Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐT – KT - XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI QUA 2 NĂM 2009 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.33 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
************************
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP
ĐT – KT - XD TOÀN THỊNH PHÁT TẠI ĐỒNG NAI QUA 2
NĂM 2009 – 2010
Giáo viên huớng dẫn: ThS NGUYỄN HÀ BẰNG
Sinh viên thực hiện: HỒ MAI NGỌC DIỄM
Lôùp: 10HQT11
Nieân khoùa: 2010 - 2012
ĐỒNG NAI, NĂM 2011
LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn sự yêu thương, chăm lo của cha mẹ - Người đã sinh thành, nuôi
dưỡng và dạy dỗ cho con nên vóc, nên người như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa
Kinh Tế Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ TP.HCM đã giảng dạy, truyền
đạt cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian tham gia lớp học, các thầy cô
của trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp Đồng Nai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về
cơ sở vật chất trường lớp trong suốt thời gian tôi theo học tại đây, cùng các thầy
cô phụ trách thư viện của trường Đại học Kỹ Thuật – Công Nghệ TP.HCM đã
tạo điều kiện thuận lời cho tôi tra cứu tài liệu trong suốt thời gian học tập cũng
như thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hà Bằng - giảng viên Khoa Kinh
Tế Trường Đại Học Kỹ Thuật – Công Nghệ TP.HCM, người đã hết lòng giảng
dạy và trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân
viên các bộ phận của Công ty cổ phần Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn
Thịnh phát, đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh đơn vị Toàn Thịnh


Phát Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty.
Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ tôi
hoàn thành đề tài này. Tôi sẽ ghi nhận những giá trị cao quý đó bằng lòng biết
ơn vô hạn và kính chúc mọi người được nhiều sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Biên Hòa, ngày 31 tháng 12 năm 2011
Sinh viên

Hồ Mai Ngọc Diễm
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT VÀ ĐIỂM CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo viên 1
………………………………….

Giáo viên 2
……………………………………
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
LỜI MỞ ĐẦU 1
Đặt vấn đề. 1
Mục tiêu nghiên cứu 1
a. Mục tiêu chung ……………………………………………………… 1
b. Mục tiêu cụ thể ……………………………………………………… 1
Phạm vi nghiên cứu. 2
a. Không gian nghiên cứu …………………………………………… 2
b. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………. 2
Phương pháp nghiên cứu 2
Cấu trúc luận văn. 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Nội dung nghiên cứu 4
1.1.1 Khái niệm về bất động sản. ……………………………………… 4
1.1.2 Khái niệm về thị trường bất động sản ………………………… 4
1.1.3 Khái niệm về chiến lược kinh doanh. ………………………… 4
1.1.4 Các chiến lược chủ yếu. …………………………………………. 5
1.1.4.1 Theo cấp quản trị doanh nghiệp ………………………… 5
1.1.4.2 Theo phạm vi …………………………………………… 6
1.1.4.3 Theo cách thức tiếp cận ………………………………… 6
1.1.5 Phương pháp đánh giá chiến lược. ………………………………. 7
1.1.5.1 Phân tích môi trường bên ngoài ………………………… 7
a. Môi trường vĩ mô. ……………………………………………… 7
b. Môi trường vi mô ……………………………………………… 10
1.1.5.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp………………………… 12

a. Phân tích tài chính ……………………………………………….12
b. Phân tích chức năng …………………………………………… 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 …………………………………………………… 16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ………………………………………… 17
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ……………………………. 17
2.1.1 Giới thiệu chung. ………………………………………………… 17
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. ………………… 17
2.1.3 Chức năng - nhiệm vụ của các phòng ban. ……………………… 17
2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức. …………………………………………… 20
2.1.5 Tình hình lao động. ……………………………………………… 20
2.1.6 Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2020 ……………. 21
2.2 Thực trạng chiến lược kinh doanh tại Công ty ………………………… 22
2.2.1 Môi trường bên ngoài …………………………………………… 22
2.2.1.1 Quy mô thị trường bất động sản hiện nay …………………… 22
2.2.1.2 Phạm vi cạnh tranh ……………………………………………. 26
a. Xu hướng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ……… 26
b. Đối thủ cạnh tranh ………………………………………………… 27
2.2.1.3 Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường ………………………. 27
a. Rào cản gia nhập …………………………………………………. 27
b. Rào cản rút khỏi thị trường ……………………………………… 29
2.2.2 Năng lực phát triển của Công ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng
Toàn Thịnh Phát. …………………………………………………………… 30
2.2.2.1 Sản phẩm ……………………………………………………… 30
2.2.2.2 Khách hàng ……………………………………………………. 31
2.2.2.3 Năng lực kinh doanh và yêu cầu về vốn ………………………. 32
a. Năng lực kinh doanh. ……………………………………………… 32
b. Yêu cầu về vốn. …………………………………………………….33
2.2.2.4 Khả năng sinh lợi ……………………………………………….35
a. Bước tiến dài trong thị trường bất động sản. ……………………….35
b. Bất động sản – rủi ro và cơ hội. …………………………………… 36

