Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CHI PHÍ KINH DOANH CÁC MẶT HÀNG THÉP TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.9 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CHI PHÍ KINH DOANH CÁC MẶT
HÀNG THÉP TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM.
1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty
Thép Việt Nam.
Công nghiệp sản xuất thép là một trong những ngành công nghiệp quan
trọng đối với mỗi quốc gia, bởi thép là vật liệu chủ yếu tạo cơ sở phát triển của
nhiều ngành công nghiệp khác cũng như cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, nó
có vai trò quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao chất lượng công trình cơ
sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ, chế tạo các nước trên thế giới đều quan tâm
chú trọng đầu tư phát triển ngành công nghiệp thép của nước mình. Ở Việt
Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực,
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của ngành công
nghiệp thép.
Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
344/TTg, ngày 04 tháng 7 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở hợp
nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim Khí thuộc bộ công nghiệp nặng -
nay là Bộ Công Nghiệp. Ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 255/TTg thành lập lại Tổng công ty Thép Việt Nam tổ chức hoạt
động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước -Tổng công ty 91 và theo Nghị định
số 03/CP, ngày 25 tháng 01 năm 1996, Giấy phép đăng ký kinh doanh số
109621 ngày 05 tháng 02 năm 1996 do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp.
Tổng công ty Thép Việt Nam có tên giao dịch đối ngoại là: VIETNAM
STEEL CORPORATION. Tên viết tắt :VSC. Địa chỉ văn phòng Tổng công ty
Thép Việt Nam: số 91, Phố Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 84-4-8561795; 8561807; 8561808/ Fax: 84-4-8561815.
Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước được Thủ tướng
Chính phủ xếp hạng đặc biệt. Theo quyết định thành lập của Thủ tướng Chính
phủ “ Tổng công ty có nhiệm vụ kinh doanh thép, một số kim loại khác và các


loại khoáng sản có liên quan theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính
sách của Nhà nước về phát triển các kim loại này: bao gồm xây dựng kế hoạch
phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh xuất
nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư, thiết bị liên quan đến ngành
thép, tiến hành các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với pháp luật, chính
sách Nhà nước”.
Tổng công ty Thép Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ,
trực tiếp là các Bộ Công nghiệp, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội và các Bộ, Ngành, cơ quan thuộc Chính phủ do
Chính phủ phân cấp quản lý theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Các cơ quan
quản lý Nhà nước ở địa phương (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ) với
tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ được Chính phủ quy
định và phân cấp quản lý một số mặt hoạt động của Tổng công ty theo quy
định của pháp lệnh hiện hành.
Văn phòng Tổng công ty Thép được coi như là một đơn vị thành viên của
Tổng công ty. Văn phòng Tổng công ty có vốn do Tổng công ty cấp, có bộ máy
quản lý điều hành, theo mẫu quy định của Nhà nước, tự chịu trách nhiệm tài
sản hữu hạn trong phạm vi số vốn do nhà nước giao cho quản lý và sử dụng,
mở được tài khoản đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của Văn phòng Tổng công ty Thép
Việt Nam
Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành Tổng công ty được tổ chức theo quy
định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ Tổng công ty do Chính phủ
phê chuẩn. Hiện nay, Tổng công ty Thép Việt Nam có bộ máy quản lý và điều
hành Tổng công ty, 14 đơn vị thành viên và 7 doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài, 1 doanh nghiệp liên doanh trong nước. Các đơn vị thành viên Tổng
công ty và doanh nghiệp liên doanh được phân bố trên các tỉnh, thành phố
trọng điểm của cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên,
Nghệ An, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, Bà rịa- Vũng tàu, Cần Thơ, Bình Dương và

