Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát các sản phẩm thuốc đã được đăng ký sản xuất của các doanh nghiệp thành viên tổng công ty dược việt nam giai đoạn 2000 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 61 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN HẢI HÀ
KHẢO SÁT CÁC SẢN PHẨM THUỐC ĐÃ Được ĐẢNG
KÝ SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH
VIÊN TỔNG CÔNG TY Dược VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 - 2004
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOẮ 2000 - 2005)
Người hướng dần : TS. NGUYỄN t h a n h b ìn h
DS. VŨ THỊ ĐOAN TRANG
Nơi thực hiện : Bộ MÔN QUẢN LÝ & KINH TẾ Dược
Thời gian thực hiện : 02 - 05/2005
HÀ NỘI-05/2005
Ê ^ ^ c M Q t
(J)ú'i iiuớ. ớựớ tL U iớớf s kớnh ớmn t&i ddtt i li (ỏHt t ehõtt
thih tõi:
ầTkufth ^h th, nl th. t tre. tiốb lt*L. dn,
tt*ig, tõn tỡtih eh lú^ ehụ^ il Ir^iq. óxit thũi iớLtL lỡớttL Ultoỏ Lun.
G)i,. <J) ầợhi ^ a a n '^Pinq.^ ni it htig. giỳt tờ i
thỷi giatL thu ớkõp, thtt. iht ỳ tng, U thue an. nh tt'ỳ
4
iớf èJU^ thũi
ian thớ hiờn
Ukỳ
lun .
ầợối enq, dehi i Lũi ettL *L ehõti thnh tột:
^e th, e& gjỏớ%f eỏe. U. thut oin ớờ^ tn*L Qn jÊ, tx
3Cỡnh ầf^ (J)ộe. (tó nhiờt tỡnh iỳp. , ú^i. ỏp. kiố'tt la iu kin
thun tới eh& ii hit thnh Uliộa luõn.
i l ầùeun th Qlhn. ó tdự i tỡnh fòufi li e tiktiq. thờ*i
tớn qxi, hỳu eho^ lun ỳỳn ea nựnh .


QCUI iỏni kii, ^tt. u, nh tru'ố'tuj, aỡớnớ. ittL th. eỏiớ th eõ
iỏtỡ^ tru'ụ'ng, tó ttỡ^ u l ự n qỳii. i t ừ t i iu t, (Ăn ỏ t r ỡn h h e
tp, A ^jtL luJtt t i ivtiq,.
Qui eựttq, ti ổuL li ent tt li eha n kớnh Uf iiqu'M thõn
ỳA Imti l%ố., nkti, n ối ớutL ehrn sa, nui dờtig, *i. tựn, iỳp,
ừ ti trHQ. tittih tmnq- ớMe. ótj
'Tụ Qli, n. 21 thỏttg, 5 nm 2005
Sinh lựti:
Qlgjun 'Tụi 'Jụ
MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1. C1'CP
Công ty cổ phần.
2. CICPDL
Công tý cổ phần dược liệu
3. crcPDP
Công ty cổ phần dược phẩm
4. CICPHDP
Công ty cổ phần hoá dược phẩm
5. CIDP
Công ty dược phẩm
6. CILD
Công ty liên doanh
7. CTXNK
Công ty xuất nhập khẩu
8. DĐTQ
Dược điển Trung Quốc
9. DĐVN
Dược điển Việt Nam

10. DNCP
Doanh nghiệp cổ phần
ll.DNLD
Doanh nghiệp liên doanh
12.DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
13. DT
Doanh thu
14. Đ/v
Đồng/viên
15. GLP
Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc
16. GMP
Thực hành tốt sản xuất thuốc
17. GP
Thực hành tốt (Good practice)
18. GSP
Thực hành tốt bảo quản thuốc
19. HC
Hoạt chất
20. SDK
Số đăng ký
21. ssv
Sanoíi-synthelabo Việt Nam
22. 'l'B
Trung bình
23. TCCL
Tiêu chuẩn chất lượng
24. TCCS
Tiêu chuẩn cơ sở

25. TCID
Tổng công ty dược
26. TCY
Thuốc chữa bệnh chủ yếu
27. TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
28. 'l‘r
Thứ tự
29. riY
Thuốc thiết yếu
30. 'lư
Trung ương
31. VNĐ
Việt Nam Đồng
32. XNDP
Xí nghiệp dược phẩm
33. V
Viên
34. Vna
Viên nang
35. Vne
Viên nén
MỤC LỤC
Lời cảm ơn Trang
Đặt vấn đề 1
PHẦN I. TỔNG QUAN 3
1.1. Thực trạng ngành dược Việt Nam 3
1.2. Một sô văn bản pháp quy - quy định của Bộ Y tê 9
1.2.1. Một số khái niệm
10

1.2.2. Một số văn bản pháp quy liên quan đến đăng ký thuốc

11
1.2.3. Danh mục TTY và danh mục TCY 12
1.3. Vài nét về tổng công ty dược Việt Nam 12
1.3.1. Cơ cấu Tổng công ty dược Việt Nam
13
1.3.2. Hoạt động của Tổng công ty dược Việt Nam 14
PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

19
2.1. Đối tượng nghiên cứu 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
PHẨN III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 21
3.1. Kết quả
21
3.1.1. Phân tích danh mục sản phẩm 21
3.1.2. Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị

31
3.2. Bàn luận 35
3.2.1. Phân tích danh mục sản phẩm
35
3.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị của danh mục sản phẩm

44
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NG H Ị 49
4.1. Kết lu ận 49
4.2. Kiến nghị 50
Tài liệu tham khảo

