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hải phòng năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.68 KB, 105 trang )


BỘ Y TẾ































BỘ Y TẾ



















 
 
 




L


i C

m
Ơ
n
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều
cá nhân, tập thể, của các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên, với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới Ts. Nguyễn Thị Thanh Hương, người thầy đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án chuyên khoa
cấp II.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược,
Trường Đại học Dược Hà nội đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu
cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Phòng Kế hoạch tổng hợp và
Khoa Dược Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi thu thập số liệu cho luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Phòng Sau
Đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ở bên cạnh, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Học viên



Nguyễn Thị Hoàng Hoa




 1
 3
 3
1.1.   3
1.1.1.Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới 3
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam 4
1.2. n. 12
1.2.1. Lựa chọn thuốc. 13
1.2.2.Mua thuốc. 15
1.2.3. Cấp phát thuốc. 19
1.2.3.1. Tồn trữ và bảo quản thuốc 19
1.2.4. Sử dụng thuốc 23
 27
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 27
1.3.2. Mô hình tổ chức bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2011 28
1.3.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện 28
1.3.4. Hội đồng thuốc và điều trị 29
1.3.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dƣợc 31
1.3.6. Kinh phí cấp cho Khoa dƣợc năm 2011 33
1.3.7. Hoạt động khám chữa bệnh 34
 36
 36
bệnh viện Phụ sản Hải Phòng tập trung: 36
 36
 36
 36
2.5.  37
2.5.1. Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc sử dụng 37

2.5.2. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú 39
2.5.3. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú 40
 42

42
3.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc 42
3.1.2. Các bƣớc bổ sung / loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnh viện 43
3.1.3. Cơ cấu thuốc trong danh mục thuốc tại bệnh viện năm 2011. 46
3.2.1. Quy trình mua thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 51
3.2.2. Kinh phí mua thuốc 52
3.2.3. Cơ cấu nguồn mua thuốc của bệnh viện năm 2011 53
 54
3.2.1. Tồn trữ và bảo quản thuốc 54
3.2.2. Cấp phát thuốc. 58

61
3.3.1. Cơ cấu DMTBV sử dụng 61
3.3.2. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú 67
3.3.3. Sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú 71
 74
4.1. Lựa chọn thuốc vào DMTBV và mua thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
74
4.2.Tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc 75
4.3. Cơ cấu DMT sử dụng và sử dụng thuốc cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú.
76
4.4. Những mặt hạn chế của đề tài 81
 82
 83
 84














































STT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Giá trị sử dụng thuốc trên đầu ngƣời qua các năm
5
Bảng 1.2
Các chỉ tiêu kinh tế dƣợc qua các năm
6
Bảng 1.3
Ƣu, nhƣợc điểm của các phƣơng pháp phân tích sử dụng thuốc
26
Bảng 1.4
Nhân lực của Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
29
Bảng 1.5
Kinh phí cấp cho khoa dƣợc năm 2011

34
Bảng 1.6
MHBT của bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2011
35
Bảng 3.7
Số lƣợng hoạt chất bổ sung/ loại bỏ trong DMTBV năm 2011
so với năm 2010
44
Bảng 3.8
Số lƣợng hoạt chất bổ sung/ loại bỏ nhiều nhất trong
DMTBV năm 2011 so với năm 2010
45
Bảng 3.9
DMTBV xây dựng năm 2011 theo nhóm tác dụng dƣợc lý
46
Bảng 3.10
Nhóm thuốc điều trị chống nhiễm khuẩn trong DMTBV xây
dựng năm 2011
48
Bảng 3.11
Các thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam trong DMTBV xây
dựng năm 2011
49
Bảng 3.12
Cơ cấu DMTBV năm 2011 theo nguồn gốc
50
Bảng 3.13
Cơ cấu kinh phí của BVPSHP năm 2011
53
Bảng 3.14

Kinh phí mua thuốc và vật tƣ, hóa chất của BVPSHP
53
Bảng 3.15
Cơ cấu nguồn mua thuốc của BVPSHP
54
Bảng 3.16
Giá trị thuốc tồn kho hàng tháng tại bệnh viện
58
Bảng 3.17
Số lƣợng bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện
60
Bảng 3.18
Số lƣợng hoạt chất, thuốc trong DMTBV thực tế sử dụng tại
bệnh viện
61
Bảng 3.19
Cơ cấu sử dụng thuốc theo nguồn gốc sản xuất
62
Bảng 3.20
Cơ cấu sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý tại Bệnh
63
viện năm 2011
Bảng 3.21
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC
64
Bảng 3.22
Cơ cấu tiêu thụ thuốc trong nhóm A
64
Bảng 3.23
Cơ cấu các thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng dƣợc lý