các khu công nghiệp lớn.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của Tổng công ty Thép Việt Nam theo mô
hình trực tuyến chức năng- cơ cấu quản trị này đang được áp dụng phổ biến
hiện nay. Theo cơ cấu này, người lãnh đạo doanh nghiệp được sự giúp sức của
tập thể lãnh đạo để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện quyết định đối với cấp dướiBên cạnh mô hình cơ cấu trực tuyến chức
năng, để linh hoạt, chủ động trong điều hành công việc và phát huy được trí
tuệ, năng lực của đội ngũ chuyên gia, Văn phòng của Tổng công ty còn vận
dụng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng ma trận, tập hợp đội ngũ
chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằm nghiên cứu, xây dựng dự án,
phương án chiến lược hay chương trình cho từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như
Hội đồng tư vấn thẩm định tài chính dự án đầu tư, Ban chỉ đạo một số lĩnh vực,
Tổ nghiên cứu chiến lược kinh doanh, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, vv….
Bí quyết thành công của mô hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty Thép
Việt Nam là có cơ chế quản lý nội bộ tốt, đảm bảo phân phối điều hoà các lợi
ích tạo động lực phát triển. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành
Tổng công ty theo:
1/ Hội đồng quản trị Tổng công ty.
Hội đồng quản trị Tổng công ty thực hiện chức năng quản lý hoạt động
của Tổng công ty theo quy định của Điều lệ Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp
Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về
hoạt động và phát triển của Tổng công ty theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà
nước giao.
Hội đồng quản trị Tổng công ty có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ
bổ nhiệm. Hội đồng quản trị gồm : Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 thành viên,
trong đó 1 thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty, 1 thành viên kiêm
Trưởng ban kiểm soát Tổng công ty, 2 thành viên phụ trách các lĩnh vực tài
chính, đầu tư, kinh doanh, nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực.
Giúp việc Hội đồng quản trị có Tổ chuyên viên giúp việc do Hội đồng
quản trị thành lập, gồm 3 chuyên viên là các chuyên gia về các lĩnh vực khoa

học công nghệ, kinh doanh, tài chính. Ngoài ra, Hội đồng quản trị được sử
dụng bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc Tổng công ty tham mưu về các lĩnh
vực khi cần thiết.
2/ Ban kiểm soát Tổng công ty.
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị
kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc Tổng công ty,
Giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty và Bộ máy giúp việc của Tổng
giám đốc theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
Ban kiểm soát có 5 thành viên, gồm Trưởng ban là Uỷ viên Hội đồng
quản trị và 4 thành viên giúp việc, gồm 1 thành viên chuyên trách và 3 thành
viên kiêm nhiệm. Thành viên Ban kiểm soát do Chủ tịch Hội đổng quản trị bổ
nhiệm.
3/ Ban giám đốc Tổng công ty.
3.1/ Tổng giám đốc Tổng công ty.
Tổng giám đốc Tổng công ty là Uỷ viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng
Chính phủ bổ nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty –
người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về
điều hành hoạt động của Tổng công ty.
3.2/ Phó Tổng giám đốc Tổng công ty.
Tổng công ty có 2 phó Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ
nhiệm. Các phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực
hoạt động của Tổng công ty được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền và
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị Tổng công ty,
trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công thực hiện.
Kế toán trưởng phụ trách phòng kế toán tài chính Tổng công ty, giúp
Tổng giám đốc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán, tài chính, kiểm toán nội bộ và
thống kê của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng
quản trị Tổng công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình.
4/ Bộ máy giúp việc Tổng công ty.

Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 1 Trung tâm do Tổng
giám đốc Tổng công ty thành lập. Các Phòng, Trung tâm Tổng công ty có 120
người, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc trong điều
hành hoạt động của Tổng công ty.
4.1/ Phòng Tổ chức Lao động :
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực về tổ chức quản lý, đổi mới
doanh nghiệp; cán bộ và đào tạo nhân lực; lao dộng và tiền lương; tư vấn pháp luật; thanh tra; cử cán bộ đi
học tập, công tác nước ngoài và làm thủ tục cho khách nước ngoài vào Tổng công ty công tác ở cơ quan Tổng
công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
4.2/ Phòng Kế toán Tài chính :
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm
toán nội bộ và thống kê ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
4.3/ Phòng Kinh doanh và xuất nhập khẩu :
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, cân đối sản lượng
và xuất, nhập khẩu của Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
Chức năng kinh doanh của Văn phòng do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu
đảm nhiệm.
4.4/ Phòng Kế hoạch và Đầu tư :
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực xây
dựng và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư, liên doanh liên kết
kinh tế, xây dựng cơ bản, theo dõi và quản lý liên doanh của cơ quan Tổng công
ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
4.5/ Phòng Kỹ thuật :
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực
nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng
sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, môi trường của cơ quan
Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty.
4.6/ Văn phòng :
Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc Tổng công ty trong các lĩnh vực

tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn, tài liệu đi và đến Tổng
công ty; tiếp và đón khách vào làm việc tại Tổng công ty; bố trí và sắp xếp
chương trình, lịch làm việc, hội họp của Tổng công ty; thi đua, khen thưởng; Y
tế và quản trị văn phòng ở cơ quan Tổng công ty. Văn phòng này là cấp phòng
tham mưu làm chức năng hành chính quản trị trong cơ quan Tổng công ty
Thép Việt Nam.
4.7/ Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài :
Nghiên cứu thị trường lao động trong nước và nước ngoài để tổ chức
đào tạo, tuyển chọn đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam.
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty Nhà nước
được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty
91- mô hình tập đoàn công nghiệp lớn của Nhà nước. Mục tiêu của Tổng công
ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa
nghành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng .
Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên các thị
trường trọng điểm trên lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hết các công đoạn từ
khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đến
khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty như sau:
 Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu phụ trợ phục vụ cho
công nghệ luyện kim.
 Sản xuất gang, thép và các kim loại, sản phẩm thép.
 Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liên
quan đến công nghệ luyện kim như nguyên liêu, vật liệu đầu vào, các sản phẩm
thép, trang thiết bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật.
 Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyện
kim, cán thép và xây dựng dân dụng.
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng dầu mỡ gas dịch
vụ và các vật tư tổng hợp khác.

 Đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ nghành công
nghiệp luyện kim, công nghiệp cán thép, lĩnh vực sản xuất kim loại và vật liệu
xây dựng.
 Đầu tư liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài
nước.
 Xuất khẩu lao động.
Bên cạnh phạm vi chức năng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh được Nhà
nước giao cho thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là cân đối sản xuất thép
trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế, xã hội kết hợp nhập
khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình ổn giá cả thị
trường thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng
nguồn thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên chức, người lao động ở Tổng công ty.
1.4. Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam và bộ phận kinh doanh
trực thuộc.
Văn phòng Tổng công ty ngoài việc lập và cung cấp báo cáo tài chính
như một đơn vị thành viên, còn có nhiệm vụ tổng hợp các báo cáo tài chính của
các đơn vị thành viên đề hình thành nên báo cáo tài chính toàn ngành, kiểm
tra, giám sát, hưỡng dẫn cho các đơn vị trong công tác tài chính nói riêng và
hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Trực tiếp quan hệ và làm đầu mối
với các cơ quan chức năng quản lý như Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục tài
chính doanh nghiệp … Chịu trách nhiệm về việc cung cấp số liệu của toàn
ngành thép ra bên ngoài.
1.5. Nguồn lực của Văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam.
 Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật.
Trụ sở của Tổng công ty Thép Việt Nam tại 91 Láng Hạ -Đống Đa-Hà nội
là một địa điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch. Các phòng ban được trang bị
khá đầy đủ các thiết bị làm việc như bàn ghế, sổ sách, tủ tài liệu, điện thoại
,máy vi tính, máy photo, fax, máy in,…để tạo môi trường làm việc tốt.
 Tổ chức lao động .

Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam có một đội ngũ cán bộ công
nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, tác phong làm việc nhanh
gọn, nghiêm túc. Hàng ngũ cán bộ gương mẫu, tận tâm tận lực, biết cách tổ
chức, triển khai các nhiệm vụ được giao. Hiện nay và trong thời gian tới Văn
phòng Tổng công ty có chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp sự năng nổ,
nhiệt tình sáng tạo của tuổi trẻ với kinh nghiệm của các thế hệ đi trước nhằm
tạo ra một động lực mới cho sự phát triển bền vững của Văn phòng Tổng công
ty Thép Việt Nam.
Văn phòng Tổng công ty có số nhân viên tính đến thời điểm này là 120
người hoạt động tại các phòng ban khác nhau. Có nhiều người đã và đang
tham gia học tập công tác tại nước ngoài.
 Khả năng tài chính : Là một trong những nguồn lực hết sức
quan trọng cho sản xuất kinh doanh.
Tình hình vốn và tài sản của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2
Năm 2002-2003 như sau:
Theo quy chế tài chính của Nhà nước ban hành cần phải thực hiện
nghiêm ngặt chế độ hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi. Trong điều
kiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
cần phải tự chủ về vấn đề tài chính để kinh doanh đạt được hiệu quả cao.
Những năm gần đây Văn phòng Tổng công ty luôn hoàn thành mục tiêu đề ra
kinh doanh có hiệu quả, không ngừng góp phần nâng cao đời sống cán bộ công
nhân viên, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh doanh của
Văn phòng Tổng công ty đã đạt hiệu quả về kinh tế xã hội đặc biệt trong giai
đoạn nước ta hiện nay và tính chất cạnh tranh gay gắt của thị trường ngành
thép việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại có ý nghĩa rất quan trọng,
nó có thể tồn tại và phát triển, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và cho Nhà
nước. Để thấy được tình hình tài chính của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt
Nam trong những năm qua ta đi sâu vào phân tích một số chỉ tiêu tài chính của
Văn phòng trong 2 Năm 2002-2003 qua bảng các bảng biểu sau:

Bảng 01: Một số chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của Văn phòng
Tổng công ty trong 2 Năm 2002-2003.
Đơn vị tính: VNĐ
Stt Các chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh
Chênh lệch Tỷlệ%
1 TSLĐ bình quân. 256.018.298.00
0
285.676.434.41
4
29.658.136.414 11,58
2 TSCĐ bình quân. 365.319.274.38
2
360.959.581.47
8
-4.359.692.904 -1,19
3 Vốn KD bình quân. 499.233.982.73
1
508.366.298.21
9
9.132.315.488 1,83
4 Nợ phải trả bình quân. 92.568.091.711 71.154.717.347 -21.413.373.732 -0,23
5 NguồnVCSH BQ 528.769.481.30
2
575.481.298.54
5
46.711.817.243 8,38
6 Doanh thu thuần. 131.938.094.91
1
68.718.544.225 -63.264.550.686 -47,93
7 Lợi nhuận sau thuế. 41.236.515.658 58.953.018.288 17.716.502.570 42,96

