Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.65 KB, 84 trang )

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH (TTF) GIAI
ĐOẠN 2014- 2020
Sinh Viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hồng
10/11/2014
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây luận văn này là công trình nghiên cứu và thực hiện của tôi.
Chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.
Ngoài một số thông tin tham tham khảo và trích dẫn, các số liệu, kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn
nào khác.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hông
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 2
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
và cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em có thời gian làm việc, thực tập và trải nghiệm tại
công ty.
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến chị Lê Thúy Luy – Giám Đốc Khối Kinh Doanh
Tiếp Thị Quốc Tế -VP Bình Dương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho
em được học hỏi và trải nghiệm trong quá trình thực tập tại công ty, cũng như cho em
các lời khuyên hữu ích trong quá trình hoàn thành chuyên đề.
Xin được cảm ơn đến các Anh, Chị và các bạn trong phòng Kinh Doanh Tiếp Thị Quốc
Tế _ VP Bình Dương đã tận tình hỗ trợ và hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại
quý công ty.
Xin gửi lời cảm ơn đến Thầy TSKH Ngô Công Thành – Giảng viên trường Đai Học
Kinh Tế TP Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, xem xét và hỗ trợ em sửa chữa những


sai sót trong quá trình hoàn thành chuyên đề, cũng như những lời góp ý chân thành để
đề tài của em được hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn những tác giả, những anh chị đi trước, đặc biệt là các tác giả có
tên trong danh mục tài liệu tham khảo ở cuối chuyên đề này. Bên cạnh đó trường Đại
Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh đã tạo đều kiện, giúp hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ sinh
viên thực hiện chuyên đề này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin được chân thành cảm ơn và kính chúc Thầy, các Anh, chị, các bạn đồng nghiệp
được nhiều sức khỏe và thành công.
Vì khả năng và thời gian có hạn, chuyên đề không tránh khỏi những sai sót, khiếm
khuyết nhất định. Em xin được biết ơn những ý kiến đóng góp và hướng dẫn từ phía
thầy cô, người đọc để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 3
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Trân trọng
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
CHO DÒNG SẢN PHẨM ĐỒ GỖ NỘI THẤT
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH GIAI
ĐOẠN 2014 – 20120
A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Gỗ và các sản phẩm gỗ là mặt hàng đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trưởng hơn 20 lần, từ 219 triệu USD
năm 2000 lên 5.562 triệu USD năm 2013. Đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất
khẩu gỗ nằm trong top 10 thế giới, đứng thứ 2 châu Á( sau Trung Quốc) và đứng đầu
Đông Nam Á.
“Định hướng của Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất giai
đoạn 2014-2016 đặt kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD trong 2 năm tới và
tăng lên 8 tỷ USD vào năm 2020(bình quân 9%/năm)”.(Nguồn: Cục xúc tiến thương

mại Việt Nam, 03/01/2014)
Xét về tình hình kinh tế nước ta hiện nay, tiềm lực của ngành này còn rất lớn để có
thể tiếp tục tiến xa hơn nữa, hiện kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ Việt Nam mới chỉ
chiếm khoảng 5,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ trên thế giới. Các công ty và
doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ nói chung và Công ty Cổ
phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành nói riêng đều có nhiều cơ hội để đẩy mạnh
hoạt động của mình và tạo dựng vị thế riêng trên thương trường thế giới.
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường nước ngoài để thâm nhập, phát triển là yếu tố
quan trọng hàng đầu quyết định thành công của một công ty xuất khẩu.Trước đây đã có
nhiều đề tài về giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên những nghiên cứu để xây dựng
chiến lược cho một công ty còn khá hạn chế, chưa đi sâu vào thực tiễn.
Nhận thấy Nhật Bản là thị trường tiềm năng về dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất. Kinh
tế Nhật Bản đang phục hồi, xu hướng tiêu dùng cá nhân tăng, nhu cầu nhà ở mới tăng
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 4
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu gỗ tại Nhật Bản trong ngắn hạn. Với năng lực của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành về dòng hàng nội thất bằng gỗ hiện nay
thì sẽ là một trong những cơ hội lớn để phát triển kinh doanh, xây dựng thương hiệu
Công ty sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên trong cơ cấu mặt hàng gỗ và các sản
phẩm gỗ nội thất xuất khẩu, hiện Công ty vẫn chưa thực hiện đơn hàng đồ gỗ nội thất
dùng trong phòng ngủ từ Nhật Bản.Trong thời gian tới Công ty dự định đưa ra thị
trường Nhật Bản dòng sản phẩm nội thất với mẫu mã và kiểu dáng mới vào thị trường
Nhật Bản. Với kỳ vọng sẽ thâm nhập, mở rộng và giữ vững được thị phần tại thị trường
Nhật Bản.
Đề tài: “Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản cho dòng sản phẩm đồ gỗ nội
thất Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2014 – 2020” sẽ
góp phần giúp công ty thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, giúp đa dạng hóa hoạt động
hoạt động xuất khẩu của Công ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn

thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược thâm nhập thị
trường đồ gỗ nội thất Nhật Bản.
- Đánh giá môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường
Thành thông qua phân tích SWOT.
- Giải pháp cho công ty và kiến nghị để chiến lược được hiệu quả hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các mặt hàng đồ gỗ nội thất
4. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ nội thất dùngtrong phòng ngủ.
- Số liệu nghiên cứu được thuthập trong phạm vi 2011-2014.
5. Nội dung nghiên cứu
- Chương 1: Cơ sơ lý luận về chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế
- Chương 2: Phân tích khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản của công ty Trường
Thành
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 5
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
- Chương 3: Chiến lược thâm nhập thị trường của dòng sản phẩm đồ gỗ nội thất sang thị
trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Gỗ Kỹ nghệ Trường Thành giai đoạn
2014-2020
- Kết luận và kiến nghị.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu
6.1.1. Nguồn dữ liệu sơ cấp: Phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, hoạt động chế
biến gỗ, tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang thị trường Nhật Bản của Công ty Tập
đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành giai đoạn 2011- 2013.
6.1.2. Nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu thu thập từ các báo cáo thường niêncủa Công ty Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
năm 2011, 2012,2013; Nhằm thu nhập thông tin tổng quan về công ty, lịch sử hình

thành phát triển, cơ cấu tổ chức nhân sự, tình hình hoạt động, chế biến, kinh doanh xuất
khẩu gỗ của Công ty.
- Tham khảo các báo cáo thực tập, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học về hoạt động
kinh doanh, hoạt động xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất.
Trần Mộng An, Báo cáo thực tập Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đổ gỗ
sang thị trường Nhật Bản của Công ty Lâm sản Xuất nhập khẩu Tổng Hợp Bình
Dương,khoa kinh tế, Đại học mở TPHCM, 2010.
Võ Thị Mỹ Hòa, Luận văn tốt nghiệp Đại học Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu Gỗ sang thị trường Mỹ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường
Thành, khoa kinh tế, Đại học nông lâm TP.HCM, 2012.
Nguyễn Việt Dũng, Luận văn Thạc sỹ Kinh nghiệm thâm nhập thị trường quốc tế
của các Công ty Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, khoa Quản trị Kinh
doanh, Trường Đại học Kinh tế,2007.
- Tham khảo website của Tổng cục thống kê của Việt Nam (SGO) và Tổng cục thống
kêcủa cả nước. Sử dụng mã số sản phẩm để tìm kiếm dữ liệu thông qua mã hàng thu
thập thông tin về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm Gỗ của Việt Nam.
- Thu thập thông tin từ các cơ quan thương mại như Cục xúc tiến thương mại
VIETRADE, Trung tâm thương mại quốc tế ITC. Đây là những nguồn cung cấp thông
tin và dữ liệu về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc,
Malaysia.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 6
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
- Tham khảo các báo và tạp chí thương mại trong nước. Đánh giá tình hình xuất nhập
khẩu gỗ của Việt Nam, tình hình đối thủ cạnh tranh: báo thông tin thương mại, trang
thông tin kinh tế Vietnamplus…
6.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh tổng hợp: So sánh một số chỉ tiêunhư doanh thu bán hàng, tình
hình sản xuất kinh doanh, kim ngạch xuất nhập khẩu…với cơ sở (chỉ tiêu gốc 2011) các
kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2011-2013.
- Phương pháp so sánh bằng bảng biểu: Thống kê tỷ lệ sử dụng gỗ, các tỷ số giá tiêu

dùng, tỷ lệ thất nghiệp… tìm ra xu hướng, đặc điểm của các yếu tố phân tích.
- Phương pháp SWOT: Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và
thách thức bên ngoài của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.
7. Cơ sở lý luận
Khung lý thuyết được xây dựng dựa trên các khái niệm về chiến lược thâm nhập
thị trường; Đánh giá thị trường; Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế; Chiến
lược Marketting: Sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 7
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
MỤC LỤC
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 8
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
NỘI DUNG
1 CHƯƠNG I -CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ
TRƯỜNG
1.1 Tổng quan về chiến lược thâm nhập thị trường
1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của chiến lược thâm nhập thị
trường thế giới.
1.1.1.1 Khái niệm:
Chiến lược thâm nhập thị trường: là quá trình mà doanh nghiệp vân dụng toàn bộ các
điều kiện tài nguyên của mình để khai thác các cơ hội trên thị trường thế giới.
1.1.1.2 Mục tiêu:
Lựa chọn phương thức thâm nhập hợp lý nhất
Đưa ra chính sách marketing mix thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp
1.1.1.3 Vai trò:
Mở rộng thị trường tiêu thụ và phạm vi hoạt động
Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm
Giảm bớt rủi ro trong kinh doanh
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược

thâm nhập thị trường thế giới
Xây dựng những quan điểm mục tiêu định hướng thâm nhập thị trường thế giới một
cách hợp lý bởi vì những quan điểm mục tiêu định hướng này chỉ ra phương hướng
phát triển chung cùng với mục tiêu cần phải đạt được trong một giai đoạn nhất định
của quá trình thâm nhập thị trường thế giới. Vì vậy, từng doanh nghiệp xuất nhập
khẩu khi xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường thế giới phải quán triệt những
quan điểm mục tiêu định hướng thâm nhập thị trường thế giới của cả nước, của địa
phương nhằm đảm bảo phát triển xuất khẩu theo mục tiêu đã định.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 9
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương thức thâm
nhập thị trường thế giới của các doanh nghiệp và lựa chọn phương thức thâm nhập
hợp lý.
- Xây dựng và thực hiện những chiến lược marketing mix trong từng giai đoạn cụ
thể.
1.1.2.1 Các yếu tố cần xem xét khi quyết định lựa chọn chiến lược thâm nhập t
Thị trường thế giới TM
- Ðặc điểm của thị trường: đặc điểm tổng quát của thị trường mục tiêu là điều
chính yếu cần xem xét khi xây dựng cách thức thâm nhập vì môi trường cạnh
tranh kinh tế-xã hội, chính trị, luật pháp ở các nước thường không giống nhau.
- Ðặc điểm của sản phẩm: tính thương phẩm của hàng hóa. Những hàng hóa dễ hư
hỏng đòi hỏi mua bán trực tiếp nhanh, tổ chức phân phối nhanh; những sản
phẩm có giá trị cao, cần kỹ thuật cao cấp đòi hỏi phải tiếp xúc trực tiếp, giải
thích phẩm chất của sản phẩm, yêu cầu dịch vụ sau bán hàng. Những sản phẩm
cồng kềnh đòi hỏi giảm thiểu đoạn đường chuyên chở.
- Ðặc điểm của khách hàng: số lượng khách hàng, sự phân tán theo vùng, lợi tức
tập quán mua hàng, môi trường văn hóa mà họ chịu ảnh hưởng.
- Ðặc điểm của hệ thống trung gian: thường thì các nhà trung gian chỉ chọn lựa
những sản phẩm có nhãn hiệu bán chạy, hoa hồng cao và đây là một điều trở
ngại lớn cho các nhà sản xuất nào muốn thâm nhập thị trường mới với sản phẩm

mới.
- Tiềm lực các doanh nghiệp: là nhân tố chủ quan nói lên khả năng và điều kiện
của doanh nghiệp trong tiến trình thâm nhập thị trường.
1.2 Phương Thức Thâm Nhập Thị Trường Xuất Khẩu
1.2.1 Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước
Ðây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế
giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế
giới thông qua xuất khẩu.
Ðối với quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân, phương thức này có ý nghĩa
quan trọng sau đây:
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 10
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
- Sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát
triển sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu sẽ tạo nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập
khẩu những tư liệu sản xuất thiết yếu phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Trong
thực tiễn xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau, vừa là kết quả
vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng và tăng khả năng sản
xuất.
- Ðẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng để kích thích sự tăng
trưởng nền kinh tế quốc gia.
- Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề
mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu.
- Sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ
sản xuất.
Ðể đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chủng loại sản phẩm đòi
hỏi một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động
phải nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm sản xuất tiên tiến; có vậy, sản phẩm mới
có thể xuất khẩu ổn định.
Ðẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tích cực để nâng cao mức sống của nhân dân.Ðẩy

mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vai
trò vị trí của nước xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế.
Theo chiến lược này khi muốn xuất khẩu sản phẩm đã được sản xuất trong nước, các
doanh nghiệp có thể chọn một trong hai hình thức xuất khẩu, đó là xuất khẩu trực tiếp
và xuất khẩu gián tiếp.
Bảng 1.1 Mô hình các hình thức xuất khẩu trực tiếp và gián tiêp
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 11
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
1.2.1.1 Xuất khẩu trực tiếp
Là hình thức đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của
mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có
trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên
thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt
trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh
nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng Nhưng ngược lại,
nếu các doanh nghiệp ít am hiểu hoặc không nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường
thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải là ít.
1.2.1.2 Xuất khẩu gián tiếp
Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua
nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước
ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng
xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các
cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị
trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 12
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau
đây:
1.2.1.2.1 Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC - Export Management
Company)