Phu lue
Số bảng Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
So sánh SDK của TCTD với SDK sản xuất của toàn
quốc
21
Bảng 3.2 Số lượng hoạt chất đã được đăng ký sản xuất
22
Bảng 3.3 Số sản phẩm và hoạt chất mới được cấp SDK
22
Bảng 3.4 Một số hoạt chất có số lượng lớn SDK
23
Bảng 3.5
Giá một số sản phẩm thông thường
24
Bảng 3.6
Các dạng bào chế đã đăng ký sản xuất
25
Bảng 3.7
Một số dạng dạng bào chế TCTD chưa sản xuất
26
Bảng 3.8
Số lượng thuốc đông dược và thuốc tân dược
27
Bảng 3.9
Phân loại danh mục sản phẩm theo ATC
28
Bảng 3.10
Phân loại theo thuốc tên gốc và tên biệt dược

28
Bảng 3.11
Phân loại theo thuốc đơn thành phần và thuốc dạng
phối hợp
29
Bảng 3.12
Phân loại danh mục sản phẩm theo tiêu chuẩn chất
lượng
29
Bảng 3.13
Phân loại damh mục sản phẩm theo tuổi thọ
29
Bảng 3.14
Các nguyên liệu làm thuốc được cấp SDK
30
Bảng 3.15
Giá trị sản xuất thuốc của TCTD
31
Bảng 3.16
Doanh thu sản xuất thuốc của TCTD
31
Bảng 3.17
Mười mặt hàng có doanh thu cao nhất năm 2004
32
Bảng 3.18
Các thành phẩm đáp ứng danh mục TTY và TCY
33
Bảng 3.19
Các hoạt chất đáp ứng danh mục TTY và TCY
34

Bảng 3.20
Số lượng sản phẩm và hoạt chất TTY và TCY có
trong danh mục sản phẩm của TCID
34
Số hình
Tên hình
Trang
Hình 3.1.1
Biểu đồ biểu diễn sự phát triển số lượng SDK so
với cả nước
21
Hình 3.1.2
Biểu đồ biểu diễn sự biến động tỷ trọng SDK so
với cả nước
21
Hình 3.2
Biểu diễn số lượng hoạt chất TCTD đăng ký sản
xuất
22
Hình 3.8
Sự biến động số lượng thuốc đông dược và thuốc
tân dược
27
Hình 3.16^
(
Biểu diễn doanh thu sản xuất của l ’CĨD so với cả
vnước
32
Hình 3. W l
rỷ lệ số sản phẩm TTY do TCTD sản xuất

33
Hình 3.1;p Tỷ lệ số sản phẩm TCY do TCTD sản xuất
33
Hình 3.1 ).l
Tỷ lệ số hoạt chất trong dm TTY do TCTD sản
: tuất
34
Hình 3.ìị
rỷ lệ số hoạt chất trong dm TCY do TCTD sản
xuất
34
ĐẶT VÂN ĐỂ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong công tác
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vì vậy đảm bảo cung ứng thuốc đúng,
đủ, an toàn, chất lượng tốt, giá cả hợp lý và kịp thời tới tay người bệnh là một
trong những nhiệm vụ cơ bản của ngành dược.
Luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm to lớn của mình, ngành dược Việt
Nam không ngừng đổi mới vươn lên để dần lựa chọn bước đi đúng đắn nhất,
đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Trong “Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2010” đã
được thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 108/2002/QĐ-TTg chỉ
rõ mục tiêu “ Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế-kỹ thuật mũi
nhọn theo hướng hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm
đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng
thuốc hợp lý, an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân”. Cụ thể
là đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý để
ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc.
Phấn đấu đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu
và kiểm nghiệm dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good practice -
GP). Tiến tới đảm bảo sản xuất trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng và chữa

bệnh của xã hội; cung ứng thuốc thường xuyên và có chất lượng, không thể
thiếu các thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu, thuốc cho các chương trình,
mục tiêu y tế quốc gia.
Trước thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam đầy rối ren và biến
động. Thuốc nhập ngoại tràn lan một cách bất hợp lý, thuốc sản xuất trong
nước còn hạn chế nhiều về chất lượng cũng như số lượng thuốc chuyên khoa
và các dạng bào chế mới, sức cạnh tranh yếu thế, còn phụ thuộc nhiều vào
thuốc ngoại nhập do trình độ khoa học công nghệ, điều kiện về vốn, trang
thiết bị, công tác tổ chức, quản lý còn yếu kém. Việc thực hiện thành công các
mục tiêu đề ra quả là không dễ dàng và cần phải nỗ lực rất lớn.
Tổng công ty dược Việt Nam là tổng công ty nhà nước duy nhất của
Việt Nam, luôn chiếm thị phần lớn trong thị trường dược phẩm nước nhà. Với
vai trò chủ lực trong sản xuất thuốc nội địa. Tổng công ty dược Việt Nam đã
làm được gì để góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dược Việt Nam phát
triển, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đứng
trước bao khó khăn thử thách, liệu Tổng công ty dược Việt Nam có vững vàng
khẳng định vai trò “Người anh cả đi đầu” góp phần hoàn thành những mục
tiêu đề ra của ngành dược trong “Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn
đến năm 2010”.Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiến hành ''Khảo sát các sản
phẩm thuốc đã được đăng ký sản xuất của các doanh nghiệp thành viên Tổng
công ty dược Việt Nam giai đoạn 2000-2004 ” với các mục tiêu:
1- Phân tích danh mục sản phẩm đã được đăng kí sản xuất của các
thành viên Tổng công ty dược Việt Nam giai đoạn 2000 - 2004.
2- Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị trong nước của danh
mục sản phẩm trên.
Từ những kết quả trên đưa ra những nhận xét và đánh giá xát thực nhất
đối với Tổng công ty dược Việt Nam, các đơn vị thành viên để các doanh
nghiệp ngày càng vững mạnh trong những năm tới.
PHẦNI
TỔNG QUAN