2.2.3 Phân tích về tài chính của công ty ………………………………….36
2.2.3.1 Chính sách cổ tức của Công ty ………………………………….36
2.2.3.2 Kết quả kinh doanh của Công ty qua hai năm 2009 – 2010 ……
37
2.2.4 Quản trị nguồn nhân lực của Công ty ………………………………38
2.2.4.1 Chính sách đối với người lao động …………………………… 38
a. Chính sách lương – thưởng ……………………………………… 38
b. Chính sách phúc lợi – ưu đãi ……………………………………….38
c. Đào tạo …………………………………………………………… 39
2.2.4.2 Vấn đề phát triển công nghệ …………………………………….39
2.2.5 Phân tích chiến lược kinh doanh của Công ty …………………… 39
2.2.5.1 Phân tích ma trận SWOT ……………………………………….39
2.2.5.2 Các chiến lược kinh doanh của Công ty qua hai năm 2009 –
2010 …………………………………………………………………… 45
a. Chiến lược tạo giá trị …………………………………………………45
b. Chiến lược khai thác thị trường hiện có …………………………… 47
c. Chiến lược mở rộng thị trường …………………………………… 47
d. Chiến lược liên doanh liên kết ……………………………………….47
e. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ……………………………………48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 …………………………………………………… 49
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ …………………………….50
3.1 Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2020 …………………… 50
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chiến lược kinh doanh trong thời
gian tới …………………………………………………………………………50
3.2.1 Tạo ra giá trị cho khách hàng ………………………………………50
3.2.2 Tạo ra giá trị cho nhân viên. ……………………………………… 51
3.2.3 Khai thác triệt để thị trường hiện có. ……………………………….51
3.2.4 Mở rộng thị trường kinh doanh. ……………………………………51
3.2.5 Liên doanh, lien kết với các ngân hàng và công ty bất động sản. ….51
3.2.6 Đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. …………… 51

3.2.7 Giữ vững và phát triển hệ thống phân phối ……………………… 52
3.2.8 Đẩy mạnh chiêu thị cổ động. ………………………………………52
3.2.9 Đổi mới và phát triển phòng R & D ……………………………….52
3.2.10 Tích cực tạo dựng hình ảnh công ty. …………………………… 52
3.3 Kiến nghị ………………………………………………………………….53
* KẾT LUẬN ………………………………………………………… 55
Tài liệu tham khảo

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS Bất động sản
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for
Investment and Development of Vietnam)
CBRE
Công ty Tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard
Eliss
Công ty TNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cố đông
DN Doanh nghiệp
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
HĐ Hợp Đồng
HĐCĐ Hội đồng cố đông
HĐQT Hội đồng quản trị
IRR Tỷ suất thu nhập nội bộ
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International
Organization for Standardization)
MBA
Thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business
Administration)
R&D Nghiên Cứu và Phát Triển (reseach & development)

REIT Quỹ tín thác bất động sản
S/O Điểm mạnh/cơ hội (Strengths/Opportunities)
S/T Điểm mạnh/thách thức (Strengths/Threats)
SWOT
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Strengths,
Weakenesses, Opportunities, Threats)
TP Thành phố
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT-BXD Thông tư bộ xây dựng
TTTM Trung tâm thương mại
UBND Ủy Ban Nhân Dân
USD Đồng Đôla Mỹ (United States dollar)
W/O Điểm yếu/cơ hội (Weakenesses/Opportunities)
W/T Điểm yếu/thách thức (Weakenesses/Threats)
WTO
Tổ chức Thương mại Thế Giới (World Trade
Organization)
CEN Group
Công ty cổ phần tập đoàn Thế Kỷ
ĐT – KT –XD
Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng
BCCI Đầu tư Xây dựng Bình Chánh
ĐVT Đơn vị tính
TSCĐ Tài sản cố định
Ha Hecta
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.4 Nhu cầu về diện tích nhà ở tại TP.Hồ Chí Minh
19
Bảng 2.5 Bảng giá đất đô thị hiện hành ở Việt Nam

