TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
Môn học: Quản Trị Kinh Doanh Quốc tế
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC ĐỀ
XUẤT PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XI MĂNG VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR
INCLUDEPICTURE " />r.svg/125px-Flag_of_Myanmar.svg.png" \* MERGEFORMATINET
GVHD : Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Lớp : VB2K14NT2
Nhóm : Nhóm 07
1. Lương Trung Tín
2. Lưu Thị Đoan Trang
3. Nguyễn Thị Kim Thúy
4. Trần Thanh Thảo
5. Nguyễn Thị Anh Thư
6. Nguyễn Thị Hải Yến
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
Môn học: Quản Trị Kinh Doanh Quốc tế
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC ĐỀ
XUẤT PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XI MĂNG VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR
INCLUDEPICTURE " />r.svg/125px-Flag_of_Myanmar.svg.png" \* MERGEFORMATINET
GVHD : Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Lớp : VB2K14NT2
Nhóm : Nhóm 07
1. Lương Trung Tín
2. Lưu Thị Đoan Trang
3. Nguyễn Thị Kim Thúy
4. Trần Thanh Thảo
5. Nguyễn Thị Anh Thư
6. Nguyễn Thị Hải Yến
Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2012
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Trang 1
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Trang 2
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH MYANMAR
1.1 Sơ lược về đất nước Myanmar
1.2 Tổng quan về môi trường kinh doanh Manmar
1.2.1Chính trị_Xã hội
1.2.2 Kinh tế- Pháp luật
1.2.3 Văn hóa- nghệ thụât
CHƯƠNG 2: NHU CẦU XI MĂNG TẠI THỊ TRƯỜNG MYANMAR VÀ TÌNH HÌNH
KINH DOANH NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM
2.1 Tình hình sản xuất và nhu cầu xi măng tại thị trường Myanmar
2.2 Phân tích ngành sản xuất xi măng Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh xi măng ngành xi măng Việt Nam
2.2.2 Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành xi măng Việt Nam theo mô hình Michael
Porter
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN KINH DOANH SẢN PHẨM XI MĂNG
VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MYANMAR
3.1 Những thách thức khi kinh doanh xi măng tại thị trường Myanmar
3.2 Các lợi thế của Việt Nam
3.3 Đề xuất phát triển kinh doanh quốc tế sản phẩm xi măng Việt Nam tại Myanmar
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Lời nói đầu
Năm 2012, Ngành xi măng trải qua hơn 06 tháng với đầy biến động. Có người bi quan nói:
chưa tìm thấy tia sáng ở cuối đường hầm. Hỏi đâu cũng thấy vướng, thấy khó. Từ khi thành lập
ngành, chưa bao giờ như lúc này, chúng ta phải đối mặt với những thách thức thực sự. Hơn lúc
nào hết, những người có trách nhiệm ở từng cấp ngành đang vận dụng hết các giải pháp để tháo
gỡ từng phần những những khó khăn hiện hữu không dễ vượt qua. Theo hiệp hội xi măng, giải
pháp quan trọng nhất của toàn ngành là hợp tác duy trì sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm,
bao gồm tiêu thụ sản phẩm trong nước và hợp tác xuất khẩu clinker – xi măng. Theo đó,
Myanmar nổi lên là 1 thị trường tiềm năng để xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều
thuận lợi khi xâm nhập vào thị trường Myanmar do hai nước có mối quan hệ chính trị tốt đẹp
và Myanmar đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định
hướng thị trường, có chính sách khuyến khích khu vực tư nhân phát triển ngoại thương và hỗ
trợ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong giới hạn của bài tiểu luận này, chúng tôi
sẽ đi chi tiết hơn về nhũng thuận lợi và khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang
phải đối mặt.
Trang 4
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH MYANMAR
1.1 Sơ lược về đất nước Myanmar:
Myanma còn có các tên cũ Miến Điện hay Diến Điện . Tên chính thức : Cộng hòa Liên
bang Myanma
Quốc kỳ Quốc huy
Quốc ca: Kaba Ma Kyei
Thủ đô: Naypyidaw
Thành phố lớn nhất: Yangon
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Myanma
Chính phủ : Dân sự
Tổng thống: Thein Sein
Diện tích : 676,577 km
2
Dân số: 55,4 triệu người (2009)
Mật độ : 73.9 người / km
2
Khí hậu: Nhiệt đới nóng ẩm
GDP : Ước tính 71.772 tỉ Mỹ kim
Đơn vị tiền tệ : Kyat (MMK)
Vị trí địa lý: là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung-Ấn. Có 5.876 km
đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào
(235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km.
Trang 5
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
1.2 Tổng quan về môi trường kinh doanh Myanmar:
1.2.1 Chính trị_Xã hội:
Từ khi Myanmar được kết nạp vào ASEAN (tháng 7 năm 1997), quan hệ Myanmar với các
nước ASEAN ngày càng được tăng cường và cải thiện. Myanmar tích cực tham gia các hoạt
động của ASEAN, kiên trì bảo vệ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ và đồng
thuận của ASEAN để bảo vệ lợi ích của mình.
Hiện nay, Mỹ và EU điều chỉnh chính sách với Myanmar theo hướng mềm mỏng hơn, triển
khai cả hai biện pháp là trừng phạt và tiếp cận nhằm đạt được cùng mục tiêu; Mỹ sẽ từng bước
dỡ bỏ cấm vận và cải thiện quan hệ nếu Myanmar đáp ứng yêu cầu của Mỹ, có những tiến bộ
thực chất.
Tuy bị sức ép mạnh của chính quyền Mỹ và các nước phương Tây, nhưng quan hệ của
Myanmar với các tổ chức phi chính phủ hoặc có tính nhân dân của các nước phương Tây, kể cả
Mỹ, Anh vẫn được duy trì. Các nước này vẫn tiếp tục giúp đỡ Myanmar các dự án xây dựng
trường học, giúp đào tạo y tế, dân sinh.
Sau nhiều thập niên, các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar đã tiến hành hàng loạt cải tổ
trong lộ trình hướng tới dân chủ. Ngày 4/2, quốc hội Myanmar đã nhóm họp để bầu Tổng
thống dân sự đầu tiên. Và ông U Thein Sein đã trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của
Myanmar sau 50 năm dưới quyền kiểm soát của quân đội.
Tại diễn văn nhậm chức, ông Thein Sein tuyên bố với người dân trong nước và thế giới bên
ngoài rằng, Myanmar muốn hội nhập vào sân chơi khoáng đạt và bình đẳng của thế giới trong
trào lưu dân chủ hóa toàn cầu. Một loạt các biện pháp về đối nội và đối ngoại được thực thi với
tốc độ kỷ lục. Nhưng có lẽ chuyển biến quan trọng nhất là Tổng thống Thein Sein mời lãnh tụ
đối lập Aung San Suu Kyi tham dự một cuộc họp ở Naypyidaw, cho phép bà và đảng của bà
tham gia tranh cử. Ông dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với truyền thông, trả tự do cho gần 200 tù
chính trị, thảo luận ngừng bắn với các nhóm vũ trang thiểu số Thông điệp của nước Myanmar
mới, càng rõ ràng hơn khi Tổng thống Thein Sein khẳng định ông muốn tìm kiếm sự công nhận
của quốc tế và dỡ bỏ cấm vận của phương Tây.