Công ty quản lý xuất khẩu là Công ty quản trị xuất khẩu cho Công ty khác. Các nhà
xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả
năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do đó, họ thường phải thông qua
EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình.
Các EMC không mua bán trên danh nghĩa của mình. Tất cả các đơn chào hàng, hợp
đồng chuyên chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa
chủ hàng.
Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo là do chủ hàng
quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất
nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên EMC sẽ được thanh toán bằng hoa hồng.
Một khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những Công ty có qui mô lớn là
thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán ra nước ngoài để kiếm lời.
Nói chung, khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất hàng xuất khẩu ít có quan hệ trực
tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn.
1.2.1.2.2 Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer)
Ðây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các Công ty nhập khẩu nước
ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới .
Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ
khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài.
1.2.1.2.3 Qua ủy thác xuất khẩu (Export Commission House)
Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài
cư trú trong nước của nhà xuất khẩu . Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của
người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 13
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết
có liên quan đến quá trình xuất khẩu.
Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh
toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề về vận

chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm.
1.2.1.3 Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker)
Môi giới xuất khẩu thực hiện chứng năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
Người môi giới được nhà xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ.
Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định.
1.2.1.4 Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant)
Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến
hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu
mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu . Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng
buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài.
Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước
là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng.
1.2.2 Các hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản
xuất ở nước ngoài (Production in Foreign Countries)
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 14
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
1.2.2.1 Nhượng bản quyền (licensing)
Theo nghĩa rộng nhượng bản quyền là một phương thức điều hành của một doanh
nghiệp có bản quyền (Licensor) cho một doanh nghiệp khác, thông qua việc họ
(licensee) được sử dụng các phương thức sản xuất, các bằng sáng chế (patent), bí quyết
công nghệ (know-how), nhãn hiệu (trade mark) , tác quyền, chuyển giao công nghệ
(transfer engineering), trợ giúp kỹ thuật hoặc một vài kỹ năng khác của mình và được
nhận tiền về bản quyền từ họ (Royalty).
Hình thức này có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Doanh nghiệp có bản quyền (Licensor) thâm nhập thị trường với mức rủi ro
thấp hoặc có thể thâm nhập thị trường mà ở đó bị hạn chế bởi hạn ngạch nhập
khẩu, thuế nhập khẩu cao.
Doanh nghiệp được bản quyền (Licensee) có thể sử dụng công nghệ tiên tiến
hoặc nhãn hiệu nổi tiếng. Từ đó sản xuất sản phẩm có chất lượng cao để tiêu

thụ trong nước và xuất khẩu.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp có bản quyền ít kiểm soát được bên được nhượng bản quyền so
với việc tự thiết lập ra các cơ xưởng sản xuất do chính mình điều hành.
Khi hợp đồng nhượng bản quyền chấm dứt, doanh nghiệp có bản quyền có thể
đã tạo ra một người cạnh tranh mới với chính mình.
1.2.2.2 Sản xuất theo hợp đồng ( Contract Manufacturing)
Sản xuất theo hợp đồng là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản
xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài (gia công)
Ưu điểm:
Cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới rủi ro ít hơn các hình
thức khác.
Khai thác mạnh sản phẩm mới ở thị trường mới.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 15
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Tránh được những vấn đề như vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế quan và phi
thuế quan.
Tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thị trường mới.
Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công, giá nguyên vật liệu tại nơi
sản xuất thấp.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp ít kiểm soát quy trình sản xuất ở nước ngoài.
Khi hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp có thể tạo ra một nhà cạnh tranh mới
với chính mình.
1.2.2.3 Hoạt động lắp ráp (Assembly operations)
Hoạt động lắp ráp thể hiện sự kết hợp giữa xuất khẩu và sản xuất ở nước ngoài. Muốn
có những thuận lợi trong sản xuất ở nước ngoài, một số doanh nghiệp có thể lập cơ sở
hoạt động lắp ráp ở nước ngoài. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp chỉ
xuất khẩu các linh kiện rời ra nước ngoài, những linh kiện đó sẽ được lắp ráp để thành
một sản phẩm hoàn chỉnh. Bằng cách xuất các linh kiện rời có thể tiết kiệm các khoản