1.1. Thực trạng ngành dược Việt Nam
Theo UNIDO phân loại theo 5 mức phát triển:
- Nhóm 1: Không có công nghiệp dược, hoàn toàn nhập khẩu (gồm 59
nước).
- Nhóm 2: Đóng gói bán thành phẩm nhập khẩu, gia công (gồm 123 nước).
- Nhóm 3: Công nghiệp dược phẩm nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ
nguyên liệu nhập (gồm 86 nước trong đó có Việt Nam).
- Nhóm 4: sản xuất được nguyên liệu và nguyên liệu trung gian (gồm 13
quốc gia: Ấn Độ, Trung Quốc, Argentina ).
- Nhóm 5: Có khả năng phát minh thuốc mới (gồm 17 quốc gia là các nước
công nghiệp phát triển: Mỹ, Canada, Thuỵ điển .)•
Như vậy, so với khu vực và thế giới, ngành công nghiệp dược phẩm nước
ta phát triển ở mức trung bình. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước sản xuất
dược phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển chung của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành công nghiệp dược Việt Nam có
những bước phát triển nhảy vọt đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ nhân dân cả về số lượng và chất lượng.
Công nghiệp dược là phần trung tâm đóng vai trò hạt nhân thúc đẩy
ngành dược phát triển, cả nước có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
bao gồm 92 doanh nghiệp nhà nước (trong đó có 19 doanh nghiệp trung ương
và 73 doanh nghiệp trực thuộc tỉnh). Các doanh nghiệp sản xuất tạo ra một thị
trường thuốc Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Hiện nay trên thị trường có
hofn 10.000 mặt hàng thuốc với khoảng 1000 hoạt chất. Đặc biệt chất lượng
thuốc được cải thiện: tỷ lệ thuốc kém chất lượng, thuốc giả giảm đáng kể (năm
1990 tỷ lệ thuốc giả là 7,08% tỷ lệ này giảm còn rất thấp 0,06% năm 2003
[23]. Tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng (Hình 1.1) chứng
tỏ khả năng cung ứng thuốc của thị trường dược phẩm cũng như đời sống nhân
dân từng bước được nâng cao.
USD

2000 2001 2002
2003 2004
Hình 1.1: Biểu diễn tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm (USD)
[11,12,13, 14]
Bên cạnh đó, mạng lưới cung ứng thuốc ngày càng được mở rộng theo
hướng hiện đại hoá đến mọi vùng miền của Tổ Quốc từ thành thị, nông thôn
đến các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo; đảm bảo cung cấp đủ thuốc
thiết yếu cho nhân dân phù hợp với mô hình bệnh tật theo từng vùng sinh thái
[13].
Năng lực sản xuất dược phẩm trong nước liên tục phát triển: tính đến hết
tháng 12 năm 2003 đã có 6107 SDK sản xuất thuốc trong nước với tổng số
hoạt chất đưa vào sản xuất lên tới 393 hoạt chất (năm 2001 lưu hành 5462 loại
thuốc với 365 hoạt chất), đạt 39,74% ( năm 2002 là 38,10%) giá trị tiêu dùng
về thuốc trong năm, so với năm 2002 sản xuất tăng 20,6% và nộp ngân sách
tăng 17,85%[13]. Đến tháng 12/2004 thuốc sản xuất trong nước đã chiếm 44%
về giá trị thuốc sử dụng, sản xuất tăng 18 % và nộp ngân sách tăng 14,5 % so
với năm 2003 [14].
Thực hiện mục tiêu ‘Xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và
hóa dược, sản xuất các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh đặc biệt từ dược
liệu’ trong “Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn đến 2010”
(Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), các doanh
nghiệp dược tăng cường đầu tư sản xuất đông dược và dược liệu. Đến tháng 12
năm 2003 cả nước có hơn 300 cơ sở sản xuất đông dược và dược liệu (bao
gồm cả doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã và
các tổ hợp đăng ký kinh doanh) với gần 2.399 mặt hàng thuốc đông dược đã
được cấp số đăng ký sản xuất trong nước [13]. Một số cơ sở sản xuất dược liệu
bước đầu có chuyển biến về đầu tư cho nghiên cứu, trồng trọt dược liệu theo
hưóỉng sản xuất lớn và bền vững. Việc sản xuất sản phẩm đông dược cũng
được các nhà sản xuất chú trọng về xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu
trên thị trường, đã xuất hiện những mô hình kết hợp giữa các nhà khoa học với

cơ sở sản xuất thuốc đông dược, kết hợp giữa cơ sở trồng cây thuốc với cơ sở
chế biến và sản xuất thuốc. Không những thế, hiện nay có một số dây chuyền
sản xuất đông dược đã đạt tiêu chuẩn GMP như: dây chuyền viên nang
mềm,viên nang cứng, cao xoa, dung dịch tinh dầu, viên bao đông dược của
công ty cổ phần OPC. Đến nay, nhiều mặt hàng không chỉ tạo niềm tin cho
người tiêu dùng trong nước mà còn có thêm một số mặt hàng thuốc đông dược
hoặc thuốc có hoạt chất được chiết từ dược liệu được xuất khẩu sang thị trường
các nước Đông Âu, Châu Phi, Nhật bản [13\
Công tác xuất nhập khẩu cũng có những tiến bộ đáng kể. Năm 2004
doanh thu xuất khẩu tăng 3%, cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển đổi tích cực
theo hướng tăng các thành phẩm tân dược và đông dược. Song song với việc
củng cố, mở rộng thị trường trong nước, phục vụ tốt cho công tác điều trị ở
bệnh viện, bảo hiểm y tế; các doanh nghiệp dược Việt Nam đã quan tâm hơn
đến thị trường nước ngoài. Cơ quan trung ương và địa phương đã tạo điều kiện
xúc tiến thúc đẩy các doanh nghiệp dược mở rộng thị trường khu vực và thế
giới [14].
Đặc biệt, thực hiện thông tư số 12/BYT-TT ngày 12/9/1996 của Bộ trưởng
Bộ Y tế về việc triển khai áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn: “thực hành tốt sản
xuất thuốc” (GMP) của hiệp hội các nước Đông Nam Á, nhiều doanh nghiệp
tập trung tiếp tục vốn đầu tư các dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. Đến
cuối năm 2004 cả nước có 43 cơ sở đạt GMP (tăng 10 cơ sở so với năm 2002,
tăng 2 cơ sở so với năm 2003). Triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt
bảo quản thuốc” (GSP) là động lực để các đơn vị tăng cường đầu tư kho tàng,
phương tiện bảo quản thuốc và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phân
phối thuốc. Đến tháng 12 năm 2004 đã có 20 cơ sở được cấp giấy chứng nhận
thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP)( năm 2003 là 12 cơ sở). Đồng thời 27 cơ sở
đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc ( GLP). Các doanh nghiệp
ra sức đầu tư đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế mới
như viên sủi bọt, viên nang mềm, dạng thuốc phun sưofng, bột pha tiêm đông
khô, thuốc tác dụng kéo dài, các loại dịch truyền có chất lượng cao Nhìn