1.2.2 Kinh tế:
Trang 6
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Từng là một trong vài nước giàu có nhất trong khu vực hồi nửa thế kỷ trước, sự cai trị hà
khắc của chế độ độc tài quân sự ở Myanamar trong suốt 49 năm qua đã đẩy đất nước này vào
chỗ thụt lùi và cô lập.
Ngày nay, Myanmar thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Trao đổi hàng hóa chủ yếu qua biên giới
với Thái Lan, và đó cũng là đầu mối xuất khẩu ma tuý lớn nhất, và dọc theo Sông Ayeyarwady.
Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa từ khi được xây
dựng trong thập niên 1800.
Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Thiếu hụt năng
lượng là điều thường thấy trong nước, kể cả tại Yangon.
Myanma cũng là nước sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới, chiếm 8% tổng lượng sản
xuất toàn cầu và là nguôn cung cấp các tiền chất ma tuý lớn gồm cả amphetamines. Các ngành
công nghiệp khác gồm sản phẩm nông nghiệp, dệt may, sản phẩm gỗ, vật liệu xây dựng, kim
cương, kim loại, dầu mỏ và khí ga. Việc thiếu hụt nguồn nhân công trình độ cao cũng là một
vấn đề ngày càng tăng đối với kinh tế Myanma.
Đơn vị tiền tệ: kyat Myanmar. Tỉ giá hối đoái: 1USD = 6,25 kyat (10/2000)
Nông nghiệp chiếm 59,5% GDP và 65,9% lao động. Công nghiệp chế biến chiếm 7,1%
GDP và 9,1% lao động; khai khoáng 0,5% GDP và 0,7% lao động; xây dựng 2,4% GDP và
2,2% lao động; thương mại 23,2% GDP và 9,7% lao động; tài chính, dịch vụ và công chính
1,5% GDP và 8,1% lao động. GDP/đầu người: 2.399 USD (1995); GNP/đầu người: 2610 USD
(1996). Sản phẩm nông nghiệp chính (1999): lúa 17 triệu tấn, mía 5,4 triệu tấn, đậu 1,9 triệu
tấn, lạc 562 nghìn tấn, ngô 303 nghìn tấn, vừng 210 nghìn tấn, bông 158 nghìn tấn. Chăn nuôi:
bò 10,7 triệu, lợn 3,7 triệu, trâu 2,4 triệu, cừu và dê 1,7 triệu, vịt 6,1 triệu, gà 39 triệu. Gỗ tròn
22,4 triệu m³ (1998). Đánh bắt cá 917,7 nghìn tấn (1997). Sản phẩm công nghiệp chính: khai
khoáng (đồng 14,6 nghìn tấn, thạch cao 40,6 nghìn tấn, chì 1,6 nghìn tấn, thiếc 154 tấn); chế
biến (xi măng 513 nghìn tấn, phân hóa học 66 nghìn, đường 43 nghìn; 1996). Năng lượng
(1996): điện 4,3 tỉ kW.h, than 72 nghìn tấn, dầu thô 2,8 triệu thùng, khí đốt 1,6 tỉ m³. Giao
thông: đường sắt 3955 km ,đường bộ 28,2 nghìn km (1996, rải nhựa 12%).
Xuất khẩu ước tính 5,4 tỉ kyat (nông sản 26,9%, gỗ và cao su 15,7%). Bạn hàng chính:
Singapore 13,2%; Thái Lan 11,9%; Ấn Độ 22,6%; Trung Quốc 10,6%; Hồng Kông 5,8%.
Trang 7
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Nhập khẩu ước tính 12,7 tỉ kyat (máy móc và thiết bị vận tải 28,6%, tư liệu sản xuất 48%,
hàng tiêu dùng 4,3%). Bạn hàng chính: Singapore 31,1%, Thái Lan 9,8%, Trung Quốc 9,4%,
Malaysia 7%.
Đường sá tại Myanmar
Giao thông tại thành phố Yangon Myanmar
1.2.3 Văn hóa- nghệ thụât:
Myanmar là một quốc gia Phật giáo, các công trình kiến trúc và văn hóa của Myanmar mang
đậm màu sắc tôn giáo. Tháp Phật có ở khắp mọi nơi, nổi tiếng nhất là tháp vàng Shewedagon ở
thành phố Yangon và một quần thể chùa thờ Phật gồm hơn 200 ngôi chùa ở Bangan
Trang 8
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Văn
hóa Myanma được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ
chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Myanma có quy ước,
các phong tục mê tín và những điều cấm kị riêng.
Chùa
Chùa tháp vàng nổi tiếng Shewedagon - Myanmar
Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn
hóa Myanma. Hệ thống giáo dục Myanma theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những
ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon.
Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin
sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo.
Người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa ăn nhẹ. Trên
mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn
không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là một chậu
nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn.
Trang 9
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHU CẦU XI MĂNG TẠI THỊ
TRƯỜNG MYANMAR VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH
NGÀNH XI MĂNG VIỆT NAM
2.1 Tình hình sản xuất và nhu cầu xi măng tại thị trường Myanmar :
Tại Myanmar vấn đề về thị trường và năng lực sản xuất XM chưa có con số thống kê chính
thức nhưng cán cân cung - cầu Xi măng hiện tại là khả năng sản xuất chỉ khai thác được 40 -
50% công suất các nhà máy, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2,5 - 3,5 triệu tấn. Trong
khi nhu cầu thị trường từ 5 - 6 triệu tấn/năm. Số Xi măng thiếu hụt được nhập khẩu từ Thái Lan
chiếm 70 - 80% với 2 nhãn hiệu chính là Elephant và Diamond, số còn lại nhập khẩu từ
Malaysia và Trung Quốc.
Myanmar cho biết nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất XM khá phong phú, có trữ
lượng lớn tập trung phần lớn ở Madalay Division, Hpaan Mawlamyine, Ayeyarwady Division,
Kayah State.
Mạng lưới giao thông không thuận tiện như nơi thì không gần hệ thống đường thủy, nơi có
sông gần biển lại xảy ra ngập lụt, địa chất địa tầng một số nơi không ổn định, nơi lại xa nguồn
nguyên liệu than Giao thông gần như chỉ thừa hưởng lại cơ sở hạ tầng khi là thuộc địa của
Anh. Điều này được giải thích là do thu nhập bình quân đầu người còn thấp (khoảng 470
USD/người/năm) và do cấm vận kinh tế nên hệ thống giao thông kém phát triển.
Nguồn cung cấp than lại khá xa so với nguồn đá vôi, nguồn cung cấp điện rất hạn chế.
Nguồn điện chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ở các đô thị, vùng nông thôn còn thiếu
điện trầm trọng, các ngành công nghiệp đều không đủ điều kiện để sản xất. Chính phủ
Myanmar khống chế không cho các Cty tư nhân đầu tư các dự án XM có công suất trên 2 nghìn
Trang 10
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
tấn/ngày, hoặc nếu tư nhân đầu tư với công suất 500 tấn/ngày thì phải tự đầu tư hệ thống phát
điện.
Trình độ lao động thấp, dù có hơn 31 triệu lao động nhưng thực tế Myanmar rất thiếu lao
động có tay nghề. Thông tin từ VIGLACERA và các DN Việt Nam tại Myanmar thì lao động
Myanmar rất chậm, trình độ hạn chế, hầu như phải đào tạo lại mới sử dụng được. Như vậy, tính
toán đầu tư một nhà máy XM ở Myanmar cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đó một bài
toán chưa tìm ra đáp số.