65
Bảng 3.24
Cơ cấu thuốc kháng sinh trong nhóm A
66
Bảng 3.25
Tỷ lệ các thuốc N có trong nhóm A
67
Bảng 3.26
Chỉ tiêu sử dụng thuốc
68
Bảng 3.27
Số ngày nằm viện trung bình / bệnh nhân
69
Bảng 3.28
Số thuốc trung bình/ đợt điều trị/ bệnh nhân
69
Bảng 3.29
Sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid/ đơn thuốc
70
Bảng 3.30
Các kiểu phối hợp kháng sinh thƣờng gặp
70
Bảng 3.31
Số thuốc trung bình/ đơn thuốc
71
Bảng 3.32
Chi phí trung bình/ đơn thuốc
72
Bảng 3.33
Tỷ lệ thuốc đƣợc kê bằng tên gốc

72
Bảng 3.34
Tỷ lệ đơn thuốc đƣợc kê kháng sinh, vitamin, corticoid
73
Bảng 3.35
Kết quả thực hiện quy chế kê đơn
73




STT
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Chu trình cung ứng thuốc
13
Hình 1.2
Sơ đồ quan điểm đảm bảo thuốc toàn diện
20
Hình 1.3
Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc
21
Hình 1.4
Sơ đồ mô hình tổ chức của Bệnh viện Phụ sản Hải phòng
28
Hình 1.5
Sơ đồ tổ chức và nhân lực khoa dƣợc
32
Hình 3.6

Quy trình lựa chọn thuốc tại BV Phụ sản Hải Phòng
42
Hình 3.7
Quy trình bổ sung/loại bỏ thuốc ra khỏi DMTBV
43
Hình 3.8
Công tác sắp xếp thuốc trong kho dƣợc - BVPSHP
55
Hình 3.9
Quy trình cấp phát thuốc tới ngƣời bệnh tại BVPS HP
59
Hình 3.10
Cơ cấu thuốc sản xuất trong nƣớc – thuốc nhập khẩu
62





ADR
Adverse Drug Reaction
Tác dụng không mong muốn của
thuốc
GSP
Good Storage Practices
Thực hành tốt tồn trữ thuốc
GMP
Good Manufacturing Practice
Thực hành tốt sản xuất thuốc
BHYT


Bảo hiểm y tế
BV

Bệnh viện
BYT

Bộ y tế
CT

Công ty
CTCP

Công ty cổ phần
DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện


Giám đốc
HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị
KHTH

Kế hoạch tổng hợp
MHBT

Mô hình bệnh tật
PSHP


Phụ sản Hải Phòng


Quyết định
SYT

Sở y tế




1

Thuốc có vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân. Để phát huy tác dụng của thuốc, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu
quả, cung ứng thuốc tốt có vai trò rất quan trọng. Việc lạm dụng thuốc ngày
càng phổ biến và trở thành hội chứng trong các nước phát triển. Theo các nghiên
cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30-40% ngân sách ngành y tế của nhiều
nước, và phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các
hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [32]. Từ thập niên 50 con người chỉ
mới biết 3-4 loại thuốc kháng sinh thì ngày nay đã có tới hàng trăm loại được sử
dụng, hàng ngàn thuốc kháng sinh đang được nghiên cứu. Sản phẩm của thuốc
hết sức đa dạng và phong phú, nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, hiệu quả điều
trị cao nhưng tác dụng phụ cũng rất nhiều. Theo định hướng phát triển kinh tế xã
hội Việt nam phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp, thu
nhập bình quân đầu người tăng và đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu sử
dụng thuốc sẽ tăng đáng kể. Thuốc trở thành một nhu cầu không thể thiếu của
đời sống xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, ngăn ngừa bệnh tật và
phục hồi sức khoẻ, thuốc là loại hàng hoá đặc biệt có tính chất xã hội cao, ngoài