chung thuốc sản xuất trong nước có thể cạnh tranh được với thuốc sản xuất
trong khu vực và trên thế giới [13, 14].
Song song với việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế quản
lý doanh nghiệp cũng được cải tiến theo hưóỉng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước. Năm 2002 có 58 doanh nghiệp cổ phần hoá, năm 2003 có 73 doanh
nghiệp và đến cuối năm 2004 số lượng này đã lên tới 79 doanh nghiệp . Các
doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều phát huy tốt mọi tiềm năng của đơn vị
trong phát triển sản xuất và kinh doanh [13, 14].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành dược vẫn còn một số tồn tại,
hạn chế cần phải khắc phục.
Tuy sản xuất trong nước có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp, tính đến
cuối năm 2004 thuốc sản xuất trong nước mới đạt 44% nghĩa là thưốc nhập
khẩu chiếm đến 56% giá trị. Chính vì vậy mà thị trưcmg thuốc Việt Nam có
sức hấp dẫn lớn đối với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài. Một và năm
gần đây, cùng với xu thế mở cửa ‘hợp tác hóa toàn cầu’ tạo cơ hội dễ dàng cho
thuốc nước ngoài lưu thông, phân phối vào Việt Nam. Những năm đầu thời kỳ
mở cửa thuốc vào nước ta chủ yếu từ các nước Hungary, Pháp, Đức, Anh
Tuy nhiên gần đây thuốc nước ngoài vào Việt Nam theo rất nhiều nguồn khác
nhau, với số lượng lớn gồm: nguồn thuốc được Bộ Y tế cấp phép sản xuất,
nhập khẩu, lưu hành; nguồn thuốc phi mậu dịch; nguồn thuốc viện trợ; nguồn
thuốc nhập tiểu ngạch; nguồn thuốc nhập lậu. Tính đến cuối năm 2003, thuốc
của 47 nước trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam [21]. Điều này, một mặt góp
phần đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mặt khác lại
làm cho thị trường dược phẩm Việt Nam càng rối ren, phức tạp và tạo ra một
yếu thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp nước nhà.
Bảng 1.1: Tổng SDK còn hiệu lực qua các năm.
Năm
Thuốc sản xuất trong nước
Thuốc nhập ngoại
SỐ SDK

Tỷ lệ(%)
Sô SDK
Tỷ lệ(% )
2000
5659
62,5 3392
37,5
2001 5462
58 3926
42,0
2002 6184 56,6
4743 43,4
2003 6107
56,0 4656
44,0
2004 7355 60,4
4826
39,6
Bảng 1.2: Sô hoạt chất được cấp SDK qua các năm.
Năm
Thuốc sản xuất trong nước Thuốc nhập ngoại
SỐHC
TB SĐK/1 HC SỐHC
TB SĐK/1 HC
2000
346 16,4
890 3,8
2001 365
15 924
4,2

2002 384
16,1 864
5,5
2003 393
15,5 902
5,2
Tỷ trọng số SDK thuốc sản xuất trong nước lưu hành trên thị trường dược
phẩm Việt Nam có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng số SDK thuốc nước
ngoài đựơc phép lun hành lại tăng dần, tiến dần ngang bằng với số SDK thuốc
sản xuất trong nước. Chứng tỏ thuốc nước ngoài vẫn giữ một vị thế rất quan
trọng trong công tác cung ứng thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân, và
năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nội còn yếu kém (Bảng 1.1).
Cơ cấu mặt hàng thuốc còn rất đơn điệu, chủ yếu vẫn là kháng sinh,
Vitamin và các thuốc cảm sốt thông thường. Chưa có khả năng sản xuất các
sản phẩm công nghệ cao như: thuốc tiêm dạng hỗn dịch, thuốc tác dụng
đích Tuy tỷ trọng số SDK thuốc sản xuất trong nước có cao hơn thuốc ngoại
nhập nhưng số hoạt chất lại thua kém rất nhiều (Bảng 1.2).
Mặt khác, chất lượng thuốc đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều
yếu kém. Mỗi năm vẫn còn một lượng không nhỏ thuốc bị đình chỉ lưu hành
và thu hồi (năm 2000: 57 lô; Năm 2001: 60 lô; năm 2002: 70 lô; năm 2003: 77
lô; năm 2004: 59 lô thuốc bị Cục quản lý dược Việt Nam ra quyết định đình
chỉ Imi hành và thu hồi trên phạm vi cả nước). Tỷ lệ thuốc giả có giảm so với
thập niên 90 của thế kỷ 20 nhưng vài năm gần đây lại có xu hướng gia tăng
(Hình 1.2). Hơn nữa, thuốc sản xuất trong nước nhưng nguyên liệu làm thuốc
phải nhập ngoại là chủ yếu nên chưa phát huy được nhiều nguồn dược liệu
trong nước để sản xuất thuốc. Công tác dược liệu còn nhiều điểm bất cập và
hạn chế, chủ yếu khai thác tiềm năng sẵn có của đất nước, chưa có kế hoạch
cụ thể cho việc nuôi trồng để tạo ra nguồn nguyên liệu quý này. Đã có nhiều
chương trình, dự án đối với lĩnh vực này nhưng còn nhỏ lẻ và tính khả thi
không cao. Mạng lưới cung ứng phân phối thuốc còn một số tồn tại biểu hiện