Nhu cầu Xi măng tại Myamar:
Theo báo cáo của Vicem, nhu cầu nhập khẩu xi măng phục vụ cho tiêu thụ nội địa tại
Myanmar rất lớn do khả năng sản xuất của nước này mới đáp ứng được 50%. Để bù đắp cho sự
thiếu hụt này, từ nhiều năm nay, Myanmar nhập khẩu xi măng từ Thái Lan, Malaysia và Trung
Quốc. Sự thiếu hụt nguồn cung xi măng tại Myanmar không những tạo cơ hội cho các nước có
sản lượng xi măng lớn như Việt Nam tìm đường xuất khẩu
Chính phủ nước này vừa công bố, trong cả tài khóa 2001-2002 vừa qua chỉ sản xuất được
gần 379 nghìn tấn, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng xi măng nhập về
cũng giảm khoảng 8,3%.
Năm tài chính 2000-2001, Myanmar làm ra 420 nghìn tấn xi măng và nhập về một khối
lượng trị giá 29,25 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản như cầu,
đường, đập và nhà cửa, chính phủ nước này đang tìm cách cho xây thêm nhiều nhà máy sản
xuất xi măng.
Những năm gần đây kinh tế Myanmar bắt đầu mở cửa và chính phủ cởi mở hơn trong
những chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư lo ngại là theo Luật Đầu tư
thì nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận về nước nhưng hiện tại chưa có ngân hàng
nước ngoài nào được phép hoạt động tại Myanmar. BIDV mở được chi nhánh nhưng do bị cấm
vận nên chưa có DN nào thực hiện được hình thức chuyển tiền trực tiếp mà đều phải qua ngân
hàng trung gian hoặc theo hình thức hàng đổi hàng. Mức phí qua ngân hàng trung gian là một
con số không nhỏ, hơn nữa nếu chạm khung cấm vận dẫn đến tài khoản bị phong tỏa là điều
các DN lo ngại.
Trang 11
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Giá bán XM tại Myanmar tương đối hấp dẫn là một điều không thể phủ nhận. Bộ Công
nghiệp cho biết giá bán XM nhập khẩu là 90 ngàn Kyat (khoảng 112,5 USD/tấn) và giá bán
XM của nhà nước là 60 ngàn Kyat (khoảng 75 USD/tấn). Bộ Xây dựng cho biết giá XM nhập
khẩu CIF tại cảng Yagoon khoảng 85 - 89 USD/tấn, giá bán thực tế khoảng 100 - 110 USD/tấn,
còn Báo Thương mại Myanmar ra ngày 13/6/2011 cho biết XM bán lẻ tại Yagoon là 5.200
Kyat/bao; 130 USD/tấn, XM bán buôn 100 - 110 USD/tấn.
Đối với ngành XM, có thể thấy bức tranh thị trường Myanmar có những thuận lợi nhất định
như: Đã có khung pháp lý cho đầu tư nước ngoài. Chính phủ Myanmar đang có chính sách ưu
tiên cho ngành sản xuất VLXD. Nguyên liệu đá vôi có trữ lượng mỏ lớn, chất lượng tốt, thị
trường gần như mới, khả năng phát triển tốt vì cơ sở hạ tầng thấp, nhu cầu xây dựng trong
tương lai lớn. Các nhà máy XM hiện có đều có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, giá XM hiện
tại khá cao. Tuy nhiên, khó khăn cũng không hề nhỏ như: Thủ tục đầu tư còn qua nhiều cửa,
phức tạp nên chưa thuận lợi cho các DN. Chưa có ngân hàng nước ngoài nào được phép hoạt
động tại Myanmar nên khả năng chuyển lợi nhuận về nước khó khăn. Trình độ nguồn nhân lực
thấp, đất nước bị cấm vận, điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý rất thuận lợi để DN các nước ở
gần như Trung Quốc, Thái Lan đầu tư vào Myanmar. Như vậy, tìm kiếm thị trường xuất khẩu
sang Myanmar của VICEM nói riêng và các DN sản xuất XM Việt Nam nói chung vẫn là
"cuộc chơi đầy thách thức".
2.2 Phân tích ngành sản xuất xi măng Việt Nam:
2.2.1 Tình hình sản xuất và kinh doanh xi măng ngành xi măng Việt Nam:
Nền kinh tế thế giới trong những năm vừa qua bước vào giai đoạn phát triển ổn định và có
thiêng hướng chú ý vào nền kinh tế Châu Á. Tiêu dùng xi măng không ngừng tăng trưởng và là
động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp xi măng phát triển tại một số nước đang phát
triển như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia… Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn
160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các nước có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản
lượng lớn của thế giới thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á
là Thái Lan và Indonesia.
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng năm 3,6% năm nhu
cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trên thế giới: (nhu cầu các nước
Trang 12
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
đang phát triển 4,3% năm, riêng châu Á bình quân 5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ
1%/năm. Ngoài ra tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở Đông Âu, Đông
Nam Á.
Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua phải kể đến: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,
Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italya, Braxin, Iran, Mê hy cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt
Nam, Ai Cập, Pháp, Đức…
Xi măng là một trong những ngành ra đời từ rất sớm tại nước ta. Cùng với các ngành khác
như than, dệt, đường sắt, ngành xi măng có lịch sử phát triển hơn trăm năm tại Việt Nam và
đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta, trung bình từ 10% - 12%
GDP hằng năm. Vì thế Chính phủ xác định Xi măng là ngành phát triển chiến lược nhằm hỗ trợ
phát triển kinh tế.
Ngày 25/12/1899, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Paul Doumer đặt một khối đá vôi
lớn tại chân móng lò nung trên mảnh đất ngã ba sông Cấm, Hải Phòng để đánh dấu sự ra đời
nhà máy xi măng (XM) đầu tiên ở Đông Dương, và đây cũng được xem là nhà máy xi măng
đầu tiên của Việt Nam với nhãn mác Rồng Xanh, Rồng Đỏ và hàng vạn tấn xi măng Hải Phòng
đã có mặt trên thị trường tiêu thụ ở các nước như vùng Viễn đông, Vladivostoc, Java
(Indonesia), Hoa Nam (Trung Quốc), Singapore
Hiện nay năng lực sản xuất xi măng trong nước của Việt Nam vào khoảng 55 triệu tấn. Một
số nhà máy lớn nằm rải rác khắp đất nước như:
- Xi măng Vicem Hà Tiên : 8 triệu tấn/năm
- Xi măng Nghi Sơn: 4,3 triệu tấn/năm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa)
- Xi măng Bỉm Sơn : 3,8 triệu tấn/năm (Thanh Hóa)
- Xi măng Vinaconex Yên Bình : 3,5 triệu tấn/năm ( Yên Bình , Tỉnh Yên Bái )
- Xi măng Cẩm Phả: 2,3 triệu tấn/năm
- XM Tam Điêp: 1,4 triệu tấn
- XM Bút Sơn
- XM Hoàng Thạch
- XM Hài Phòng
- XM Phúc Sơn
Trang 13
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
- XM Chinfon
Hiện nay trên sản phẩm xi măng trên thị trường có nhiều loại, tuy nhiên thông dụng trên thị
trường Việt Nam gồm hai loại sản phẩm chính:
Xi măng Portland chỉ gồm thành phần chính là clinker và phụ gia thạch cao. Ví dụ: PC 30,
PC 40, PC 50.