20
Bảng 2.6 Tình Hình Phát Triển Nhà ở Giai Đoạn 2006 – 2010
22
Bảng 2.7 Phân Nhóm Khách Hàng
25
Bảng 2.8 Chiết khấu theo thời gian thanh toán đối với dự án The
Pegasus Plaza
28
Bảng 2.9 Phương án trả chậm đối với dự án The Pegasus Residence
29
Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh 32
Bảng 2.11 Ma trận SWOT
37
Bảng 2.12 Bảng nguồn vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông năm 2009
– 2010 40
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Môi Trường Vi Mô
7
Hình 2.1 : Logo của Công Ty TOÀN THỊNH PHÁT 14
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức các phòng ban của công ty. 17
Hình 2.3 Biểu đồ cơ cấu nhân sự của Công ty
18
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề:
Năm 2009 là năm khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế bắt nguồn từ
Mỹ đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu với mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn,
các nguồn vốn đầu tư bị thắt chặt. Cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng nặng nề
đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế trong nước phải
lo đối phó với lạm phát cao lại phải lo chống suy thoái, đảm bảo an sinh xã hội,

siết chặt đồng thời đáo hạn các khoản vay ngân hàng. Với Sự khủng hoảng này,
năm 2009 cũng có thể coi là năm khó khăn đối với ngành bất động sản toàn cầu
và trong tình hình đó ngành bất động sản Việt Nam cũng không tránh khỏi vòng
xoáy này. Trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức đó, công ty cổ phần ĐT –
KT – XD Toàn Thịnh Phát với những tìm kiếm và nhận định thị trường tiềm
năng, những chiến lược kinh doanh công đã tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng,
khẳng định thương hiệu, vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản
tại khu vực phía Nam.
Trong nền kinh tế hiện nay các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với
nhau, đặc biệt trong ngành kinh doanh bất động sản một ngành kinh doanh mới
nhiều thách thức đặt ra với doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự
đồng ý của khoa kinh tế Trường đại học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh,
của công ty cổ phần ĐT – KT – XD Toàn Thịnh Phát, của giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Hà Bằng, tôi đã thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT
TẠI ĐỒNG NAI QUA 2 NĂM 2009 – 2010” cho luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009- 2010 để thấy
được hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, nêu ra những mặt mạnh cần phát
huy cũng như những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện
chiến lược kinh doanh và nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh của công ty.
b. Mục tiêu cụ thể

Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường bất động sản trong
2 năm 2009 – 2010.

Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009 – 2010,
mức độ hiệu quả của chiến lược đến kết quả kinh doanh trong 2 năm vừa qua.


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty trong
2 năm 2008 – 2009 gồm các yếu tố : nguồn nhân lực, năng lực tài chính, bộ
máy quản trị và điều hành .

Phân tích ma trận SWOT.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chiến kết quả kinh doanh của công ty.
Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian nghiên cứu
Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Toàn Thịnh
Phát tại Đồng Nai
Địa chỉ: 130 Nguyễn Ái Quốc, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai.
b. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/11/2011 đến tháng 31/12/2011.
Sử dụng số liệu của năm 2009 và 2010 để phân tích.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập : thu thập từ phòng tổ chức hành chánh nhân sự,
phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng kinh doanh dự án, phòng tài chính
– kế toán.
Phương pháp phân tích số liệu : phân tích kết quả kinh doanh của công
ty thông qua các kết quả về sản phẩm, về doanh thu, hoạt động marketing, các
dự án đầu tư.
Phương pháp so sánh : tiến hành so sánh điểm mạnh, điểm yếu giữa công
ty và đối thủ cạnh tranh, giá thành sản phẩm, các hoạt động marketing tiếp thị,
quảng bá thương hiệu, chính sách hậu mãi khách hàng,…
Phương pháp ma trận : hình thành ma trận SWOT từ đó xem xét việc áp
dụng các chiến lược phù hợp vào trong thực tế hoạt động kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Phương pháp chuyên gia : tiến hành phỏng vấn, ghi nhận những góp ý