những thuộc tính thông thường như các loại hàng hoá khác, thuốc còn ảnh
hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Theo các nghiên cứu, ở nước ta có 3
vấn đề về cung ứng thuốc: 1) Chi phí cho sức khỏe tăng nhanh và bất hợp lý do
chi phí thuốc ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong ngân sách y tế và ngay cả trong
chi tiêu gia đình của người dân; 2)Thương mại hóa dịch vụ y tế, đặc biệt là dịch
vụ cung ứng thuốc; 3) Tiêu thụ quá mức và lãng phí thuốc.
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng được thành lập từ 1/7/1978, là bệnh viện
hạng I chuyên ngành sản phụ khoa. Với quy mô 450 giường bệnh, bệnh viện
không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Hải Phòng
mà còn cho nhân dân các tỉnh miền duyên hải Bắc bộ và các tỉnh khác trong lĩnh

2
vực chuyên sâu như phẫu thuật nội soi phụ khoa, thụ tinh trong ống nghiệm, điều
trị ung thư, sàng lọc chẩn đoán sớm bệnh lý trước sinh, chăm sóc sức khỏe phụ
nữ mãn kinh, trẻ vị thành niên….
Với quy mô và chức năng quan trọng của bệnh viện, cùng những thách
thức và tồn tại về cung ứng thuốc tại Việt Nam đã nêu, việc tìm ra các giải pháp
hợp lý trong vấn đề cung ứng thuốc hiện nay là vô cùng quan trọng và thiết thực
nhằm bảo đảm cung ứng thuốc thường xuyên và đủ thuốc, đặc biệt là thuốc có
hiệu quả với giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội và thu nhập của các
tầng lớp nhân dân. Hiện tại chưa có một đề tài nghiên cứu về thực trạng cung
ứng thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Vì vậy, với mong muốn góp phần
tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả cho bệnh viện, đề tài:
 Phòng
" được thực hiện với ba mục tiêu:
1. Phân tích hoạt động lựa chọn thuốc và mua thuốc tại bệnh viện Phụ
sản Hải phòng năm 2011.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, bảo quản và cấp phát thuốc tại bệnh viện
Phụ sản Hải Phòng năm 2011
3. Phân tích cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng và sử dụng thuốc cho bệnh

nhân nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2011.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng cung
ứng thuốc tại bệnh viện.








3


1.1. Tình hình  
1.1.1.Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới
Suốt mấy chục năm qua chi phí sử dụng thuốc trên thế giới ngày càng
tăng, với tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 9 – 10%. Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng
thuốc trên thế giới rất chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước đang phát
triển. Năm 1076 các nước phát triển chiếm 27% dân số thế giới đã sử dụng hơn
75% lượng thuốc được sản xuất. Sau 10 năm thì khoảng cách này càng tăng
thêm. Năm 1985, 25% dân số thế giới thuộc các nước phát triển đã sử dụng tới
79% lượng thuốc. Đến năm 2006, 18% dân số thế giới thuộc các nước phát triển
đã sử dụng 85% lượng thuốc.[10].
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới ngày 25/11/2011, chi phí sử dụng
thuốc bình quân đầu người trên thế giới trong năm 2005/2006 dao động trong
khoảng từ 7,61 USD ở các nước có thu nhập thấp đến 431,6 USD ở các nước có
thu nhập cao, không chỉ có vậy, ngay trong mỗi quốc gia thì chi phí dành cho
dược phẩm cũng có mức dao động đáng kể giữa các nhóm thu nhập trong xã hội.
So với năm 1995, mức tăng chi phí xảy ra mạnh hơn ở các quốc gia có thu nhập

thấp và trung bình. Năm 2009, mức tiêu thụ thuốc trên thế giới cũng không đồng
đều: Bắc Mỹ 38,7%; Châu Âu 31,5%;; Châu Á, Châu Phi 12,8%; Mỹ La tinh
5,7%. Tiền thuốc bình quân đầu người hàng năm cũng rất chênh lệch giữa các
nước: Nhật Bản 297 USD; Pháp 235USD; Indonexia 6,2 USD; thậm chí ở 1 số
vùng Châu Phi là 1 USD [29].
Ở những quốc gia đang phát triển và kém phát triển đầu tư ngân sách cho
y tế thấp, hệ thống y tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng kém đã ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng khám, chữa bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc của người dân, đặc
biệt là người nghèo. Thị trường dược phẩm thế giới phát triển theo xu hướng đáp