Xi măng Portland hỗn hợp vẫn với thành phần chính là clinker và thạch cao, ngoài ra còn
một số thành phần phụ gia khác như đá pudôlan, xỉ lò. Ở thị trường các loại xi măng này có tên
gọi như PCB 30, PCB 40.
Việt Nam có khoảng 31 dự án xi măng lò quay với tổng công suất thiết kế là 39 triệu tấn
được phân bổ ở nhiều vùng trên cả nước. (Đa số tập trung ở miền Bắc, miền Trung và chỉ có
4/31 nằm ở miền Nam). Hiện nay các nhà máy xi măng phân bố không đều giữa các khu vực.
Hầu hết các nhà máy tập trung nhiều tại miền Bắc nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn, trong
khi đó các nhà máy lớn phía Nam rất hạn chế. Do đó nguồn cung xi măng ở phía Bắc trở nên
dư thừa khá lớn.
Từ năm 1991 đến nay là giai đoạn phát triển mạnh nhất của ngành xi măng Việt Nam. Sau
hơn 20 năm, tổng công suất thiết kế đã gấp 13 lần và Việt Nam trở thành nước đứng đầu khối
ASEAN về sản lượng xi măng. Năm 2010, tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đạt 63
triệu tấn, năng lực sản xuất 53 triệu tấn, về cơ bản cung đã vượt cầu. Theo định hướng quy
hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam, tổng công suất năm 2015 là 84 triệu tấn và đến năm
2025 là 121 triệu tấn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành xi măng trong những
năm gần đây đã đặt ngành xi măng trước những thách thúc và cơ hội mới.
Tình hình sản xuất xi măng trong 2 năm trở lại đây:
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2011, do chính sách thắt chặt đầu tư công, lãi suất
cho vay ở mức cao… đã khiến nhiều công trình xây dựng bị cắt giảm, bất động sản ế ẩm…
Trong khi đó, công suất sản xuất của các nhà máy xi măng thì ngày càng đi vào ổn định.
Những yếu tố trên đã khiến lượng tiêu thụ xi măng trong nước cả năm chỉ ở mức 49,15 triệu
tấn. Lượng xuất khẩu là 5,5 triệu tấn, cộng với lượng dự trữ khoảng 3 triệu tấn. Theo đó, sản
lượng của toàn ngành mới đạt 85% công suất thiết kế (tổng công suất thiết kế là 67 triệu tấn) và
Trang 14
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
lượng tiêu thụ đạt 91% kế hoạch của năm. Trong khi đó doanh nghiệp xi măng lại đứng trước
áp lực tăng giá khi giá than, giá điện, nguyên liệu tăng cao, cùng với biến động của tỷ giá. Điều
này khiến nhiều doanh nghiệp tính tới việc giảm lợi nhuận khoảng 30% so với năm trước. Sản
xuất và tiêu thụ giảm, nhưng ngược lại, năng lực sản xuất của toàn ngành (công suất thiết kế,
sản lượng) lại tăng khoảng 10% so với năm 2011. Dự kiến, năm 2012 toàn ngành xi măng dư
thừa khoảng 6 triệu tấn.
Trong năm 2012, lượng xi măng tiêu thụ tại thị trường nội địa ước đạt từ 52 - 53 triệu tấn và
lượng xuất khẩu vào khoảng 6 triệu tấn. Năm nay, sẽ có thêm 8 nhà máy xi măng mới với tổng
công suất 6,9 triệu tấn đi vào hoạt động, nâng công suất của toàn ngành lên 73 triệu tấn. Trong
khi, tổng lượng tiêu thụ xi măng trong năm tới của Việt Nam mới chỉ đạt gần 60 triệu tấn, tức
chiếm khoảng 86% công suất của toàn ngành. Như vậy, sản lượng dư thừa khiến các doanh
nghiệp phải mở rộng thị trường tiêu thụ và đặt ra mục tiêu xuất khẩu dài hạn.
Việc mở rộng thị trường trong nước là một bài toán nan giải cho ngành. Bởi vì nhiều yếu tố,
chẳng hạn như: thị trường bất động sản đình trệ, ảm đạm và chưa có dấu hiệu phục hồi; nhiều
nhà đầu tư không còn đủ khả năng để tiếp tục thực hiện những dự án, công trình còn dang dở;
… Thật sự ,việc mở rộng thị trường tiêu thụ trong giai đoạn kinh tế đang trong giai đoạn “trầm
lắng" là quá khó khăn đối với các doanh nghiệp.
Do XK xi măng mang lại giá trị kinh tế rất thấp và không làm giàu đất nước. Chưa kể, phát
triển vật liệu xi măng dễ phá vỡ cảnh quan thiên nhiên do nguyên liệu đầu vào của mặt hàng
này phần lớn là núi đá vôi. Trên thế giới, rất ít nước có chủ trương đầu tư, phát triển xi măng
xuất khẩu. Chúng ta xác nhận phương án xuất khẩu này không là giải pháp tối ưu cho ngành xi
măng Việt Nam về lâu dài, nhưng để giải quyết những khó khăn – khủng hoảng thừa mà
chúng ta đang đối mặt, đây là một giải pháp tốt cho tình trạng hiện nay. Điều quan trọng là
ngành xi măng cần có quy hoạch cho XK một cách cụ thể, rõ ràng.
Tình hình XK xi măng:
Theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định
hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dự báo nhu cầu trong nước đến
năm 2020 khoảng 95 triệu tấn. Trong khi đó, dự kiến đến năm 2020 tổng công suất trong cả
nước đạt 130 triệu tấn. Thực tế đó cho thấy sản xuất xi măng đang dần vượt xa nhu cầu tiêu
Trang 15
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
thụ, đòi hỏi ngành xi măng phải tăng cường tìm kiếm và mở rộng thị trường quốc tế để nâng
cao sản lượng xuất khẩu.
Theo Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), tính đến cuối tháng 2/2012,
Vicem đã xuất khẩu được 226.000 tấn xi măng và clinker, tăng 326% so với cùng kỳ năm
2011. Và trong 6 triệu tấn sản phẩm dự kiến sẽ xuất khẩu vào năm 2012, sẽ có khoảng 500
nghìn tấn xi măng và 5,5 triệu tấn clinker. Về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu xi măng, các
doanh nghiệp đã tăng cường tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, hợp lý hoá trong khâu vận
chuyển, khắc phục những hạn chế về hoạt động bốc xếp hay logistics để tăng cường xuất khẩu
sản phẩm xi măng.
Kể từ năm 2010, một vài chuyến tàu cỡ nhỏ 12.000 DWT đến 40.000 DWT đã bắt đầu giao
những chuyến hàng Clinker đầu tiên đi Bangladsesh và Đài Loan… đến nay đã thu được kết
quả tốt đep là sản lượng Clinker và xi măng xuất khẩu đạt trên 5 triệu tấn năm 2011. Với những
con số ấn tượng như vậy, xuất khẩu xi măng Việt Nam có thể hoàn toàn tự tin so sánh với các
nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc về khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải lớn,
cũng như khả năng cung cấp xi măng và clinker của mình.
