TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
ĐỀ ĐỀ XUẤT DUYÊN HẢI - MÔN LỊCH SỬ
KHỐI 10
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (2,5 điểm) :
Hãy cho biết:
a, Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, RôMa và nguồn gốc của những
nét đặc trưng đó.
b, Văn hóa cổ đại Hy Lạp, RôMa phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông ở
những điểm nào?
Câu 2 (3,0 điểm) :
Trung Quốc thời phong kiến:
a, Hãy cho biết, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc xuất hiện khi
nào? Biểu hiện?
b, Trong những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến, thành
tựu nào có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của Văn minh phương Tây?
Câu 3 (3,0 điểm):
Hãy lập bảng tóm tắt 4 cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu thời hậu kì trung đại theo
nội dung: Số thứ tự; Người dẫn đầu; Thời gian; Đường đi; Kết quả. Giải thích tại sao
phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức?
Câu 4 (2,5 điểm):
Hãy tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc. Sự ra đời của Nhà
nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân
tộc?
Câu 5 (3,0 điểm):
So sánh sự khác nhau về nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của nhà nước trong hai cuộc
kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần?
1
Câu 6 (3,0 điểm):
Nền văn hóa nước ta trong các thế kỉ X-XV phát triển như thế nào?Nêu nhận định
chung về nền văn hóa này?
Câu 7 (3,0 điểm):
Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta nửa đầu thế kỉ
XIX.
Hết
2
ĐÁP ÁN
Câu Nội dung điểm
Câu 1
(2,5điểm)
a, Đặc trưng kinh tế của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, RôMa
và nguồn gốc của những nét đặc trưng đó.
1,0
* Thủ công nghiệp và thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nông
nghiệp chậm phát triển:
0,5
- Thủ công nghiệp: phát triển mạnh với các nghề gốm, mĩ nghệ,
rượu nho, dầu ô liu. Các ngành sản xuất đều có quy mô lớn và
chuyên sản xuất một mặt hành nhất định…
- Thương mại: phát triển rộng, trao đổi hành hóa, buôn bán với các
miền vên Địa trung hải, phương Đông. Hàng hóa trao đổi là đồ
gốm, mĩ nghệ, rượu nho, dầu ô liu… và mua tơ lụa, hương liệu từ
các nước phương Đông đặc biệt là buôn bán nô lệ… và tiền tệ ra
đời.
- Nông nghiệp: ít sản xuất lương thực mà chủ yếu phục vụ cho
sản xuất thủ công nghiệp.
* Nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo nên sự phồn thịnh cho Hi
Lạp, Rô ma.
0,25
* Nguồn gốc của những nét đặc trưng đó: 0,25
- Do điều kiện tự nhiên: nằm bên bờ bắc ĐTH, bờ biển gồ ghề, khúc
khuỷu… thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
- Do địa hình: phân tán, phần lớn lãnh thổ là đồi núi, cao nguyên,
đất đai canh tác ít, kém màu mỡ, khí hậu ôn đới… không thuận
lợi cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
b, Văn hóa cổ đại Hy Lạp, RôMa phát triển hơn văn hóa cổ
đại phương Đông ở những điểm nào?
1,5
* Lịch:
0,25
- Phương Đông: Họ quan sát chuyển động của mặt Trăng, mặt
Trời và từ đó sáng tạo ra lịch - nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy
365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng
- Phương Tây: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một
năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30
3
và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính
xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
* Chữ viết: 0,5
- Phương Đông: Chữ viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV
TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ
tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị), sau này người ta cách
điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước
để phản ánh ý nghĩa con người một cách phong phú hơn gọi là
chữ tượng ý. Chữ tượng ý được ghép với một âm thanh để phản
ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
Người Ai Cập viết trên giấy pa- pi- rút (vỏ cây sậy cán mỏng),
người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung
Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch,
- Phương Tây: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C, lúc đầu
có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái
hoàn chỉnh như ngày nay.
* Toán học: 0,25
- Phương Đông: Người Ai Cập giỏi về tính hình học, họ đã biết
cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, họ còn tính được
số Pi bằng 3,16 (tương đối), Người Lưỡng Hà hay đi buôn xa
giỏi về số học, hoc có thể làm các phép tính nhân, chia cho tới
hàng triệu. Người Ấn Độ phát minh ra số 0,
- Phương Tây: để lại các tiền đề, định lí… có giá trị khái quát cao
và là cơ sở cho toán học ngày nay.