của các nhà đầu tư ( khách hàng ) hình thành những nhận xét đánh giá hiệu quả
kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty trong quá trình nghiên cứu.
Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng tại doanh nghiệp
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Nội dung nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về bất động sản (BĐS)
Theo điều 181 Bộ luật dân sự (năm 1995) BĐS là tài sản không
di dời được bao gồm:
Đất, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất kể cả tài sản xây dựng
gắn liền với nhà ở
Các tài sản khác gắn liền với đất
Các tài sản khác do pháp luật quy định
Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế, BĐS là đất đai và những công
trình do con người tạo nên gắn liền với đất. Đó là những vật hữu hình cùng với
những tài sản nằm ở trên, phía trên hay dưới mặt đất.
Tóm lại BĐS là một tài sản bao gồm đất đai và những tài sản khác gắn
liền với lô đất đó.
1.1.2. Khái niệm về thị trường bất động sản
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường BĐS nhưng có cùng một
điểm chung khái quát về thị trường BĐS như sau: là tổng các quan hệ giao dịch
BĐS hàng hóa giữa các chủ thể của nền kinh tế thông qua một cơ chế giá, tại
một thời điểm xác định.
Chúng ta thường hiểu sai về thị trường BĐS khi cho rằng thị trường chỉ
là giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trong thực tế thị trường BĐS ngoài giao
dịch mua bán thông thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, còn có các giao dịch khác

như cho thuê, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất … rất phong phú và
đa dạng. Sự ngộ nhận tiếp theo nếu cho rằng thị trường BĐS chính là thị trường
nhà đất, hiểu chính xác hơn thị trường nhà và đất chỉ là hai phân khúc lớn xét
theo quan điểm loại hình BĐS, ngoài ra cũng còn có những phân khúc khác
cũng nằm trong hệ thống như thị trường BĐS thương mại, BĐS dịch vụ, BĐS
công nghiệp …
1.1.3. Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản,
phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch
mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹ lưỡng
nhằm dẫn dắt đơn vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh
doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực
thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Tóm lại, chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạt động của doanh
nghiệp, nó liên quan nhiều hơn đến việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể
cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết
định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành
lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới
1.1.4. Các chiến lược chủ yếu
Theo các cách tiếp cận khác nhau có các chiến lược kinh doanh khác
nhau.
1.1.4.1 Theo cấp quản trị doanh nghiệp:
Chiến lược cấp doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của các bộ phận chức
năng. Trong đó, chiến lược kinh doanh cấp doanh nghiệp là chiến lược kinh
doanh tổng thể của cả doanh nghiệp. Nó đề cập đến những vấn đề thiết yếu nhất
của doanh nghiệp như ngành kinh doanh nào cần tiếp tục, ngành nào cần tham
gia, ngành nào cần loại bỏ và làm cơ sở để lập chiến lược kinh doanh của các
đơn vị trực thuộc và của các bộ phận chức năng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn
các chiến lược kinh doanh khác nhau như:

a. Chiến lược tăng trưởng tập trung: căn cứ vào 5 yếu tố như sản
phẩm, thị trường, ngành kinh doanh, quy mô của ngành và công nghệ đang áp
dụng.
b. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập: bao gồm chiến
lược dọc thuận chiều và chiến lược dọc ngược chiều.
c. Theo mức độ hội nhập có hội nhập toàn diện tức là hội nhập cả yếu
tố đầu vào (nguồn cung ứng) và cả đầu ra (bán buôn, bán lẻ) và hội nhập một
phần đầu vào và đầu ra.
Theo phạm vi hội nhập có hội nhập với các thành phần kinh tế khác nhau (bên
ngoài) và hội nhập bên trong nội bộ doanh nghiệp bằng cách thành lập công ty
mẹ, công ty con cùng phân chia lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
d. Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa kinh doanh: Có đa dạng
hóa đồng tâm, đa dạng hóa ngang, đa dạng hóa tổng hợp.
Đa dạng hóa kinh doanh là một phương thức kinh doanh để chia sẽ rủi ro, giúp
doanh nghiệp tăng và phát triển lĩnh vực kinh doanh mới đa dạng.
e. Chiến lược suy giảm: (lựa chọn trong một số trường hợp khó khăn)
thông qua cắt giảm chi phí, thu hồi vốn đầu tư, thu hoạch, nhượng bán hoặc giải
thể để cứu nguy phá sản trong kinh doanh.
1.1.4.2 Theo phạm vi:
Có thể chia thành chiến lược kinh doanh tổng quát, chiến lược các yếu tố kinh
doanh và chiến lược các bộ phận hợp thành.
a. Chiến lược kinh doanh tổng quát:
Là vấn đề quan trọng nhất, bao trùm nhất có ý nghĩa lâu dài, quyết định đến sự
sống còn của doanh nghiệp như phương hướng kinh doanh, thị trường mục tiêu,
nguồn lực, phân bổ nguồn lực và các chỉ tiêu kế hoạch.
b. Chiến lược các yếu tố kinh doanh:
- Chiến lược mặt hàng kinh doanh và dịch vụ
- Chiến lược thị trường và khách hàng
- Chiến lược vốn kinh doanh
- Chiến lược cạnh tranh