chi phí về chuyên chở và bảo hiểm. Hoạt động lắp ráp cũng có thể tận dụng với tiền
luơng thấp, từ đó cho phép giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
1.2.2.4 Hợp đồng quản trị (Management Contracting)
Ở đây công ty nội địa cung cấp bí quyết quản trị cho một công ty nước ngoài dưới dạng
xuất khẩu dịch vụ quản trị, chứ không phải xuất khẩu sản phẩm. Hợp đồng quản trị là
một hình thức tham gia vào thị trường thế giới với mức rủi ro thấp và nó giúp cho công
ty tạo ra lợi tức ngay từ buổi đầu. Ðặc biệt hình thức này càng hấp dẫn nếu công ty
xuất khẩu dịch vụ quản trị ký hợp đồng được dành lại sự ưu đãi để mua một số cổ phần
của công ty được quản trị trong một thời hạn ấn định nào đó.
1.2.2.5 Liên doanh (Joint Venture)
Là một tổ chức kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều bên có chung quyền sở hữu, quyền
quản lý, điều hành hoạt động và được hưởng các quyền lợi về tài sản.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 16
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Bên cạnh những ưu điểm về kinh tế như: kết hợp thế mạnh các bên về kỹ thuật, vốn và
phương thức điều hành hình thức liên doanh còn có những hạn chế nhất định như: khi
điều hành công ty có thể tạo ra các quan điểm khác nhau về sản xuất kinh doanh, chiến
lược phát triển
1.2.2.6 Ðầu tư trực tiếp (Direct Investment
Khi một doanh nghiệp có đủ kinh nghiệm về xuất khẩu và nếu thị trường nước ngoài
đủ lớn, thì họ lập cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Ðiều này sẽ mang đến những ưu điểm
nhất định như: tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo ra sản phẩm thích hợp với thị trường
nước ngoài, kiểm soát hoàn toàn sản xuất kinh doanh
Những điểm hạn chế của nó là sự rủi ro sẽ lớn hơn so với các hình thức thâm nhập trên
1.2.3 Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới
tại khu thương mại tự do:
Ngoài 2 phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới trên, các
doanh nghiệp xuất khẩu còn có thể thâm nhập thị trường thông qua các hình thức
như:
· Ðặc khu kinh tế (Special Economic Zone)

· Khu chế xuất (Export Processing Zone)
· Khu thương mại tự do (Free Trade Zone)
Phương thức này có ý nghĩa quan trọng là:
Khi sản xuất tại đặc khu kinh tế, khu chế xuất, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được
những lợi thế như: miễn giảm các loại thuế, chi phí thuê mướn nhà cửa, nhân công
thấp.
Trong khi chờ đợi một thị trường thuận lợi, nhà xuất khẩu có thể gửi hàng hóa vào khu
thương mại tự do để giữ lại sơ chế hoặc đóng gói lại trong một thời gian nhất định mà
không phải làm thủ tục hải quan hoặc đóng thuế nhập khẩu.
Khái quát ưu và nhược điểm của từng phương thức thâm nhập thị trường thế giới
như sau:
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 17
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
A- Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước:

Ưu điểm:
Tạo nguồn vốn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
Khai thác tốt tiềm năng của đất nước trên cơ sở liên hệ với thị trường thế giới .
Là phương thức truyền thống, dễ thực hành đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhược điểm
Phụ thuộc vào quota nhập khẩu của nước ngoài
Gặp phải hàng rào quan thuế và phi quan thuế của nước ngoài.
Chưa linh hoạt trong thương mại quốc
Phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối tại nước ngoài.
B- Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất nước ngoài

Ưu điểm:
Tận dụng thế mạnh của nước sở tại để giảm giá thành sản phẩm.
Khắc phục hàng rào thuế quan và phi quan thuế.

Sử dụng được thị trường nước sở tại (chủ nhà)
Chuyển giao được công nghệ, kỹ thuật sang những quốc gia chậm phát triển.

Nhược điểm:
Nếu có sự bất ổn về kinh tế và chính trị ở nước sở tại, các doanh nghiệp (nhà đầu tư)
có thể bị rủi RO.
Ðòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn lớn và khả năng cạnh tranh.
Ðòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường mới của nước sở tại.
C- Phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại vùng thương mại tự do:

Ưu điểm:
Tận dụng một số chế độ ưu đãi về thuế, giá nhân công, lao động
Thuận lợi cho các hoạt động tạm nhập tái xuất gia công chế biến do thủ tục xuất nhập
khẩu dễ dàng.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 18
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Dễ dàng đưa công nghệ và thiết bị mới vào hoạt động.
Thuận lợi trong việc tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị khách hàng.

Nhược điểm:
Ðòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn và khả năng cạnh tranh cao để đầu tư vào khu chế
xuất, đặc khu kinh tế.
Cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ tại quốc gia chủ nhà và tái xuất ra quốc gia thứ ba.
Có thể rủi ro do chi phí dịch vụ tại chỗ cao.
1.3 Hoạch Định Chiến lược marketing Mix
1.3.1.1 Chiến lược giá
Tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể của thị trường nước ngoài, ở các giai đoạn thâm
nhập khác nhau, xuất phát từ cách tiếp cận tổng quát trên công ty. TheoNguyễn Đông
Phong, Marketing quốc tế, NXB Lao động, 2009, công ty có thể sử dụng các chiến lược
định giá sau:

 Chiến lược định giá trên cơ sở chi phí: Đây là phương pháp định giá tiêu chuẩn dựa và
hoàn toàn vào chi phí cộng thêm một khoản lãi suất để tạo ra lợi nhuận.
 Chiến lược định giá hiện hành: Định giá hiện hành là cách định giá làm cho giá sản
phẩm sát mức giá phổ biến thị trên thị trường. Giá sản phẩm có thể được định với mức
bằng hoặc cao hơn hay thấp hơn một chút.
 Chiến lược định giá hớt váng: Chiến lược này định ra mức giá cao nhất có thể có cho
sản phẩm nhằm đảm bảo lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm để đắp cho một thị
phần hạn chế.
 Chiến lược định giá thâm nhập: Chiến lược này chủ trương định giá đủ thấp để tạo ra
một thị trường khổng lồ. Khi định giá, tầm quan trọng đặt vào giá trị chứ không phải
chi phí. Định giá thâm nhập giả thuyết rằng nếu định giá thấp để tạo ra một thị trường
lớn, sản lượng tiêu thụ tăng nhanh sẽ làm giảm chi phí xuống đủ để mức giá đó đem lợi
nhuận cho công ty.
 Chiến lược định giá tiêu diệt: Mục tiêu của định giá tiêu diệt là loại các đối thủ cạnh
tranh ra khỏi thị trường.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 19
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
1.3.1.2 Chiến lược sản phẩm
Theo Gerald Albaum, Jesper Stradskov, Edwin Duerr, International Marketing and
Expoxt Management, Preentice Hall, 2002, kế hoạch phát triển sản phẩm bao gồm
những nội dung chính như:
 Phát triển hoặc thêm sản phẩm mới: Có nhiều cách thức mà một công ty quốc tế có thể
thêm sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm.
- Xuất khẩu sản phẩm trong nước: Cách thức này phù hợp với những công ty quy mô vừa
và nhỏ, ít kinh nghiệm hoặc mới gia nhập thị trường.
- Mua lại của một công ty bằng sang chế, một giấy phép sản xuất sản phẩm: Cách này
thích hợp vời công ty có nguồn lực mạnh giúp nhanh chóng thâm nhập thị trường nước
ngoài.
- Mô phỏng các sản phẩm của những công ty khác: Công ty sẽ dễ dàng thâm nhập thị
trường nhưng cần cân nhắc các yếu tố luật pháp như bản quyền, bằng sang chế.

- Tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Việc tự nghiên cứu và phát triển sản phẩm giúp
thỏa mãn hơn nhu cầu thị trường, tuy nhiên chi phí cao và tốn nhiều thời gian.
 Thay đổi sản phẩm hiện có: Các sản phẩm bán tại thị trường nước ngoài được thay đổi
điều chỉnh từ các sản phẩm bán tại thị trường trong nước. Việc thay đổi giúp công ty
tiết kiệm được chi phí, thời gian, tuy nhiên khó khăn khi thâm nhập thị trường nườc
ngoài vì sản phẩm không phù hợp.
 Tìm ra công dụng mới của sản phẩm:Việc tìm ra công cụ mới có thể hoặc không yêu
cầu phải điều chỉnh, thay đổi sản phẩm. Những công dụng mới có từ việc điều tra khách
hàng, nghiên cứu sản phẩm…
1.3.1.3 Chiến lược kênh phân phối
Thành viên kênh phân phối sản phẩm trong nước: Công ty quản trị xuất khẩu, khách
hàng nước ngoài, nhà ủy thác xuất khẩu, môi giới xuất khẩu, hãng buôn xuất khẩu, đại
lý của nhà sản xuất, tổ chức xuất khẩu trực tiếp của công ty.
Thành viên kênh phân phối ở thị trường nước ngoài:
Thành viên của nhà sản xuất: Chi nhánh bán hàng xuất khẩu, kho bán hàng ở nước
ngoài, công ty con xuất khẩu.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 20
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Thành viên không phải của nhà sản xuất: Đại lý nhà phân phối ở nước ngoài, trung gian
nhập khẩu, nhà bán buôn, bán lẻ ở nước ngoài.
Hình 1.2 – Kênh phân phối sản phẩm quốc tế
Nguồn: Jeannet, Global Marketing Stategies, Houghton Miffiin, 1995
Nhà sản xuất
Công ty quản trị xuất khẩu
Đại lý xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp
Trung gian nhập khẩu
Nhà bán buôn địa phương hay đại lý
Nhà bán lẻ
Người tiêu dùng