Việc tìm kiếm thị trường cho XK xi măng không đơn giản, bởi lẽ xi măng là mặt hàng đặc
thù, có giá trị thấp, nhưng lại rất cồng kềnh, nên tốn nhiều chi phí vận chuyển. Ngoài ra, nếu
không bảo quản tốt, chỉ một thời gian ngắn, sản phẩm sẽ bị đông cứng, biến chất. Xi măng Việt
Nam đang hướng tới thị trường các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Myanmar, hay
thậm chí xa xôi hơn là Trung Đông và Châu Phi. Đó là những thị trường tiềm năng vì kinh tế
của họ chưa phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng còn thiếu, nhu cầu xây dựng vẫn còn cao. Tuy nhiên
để có thể đến được thị trường này các DN phải đẩy mạnh hơn trao đổi thông tin, quảng bá sản
phẩm Một nhân tố ảnh hưởng khác đó là nước ta có vị trí địa lý sát với quốc gia sản xuất xi
măng lớn nhất thế giới Trung Quốc, do đó phải cụ thể hóa thị trường xuất khẩu khi nhu cầu
trong nước đã tạm thời ổn định. Doanh thu và lợi nhuận các năm sẽ không có sự đột phá lớn do
đặc thù của ngành sản xuất đều có kế hoạch dài hơi, công suất máy móc không thể thay thế một
sớm một chiều. Thêm nữa, phần nhiều các đơn hàng xi măng xuất khẩu hiện nay đều qua trung
gian nên phải chịu một khoản chi phí môi giới khá cao làm tăng giá thành sản phẩm. Những thị
trường nhập khẩu xi măng lớn đòi hỏi rất khắt khe không chỉ về chất lượng mà còn nhiều yếu
Trang 16
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
tố khác như dây chuyền công nghệ, việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất; nhà máy phải có công
suất lớn và đặc biệt là khả năng tập kết hàng với số lượng lớn trong thời gian ngắn , điều mà
không có nhiều doanh nghiệp xi măng Việt Nam đáp ứng được.
Một khó khăn khác của việc xuất khẩu xi măng là phải tính đến yếu tố vùng.
Đáng chú ý, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành công nghiệp xi măng thế giới chấp
nhận một thực tế là một nhà máy chỉ có thể sản xuất- kinh doanh có hiệu quả trong bán kính
tiêu thụ khoảng 300 km đường bộ vì vận chuyển hàng đi xa với mặt hàng có tỷ trọng lớn mà
giá trị thấp như xi măng sẽ phải chịu mức cước lớn. Vì thế xuất khẩu hiện tại của các doanh
nghiệp xi măng tại Việt Nam vẫn chủ yếu bằng đường bộ (trừ những đơn hàng lớn như xi măng
Thăng Long, xi măng Vinakansai) qua Lào, Campuchia và Trung Quốc, nhưng thị trường Lào
rất nhỏ, nhu cầu ít, hơn nữa thuế nhập khẩu xi măng vào nước này ngày càng tăng. Campuchia
có hai nhà máy và nhu cầu nhập không đáng kể, hơn nữa lại thường nhập từ Thái Lan, trong
khi Trung Quốc là cường quốc xuất khẩu xi măng, nên khó chen chân vào được.
Việc tìm kiếm những đơn hàng lớn, xuất khẩu qua đường biển rõ ràng là thách thức không
nhỏ. Do đó, để xuất khẩu thành công, các công ty xi măng cần nghiên cứu kỹ thị trường, điều
chỉnh cơ chế một cách linh hoạt từ khâu sản xuất, phân phối đến tiêu thụ, vận chuyển, đồng
thời tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường ngoài các thị trường Lào và Campuchia. Chính từ
động lực này, nhóm chúng tôi tìm đến cơ hội xuất khẩu cho xi măng Việt Nam vào thị trường
Myanmar.
2.2.2 Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành xi măng VN theo mô hình Michael Porter:
Nhóm các điều kiện thâm dụng:
Các điều kiện thâm dụng được đề cập ở đây là những yếu tố tự nhiên nhằm phục vụ cho sự
phát triển của ngành như Tài nguyên thiên nhiên, Vốn và Lao động.
Việt Nam chúng ta có lợi thế về điều kiện tự nhiên được nhiều ưu đãi với những núi đá lớn
trải dài từ Bắc xuống Nam, đặc biệt là khu vực bắc bộ. Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài
nguyên đá rất lớn, lợi thế trong xây dựng và sản xuất ximăng, góp phần không nhỏ tạo công ăn
việc làm cũng như sự phát triển kinh tế của một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến nay trên
địa bàn tỉnh có hàng chục doanh nghiệp khai thác, chế biến, kinh doanh đá vôi. Thị trường tiêu
thụ cũng mở rộng ra nhiều địa phương, chủ yếu là các công trình dân dụng, công nghiệp.
Trang 17
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Không chỉ cho Quảng Ninh mà hầu hết các nhà máy sản xuất xi măng ở phía bắc đều lấy đá vôi
ở Quảng Ninh. Riêng trên địa bàn Quảng Ninh cũng có hàng chục nhà máy sản xuất xi măng,
công suất 2- 3 triệu tấn/năm. Do đó, doanh nghiệp khai thác, chế biến đá phát triển ở hầu hết
các địa phương từ Đông Triều đến Mông Dương (Cẩm Phả). Hay như tỉnh Kiên Giang có 8 mỏ
đá vôi với trữ lượng hơn 153 triệu tấn; 4 mỏ sét xi măng có trữ lượng hơn 82 triệu tấn. Trong 8
mỏ đá vôi, có 6 mỏ trữ lượng lớn được Bộ TN&MT cấp phép cho 5 nhà máy xi măng và một
nhà máy sản xuất clinker công suất 450 nghìn tấn/năm. Các mỏ đá vôi còn lại đã được tỉnh cấp
11 giấy phép khai thác, tạo điều kiện thuận lợi đầu tiên để phát triển ngành công nghiệp sản
xuất xi măng.
Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất xi măng đã trở thành một trong những ngành công
nghiệp quan trọng để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh hơn.
Tuy nhiên, nếu chúng ta dựa vào ưu đãi của thiên nhiên mà khai thác một cách bừa bãi, vô tổ
chức, không kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về dài lâu. Thế nên, quan trọng
nhất trong nhóm điều kiện này vẫn là vấn đề về Nguồn nhân lực.
Ngày trước, khi trình độ công nghệ còn lạc hậu, các doanh nghiệp có thể sử dụng tới 350-
400 lao động, sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công, năng suất thấp, môi trường sản
xuất nặng nhọc, độc hại, năm nào cũng xảy ra tai nạn lao động. Từ những năm 2000 trở lại đây,
các công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần, số lượng lao động giảm hơn một nửa, bù
lại số lượng công ty gia nhập ngành lại ngày càng tăng. Các công ty đã đầu tư hàng tỷ đồng lắp
đặt dây chuyền đập, nghiền, sàng liên hợp, công suất lớn để thực hiện sản xuất nhằm giảm
cường độ lao động, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, chế biến được nhiều sản
phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt tạo việc làm cho nhiều lao động nữ hơn, tăng nguồn
thu cho doanh nghiệp và cả cho đất nước. Trình độ tay nghề người lao động được nâng cao nhờ
công tác huấn luyện và đào tạo bên cạnh sự hướng dẫn của đội ngũ quản lý có óc sáng tạo,
tầm nhìn rộng lớn, được tu nghiệp ở trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, vấn đề về an toàn lao
động, chăm sóc sức khỏe của người lao động ngày càng được cải thiện hơn. Nhờ vậy, người lao
động chuyên tâm làm việc với năng suất cao, đời sống của họ ngày càng nâng cao chất lượng
hơn, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước.