* Văn học: 0,25
- Phương Đông: chỉ có văn học dân gian, đó là các bài thơ,
truyện, huyền thoại được truyền từ đời này sang đời khác.
- Phương Tây: xuất hiện các nhà văn có tên tuổi với các tác phẩm
nổi tiếng cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị…
Câu 2
(3 điểm)
a, Hãy cho biết, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung
Quốc xuất hiện khi nào? Biểu hiện?
1,5
Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN (dưới triều 0,25
4
Minh):
- Nhà Minh thành lập (1638 - 1644), người sáng lập là Chu
Nguyên Chương.
0,25
* Biểu hiện:
- Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN :
+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ
chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
0,5
- Các vua triều Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi
phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI quan hệ sản xuất TBCN
đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện trong các ngành nông
nghiệp, thủ công, thương nghiệp Các thành thị mọc lên nhiều
và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm
chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn
0,5
b, Trong những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc
thời phong kiến, thành tựu nào có ảnh hưởng sâu sắc đến sự
phát triển của Văn minh phương Tây?
1,5
- Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của Văn
minh phương Tây là Kĩ thuật với 4 phát minh quan trọng là: giấy,
kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
0,5
- Giấy và kĩ thuật in giúp phổ biến rộng rãi văn minh phương
Tây
- La bàn xuất hiện là điều kiện để các cuộc phát kiến địa lí diễn
ra
- Thuốc súng giúp các nước phương Tây có thể phát triển về
quân sự và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
1,0
Câu 3
(3 điểm)
Hãy lập bảng tóm tắt 4 cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu
thời hậu kì trung đại theo nội dung: Số thứ tự, người dẫn
đầu, thời gian, đường đi, kết quả.
2,0
1. B. Đi-a-xơ là hiệp sĩ "Hoàng gia" năm 1498 đã đi vòng cực
Nam của lục địa Phi, đặt tên là mũi Hảo Vọng.
2. Vacxcô đơ Ga-ma ngày 8 - 7 – 1497 rời cảng Li-xbon đi sang
phương Đông; tháng 5 - 1498, đã đến được Ca-li-cut Ấn Độ, khi
0,5
0,5
5
về ông được phong phó vương Ấn Độ.
3. C. Cô-lôm-bô tháng 8 – 1492 đã dẫn đầu đoàn thủy thủ về
hướng Tây, sau 3 tháng ông đến được Cu Ba và một số đảo Ăng
ti nhưng ông tưởng lầm đó là Ấn Độ. Tuy nhiên khẳng định C.
Cô-lôm-bô là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
4. Ma-gien-lan (1480 - 1521) là nguyên nhân đã thực hiện
chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm
1519 - 1521. Đoàn của Ma-gien-lan đi vòng qua điểm cực Nam
của Nam Mĩ, tiến vào đại dương mênh mông (ông đặt tên là Thái
Bình Dương). Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng do giao tranh
với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18
thủy thủ khi về đến Tây Ban Nha.
0,5
0,5
Giải thích tại sao phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng
về giao thông và tri thức?
1,0
- Con người lần đầu tiên hình dung được hình ảnh chính xác về
hành tinh, bề rộng và hình thái của trái đất, mở ra những con
đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến
thức mới
0,5
- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển,
đem về cho tầng lớp thương nhân Châu Âu những nguyên liệu
quý giá vô tận, những kho vàng bạc châu báu khổng lồ, thúc đẩy
thương nghiệp Châu Âu phát triển
0,5
Câu 4
(2,5điểm)
Hãy tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu
Lạc.
1,5
- Cơ sở hình thành Nhà nước.
- Kinh tế: Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử
dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn,
chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công
0,5
6
nghiệp.
- Xã hội:
+ Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.
- Về tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công
xã nông thôn và gia đình phụ hệ.
+ Sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu mới: Trị
thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm
→ Nhà nước ra đời đáp ứng những nhu cầu đó.
* Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN).
- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ).
- Tổ chức nhà nước:
+ Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục.
+ Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ
do Lạc tướng đứng đầu.
+ Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
→ Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, sơ khai.
0,5
* Quốc gia Âu Lạc: (III - II TCN).
- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội).
- Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ máy Nhà nước chặt chẽ hơn.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
→ Nhà nước Âu Lạc có bước phát triển cao hơn nhà nước Văn
Lang.
0,5
Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc có ý nghĩa như
thế nào đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc?
1,0
- Mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên dựng
nước.
0,5
- Xây dựng nền văn minh bản địa, đậm đà bản sắc dân tộc. 0,5
Câu 5
(3,0điểm)
So sánh sự khác nhau về nghệ thuật chỉ đạo chống giặc của
nhà nước trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và
chống Mông – Nguyên thời Trần?