4
ứng nhu cầu sử dụng thuốc của các nước phát triển và theo mô hình bệnh tật của
các nước đó.
1.1.2. Tình hình sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
Trong thời kỳ bao cấp, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch
hóa, tập trung do đó thuốc được cung ứng và sử dụng theo kế hoạch với giá
bao cấp của nhà nước. Hầu như mọi người dân đều được nhà nước bao cấp
hoàn toàn về thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý nhà nước,
quản lý việc cung ứng và sử dụng thuốc. Mặc dù trong thời kỳ bao cấp giá trị
sử dụng thuốc trên đầu người mỗi năm chỉ là 0,3 USD nhưng đã đảm bảo
được nhu cầu tối thiểu trong công tác phòng bệnh chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe nhân dân. Tuy vậy, tình trạng khan hiếm thuốc vẫn là một vấn đề
cần được quan tâm.
Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới, nhà nước đã xóa
bỏ chế độ bao cấp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cung ứng thuốc đồng thời
xóa bỏ chế độ bù lỗ, giá cả đã phản ánh đúng giá trị của thuốc. Thuộc tính hàng
hóa của thuốc đã được công nhận, đặc biệt vẫn phải nhấn mạnh việc đảm bảo
chất lượng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có hiệu quả trong công tác phòng và
chữa bệnh.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường,

ngành Dược nước ta cũng như các ngành khác đã có những bước phát triển mới.
Chi phí hàng năm dành cho ngân sách thuốc được tăng lên theo sự phát triển của
kinh tế xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh[28].







5
Bảng 1.1: Giá trị sử dụng thuốc trên đầu ngƣời qua các năm
Năm

Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

2011
Tổng giá trị thuốc
sử dụng (triệu
USD)
707
817
956

1136
1425
1696
1913

2384
Tiền thuốc/người/
năm (USD)
8,6
9,8
11,2
13,39
16,45
19,77
22,25

27,6
(Nguồn: Cục quản lý dược)
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối thuốc trong thời
gian qua đều biến đổi theo chiều hướng tích cực so với các năm trước. Nhìn
chung thị trường dược phẩm đã đi vào ổn định, bảo đảm tốt việc cung cấp đủ
thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Tình trạng
khan hiếm thuốc, đầu cơ, tăng giá đột biến đã được kiểm soát và hầu như không
xảy ra trên toàn quốc. Những nét khái quát của thị trường dược phẩm từ năm
2001-2009 được thể hiện qua các chỉ số sau đây [28]:













6
Bảng 1.2. Các chỉ tiêu kinh tế dƣợc qua các năm

  

(1000 USD)
  

(1000 USD)
  

(1000 USD)
  


2001
472.356
54.995
417.361
6,0
2002
525.807
68.679

457.128
6,7
2003
608.699
157.347
451.352
7,6
2004
707.535
106.540
600.995
8,6
2005
817.396
167.216
650.180
9,9
2006
956.353
246.353
710.000
11,2
2007
1.136.353
325.642
810.711
13,4
2008
1.425.657
502.369

923.288
16,5
2009
1.696.135
525.307
1.170.828
19,8
2010
1.913.661
661.089
1.252.572
22,25
2011
2.383.939
856.939
1.527.000
27,6
(Nguồn: Cục Quản lý dược)
1.1.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
Kết quả khảo sát tại bệnh viện E năm 2009 cho thấy, kinh phí mua thuốc
chiếm gần 50% tổng chi tiêu thường xuyên của bệnh viện [30]. Tại bệnh viện
Hữu Nghị từ năm 2004 đến năm 2010, tổng tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ từ
29,4% (năm 2010) đến 41,2% (năm 2007) trong tổng kinh phí bệnh viện [35].
Các báo cáo của Bộ y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc của các
bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các bệnh viện.
Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2009, 2010 của Cục quản lý