Trang 18
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Để có được sự nâng cao chất lượng, cải tiến kỹ thuật, thì chúng ta cần có Vốn. Nhờ có vốn,
đội ngũ lao động của ngành sản xuất xi măng được đào tạo, huấn luyện tốt, tạo điều kiện nâng
cao và cải thiện đời sống người lao động. Cũng nhờ có vốn, cơ sở hạ tầng khu vực làm việc
được cải thiện, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng được vận hành trôi chảy để tạo ra năng suất
cao, chất lượng sản phẩm tốt. Bên cạnh nguồn vốn tự có do doanh nghiệp tích lũy được, các
doanh nghiệp còn được đầu tư, hỗ trợ bởi vốn của Nhà nước. Điều này cho thấy, sự quan tâm
của Chính phủ với ngành sản xuất xi măng rất nhiều.
Cả ba yếu tố được chúng tôi đề cập trên đây đều là những yếu tố quan trọng và không thể
thiếu trong bất kì ngành sản xuất nào kể cả ngành sản xuất xi măng. Chúng ta cần biết kết hợp
hài hòa và sử dụng đúng chỗ, đúng lúc để chúng phát huy được hết khả năng, mang lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp sản xuất. Hiện nay ngành xi măng của chúng ta không chỉ đủ sức để
phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn đủ khả năng phục vụ những thị trường tiềm năng, màu
mỡ khác là nhờ vào vận dụng tốt cả ba yếu tố trên.
Những điều kiện về nhu cầu:
Sau hòa bình lập lại, nước ta bắt đầu công cuộc xây dựng lại đất nước, đổi mới toàn diện về
mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Nhờ vậy,
nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu xây dựng dần hình thành và các ngành sản xuất,cung cấp
nguyên vật liệu xây dựng phát triển và được quan tâm sâu sắc. Khi nền kinh tế của chúng ta
khởi sắc, cũng là lúc nhu cầu về xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều hơn.
Đường xá được mở rộng, nối dài. Các tòa cao ốc, nhà nhiều tầng dần mọc lên khắp nơi,.Hay
như chúng ta đã có chương trình bê tông hóa đường làng, những cây cầu nối liền giữa các tỉnh
để thúc đẩy mối quan hệ giao thương, kinh tế liên tỉnh phát triển… Tất cả những sự việc ấy cho
thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất xi măng là điều cần thiết. Đó
không chỉ là nhu cầu riêng của Việt Nam mà chắc hẳn cũng là nhu cầu phổ biến của nhiều quốc
gia khác, đặc biệt là những nước nghèo, lạc hậu hoặc đang phát triển.
Nhu cầu xi măng có thể được mô tả như là một thị trường đa cấp – có nhu cầu xi măng trực
tiếp và nhu cầu xi măng gián tiếp. Tính linh hoạt của mức cầu xi măng theo giá bán trong một
thị trường phát triển được xem là không đáng kể - việc giảm giá bán không có vẻ gì là sẽ dẫn
đến việc tăng nhu cầu xi măng, vì đó là động cơ chưa đủ để kích thích gia tăng hoạt động xây
Trang 19
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
dựng. Không có các sản phẩm thay thế trực tiếp cho xi măng, còn bê tông trong lĩnh vực xây
dựng nhà ở đang ngày càng được thay thế bởi sắt thép, nhôm, gỗ, gạch xây, … Riêng bê tông
xây dựng đường xá đang cạnh tranh với nhựa đường. Trong những năm gần đây, tính linh hoạt
chéo về giá bán xi măng đã tăng lên. Cũng vậy tính linh hoạt về mức cầu xi măng theo lợi
nhuận có thể được xem là tích cực.
Hiện nay, người tiêu dùng đang tạm thời thắt chặt chi tiêu, nhu cầu về vật liệu xây dựng
ngày càng ít, trong khi sản lượng xi măng ngày một tăng lên, vượt khỏi nhu cầu thị trường nội
địa. Việc tiêu thụ sản phẩm giảm nhưng trong năm 2012 cả nước dự kiến tiếp nhận thêm 7-8 dự
án nhà máy xi măng đi vào hoạt động, với công suất xấp xỉ 7 triệu tấn/năm, nâng công suất
cung ứng ra thị trường lên 77 triệu tấn/năm, cao hơn 25 triệu tấn so với nhu cầu thực tế. Chính
phủ dù không khuyến khích xuất khẩu “tài nguyên” đất nước, nhưng trước tình trạng này, buộc
phải thay đổi chính sách, khuyến khích doanh tìm kiếm những thị trường mới để giải quyết
lượng hàng tồn kho, cứu nguy cho doanh nghiệp. Một là giải quyết lượng xi măng tồn kho, hai
là doanh nghiệp thu được ngoại tệ. Nhu cầu xuất khẩu xi măng bắt đầu hình thành từ đây. Tuy
vậy, để đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, vượt qua khó khăn hiện tại, ngành xi măng
Việt Nam cần sự hỗ trợ từ nhiều ngành khác.
Các ngành công nghiệp liên kết và hỗ trợ:
Là ngành sản xuất trực tiếp sử dụng lượng than, điện, dầu rất lớn, ngành sản xuất xi măng
luôn phải đối mặt với tình hình căng thẳng khi giá nguyên liệu đầu vào đồng loạt tăng.
Theo tính toán của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, giá than tăng 10% đội giá clinker tăng 25 -
30 nghìn đ/tấn, giá dầu tăng thêm 2.100 đ/lít đã khiến mỗi tấn clinker gánh thêm 10 - 15 nghìn
đồng, ngành điện cũng “nhấp nhổm” tăng giá, nếu ngành điện tăng giá thêm 10% thì chi phí
thêm mỗi tấn xi măng ước chừng tăng 10 - 15 nghìn đ/tấn clinker. Như vậy, làm phép toán đơn
giản, khi cả 3 nguyên liệu đầu vào là than, dầu, điện cùng tăng thì mỗi tấn clinker phải gánh
thêm chi phí 60 - 70 nghìn đ/tấn. Chi phí nhiên liệu chiếm rất cao (từ 30 - 40%) giá thành, nay
ước sẽ còn tăng tiếp từ 3 - 5%.Việc giá vận chuyển đột ngột tăng vọt đã ảnh hưởng không nhỏ
tới giá thành sản xuất. Thông thường, trong kết cấu giá thành vận chuyển thì xăng dầu chiếm tỷ
lệ 50%. Điều này góp phần tạo thêm áp lực tăng giá bán xi măng của doanh nghiệp. Người tiêu
dùng lại phải chịu thêm một khoản chi phí khi mua sản phẩm này.
Trang 20
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng cao làm doanh nghiệp thêm khó khăn. Áp lực lãi vay cũng
tạo thêm gánh nặng cho ngành xi măng, bởi trước khi ngân hàng công bố giảm lãi suất từ ngày
13/3/2012 thì hầu hết các nhà máy xi măng vẫn phải vay với mức lãi suất 17 - 18%/năm. Tính
ra chi phí tài chính + chi phí khấu hao lên tới 70 - 100 nghìn đ/tấn.