- Chiến lược marketing hỗn hợp
- Chiến lược nhân sự
1.1.4.3 Theo cách thức tiếp cận:
Chiến lược kinh doanh có thể chia thành các loại:
a. Chiến lược các nhân tố then chốt
b. Chiến lược các lợi thế so sánh
c. Chiến lược sang tạo tiến công
d. Chiến lược khai thác các mức độ tự do
1.1.5. Phương pháp đánh giá các chiến lược
1.1.5.1 Phân tích môi trường bên ngoài
Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm
gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên nắm bắt, đồng thời là
những nguy cơ cũng từ môi trường đem lại, có thể gây ra những thách thức cho
doanh nghiệp mà có cần phải tránh.
Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và
môi trường vi mô (môi trường ngành).
a. Môi trường vĩ mô
Phân tích môi trường vĩ mô cho ta câu trả lời cục bộ cho câu hỏi: Doanh
nghiệp đang phải đối phó với cái gì? Có 4 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà
doanh nghiệp phải đối phó: yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố
chính trị - pháp luật. Các yếu tố này tác động đến tổ chức một cách độc lập hay
kết hợp với các yếu tố khác.
- Yếu tố tự nhiên
+ Vị trí của BĐS: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí BĐS mang lại càng
cao thì giá trị của BĐS càng lớn. Mỗi BĐS luôn đồng thời tồn tại 2 loại vị trí, vị
trí tuyệt đối và vị trí tương đối. Xét trên phương diện tổng quát, cả 2 loại vị trí
nói trên đều có vai trò quan trọng trong việc xác lập giá trị của BĐS. Những
BĐS nằm tại trung tâm đô thị hay một vùng nào đó sẽ có giá trị lớn hơn những
bất động sản nhà đất cùng loại nằm ở các vùng ven trung tâm (vị trí tương đối).
Những BĐS nằm tại các ngã 4 hay ngã 3, trên các trục lộ giao thông quan trọng

lại có giá trị cao hơn những BĐS nằm ở vị trí khác (vị trí tuyệt đối). Việc xem
xét đánh giá ưu thế về vị trí BĐS là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với việc
xác định giá BĐS.
+ Kích thước, hình thể, diện tích thửa đất hoặc lô đất: một kích thước
và diện tích thửa đất tối ưu khi nó thoả mãn một loại nhu cầu cụ thể của đa số
dân cư trong vùng. Ví dụ: tại Hà Nội, với nhu cầu để ở, thì loại kích thước và
diện tích tối ưu khi mặt tiền thửa đất từ 4m-5m và chiều sâu thửa đất là từ 10m-
15m.
+ Địa hình BĐS toạ lạc: địa hình nơi BĐS toạ lạc cao hay thấp so với
các BĐS khác trong vùng lân cận có tác động đến giá trị BĐS. Ở những khu vực
thấp, thường hay bị ngập nước vào mùa mưa hay bị hiện tượng triều cường thì
giá của BĐS sẽ thấp, ngược lại giá của nó sẽ cao hơn.
+ Hình thức (kiến trúc) bên ngoài của BĐS (đối với BĐS là nhà hoặc
là các công trình xây dựng khác): nếu 2 BĐS có giá xây dựng như nhau, BĐS
nào có kiến trúc phù hợp với thị hiếu thì giá của nó sẽ cao hơn và ngược lại.
+ Đặc điểm trên mặt đất và dưới lòng đất (độ dày của lớp bề mặt, tính
chất thổ nhưỡng, tính chất vật lý…): Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên
đến giá trị của BĐS tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Ví dụ: độ màu mỡ của
đất có thể rất quan trọng đối với giá trị đất khi sử dụng vào mục đích nông
nghiệp, nhưng lại không quan trọng khi sử dụng đất cho xây dựng.
+ Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng,
yên tĩnh hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị BĐS.
+ Các tiện lợi và nguy cơ rủi ro của tự nhiên: những BĐS nằm ở những
vùng thường hay bị các sự cố của thiên tai (bão, lụt, động đất, khí hậu khắc
nghiệt…) làm cho giá trị BĐS bị sút giảm và ngược lại.
- Yếu tố xã hội:
Các yếu tố xã hội cũng tác động lớn đến giá trị BĐS. Một khu vực mà
mật độ dân số đột nhiên tăng cao do tốc độ tăng của dân số cơ học thì giá trị
BĐS nơi đó sẽ tăng lên do cân bằng cung-cầu bị phá vỡ. Mặt khác các yếu tố
khác trong vùng như: chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, trình độ dân trí, vấn đề