sự manh mún, phân tán, năng lực yếu kém gây tăng giá bất hợp lí, ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó hệ thống tổ chức ngành
dược chưa hoàn thiện, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp; điều kịên và
nguồn lực vật chất còn thiếu thốn nên ngành dược Việt Nam cần phải nỗ lực
phấn đấu hơn nữa để tiến kịp với lộ trình khu vực và thế giới [13].
0.07
0.06
-
0.05
-
0.04
-
0.03
-
0.02 -
0.01 -
o —
T ỷ lệ thuốc giả
(% ) ’
_____
N ăiri
2001
2002
2003
Hình 7. 2: Tỷ lệ thuốc giả vài năm gần đây
Hệ thống hành nghề dược vẫn chỉ tập trung ở khu vực đông dân cư, thị
trấn, thĩ xã, đặc biệt là các thành phố lớn. Quy mô của các doanh nghiệp Việt
Nam ở mức vừa và nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp buôn bán [13].
Với năng lực sản xuất thuốc hiện nay của các thành phần kinh tế trong
nước, tính đến năm 2005 ngành dược Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/2 nhu

cầu trong nước, trong những năm tới thuốc nước ngoài sẽ tiếp tục đóng vai trò
then chốt trong việc cung ứng thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Thị trường thuốc Việt Nam hiện nay là thị trường hấp dẫn đối với các
công ty kinh doanh dược phẩm nước ngoài do có nhu cầu và tiềm năng lớn,
trong khi sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng cả
về số chủng loại, số lượng và chất lượng. Một mặt các sản phẩm sản xuất
trong nước có chất lượng còn hạn chế nên chưa chiếm lĩnh được lòng tin trong
nhân dân tạo lối mòn tâm lý sính đồ ngoại tồn tại đã nhiều năm qua. Mặt
khác, để chạy theo lợi nhuận các doanh nghiệp đã nhập khẩu thuốc tràn lan,
kể cả những mặt hàng thuốc trong nước sản xuất được tạo ra một thị trường
thuốc Việt Nam rối ren và đầy biến động gây nhiều khó khăn trong công tác
quản lý cũng như việc lựa chọn thuốc sử dụng của người dân. Giá thuốc không
ổn định đang là vấn đề nổi cộm đưa ra một yêu cầu cấp thiết: các cơ quan
chức năng phải có những chính sách, biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá thuốc.
Không những thế công tác quản lý các mặt hàng thuốc lưu hành trên thị
trường Việt Nam ngày càng được thắt chặt thông qua các thông tư, chính sách,
quyết định .quản lý việc đăng ký thuốc lưu hành ở Việt Nam.
1.2. Một số văn bản pháp quy - quy định của Bộ Y tế
Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành dược là đảm bảo cung cấp
thuốc đầy đủ, kịp thời, chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý tới người dùng.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tăng trưởng của sản xuất, kinh
doanh, sự giao lưu buôn bán giữa các nước phát triển là nguyên nhân của sự
gia tăng mặt hàng thuốc trong đó có nhiều loại thuốc có chất lượng tốt song
cũng có nhiều loại thuốc chất lượng chưa đảm bảo. Thị trường thuốc thế giới
và thị trưòỉng thuốc Việt Nam hiện nay vô cùng phong phú.
Việc nghiên cứu, thẩm định, xem xét, lựa chọn và cấp số đăng ký cho
phép sản xuất, lưu hành thuốc được Bộ Y Tế của các quốc gia và Bộ Y Tế Việt
Nam đặc biệt quân tâm nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn, phù hợp
với chính sách quốc gia về thuốc.
Vì vậy việc đăng ký thuốc là biện pháp quản lý nhà nước đầu tiên với tất

cả các thuốc sản xuất, lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam nhằm:
• Đảm bảo hiệu lực, an toàn cho người dùng.
• Thông báo cho các nhà quản lý, nhà phân phối, nguời dùng biết việc
cho phép một loại thuốc nào đó được phép lưu hành hợp pháp ở Việt Nam.
1.2.1 Một số khái niệm
- Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật
hay sinh học được bào chế để dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh,
phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán
bệnh, phục hồi hoặc nâng cao sức khoẻ, làm giảm cảm giác một bộ phận hay
toàn thân, làm ảnh hưởng tói quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể.
- Thuốc thành phẩm là các sản phẩm đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất kể cả
đóng gói để đưa đến tay người sử dụng.
- Nguyên liệu làm thuốc là các chất tham gia trực tiếp vào thành phần công
thức của sản phẩm dù có hoạt tính hay không có hoạt tính, có biến đổi hay
khồng biến đổi trong quá trình sản xuất.
- Thuốc Tân dược bao gồm: nguyên liệu hoá dược và sinh học; bán thành
phẩm hoá dược và sinh học; thành phẩm hoá dược và sinh học.
- Thuốc y học cổ truyền bao gồm: các dạng thuốc của y học cổ truyền,
thuốc gia truyền, thuốc cổ phương, cổ phương gia giảm, tân phương được sản
xuất từ các dược liệu chế biến theo lí luận và phương pháp bào chế của y học
cổ truyền hay kết hợp giữa phương pháp y học cổ truyền và y học hiện đại.
- Thuốc mới là thuốc mà công thức bào chế có hoạt chất mới, thuốc có sự
kết hợp của các hoạt chất hoặc thuốc có dạng bào chế mới, chỉ định mới,
đường dùng mới.
-Tên biệt dược là tên thuốc do cơ sở sản xuất đặt ra khác với tên gốc, tên
chung thông dụng trong nước và quốc tế.
- Tuổi thọ của thuốc: là khoảng thời gian tính từ khi thuốc được sản xuất
đến khi còn giữ được những chỉ tiêu chất lượng đã quy định của tiêu chuẩn
chất lượng thuốc trong điều kiện bảo quản xác định.
1.2.2, Một số văn bản pháp quy Kên quan đến đăng ký thuốc