7
khám chữa bệnh- Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm
tỷ trọng 47,9% (năm 2009) và 58,7% (năm 2010) tổng giá trị tiền viện phí hàng

năm trong bệnh viện [36].
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua thuốc
kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.
Kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm 2007 đến
năm 2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ 32,3% đến
32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [32].
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh
viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh và
17 bệnh viện huyện/ quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nước cũng cho kết quả
tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là
32,5%, trong đó cao nhất là ở các bệnh viện tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất
tại các bệnh viện tuyến trung ương (25,7%) [34].
Cũng trong năm 2009, theo một thống kê của Bộ Y tế từ các báo cáo về
tình hình sử dụng thuốc của một số bệnh viện, tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh
trung bình tại các bệnh viện chuyên khoa trung ương (21 bệnh viện) là 28%, tại
các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (15 bệnh viện) là 34% và tại các bệnh viện
đa khoa tuyến tỉnh (52 bệnh viện) là 43%. Tại một số bệnh viện chuyên khoa
tuyến trung ương có đến hơn 50% giá trị tiền thuốc sử dụng phân bổ cho nhóm
kháng sinh. Tại bệnh viện Da Liễu trung ương, nhóm kháng sinh chiếm đến
52,2% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2009 và đặc biệt, tỷ lệ này lên đến
70,3% tại bệnh viện Phổi trung ương và 89% tại bệnh viện Nhi thành phố Hồ
Chí Minh[31].
Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện trung
ương Quân đội 108 trong năm 2008 và 2009 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh
có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình là

8
26,4% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Tương tự, tại bệnh viện C Thái Nguyên
năm 2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%)

trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh
toán thuốc BHYT trong cả nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh
toán nhiều nhất (chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc
nhóm kháng sinh (chiếm tỷ lệ 21,91% tiền thuốc BHYT).
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ các bệnh
nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn
còn phổ biến [36].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng
cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy
vitamin là 1 trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các tuyến
bệnh viện [34]. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này cũng được sử dụng nhiều tại bệnh
viện Hữu Nghị từ năm 2008 đến năm 2010 và tại bệnh viện E năm 2009 [30],
[35].
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng hỗ trợ, hiệu
quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bệnh
viện trong cả nước.
Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước năm
2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán lớn nhất, có các
thuốc bổ trợ là L-Ornithin L-Aspartat, Ginkgo Biloba và Arginin. Trong đó, hoạt
chất L-Ornithin L-Aspartat nằm trong số 5 hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá
trị thanh toán. Đồng thời, hoạt chất này cũng là một trong những hoạt chất chiếm
giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm tiêu hóa có xuất xứ từ Ấn Độ và Hàn
Quốc năm 2008 [36].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm
2009, các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các BV khảo sát,

9
trong đó các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan mật (L-Ornithin L-Aspartat và
Arginin) chiếm tỷ lệ cao. Tại 1 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 3 thuốc

chứa L-Ornithin L-Aspartat 500 mg, dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ, chiếm
tỷ trọng 25,3% nhóm thuốc tiêu hóa. Ngoài ra, tại các bệnh viện tuyến TW và
tuyến tỉnh, nhóm thuốc giải độc và dùng trong các trường hợp ngộ độc cũng
chiếm tỷ lệ cao về giá trị và phần lớn giá trị của nhóm thuốc này tập trung vào
các hoạt chất có giá thành cao, hiệu quả điều trị không rõ ràng là Glutathion và
Alfoscerate [34].
Một thực tế cho thấy, hiện nay các thuốc sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ
lệ thấp trong danh mục thuốc và giá trị tiền thuốc sử dụng. Các kết quả khảo sát
tại 1 số BV đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến BV đều cho thấy, các thuốc sản
xuất trong nước chỉ chiếm 25,5%-43,3% số khoản mục thuốc và 7%-51% tổng
giá trị sử dụng, trong đó thấp nhất là các BV tuyến TW [34]. Bên cạnh đó, trong
các thuốc nhập khẩu, các BV ưu tiên sử dụng các thuốc nhập khẩu từ các nước
như Ấn Độ, Hàn Quốc. Năm 2008, thuốc thành phẩm nhập khẩu từ 2 quốc gia
này chiếm trên 1/5 tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc thành phẩm vào thị trường
Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu là các nhóm thuốc kháng khuẩn, chuyển
hóa và tiêu hóa mà nhiều doang nghiệp trong nước đang tiến hành sản xuất [36].
Theo thống kê của Cục quản lý dược, năm 2010, tổng tiền mua thuốc của
các bệnh viện trung ương tăng 26,9% so với năm 2009 nhưng tỷ lệ sử dụng
thuốc nội lại bị giảm 0,4%. Tại các bệnh viện tỉnh/ thành phố, bệnh viện huyện,
kinh phí mua thuốc tăng tương ứng 17,4% và 28%, đồng thời tỷ lệ sử dụng thuốc
nội tăng nhẹ 0,7% và 0,9%. Tỷ lệ thuốc nội sử dụng nói chung cho tất cả các
bệnh viện tăng 0,5% từ 38,3% lên 38,7%. Năm 2010, tỷ lệ thuốc ngoại vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong kinh phí mua thuốc: Bệnh viện TW là 88,1%, các bệnh
viện tỉnh/ thành phố là 66,1%, bệnh viện huyện là 38,5% và chiếm 61,3% kinh
phí mua thuốc chung cho tất cả các bệnh viện. Việc sử dụng thuốc ngoại với tỷ
lệ lớn như trên sẽ gây lãng phí nguồn kinh phí dành cho thuốc đồng thời không