( Nguồn: Báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh các Năm 2002,
2003 của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam)
Nhìn vào bảng 02, Ta thấy hoạt động kinh doanh Năm 2003 của Văn
phòng Tổng công ty đạt được kết quả cao so với Năm 2002 thể hiện trên các
chỉ tiêu tài chính chủ yếu sau:
- Năm 2003 tài sản lưu động bình quân của Văn phòng Tổng công ty là
285.676.434.414 đồng tăng lên so với Năm 2002 với số tiền là 29.658.136.414
đồng với tốc độ tăng là 11,58%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng TSLĐ&ĐTNH
của Văn phòng Năm 2003 là có hiệu quả thể hiện lượng tiền trong
TSLĐ&ĐTNH tăng lên từ 72.276.084.881đồng (năm2002) lên 109.922.707.554
đồng Năm 2003.
- Tài sản cố định bình quân Năm 2003 của Văn phòng Tổng công ty là
360.959.581.478 đồng giảm 4.359.692.904 đồng với tỷ lệ giảm là 1,19%. Tài
sản cố định của Văn phòng Tổng công ty bao gồm: TSCĐ hữu hình( Nhà cửa,
phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị công cụ quản lý…) và các TSCĐ vô
hình( Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các dự án, kế hoạch phát triển ngành
Thép…). Mặc dù tài sản cố định của Văn phòng Năm 2003 có giảm so với Năm
2002 với tỷ lệ nhỏ nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản của Văn phòng vẫn
rất lớn chiếm hơn 50%. Tài sản cố định và ĐTDH của Văn phòng giảm trong
Năm 2003 giảm là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm từ
18.207.873.188 đồng( Năm 2003) xuống còn 422.154.555 đồng( Năm 2002).
- Vốn kinh doanh bình quân của Văn phòng Tổng công ty Năm 2003 là
508.366.298.219 đồng tăng so với Năm 2002 là 9.132.315.488 đồng với tốc độ
tăng là 1,83%. Việc vốn kinh doanh của Văn phòng TCty tăng là do được bổ
sung từ nguồn lợi nhuận sau khi nộp thuế và làm các nghĩa vụ đối với ngân
sách Nhà nước, đồng thời trích lập các quỹ theo chế độ quy định và tăng phần
vốn tự bổ sung. So với toàn Tổng công ty vốn kinh doanh của Văn phòng TCty
tương đối lớn chiếm gần 50% tổng số vốn của Tổng công ty, điều này là do Văn
phòng đem vốn phân bổ cho các đơn vị thành viên và đem vốn góp liên doanh.
Đôi khi nguồn vốn kinh doanh của đơn vị còn thiếu nên vẫn phải đi vay vốn

ngân hàng để nhập khẩu thép.
- Nợ phải trả bình quân Năm 2003 của Văn phòng Tổng công ty là
71.154.717.347 đồng giảm 21.413.373.732 đồng với tỷ lệ giảm là 0,23% so với
Năm 2002. Điều đó chứng tỏ rằng các khoản nợ của Văn phòng( Nợ ngắn hạn,
nợ dài hạn và các khoản nợ khác) đã giảm một cách đáng kể. Trong đó với
thuế và các khoản nộp NSNN đã được khấu trừ một lượng đáng kể khoảng
668.254.374 đồng. Khả năng thanh toán các khoản nợ của Văn phòng TCty
Năm 2003 là khá tốt.
- Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân của Văn phòng Tổng công ty Năm
2003 là 575.481.298.545 đồng tăng 46.711.817.243 đồng với tỷ lệ tăng là
8,38% so với Năm 2002. Việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu của đơn vị là do
nguồn vốn kinh doanh và các quỹ đều tăng đáng kể. Điều này còn cho thấy khả
năng kinh doanh và đầu tư phát triển của Văn phòng TCty là rất lớn.
- Doanh thu thuần Năm 2003 của Văn phòng TCty là 68.718.544.225
đồng giảm 63.264.552.486 đồng với tỷ lệ giảm là 47,93% so với Năm 2002
điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của đơn vị Năm 2003 là không có hiệu
quả. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do giá phôi thép nhập khẩu tăng cao,
lượng phôi thép khan hiếm, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của thị trường thế giới và khu vực nên
việc lỗ trong hoạt động kinh doanh Năm 2003 là điều không thể tránh khỏi.
- Lợi nhuận sau thuế của Văn phòng Năm 2003 đạt 58.953.018.288 đồng
tăng 17.716.502.570 đồng với tỷ lệ tăng là 42,96% so với Năm 2002. Đây là chỉ
tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, chứng tỏ rằng Văn phòng làm ăn vẫn có lãi. Tuy nhiên, khoản lợi
nhuận sau thuế này tăng là do đóng góp bởi lợi nhuận từ các hoạt động tài
chính và hoạt động bất thường, bên cạnh đó thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp cuối kỳ là không có do hoạt động kinh doanh không có lãi mà lãi của Văn
phòng chủ yếu là từ lãi liên doanh được chia( số lãi này các doanh nghiệp liên
doanh đã phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên Văn phòng không phải nộp
nữa).