Người tiêu dùng công nghiệp
Thành viên phân phốitrong nước
Thành viên phân phốinước ngoài
1.3.1.4 Xúc tiến thương mại quốc tế
Theo Gerald Albaum, Jesper Strandskov, Edwin Duerr, International Marketing and
Export Management, Prentice Hall, Fourth edition, 2002, công ty có một số công cụ
khuyến mãi như:
Catalog nước ngoài: Đây là công cụ khuyến mãi trình bày các thông tin về sản
phẩm, về công ty một cách đầy đủ và chính xác. Catalog phải thật hấp dẫn, tạo sự quan
tâm, thúc đẩy hành động bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết về kích cỡ, màu
sắc, chất lượng.
Tham gia vào các tổ chức thương mại giữa trong nước và các nước nhập khẩu.
Liên kết với các tổ chức, hiệp hội thương mại trong và ngoài nước để được cung cấp
các thông tin về ngành,về nhu cầu khách hàng.
Quảng cáo trên mạng: Sự phổ biến của truyền thông tạo cho các trang web nhãn
hiệu khả năng cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm đến khách hàng quốc tế nhanh
chóng, tiện lợi, ít tốn kém chi phí.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 21
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Hội trợ, triển lãm: Tham gia hội chợ thương mại là bước thông tin đầu tiên trong
tiến trình phát triển xuất khẩu. Hội chợ thương mại là nơi tập trung triển lãm sản phẩm
của nhiều nhà sản xuất và xuất khẩu.Tại hội chợ doanh nghiệp có thể bán hàng, thiết
lập các hệ thống phân phối với các nhà phân phối.
Bán hàng cá nhân: Là sự tiếp xúc trực tiếp giữa đại diện bán hàng của công ty và
khách hàng tiềm năng để trình bày, thuyết phục vời mục tiêu bán hàng. Nhân viên cần
được tuyển chọn, huấn luyện bán hàng trong nhiều tình huống như: thăm dò, chuẩn bị
tiếp cận, giải quyết vấn đề, tiếp cận, giải quyết mâu thuẫn, kết thúc bán hàng và theo
dõi.
2 CHƯƠNG II- PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT
BẢN CỦA CÔNG TY GỖ TRƯỜNG THÀNH

2.1 Khái quát về công ty CP Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành được khởi nguồn từ một xưởng
sơ chế gỗ ở tỉnh DakLak vào năm 1993 với khoảng 30 công nhân cùng cơ sở hạ tầng,
máy móc thiết bị thô sơ.
Hiện nay, Công ty đã phát triển thành công ty mẹ của Tập đoàn Thường Thành bao
gồm 14 đơn vị thành viên với hơn 5000 cán bộ công nhân viên và cơ sở hạ tầng, hệ
thống máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đến nay Công ty đã trở thành một
trong những nhà sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ nội thất lớn nhất Việt Nam.
Quá trình phát triển:
Năm 1993: Thành lập nhà máy đầu tiên tại Dak Lak.
Năm 2000: Mua lại nhà máy VINAPRIMART.
Năm 2002: Thành lập Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành tại TP. HCM.
Năm 2003: Chuyển thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành.
Năm 2005: Thành lập Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành tại Dak Lak.
Năm 2006:Thành lập Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành tại Bình Dương.
Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên thành 150 tỷ đồng. Đồng thời, TTF thành lập các công
ty trồng rừng tại Dak Lak và Phú Yên.
Năm 2008: Ngày 1/2/2008, Công ty đã nhận được quyết định số 24/QD-SGDHCM của
HOSE cho phép niêm yết chính thức 15.000.000 cổ phần TTF.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 22
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
Năm 2011: Ra đời Công ty TNHH trồng rừng Trường Thành Oji - liên doanh giữa TTF
với Tập đoàn trồng rừng và sản xuất giấy OJI của Nhật.
Công ty TTF tiếp tục phát triển vững mạnh đến hôm nay, đạt được nhiều giải thưởng
trong và ngoài nước. (Xem phụ lục 1)
2.1.2 Quy mô, tấm nhìn, định hướng công ty
2.1.2.1 Quy mô
Bảng 2.1 – Danh sách công ty con của Tập đoàn TTF
STT Tên công ty con trực tiếp Địa chỉ

1 Cty CP Trường Thành Tỉnh Daklak
2 Cty CP Chế biến Gỗ Trường Thành Tỉnh Bình Dương
3 Cty CP Công nghiệp Gỗ Trường Thành Tỉnh Phú Yên
4 Cty CP Lâm nghiệp Trường Thành Tỉnh Daklak
5 Cty CP Trường Thành Xanh Tỉnh Phú Yên
6 Cty CP Chế biến Gỗ Trường Thành Tỉnh Daklak
7 Cty TNHH Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành Thành phố Hồ Chí Minh
8 Cty CP trồng rừng Trường Thành Tỉnh Daklak
9 Cty CP Ván Công nghiệp Trường Thành Tỉnh Bình Dương
10 Cty CP lâm nghiệp Trường Thành Đăk nông Tỉnh Đăknông
STT Tên Công ty con gián tiếp Địa chỉ
1 Cty CP Vật liệu Xây dựng Trường Thành Tỉnh Daklak
2 Cty CP nông lâm công nghiệp Trường Thành Tỉnh Daklak
STT Tên Công ty liên doanh,liên kết Địa chỉ
1 Cty CP Bao bì Trường Thành Thành phố Hồ Chí Minh
2 Cty TNHH trồng rừng Trường Thành OJI Tỉnh Phú Yên
(Nguồn: Báo cáo thường niên TTF)
2.1.2.2 Định hướng
- Kinh doanh bền vững có trách nhiệm với cộng đồng.
- Khép kín từ trồng rừng đến chế biến - nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Duy trì TOP 3 nhà sản xuất, thương mại và xuất khẩu sản phẩm có doanh số cao nhất
Việt Nam.
- Trở thành một tập đoàn nằm trong TOP 5 nhà sản xuất, thương mại và xuất khẩu sản
phẩm gỗ có doanh số cao nhất ASEAN từ năm 2007; Trở thành tập đoàn nằm trong
TOP 3 nhà trồng rừng tư nhân có diện tích trồng rừng lớn nhất ASEAN từ năm 2020.
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 23
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
- Đưa thương hiệu quốc gia ra thị trường thế giới và trở thành một tập đoàn sản xuất –
kinh doanh đa ngành.
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính

- Sản xuất, mua bán, xuất khẩu các loại đồ gỗ, ván dăm PB, ván ép, ván sàn
- Trồng rừng sản xuất
- Mua bán nguyên vật liệu ngành chế biến gỗ, sản xuất bao bì.
2.1.4 Doanh thu và kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2011-2013
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
(Nguồn: Báo cáo cập nhập Ban kiểm soát của Công ty TTF)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh thu thuần 2,999 2,620 2,801
Lợi nhuận sau thuế 11.03 -2.90 2.89
Nhận xét: Theo như báo cáo cập nhật của Công ty TTF, doanh thu thuần đạt 2,801 tỷ
đồng tăng 6.91% so với năm 2012 và 2.89 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Mặc dù có sự
tăng vào năm 2013 tuy nhiên vẫn có sự sụt giảm nếu so với năm 2011. Nguyên nhân
chủ yếu là do lượng hàng tồn kho chậm luân chuyển chưa được thanh lý nhiều, các
khoản nợ vay khá lớn cùng với đầu tư tài chính dài hạn, các công ty trồng rừng chỉ mới
bắt đầu được khai thác nguồn lợi từ hoạt động này còn chưa cao. Tuy nhiên đây là thực
tế chung của các doanh nghiệp từ năm 2011 đến nay.Hiện nay hoạt động trồng rừng
đang bắt đầu vào giai đoạn khai thác, mang lại nguồn vốn lớn cho Công ty. Vì vậy vấn
đề thiếu hụt nguồn tiền kinh doanh sẽ được sớm khắc phục, trong thời gian tới doanh
thu và lợi nhuận công ty sẽ khả quan hơn.
2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty TTF
Bảng 2.3 – Kết quả doanh thu bán hàng theo dòng sản phẩm của Công ty TTF
giai đoạn 2011-2013 - (Đơn vị tính: tỷ VNĐ)
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 24
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chiến lược thâm nhập thị trường Nhật Bản của Công ty Gỗ Trường Thành
(Nguồn: Thông tin cung cấp từ Khối kinh doanh TTF)
Dòng hàng
Năm
2011
Năm

2012
Năm
2013
So sánh 2011
với 2012
So sánh 2012
với 2013
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tỷ trọng
%
Tỷ trọng
%
Hàng ngoại thất 712.32 405.46 590.6 -43.08 45.67
Hàng nội thất 994.25 1344.43 1063.09 35.22 -20.93
Khác 233.94 256.08 708.73 -9.45 63.86
Tổng cộng 1949.52 2134.02 2362.42 -17.31 9.67
Nhận xét: Việc giảm dòng hàng ngoại thất và tăng trưởng không mạnh ở dòng ván sàn
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thanh lý nguyên liệu Teak. Dòng hàng trong nhà
có tỷ lệ giá trị nguyên liệu gỗ trên doanh thu không cao mà bị chi phối nhiều đối với chi
phí nhân công, chi phí sơn, chi phí vật tư. Do đó khi lạm phát và CPI tăng mạnh thì giá
vốn hàng bán tăng mạnh theo Công ty không thể đàm phán tăng giá bán theo thị trường
tương ứng. Tuy nhiên mặt dù tỷ lệ dòng hàng không theo kế hoạch nhưng hoàn toàn
phù hợp công nghệ đã có sẵn của Công ty.
Bảng 2.4 – Tình hình xuất khẩu của Công ty TTF giai đoạn 2011- 2013
(Nguồn: khối kinh doanh quốc tế TTF)

Dòng hàng
Năm 2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh năm
2011 với 2012
So sánh năm
2012 với 2013
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Giá trị
(tỷ VNĐ)
Tỷ trọng
%
Tỷ trọng
%
Mỹ 829.8 1018 1077 22.7 5.8
Châu Âu 757.1 462.7 434.7 -38.9 -6.1
Nhật Bản 168.2 185.1 189 10 2.1
Khác 105.6 120.5 162 14.1 34.4
Tổng cộng 1619.7 1786.3 1862.7 10.3 4.3
Nhận xét: Ngoài hai thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là Mỹ và Châu Âu
thì doanh thu xuất khẩu ở hai thị trường mới nổi là Nhật Bản và Hàn Quốc đang ngày
Nguyễn Thị Thu Hồng- Lớp MA001- VB2K15 Page 25

×