10
khuyến khích sản xuất trong nước. Nguyên nhân khách quan là do thuốc sản
xuất trong nước chủ yếu chỉ đáp ứng được điều trị các bệnh thông thường với

dạng bào chế đơn giản (trên 90%), chưa đầu tư sản xuất thuốc chuyên khoa,
thuốc đặc trị hoặc thuốc có yêu cầu sản xuất với công nghệ cao. Trong tổng số
9046 thuốc tân dược đăng ký sản xuất trong nước chỉ là chế phẩm của 652 hoạt
chất, trong đó thuốc kháng sinh chiếm 19,4%, vitamin và thuốc bổ chiếm 11,8%.
Các thuốc chuyên khoa như thuốc tim mạch chỉ chiếm 0,96%, hormon và cấu
trúc hormon chiếm 0,6%, thuốc chống ung thư chiếm 0,0001%. Bên cạnh đó,
còn có nguyên nhân chủ quan từ phía bệnh viện mà một phần là HĐT&ĐT tại
nhiều bệnh viện vẫn chưa văn bản hóa tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục
thuốc bệnh viện, dẫn tới việc danh mục thuốc bệnh viện chứa nhiều loại thuốc
ngoại nhập, kể cả những thuốc có chất lượng kém hơn hoặc bằng so với thuốc
sản xuất trong nước, dẫn tới việc bác sĩ có nhiều khả năng lựa chọn kê đơn thuốc
nhập ngoại [39].
1.1.2.2. Thực trạng kê đơn và thực hiện quy chế kê đơn
Năm 2005, Bộ Y tế tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện chỉ thị
05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong
bệnh viện đã cho thấy việc kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến tương
tác thuốc khi điều trị. Bệnh viện Thống Nhất có nhiều đơn kê 14 đến 16 thuốc
trong một ngày cho một người bệnh, thậm chí có đơn kê đến 20 loại thuốc. Bên
cạnh đó, kết quả khảo sát của Cục Quản lý Khám chữa bệnh- Bộ Y tế tại một số
bệnh viện năm 2009 cho thấy: mỗi bệnh nhân trong một đợt điều trị đã được sử
dụng từ 0-10 thuốc, trung bình là 3,63±1,45 thuốc. Nhóm bệnh nhân không có
BHYT có số lượng thuốc trung bình trong một đợt điều trị (4,00 ±2,00 thuốc/
đợt) tăng hơn so với nhóm bệnh nhân có BHYT ( 3,63 ± 2,10 thuốc/ đợt) [36].
Theo các nghiên cứu tại BV TW Quân đội 108 năm 2010, tại BV Tim Hà
nội năm 2010 và tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, số thuốc trung bình
trong 1 đơn thuốc từ 4,2 đến 4,4 [33], [38].

11
Một nghiên cứu khác về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú tại BV Bạch Mai
năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình trong một đơn là 4,7