Để thấy rõ hơn tình hình tài chính của Văn phòng Tổng công ty qua 2
Năm 2002-2003 ta đưa ra một vài chỉ tiêu hệ số đánh giá thực trạng tài chính
và kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 02: Một số chỉ tiêu, hệ số đánh giá khái quát thực trạng tài chính
và kết quả kinh doanh của Văn phòng.
Stt Các chỉ tiêu hệ số Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003
1 Hệ số tự tài trợ. % 86,37 91,50
2 Hệ số nợ. % 13,63 8,50
3 Hệ số đầu tư TSCĐ. % 57,89 53,84
4 Hệ số đầu tư TSLĐ. % 42,11 46,16
5 Hệ số thanh toán hiện hành. Lần 7,36 11,79
6 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Lần 5,45 10,55
7 Hệ số thanh toán nợ dài hạn. Lần 8,25 13,12
8 Tốc độ chu chuyển vốn LĐ. Vòng/lần 0,52 0,24
9 Tốc độ chu chuyển vốn KD. Vòng/lần 0,26 0,14
10 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
DTT.
% 31,24 85,79
11 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ NV
chủ sở hữu.
% 7,56 9,74
12 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
tổng TS.
% 6,53 8,91
Qua bảng 03 cho thấy : Việc bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Văn
phòng Tổng công ty qua 2 Năm 2002-2003 là hợp lý thông qua chỉ tiêu hệ số
đầu tư vào tài sản lưu động tăng, đầu tư vào tài sản cố định giảm. Tuy nhiên tỷ
trọng của TSCĐ trong tổng tài sản là rất lớn chiếm hơn 50%. Điều này còn
chứng tỏ rằng Văn phòng đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình. Việc bố trí cơ cấu nguồn vốn của Văn phòng thông qua 2 chỉ tiêu hệ số

quan trọng là hệ số tự tài trợ và hệ số nợ, qua 2 Năm 2002-2003 ta thấy hệ số
tự tài trợ tăng, hệ số nợ giảm đáng kể và hệ số tự tài trợ chiếm một tỷ trọng
lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Văn phòng. Điều này chứng tỏ rằng Văn phòng
Tổng công ty có nguồn vốn dồi dào và khả năng kinh doanh độc lập là rất cao.
Nhìn chung các chỉ tiêu hệ số thanh toán của Văn phòng Tổng công ty
qua 2 Năm 2002-2003 là rất tốt, các chỉ tiêu hệ số này đều tăng một tỷ lệ đáng
kể điều này chứng tỏ rằng các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm
bảo và Văn phòng đã cố gắng rất tốt trong việc thanh toán các khoản nợ.
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động và tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh
đều giảm 1 nửa so với Năm 2002 điều này đã làm giảm doanh thu thuần được
sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư, phản ánh hoạt động kinh doanh
của Văn phòng Năm 2003 là không có hiệu quả. Trong thời gian tới doanh
nghiệp cần chú ý là tăng tốc độ chu chuyển vốn để đạt được hiệu quả cao
trong hoạt động kinh doanh của mình.
Các chỉ tiêu hệ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu
quả kinh doanh và còn là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa
ra các quyết định tài chính trong tương lai. Qua 2 Năm 2002-2003 Chỉ tiêu hệ
số sinh lời sau thuế của Văn phòng đã tăng một tỷ lệ đáng kể điều đó chứng tỏ
1 đồng trong doanh thu, 1 đồng trong nguồn vốn chủ sở hữu và 1 đồng trong
giá trị tài sản đã tạo ra một lượng lợi nhuận sau thuế trong Năm 2003 đã cao
hơn Năm 2002. Các chỉ tiêu hệ số trên đã phần nào phản ánh khái quát thực
trạng tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng qua
2 Năm 2002-2003 có sự biến đổi đáng kể.

×