an ninh, tập quán người dân trong vùng cũng có ảnh hưởng đến giá trị của
BĐS. Tình trạng những người sống trong BĐS, tình trạng sức khoẻ, nghề
nghiệp và tình trạng việc làm, các mối quan hệ tình cảm gia đình, xã hội của
những người đang chung sống Những vấn đề liên quan đến thuyết phong
thuỷ.
- Yếu tố kinh tế:
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, vì các yếu
tố này tương đối rộng cho nên doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các tác
động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất. Ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường
bao gồm:
+ Tỷ lệ lãi suất: tỷ lệ lãi suất có thể ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản
phẩm của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng
thường xuyên vay tiền để thanh toán với các khoản mua bán hàng hóa của
mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định
mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của
chiến lược.
+ Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền
trong nước với đồng tiền của các nước khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác
động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đầu tư kinh
doanh .
.+ Tỷ lệ lạm phát: tỷ lệ lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho
sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và sự biến động của đồng tiền trở nên không
lường trước được. Như vậy các hoạt động đầu tư trở thành những công việc
hoàn toàn may rủi, tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán.
+ Quan hệ giao lưu quốc tế: Những thay đổi về môi trường quốc tế
mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng nâng cao
sự cạnh tranh ở thị trường trong nước.
+ Khả năng mang lại thu nhập từ BĐS: mức thu nhập hàng năm từ
BĐS mang lại sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị của BĐS đó. Khi khả
năng tạo ra thu nhập từ BĐS càng cao thì giá chuyển nhượng của nó càng cao

và ngược lại.
+ Những tiện nghi gắn liền với BĐS: như hệ thống điện, nước, vệ sinh,
điều hoà nhiệt độ, thông tin

liên lạc. Hệ thống tiện nghi càng đầy đủ và chất
lượng càng tốt thì càng làm cho giá BĐS càng gia tăng.
- Yếu tố chính trị - pháp luật:
Sự thay đổi về đường lối chính sách của Nhà nước và chính quyền địa
phương có thể có những tác động đến hoạt động của thị trường BĐS nói chung
và sự đầu tư vào lĩnh vực BĐS nói riêng.
Các chính sách có tác động gián tiếp như: sự khuyến khích đầu tư bên
ngoài vào địa phương có thể làm tăng nhu cầu về BĐS qua đó có thể làm cho
giá gia tăng.
Chính sách tài chính áp dụng đối với những người được nhà nước giao
đất, cho thuê đất
Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực BĐS.
Các chính sách thuế của Nhà nước đối với BĐS.
b. Môi trường vi mô (môi trường ngành)
Hình 1.1. Môi Trường Vi Mô
Nguồn tin: Phòng Marketing
+
Những người gia nhập tiềm tàng (các đối thủ tiềm ẩn)
Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng
có khả năng nhảy vào hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Đối thủ mới tham
gia trong ngành có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ
đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới và mong muốn giành được một
phần thị trường.Vì vậy, những công ty đang hoạt động tìm mọi cách để hạn chế
các đối thủ tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ.
Đối thủ tiềm ẩn
Cạnh tranh nội bộ