(với đơn không có BHYT) và 4,2 (với đơn có BHYT). Trong đó, số đơn có 6-10
thuốc chiếm tỷ lệ là 32,7% (với đơn không có BHYT), 25,3% (với đơn có
BHYT) và có đơn (không có BHYT) sử dụng 11-15 thuốc chiếm tỷ lệ 4,8% [39].
Cũng theo nghiên cứu trên tại BV Bạch Mai, tỷ lệ đơn có kháng sinh là
32,3% (với đơn không có BHYT) và 20,5% (với đơn có BHYT). Trong đó, sử
dụng kết hợp kháng sinh tương đối phổ biến ( 45,9% với các đơn không có
BHYT và 37,7% với các đơn có BHYT), chủ yếu là kết hợp 2 loại kháng sinh
[39]. Các nghiên cứu tại BV TW Quân đội 108 năm 2010 và tại BV nhân dân
115 cuối năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng với 26,5-
28% đơn có kháng sinh [33]. Trong khi đó, tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm
2011, có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú và 61,8% hồ sơ bệnh án khảo sát có kê
kháng sinh [38].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được các bác sĩ kê đơn. Theo một khảo
sát tại BV Tim Hà nội năm 2010, có 35% đơn thuốc có kê vitamin, chủ yếu là
vitamin nhóm B phối hợp các khoáng chất như Mg, Fe và hầu như không có
tình trạng bác sĩ kê nhiều loại vitamin trong cùng một đơn. Một khảo sát tại BV
Nhân dân 115 cũng cho tỷ lệ tương tự là 38%. Trong khi đó, tại BV Đa khoa
Vĩnh Phúc năm 2011 có đến 46,3% đơn thuốc ngoại trú và 43,5% hồ sơ bệnh án
có kê vitamin [38].
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã ứng dụng phần mềm trong kê đơn nên đã
thực hiện tốt hơn quy chế kê đơn ngoại trú. Một nghiên cứu can thiệp tại BV
Nhân dân 115 cho thấy việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ rệt chất lượng
kê đơn thuốc tại Khoa khám bệnh. Số đơn ghi thiếu thông tin về bệnh nhân đã
giảm từ 98% xuống còn 33,6%, trong đó, số đơn ghi thiếu địa chỉ của bệnh nhân
giảm từ 97,8% xuống còn 33,6%. Các thông tin về họ tên, tuổi, giới tính giảm từ
96,2% đến không còn (0%). Các sai sót về ghi chỉ định, tên hoạt chất và tên

12
thuốc đã được hạn chế tối đa (0%) khi áp dụng kê đơn điện tử. Tỷ lệ đơn ghi
thiếu thông tin về thời điểm dùng thuốc giảm từ 54% xuống còn 33,5% .

Theo nghiên cứu tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc năm 2011, việc thực hiện kê
đơn điện tử cũng giảm được nhiều sai sót trong kê đơn. 100% đơn thuốc khảo
sát đã ghi đúng, đầy đủ các thông tin về họ tên bệnh nhân, chẩn đoán bệnh, hàm
lượng, nồng độ, số lượng, liều dùng của mỗi thuốc. Tuy nhiên, vẫn còn 13,7% số
đơn chưa ghi rõ thời điểm dùng, cách dùng thuốc; 29,5% số đơn chưa ghi đầy đủ
địa chỉ bệnh nhân chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã và vẫn còn
một số đơn chưa ghi tuổi bệnh nhân và thiếu chữ ký của bác sĩ kê đơn [38].
1.2. 
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tay người bệnh,
cung ứng đủ thuốc, thường xuyên, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu điều trị
hợp lý, an toàn và hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa
dược bệnh viện.
Chu trình cung ứng thuốc là một chu trình khép kín gồm 4 hoạt động
chính: Lựa chọn thuốc, mua thuốc, cấp phát và sử dụng thuốc. Cả 4 hoạt động
trên đều có vai trò quan trọng tác động qua lại, hoạt động trước sẽ là tiền đề cho
hoạt động sau. Đảm bảo hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện là triển khai thực
hiện tốt bốn khâu trên của chu trình cung ứng thuốc [8],[41] (Hình 1.1)










13











Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc [41].
1.2.1. Lựa chọn thuốc.
Lựa chọn thuốc là công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong hoạt động
cung ứng thuốc. Lựa chọn thuốc nhằm có được một danh mục thuốc hợp lý, phù
hợp với mô hình bệnh tật và là cơ sở cho sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu
quả tại bệnh viện và nâng cao chất lượng điều trị. Lựa chọn thuốc là quá trình
đầu tiên và quan trọng trong chu trình cung ứng thuốc của bệnh viện, nó giúp
các bác sĩ có định hướng trong điều trị, là cơ sở cho Khoa Dược trong hoạt động
cung ứng thuốc. Lựa chọn thuốc đúng làm nền tảng cho việc quản lý và sử dụng
thuốc hợp lý, góp phần cải thiện được chất lượng chăm sóc y tế. Kết quả của quá
trình lựa chọn thuốc là Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện hàng năm do
Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Cơ sở xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện:
Danh mục thuốc chủ yếu dùng cho các cơ sở khám chữa bệnh do Bộ y tế ban
hành, mô hình bệnh tật bệnh viện, nhu cầu điều trị của các khoa lâm sàng, thực
tế sử dụng tại bệnh viện năm trước.