Ngày 11/07/1989 Hội đồng nhà nước ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ
nhân dân, trong điều 38 ghi rõ: “Bộ Y tế thống nhất quản lý sản xuất, lưu
thông, xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, tổ chức bán và cung
cấp thuốc thiết yếu trong phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân”.
Ngày 15/09/1989 Bộ Y tế đã ban hành quy chế đăng ký thuốc sản xuất
trong nước, trong đó có quy định một số thuốc đăng ký tại sở Y tế.
Trong điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành kèm nghị định số
23/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 24/ 01/1991 trog điều 10 có ghi: “Tất
cả các loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu
đều phải đăng ký và được Bộ Y tế cấp SDK”.
Ngày 31/08/1992 Bộ Y tế có văn bản số 5517/ QLD quy định cả nước
chỉ có một Hội đồng xét duyệt đặt tại Bộ Y tế để thống nhất xét duyệt SDK
lưu hành thuốc trong cả nước.
Ngày 03/07/1995 Bộ Y tế ra thông tư liên bộ số 51/ TTLB quy định chế
độ thu, quản lý, sử dụng giấy thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn,
điều kiện thành lập cơ sở hành nghề Y dược tư nhân và lệ phí cấp SDK mặt
hàng thuốc.
Ngày 11/07/1996 Bộ Y tế ra Quy chế đăng ký thuốc kèm theo quyết định
số 1207/BYT-QĐ trong đó có nội dung: “Tất cả các thuốc và nguyên liệu làm
thuốc (gọi chung là thuốc) muốn được sản xuất và lưu hành để phòmg bệnh,
chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ cho người đều phải đăng ký và được Bộ Y tế
Việt Nam cấp số đăng ký”.
Ngày 13/08/1996, quyết định số 547/TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập Cục Quản lý Dược Việt Nam. Ngày 28/10/1996 Bộ trưởng Bộ Y
tế ban hành quyết định số 2010/BYT- QĐ về: “Quy chế đăng ký vacxin, sinh
phẩm miễn dịch” (Riêng quy chế đăng ký vacxin và chế phẩm miễn dịch do
Vụ Vệ sinh phòng dịch quản lý).
Ngày 25/06/1997 Bộ Y tế ra thông tư liên bộ số 37/TC-TCT Liên Bộ Tài
Chính y tế bổ xung thông tư số 51/TTLB quy định chế độ thu, quản lý, sử
dụng giấy thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, điều kiện thành

lập cơ sở hành nghề Y dược tư nhân và lệ phí cấp SDK mặt hàng thuốc.
Ngày 18/07/2001 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 3121/2001 QĐ-
BYT về việc đăng ký thuốc.
Ngày 17/09/2002 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 3460/ QĐ-BYT về
việc ban hành các danh mục hoạt chất dạng bào chế không nhận hồ sơ đăng
ký mới và đăng ký lại đối với thuốc nước ngoài
Bộ Y tế có thông báo số 4819/2004/QĐ-BYT ngày 30/12/2004, ban
hành danh mục 7 hoạt chất, dạng bào chế không nhận hồ sơ đăng ký mới và
đăng ký lại đối với các thuốc nước ngoài.
1.2.3. Danh mục TTY và danh mục TCY
- Danh mục TTY bao gồm 4 danh mục: danh mục lần một ban hành năm
1985, lần hai ban hành năm 1989, lần ba ban hành năm 1995 và danh mục
mới nhất ban hành kèm quyết định số 2238/1999/QĐ-BYT ngày 28 tháng 7
năm 1999 “danh mục TTY lần thứ IV - 1999”
- Danh mục TCY gồm hai danh mục: danh mục lần một ban hành năm 2001
và danh mục mới nhất ban hành kèm quyết định số 03/2005/QĐ-BYT ngày 24
tháng 1 năm 2005.
Đề tài nghiên cứu hai danh mục TTY và TCY ban hành mới nhất.
1.3. Vài nét về Tổng công ty dược Việt Nam
Tổng công ty dược Việt Nam (tên giao dịch quốc tế Vietnam
Pharmaceutical Corporation, viết tắt là Vinapharm) được thành lập tháng 5
năm 1971, trên cơ sở sát nhập ba cục trực thuộc Bộ Y tế: Cục phân phối
dược phẩm, Cục dược liệu và Cục sản xuất. Năm 1982 được đổi tên là liên
hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam. Đến ngày 30/03/1996 Bộ trưởng Bộ Y tế
đã ký quyết định số 467b/BYT - QĐ thành lập Tổng công ty dược Việt Nam,
chuyển đổi từ Liên Hiệp các xí nghiệp dược Việt Nam.
1.3.1 Cơ cấu Tổng công ty dược Việt Nam.
Tổng công ty dược Việt Nam hiện tại gồm có 22 thành viên (thể hiện qua
Bảng 1.3) trong đó có 9 thành viên là doanh nghiệp kinh doanh và 13 thành
viên là doanh nghiệp sản xuất.

Bảng 1.3: Các đơn vỊ thành viên Tổng công ty dược Việt Nam
Khu
vực
Tên đơn vị DNNN DNCP
DNLD có
vốn TCTD
l.X ND PTƯ l X
2. CTCPDP Tư 2 X
3. CTCP Hóa dươc
X
Miền
Bắc
4. CTDPTƯl X
5.CTCPDL Tư 1
X
6. CTXNK Y tếl
X
7. Trung tâm DV-TM Dược mỹ
phẩm
X
8. CTCPDP Foripharm
X
Miền
l.XNDPTƯ5ĐàNẵng X
Trung
2.CTCPDPTƯHuế
X
3. CTDPTƯ3 X
1.XNDPTƯ25
X

2. CTCPDP Vidipha X
3. CTCPDP OPC
X
4. CTDPTƯ2
X
5. CTCPDLTƯ 2
X
Miền
Nam
6. C T X N K Y t ế 2 X
7. CTLD Sanofi - Synthelabo Việt
Nam
X
8.CTCPHDP Mekophar
X
9. Trung Tâm bảo tồn và phát triển
dược liệu Đồng Tháp Mười
X
10. CTCP bao bì dươc
X
11. CTCPDP Imexpharm
X
1.3.2. Hoạt động của Tổng công ty dược Việt Nam.
Qua nhiều bước thăng trầm không ít khó khăn, thử thách Tổng công ty
dược Việt Nam dần đi lên khẳng định vai trò chủ lực trong sản xuất thuốc của
Việt Nam .
Khi mới thành lập với cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn:
* Tổng số vốn ngân sách là 270 tỷ đồng (trong đó nguồn ngân sách 165 tỷ, bổ
xung 72,5 tỷ và vốn khác 32,5 tỷ).
* Vốn kinh doanh 213,5 tỷ (vốn cố định 85 tỷ, vốn lưu động 128,5 tỷ).