ngành
Những sản phẩm
thay thế
Khách hàng
Nhà phân phối
Nhà cung cấp
Tuy nhiên có một số trở ngại cho các doanh nghiệp không cùng ngành
muốn nhảy vào ngành:
o Sự ưa chuộng của khách hàng với sản phẩm cũ bởi các vấn đề về quảng
cáo, nhãn hiệu, thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán
hàng.
o Khó khăn về giảm chi phí khi bắt đầu nhảy vào ngành khác.
o Tính hiệu quả của quy mô sản xuất kinh doanh lớn.
+
Những sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là
áp lực thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp. Sản phẩm thay thế
là loại sản phẩm của những doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác ngành
nhưng cùng thỏa mãn một nhu cầu của người tiêu dùng.
Như vậy, sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh
tranh rất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do đó
giới hạn mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu sản phẩm của một
doanh nghiệp có ít sản phẩm thay thế, doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá và
kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Đặc biệt sản phẩm thay thế có thể xuất hiện
ngay trong nội bộ doanh nghiệp.
+
Sức ép về giá của khách hàng
Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ kéo
giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm
cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên. Ngược lại nếu người mua có những

yếu thế sẽ tạo cho công ty cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn.
Sức ép từ khách hàng dựa trên một số chỉ tiêu:
o Khách hàng có tập trung hay không.
o Doanh nghiệp có phải là nhà cung cấp chính không.
o Mức độ chung thủy của khách hàng.
o Khả năng tìm sản phẩm thay thế của khách hàng.
o Chi phí chuyển đổi.
+
Sức ép về giá của nhà cung cấp
Nhà cung cấp được xem là sự đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có thể
đẩy mức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lên hoặc giảm chất lượng sản
phẩm cung cấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng ảnh hưởng
đến giá thành, đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung
cấp nguồn hàng, các yếu tố đầu vào khác nhau như nguồn lao động tài chính.
Các yếu tố làm tăng áp lực từ phía các nhà cung cấp cũng tương ứng như
các yếu tố làm tăng áp lực từ khách hàng:
o Số lượng tổ chức cung cấp ít, doanh nghiệp khó lựa chọn cơ sở cung
cấp.
o Sản phẩm công ty cần mua có rất ít loại sản phẩm có thể thay thế được.
o Doanh nghiệp có phải là khách hàng chính của nhà cung cấp hay không.
o Nhà cung cấp có tập trung hay không, nghĩa là các nhà cung cấp có sự
tập trung thì sức ép từ phía nhà cung cấp sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ ở tình
trạng bất lợi.
1.1.5.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp
Tất cả các tổ chức đều có thế mạnh và điểm yếu trong những bộ phận
chức năng của nó. Sẽ không có một doanh nghiệp nào đều mạnh hoặc đều yếu
như nhau trên mọi lĩnh vực. Những điểm mạnh/điểm yếu, những cơ hội/thách
thức rõ ràng đem lại cơ sở cho việc hoạch định mục tiêu và chiến lược. Đánh
giá môi trường nội bộ chính là việc rà soát, đánh giá các mặt của công ty, mối

quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu mà công
ty còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn
chế cần khắc phục và sửa chữa những điểm yếu đang tồn tại.
Phân tích nội bộ doanh nghiệp gồm có việc phân tích tài chính, phân tích chức
năng.
a. Phân tích tài chính
Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cần phải sử dụng
những số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong một số năm và so
sánh các chỉ tiêu này với nhau.
Các chỉ tiêu có thể dùng để phân tích như: tổng số vốn của doanh nghiệp, doanh
thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tổng hợp.
Phân tích khả năng tài chính:
Khả năng vay nợ: thông thường doanh nghiệp không thể vay quá khả
năng. Nếu khả năng vay của doanh nghiệp bị hạn chế thì phải kêu gọi thêm
nguồn vốn của các thành viên trong doanh nghiệp.
Khả năng tăng vốn: doanh nghiệp có khả năng tăng vốn cao nếu chỉ tiêu
này cao hay giá bán cổ phiếu doanh nghiệp trên thị trường cao, lợi tức của năm
nay giữ lại để đầu tư cho năm sau nhiều.
Phân tích lợi nhuận:
Lợi nhuận của doanh nghiệp cần được so sánh với doanh thu, vốn chủ sở
hữu.
Doanh lợi doanh thu: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu đem lại cho doanh
nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. So sánh chỉ tiêu này của doanh nghiệp với
các doanh nghiệp khác trong ngành sẽ biết được hiệu quả làm việc của doanh
nghiệp
Doanh lợi vốn chủ sở hữu: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu
tạo ra bao nhiêu lợi nhuận.
b. Phân tích chức năng
Chức năng Marketing và tiêu thụ sản phẩm: Marketing có thể được mô tả
như một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong

muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ Việc phân tích hoạt

×