Tài chính





14
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn thuốc gồm:
 Mô hình bệnh tật
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp bệnh
viện không chỉ xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn là cơ sở để bệnh viện
hoạch định nhu cầu thuốc trong tương lai. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa
khoa hay chuyên khoa ảnh hưởng đến cơ cấu danh mục thuốc bệnh viện.
 Các phác đồ điều trị chuẩn: Là căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn và
xây dựng danh mục thuốc.
 Danh mục thuốc thiết yếu: Là danh mục những thuốc thoả mãn nhu cầu
chăm sóc sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc luôn có sẵn bất cứ lúc
nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý.
 Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh chữa
bệnh: Ban hành kèm theo quyết định số: 05/2008/QĐ-BYT ngày 01 tháng 02
năm 2008. Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu là cơ sở pháp lý để các đơn vị y
tế lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc cụ thể cho đơn vị mình đáp ứng các mục
tiêu: Các thuốc lựa chọn vào DMTBV phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Hiệu lực, hiệu quả điều trị hoặc chẩn đoán bệnh cao, rõ ràng và phải được
chứng minh bởi nguồn tài liệu đầy đủ và đáng tin cậy
- An toàn trong điều trị, không có hoặc ít có tác dụng phụ, hoặc những thuốc có
đầy đủ dữ liệu tin cậy để phân tích nguy cơ/ lợi ích. Chọn thuốc có tỷ lệ nguy cơ/
lợi ích phù hợp đưa vào danh mục.
- Thuốc được lựa chọn phải đảm bảo chất lượng theo quy định. Nên lựa chọn các

thuốc của các cơ sở thực hành tốt sản suất thuốc (GMP) và thực hành tốt bảo
quản thuốc (GSP).
- Dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng phù hợp, dễ sử dụng, có độ ổn định và sinh
khả dụng cao. Nên ưu tiên dạng đơn chất.
- Phù hợp với mô hình bệnh tật tại bệnh viện, phác đồ điều trị, trình độ chuyên
môn của thầy thuốc.

15
- Phù hợp với phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật sử dụng và điều kiện bảo quản
thuốc tại bệnh viện.
- Sẵn có, giá thành điều trị hợp lý, ưu tiên cho các thuốc sản xuất trong nước,
thuốc mang tên gốc (GN), tên quốc tế thông dụng (INN), ưu tiên thuốc chủ yếu
sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong DMTCY do Bộ y tế ban hành. [13]
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người bệnh tham gia BHYT.
Phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo
hiểm y tế [4], [7]
 Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào trình độ
chuyên môn của các y bác sỹ, trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện.
 Kinh phí mua thuốc của bệnh viện: Kinh phí mua thuốc là yếu tố quan trọng
trong việc lựa chọn thuốc của bệnh viện. Kinh phí của bệnh viện phụ thuộc vào
sự đầu tư của nhà nước, chất lượng khám chữa bệnh, nguồn kinh phí từ
BHYT…
Hiện nay bệnh viện lựa chọn danh mục thuốc theo thông tư 31/2011/TT-BYT
ban hành ngày 11/7/2011.
Tuy nhiên, cho đến nay việc xây dựng danh mục thuốc mặc dù đã được thực
hiện ở nhiều bệnh viện nhưng vẫn còn gần 10% bệnh viện chưa xây dựng danh
mục thuốc bệnh viện, 36% (10/28) bệnh viện vẫn vẫn thường xuyên kê đơn
thuốc ngoài danh mục[37]. Các bệnh viện lập danh mục thuốc chủ yếu vẫn theo
phương pháp thống kê số liệu sử dụng của những năm trước, có bổ sung theo
yêu cầu mới. Thuốc đắt tiền, thuốc nhập ngoại, thuốc biệt dược, thuốc không

phải thuốc thiết yếu thường chiếm tỷ lệ cao trong DMTBV, nhất là các bệnh
viện lớn.
1.2.2.Mua thuốc.
Mua thuốc là khâu tiếp theo sau bước lựa chọn thuốc, việc mua thuốc phải
đảm bảo thuốc được mua có chất lượng và tuân thủ DMT đã xây dựng. Hoạt
động mua thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thuốc,

×