* Tổng tài sản năm 1996 chỉ có 670 tỷ.
Hơn nữa trình độ khoa học công nghệ còn non kém, số lượng và trình độ
nguồn nhân lực hạn chế lại thiếu kinh nghiệm nên hoạt động sản xuất kinh
doanh của toàn Tổng công ty dược Việt Nam rất bấp bênh, kém hiệu quả
thậm chí nhiều doanh nghiệp còn thua lỗ: sản xuất kinh doanh trùng lặp, danh
mục mặt hàng nghèo nàn.
Cho đến những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của nhà nước, của ngành
và sự nỗ lực của tất cả các thành viên, Tổng công ty dược Việt Nam không
ngừng lớn mạnh về mọi mặt: hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty
liên tục phát triển; nâng cao được thị phẩn trong nước thậm chí xuất khẩu
được một số mặt hàng; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị được tăng cường;
cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng; chất lượng sản phẩm không ngừng nâng
cao; nguồn nhân lực được cải thiện thường xuyên về số lượng và trình độ [18,
19].
Một số thành tựu toàn Tổng công ty đã đạt được trong những năm gần đây:
- Về hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm.
Từ năm 1996 đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn tổng công
ty liên tục phát triển và đạt được những thành tựu đáng khích lệ: luôn đạt và
vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra (Bảng 1.4).
• Các doanh nghiệp của Tổng công ty dược Việt Nam đều sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Tính đến 31/ 12/ 2004 tổng vốn kinh doanh của toàn tổng
công ty bao gồm vốn kinh doanh của các công ty cổ phần, các công ty liên
doanh là 576,6 tỷ đồng (gấp 2,7 lần so với năm 1996), tổng doanh thu đạt
8.054 tỷ đồng: Đạt 111,7 % so với kế hoạch nãm2004 (vượt mức 11,7 %),
bằng 117,2 % so với thực hiệu năm 2003.
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh của tổng công ty dược từ 1996-2004
\C h ỉ tiêu
Tổng doanh thu
Nộp ngân sách
Loi nhuân

Doanh
TỈLệ(%) Nộp Ngân
TỈLệ(%) Lợi TỈLệ(%)
Thuựỷ so với Sách
so với nhuán so với
Năm \
VNĐ) 1996
(tỷ VNĐ)
1996
(Tỷ VNĐ)
1996
1996
1.813 100 62,32
100 17,77 100
1997
2.246 124 63,53
102
19,71
111
1998 2.896 160
101,94 164 43,15 243
1999 3.200 177
243,16 390 35,17 198
2000
4.096 226
210,22 337 44,11 248
2001 5.135
283 317,82
510
75,59

425
2002
5.738 316
378,67 608 103,51 582
2003
6.865
379 451,91 725 142,68 803
2004
8.054 444 472,58
765 189,61
1067
• Cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng, sản xuất được một số dạng bào
chế mới phù hợp với nhu cầu điều trị của người bệnh
• Kim ngạch xuất nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu đạt 326,87 triệu
USD, đạt 115,1 % kế hoạch năm và bằng 113,9 % so với thực hiện năm 2003.
Kim ngạch xuất khẩu đạt 11,18 triệu USD, đạt 93,7 % kế hoạch năm và bằng
106,2 % so với thực hiện năm 2003.
Đạt được kết quả này là nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sản xuất
theo hướng sản phẩm có giá trị cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu điều trị.
Nhiều đơn vị đã đầu tư cơ sở sản xuất tốt, thu hút được nhiều sản phẩm
nhượng quyền, sản xuất theo hợp đồng các sản phẩm có tiếng. Các doanh
nghiệp đã tìm được chiến lược phát triển phù hợp phát huy được thế mạnh của
mình, biết chú trọng quảng bá thương hiệu và lựa chọn chiến lược marketing
thích hợp cho từng sản phẩm, từng thị trường.
- Về công tác khoa học-công nghệ.
• Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tích cực đầu tư
đổi mới công nghệ, trang bị thêm nhiều máy móc mới để phục vụ sản xuất,
kiểm nghiệm, phân phối thuốc
• Năm 2004 các đơn vị thành viên trong TCTD đã và đang thực hiện 13
đề tài cấp Nhà nước, 17 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài cấp thành phố . Nội dung