Như vậy, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cộng với lãi suất ngân hàng buộc xi măng phải
điều chỉnh giá bán là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, tăng ở mức độ nào doanh nghiệp cần phải
tính toán cho phù hợp. Nhưng quan trọng nhất, các doanh nghiệp xi măng cần tiếp tục tái cấu
trúc doanh nghiệp, tiết giảm chi phí, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất,
đặc biệt đẩy nhanh các dự án sử dụng năng lượng thay thế như công nghệ tận dụng nhiệt thừa
để phát điện và tận dụng nhiệt thải làm năng lượng đốt lò nhằm giảm chi phí điện mua từ EVN.
Để đảm bảo cho lợi ích của người tiêu dùng và cả doanh nghiệp, các ngành nên liên kết và
hỗ trợ nhau tốt hơn nữa.
Tổ chức chiến lược & sự cạnh tranh
Một yếu tố quan trọng trên một thị trường là yếu tố khu vực địa lý có liên quan là nơi mà
các điều kiện cạnh tranh đối với tất cả các nhà cung cấp đều giống nhau. Trong ngành công
nghiệp xi măng, sự hạn chế của các thị trường nội địa được xác định đầu tiên bằng các chi phí
vận tải. Một nhà cung cấp có thể mở rộng khu vực phân phối trong mạng lưới phân phối của
mình khi các khách hàng ở gần về mặt địa lý đang hỗ trợ cho các khách hàng ở xa.
Hạ thấp các rào cản đối với việc thâm nhập vào thị trường và các tác động của việc sinh lợi
rất có khả năng dẫn đến việc các thành viên mới tham gia vào thị trường, tăng nguồn cung và
giảm dần giá bán. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp xi măng, bên cạnh các bí quyết công
nghệ lớn, các giấy phép xây dựng và các hạn chế khai thác cũng như các hạn chế liên quan đến
việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm, sẽ có rất ít cơ hội cho các thành viên mới tham
gia thị trường. Hơn nữa, nhu cầu đáng kể về nguồn vốn cho phép thì chỉ các công ty từ các thị
trường khác nhau tham gia vào thị trường mới có đủ nguồn vốn. Do đó, phương thức dễ dàng
nhất là mua lại các nhà sản xuất xi măng đang gặp rắc rối về tài chính. Điều này có nghĩa là số
lượng các nhà sản xuất đang cung ứng xi măng sẽ không tăng lên nhanh và nhiều. Chỉ có sách
lược đầu tư năng động mới làm tăng các công suất.
Trang 21
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Ngoài ra, trước nguy cơ sản lượng xi măng dư thừa ngày càng lớn, Bộ Xây dựng đã có một
loạt động thái nhằm giải quyết khó khăn cho ngành xi măng. Bên cạnh việc đề xuất Chính phủ
chỉ đạo các địa phương ngưng cấp phép các dự án mới, Bộ yêu cầu các doanh nghiệp, đặc biệt
là các công ty liên doanh như xi măng Nghi Sơn, xi măng Chinfon Hải Phòng, xi măng Phúc
Sơn… nhanh chóng xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Nhờ vậy, các doanh nghiệp xi
măng Việt Nam cạnh tranh và hợp tác với nhau để cùng vượt qua khó khăn và giúp ngành xi
măng trụ vững trên thị trường quốc tế.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN KINH DOANH SẢN
PHẨM XI MĂNG VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG MYANMAR
3.1 Những thách thức khi kinh doanh xi măng tại thị trường Myanmar:
Đầu tiên là về vị trí địa lý: xét về vị trí địa lý thì Việt Nam sẽ khó khăn hơn so với Thái Lan
và Trung Quốc khi xuất khẩu do hai nước này có đường biển tiếp giáp với Myanmar nên học
có rất nhiều thuận lợi trong vận chuyển hàng.
Cơ sở hạ tầng: Do một thời gian dài bị Mỹ cấm vận kinh tế kết hợp với chính sách nền
kinh tế đóng nên nền kinh tế Myamnar suốt một thời kỳ hầu như không phát triển thậm chí còn
tụt lại, phần lớn các cơ sở hạ tầng và công trình xây dựng đã cũ kỹ và thiếu thốn điều này gây
khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp trong quá trình đi lại và làm việc tại đây. HIện nay
Việt Nam vẫn chưa có đường bay thẳng qua Myanmar mà phải quá cảnh sang Thái Lan. Bên
cạnh đó mạng lưới giao thông lại không thuận tiện như nơi thì không gần hệ thống đường thủy,
nơi có sông gần biển lại xảy ra ngập lụt, địa chấn địa tầng, nơi lại xa nguồn nguyên liệu than
Nguồn nguyên nhiên liệu: Nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu còn nhiều gặp nhiều
khó khăn, nguyên liệu than lại khá xa so với nguồn đá vôi, nguồn cung cấp điện rất hạn chế.
Nguồn điện chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt ở các đô thị, vùng nông thôn còn thiếu điện
trầm trọng, các công nghiệp đều không đủ điều kiện sản xuất.
Khâu thanh toán: Khâu thanh toán cũng gặp rất nhiều bất lợi. Doanh nghiệp Viêt Nam phải
giao dịch thông qua một số ngân hàng tại Singapore như United Overseas Bank, HSBC hoặc
qua chi nhánh của 2 ngân hàng này tại TPHCM. Viêc các ngân hàng Myanmar thiếu nhiều
ngoại tệ cũng gây khó khăn cản trở thanh toán, vì vậy họ thường muốn giao dịch qua phươg
thức hàng đổi hàng.
Trang 22
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Cơ chế thuế quan: Do đang thời kỳ đầu mở cửa nên cơ chế thuế quan của Myanmar chưa
thông thoáng mà vẫn còn bao cấp đối với một số hàng hóa tiêu dùng thiết yếu như nhà ở cho
công chức, điện nước sinh hoạt, cước phí điên thoại, xăng dầu, vận tải.
Pháp luật: Theo luật đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận về nước nhưng
hiện tại chưa có ngân hàng nào được phép hoạt động tại Myanmar.
Lao động: Dù có 31 triệu lao động nhưng thực tế Myanmar rất thiếu lao động có tay nghề.
Lao động Myanmar rất chậm, trình độ hạn chế, hầu như phải đào tạo lại mới sử dụng được.
3.2 Các lợi thế của Việt Nam khi kinh doanh xi măng tại Myanmar:
- Nhu cầu nhập khẩu xi măng phục vụ tiêu thụ nội địa tại Myanmar rất lớn do khả năng
của sản xuất của quốc gia này mới đáp ứng được 50% nhu cầu.
- Myanmar có nguồn tài nguyên phong phú và giàu có
- Là nước có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, với dân số 54,5 triệu người, có vị trí thuận
lợi cho hợp tác trong khu vực.
- Giá bán xi măng tại quốc gia này cũng khá hấp dẫn so với giá xuất khẩu sang thị trường
Bangladesh, Lào; campuchia. Giá xi măng nhập khẩu giá CIF tại cảng Yagoon từ 85 đến
89USD/tấn, giá bán thực tế khoảng 100-110USD/tấn. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 5/2010,
Myanmar là nước duy nhất cấp visa ngay tại cửa khẩu cho công dân từ các nước đến Myanmar.