nghiên cứu chủ yếu: nghiên cứu các dạng bào chế mới, các mặt hàng mới;
sinh lý sinh thái, kĩ thuật trồng cây dược liệu; nghiên cứu di thực giống cây
trồng nhập nội; nghiên cứu lưu giữ nguồn gen cây con làm thuốc,nghiên cứu
độ ổn định của thuốc, đánh giá sinh khả dụng .[19].
• Thực hiện chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến
năm 2010 và chủ trương hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dược, Cục Quản lý
dược Việt Nam đã có công văn số 1044/QLD - ĐK ngày 21/02/2003 thông
báo lộ trình thực hiện GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc), theo đó đến hết
năm 2005 các cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP về thuốc tân dược sẽ không
được cấp SDK và sản xuất. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp thành viên Tổng
công ty dược Việt Nam đều đã và đang tích cực đầu tư để đạt tiêu chuẩn:
GMP, GSP( thực hành tốt bảo quản thuốc), GLP (thực hành tốt kiểm nghiệm
thuốc) [19].
Tính đến tháng 12/2004 toàn TCTD có 40 dây truyền , kho, phòng thí
nghiệm đạt tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP trong đó: 28 dây truyền đạt GMP,
6 kho đạt GSP, 6 phòng thí nghiệm đạt GLP [19].
- Các công tác khác:
• Hiện nay Tổng công ty có mô hình đa sở hữu gồm các loại hình doanh
nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp cổ phần và Doanh nghiệp liên
doanh có vốn Tổng công ty.
Công tác hợp tác, liên doanh với nước ngoài ngày càng được mở rộng,
tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như: công ty liên doanh ssv (liên
doanh giữa TCTD Việt Nam và tập đoàn Sanofi Synthelabo - Pháp), công ty
liên doanh Rovipharm (liên doanh CTXNK Y tế 2 với Vilar Impeck - Nga).
• Thực hiện chủ trương của nhà nước và Bộ Y tế về phương án tổng thể
sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Y tế các doanh nghiệp thành viên
TCTD Việt Nam đang kiện toàn, sắp xếp lại; một số doanh nghiệp đã được cổ
phần hóa hoạt động theo luật Doanh nghiệp: CTCPDL Tư 1, CTCPDP
Foripharm, CTCPDP Vidipha Đến cuối năm 2004, TCTD Việt Nam còn 09
đơn vị hoạt động theo luật DNNN, hạch toán độc lập; 07 đơn vị hoạt động

theo luật Doanh nghiệp; 03 đơn vị đã được Bộ Y tế phê duyệt phương án cổ
phần hóa và chuyển sang công ty cổ phần, 01 công ty liên doanh vái nước
ngoài do Tổng công ty trực tiếp làm đối tác phía Việt Nam [19].
• Các doanh nghiệp của Tổng công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý,
dự trữ, cung ứng thuốc tới vùng sâu, vùng xa; cung ứng thuốc cho các chương
trình mục tiêu quốc gia, phòng chống dịch bệnh, thiên tai .Đầu năm 2004 thực
hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về các biện pháp khẩn cấp phòng, chống bệnh viêm
phổi do virus, các doanh nghiệp Tổng công ty đã nhập 3100 viên Tamiflu,
25.500 tấn cloramin B, huy động nguồn thuốc sản xuất trong nước cùng các
loại dược phẩm cần thiết đáp ứng kịp thời góp phần dập tắt bệnh dịch [19].
Bên cạnh những thành tựu đạt đuợc, có một số tồn tại TCTD Việt Nam
cần khắc phục để làm tốt hơn nữa sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân
dân.
• Năm 2004 các sản phẩm của Tổng công ty đa số đều đạt chất lượng
tốt nhưng vẫn còn 7 lô bị đình chỉ thu hồi trong đó có hàng sản xuất (4 lô) và
hàng nhập khẩu (3 lô).
• Doanh thu sản xuất, doanh số bán ra của các doanh nghiệp đa số đều
tăng so với thực hiện năm trước, nhưng tỷ lệ tăng không đều, có một số doanh
nghiệp không tăng thậm chí còn giảm.
• Cơ cấu sản phẩm của nhiều doanh nghiệp chủ yếu là các thuốc tên
gốc, thiếu hàng đặc trị, thiếu những sản phẩm độc quyền chủ lực.
• Công tác tiếp thị: tổ chức và tính chuyên nghiệp chưa cao. Một số đơn
vị còn chưa coi trọng công tác xúc tiến thương mại.
• Có hoạt động xuất nhập khẩu mở rộng thị trường, song kim ngạch
xuất khẩu còn rất thấp (năm 2004 kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 1/29 so với
kim ngạch nhập khẩu).
• Trình độ khoa học công nghệ có tiến bộ nhưng còn cách xa mới có
thể sánh kịp với các nước bạn.
• Tổ chức bộ máy ở nhiều đơn vị còn cồng kềnh, thiếu cán bộ chuyên
mồn có trình độ đại học đặc biệt là cán bộ Dược sĩ đại học. Hiện nay độ tuổi

của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của Tổng công ty và các đơn vị thành
viên khá cao thậm chí một số người đã quá tuổi về hưu theo chế độ của Nhà
nước nên nguồn nhân lực có tay nghề cao; trình độ chuyên môn, trình độ
nghiệp vụ khá còn tiếp tục thiếu trong vài năm tới.
PHẦN II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Tổng công ty dược Việt Nam hiện có 22 doanh nghiệp thành viên
trong đó có 13 doanh nghiệp sản xuất và 9 doanh nghiệp kinh doanh (một số
doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa đăng ký sản xuất). Với mục đích khảo sát
danh mục sản phẩm đăng ký sản xuất của tất cả các thành viên có thuốc đăng
ký sản xuất, chúng tôi tiến hành nghiên cứu danh mục thuốc đăng ký sản xuất
từ năm 2000 đến năm 2004 của các đơn vị sau :
1. Xí nghiệp dược phẩm T ư 1.
2. Công ty cổ phần dược phẩm Tư 2.
3. Công ty cổ phẩn Hóa dược.
4. Xí nghiệp dược phẩm Tư 5 Đà Nẵng.
5. Xí nghiệp dược phẩm Tư 3.
6. Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm.
7. Công ty cổ phần Hóa dược phẩm Mekophar.
8. Xí nghiệp dược phẩm Tư 25.
9. Công ty cổ phần dược phẩm OPC.
10. Công ty cổ phần dược phẩm Vidipha.
11. Công ty cổ phần dược phẩm Tư Huế.
12. Công ty cổ phần dược liệu Tư 1.
13. Công ty cổ phần dược liệu Tư 2.
14. Công ty dược phẩm Tư 3.
15. Công ty liên doanh Sanofi-Synthelabo Việt Nam.
16. Công ty xuất nhập khẩu y tế IIVIMEDIMEX.
17. Công ty dược phẩm Tư 3.

18. Công ty dược phẩm Tư 1.

×