Cụ thể, khách du lịch được cấp phép lưu trú 28 ngày, (không gia hạn), doanh nghiệp được lưu
trú 70 ngày (được gia hạn thêm), công vụ 28 ngày (được gia hạn). Các nhà đầu tư nước ngoài
vào Myanmar sẽ được đầu tư 100% vốn, không bị khống chế mức tối đa nhưng bị khống chế
mức tối thiểu, nghĩa là không được đầu tư dưới 35%.
Myanmar và Việt Nam có quan hệ từ rất sớm. Từ năm 1947 Việt Nam đã đặt cơ quan
thường trú ở Yagoon. Chính quyền vá các đoàn thể nhân dân Myanmar tích cực ủng hộ nhân
dân ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Myanmar đã có nhiều bước tiến tích cực trong
những năm gần đây. Năm 2009 Việt Nam đứng thứ 14 trong số các nhà xuất khẩu hàng hóa
vào Myanmar. Hiện Myanmar đang mở cửa để giao lưu phát triển kinh tế quốc tế.
Trang 23
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
Sức mua và tiêu thụ những mặt hàng dân dụng ngày càng tăng là cơ hội để các doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar. Việt Nam vinh dự là nước duy nhất tổ chức hội chợ
quốc tế tại Myanmar. (tháng 4/2010 là lần thứ 2 tổ chức hội chợ quốc tết tại quốc gia này).
Quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước chính là nền tảng và là cơ sở vững chắc để phát triển
hợp tác kinh tế giữa hai bên.Quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp cả về chiều
rộng và chiều sâu, không chỉ trên phương diện chính trị, ngoại giao, văn hóa mà còn cả lĩnh
vực thươgn mại, du lịch và đầu tư. Theo thống kê, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 16 của
Myanmar. Theo thương vụ Việt Nam, các sản phẩm mà Myanmar có nhu cầu lớn nhưng doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa thâm nhập vào thị trường này nhiều và phong phú là thuốc và thiết
bị y tế, xăm lốp các loại, đồng hồ đo điện, phụ tùng các loại, vật liệu xây dựng và trang trí nội
thất, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phân bón các loại
Trong lĩnh vực xây dựng, Myanmar rất phấn khởi có quan hệ hợp tác với một số doanh
nghiệp như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Công ty cổ phần SIMCO Sông Đà trong lĩnh vực
đầu tư các dự án xây dựng khách sạn và trung tâm văn hóa – thương mại cũng như một số dự
án phát triển khác tại Myanmar.
Chính phủ Việt Nam quyết tâm thúc đẩy và tạo điều kiện cho dianh nghiệp Việt Nam đầu tư
ra nước ngoài nói chung và tại Myanmar nói riêng.
3.3 Đề xuất nhằm phát triển kinh doanh sản phẩm xi măng Việt Nam tại Myanmar:
Tuy nền kinh tế Myanmar còn gặp nhiều khó khăn do nhiều năm bị Mỹ và EU cấm vận
nhưng với nguồn tài nguyên phong phú như gỗ quý, khoáng sản, dầu khí, thủy sản có trữ lượng
lớn, đất đai phì nhiêu, cùng nhu cầu tái thiết đất nước sau bao năm thì hiện nay Myanmar
đang vươn lên và là thị trường nhiều tiềm năng trong việc hợp tác kinh tế và thương mại với
các nước.Và đây cũng là một thị trường vô cùng hấp dẫn cho các doanh nghiệp xi măng. Các
doanh nghiệp xi măng Việt Nam nên biết tận dụng và nắm bắt thời cơ để giành lấy thị phần
Myanmar góp phần giải quýêt bài tóan cung vượt cầu cho xi măng tại Việt Nam tạo động lực
thúc đẩy cho sự phát triển mạnh ngành xi măng nước nhà.
Đề xuất đầu tiên mà nhóm đưa ra là khi quyết định kinh doanh tại thị trường Myanmar, các
doanh nghiệp xi măng Việt Nam phải lập một bản kế họach kinh doanh chi tiết cụ thể phải phù
hợp, muốn làm được điều này các doanh nghiệp nước ta cần tìm hiểu nắm rõ nhu cầu thị
Trang 24
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 GVHD: Thạc sĩ Trương Thị Minh Lý
trường, văn hoá cũng như tập quán, sở thích của người bản xứ, bởi hiện nay, lưu ý một số công
ty của Myanmar bị Mỹ và EU cấm vận, phong toả tài sản nên các công ty này không thể thanh
toán qua ngân hàng với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam không nên xuất,
nhập khẩu hàng hoá với các công ty này vì có thể bị mất tiền hoặc hàng hoá.
Một đề xuất khác nữa là do phong tục tập quan, thị hiếu tiêu dùng khác nhau nên cùng một
mặt hàng, Vì vậy nhà sản xuất Việt Nam cần phải nắm kỹ thị hiếu để đưa ra những công thức
sản xuất hoặc qui cách sản phẩm phù hợp.
Muốn dễ dàng hơn trong việc đầu tư tại Myanmar, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam
nên hợp tác với các đối tác tại nước chủ nhà. Phải tìm hiểu kỹ luật pháp và phải nói tiếng Anh
giỏi. Mặc dù có thông dịch viên và có đối tác nhưng thực tế, rát ít doanh nghiệp Việt Nam có
khả năng giao dịch tốt tiếng Anh nên không ít trường hợp kinh doanh bất thành do phiên dịch
không hiểu hết lĩnh vực của nhà đầu tư, đưa ra những thông tin phiên dịch không chính xác.
Bên cạnh đó, doanh nhân Myanmar thường có thói quen làm ăn qua gặp gỡ, trao đổi trực
tiếp, vì vậy nếu chỉ liên hệ, đàm phán qua điện thoại, tnternet thì rất khó thành công.
Một đặc điểm nữa là người dân Myanmar rất thích được tặng quà, vì vậy, khi gặp gỡ lần
đầu, doanh nhân Việt Nam nên có những món quà tặng để tạo sự thân thiết, thiện cảm”
Điều quan trọng nhất là phải kiên định và kiên trì, hợp tác với doanh nghiệp Myanmar đồng
nghĩa với việc bạn phải chấp nhận rủi ro, hoặc là thắng lớn, hoặc sẽ thất bại nếu sản phẩm của
bạn chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người dân.Phải thật sự đặt lòng tin ở mối quan hệ
hợp tác đã cam kết giữa hai Chính phủ, để từ đó thực thi tốt tính tuân thủ.Tuyệt đối chấp thuận
mọi yêu cầu của đối tác Myanmar, cho dù những điều lệ trong hợp đồng ghi nhớ có thể làm
bạn không hài lòng. Khi gặp trở ngại, nên tìm cách liên hệ với những người có chức vụ cao ở
các Bộ để nhờ họ can thiệp vì Chính phủ Myanmar rất tôn trọng người nước ngoài và họ sẽ
đứng ra bảo vệ cho bạn”.
Thủ tục hành chính ở Myanmar có phần khó khăn bởi từ lâu Chính phủ Myanmar đã nhìn ra
được nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, sự phát triển không đồng bộ do thiếu quy hoạch,
thiếu tầm nhìn. Vì vậy khi chọn các nhà đầu tư, Myanmar có những xét duyệt và thẩm định rất
kỹ và các DN muốn đầu tư vào Myanmar phải nghiên cứu, chuẩn bị một cách nghiêm túc”.
Trang 25