Thời Lý: Chủ động tấn công, chặn thế mạnh của giặc: khi quân
Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta, với chủ trương “ ngồi yên
đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của
1,0
7
giặc”. Năm 1075 Thái úy Lý Thường Kiệt – Người chỉ đạo cuộc
kháng chiến đã kết hợp lực lượng quân đội của triều đình với lực
lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người. Ở phía Bắc
mở cuộc tập kích lên đất Tống đánh tan các đạo quân nhà Tống ở
đây rồi rút về nước
Đọc bài thơ thần “ Nam quốc sơn hà” khích lệ tinh thần chiến
đấu của quân ta, làm nhụt ý chí của giặc, nêu cao tính chất chính
nghĩa và tất thắng của ta. Giúp quân ta giành thắng lợi trong trận
quyết định trên bờ sông Như Nguyệt vào năm 1077.
0,5
Thời Trần: Vừa đánh vừa rút tránh thế mạnh của giặc rồi phản
công,bao vây, cô lập tiêu diệt quân giặc: với chiến thuật “ vườn
không nhà trống” quân dân ta thời Trần đã đánh bại quân Mông
Nguyên trong các trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương, Hàm Tử,
Tây Kết, Vạn Kiếp vào 1258, 1285 và đặc biệt là trận Bạch Đằng
năm 1288.
1,0
Cho quân dân thích vào tay hai chữ “sát Thát”, cho truyền đi lời
hịch của Trần Hưng Đạo để nêu cao lòng căm thù giặc sâu sắc,
khích lệ quân dân quyết tâm đánh giặc, giữ vững nền độc lập của
Tổ quốc.
0,5
Câu 6
(3,0điểm)
Nền văn hóa nước ta trong các thế kỉ X-XV phát triển như
thế nào?
2,0
Trong các thế kỉ X-XV, nền văn hóa Thăng Long phát triển qua
các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học,
nghệ thuật, khoa học kĩ thuật
0,25
- Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp trong xã hội 0,25
- Thời Lý – Trần Phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ Nho
giáo có địa vị độc tôn
0,25
- Các công trình nghệ thuật nở rộ với những nét độc đáo, tinh
xảo. thời Lý – Trần có “An Nam tứ đại khí” (tháp Báo Thiên,
chuông Quy Điền, Vạc phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm)
0,25
Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý như chèo,
tuồng, múa rối nước…trở thành món ăn tinh thần trong các dịp
0,25
8
tết, lễ hội.
Giáo dục phát triển mạnh qua các thời kỳ, do nhà nước có chính
sách khuyến khích phát triển giáo dục và các triều đại đều tuyển
chọn quan lại, nhân tài bằng khoa cử.
0,25
Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển với nhiêu
tác phẩm nổi tiếng
0,25
Khoa học – Kĩ thuật đạt nhiều thành tựu về sử học, địa lý, quân
sự, chính trị, toán học…
0,25
Nêu nhận định chung về nền văn hóa này? 1,0
- Từ thế kỉ X- XV do đất nước độc lập tự chủ, kinh tế có điều
kiện phát triển nên đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của
nhân dân phát triển cao.
0,25
-Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Champa,
nhưng văn hóa nước ta vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.
0,25
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phát triển phong phú, đa
dạng
0,25
- Riêng nền văn hóa Thăng Long thời Lý – Trần đạt nhiều thành
tựu rực rỡ, là cơ sở của nền văn minh Đại Việt
0,25
Câu 7
(3,0điểm)
Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội
nước ta nửa đầu thế kỉ XIX.
- Kinh tế: 0,5
- - Kinh tế: nửa đầu thể kỉ XIX, mặc dù đất nước tạm trở lại yên
bình, thống nhất song nền kinh tế gặp không ít khó khăn
+ Nông nghiệp lạc hậu, ruộng đất hoang hóa nhiều. Nông dân
không có ruộng hoặc ít ruộng và bị bóc lột nặng nề.
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt là nghề gốm,
kéo tơ, dệt vải, nấu đường, khai mỏ…
+ Việc buôn bán trong nước phát triển chậm chạp và mang tính
địa phương
0,5
- Văn hóa, giáo dục: 1,5
- Về tình hình văn hóa, giáo dục : Nhà Nguyễn chủ trương độc
tôn Nho giáo, hạn chế các tôn giáo khác, đặc biệt là Thiên Chúa
giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển. Đình làng, đền thờ
mọc lên ở khắp các xóm làng.
+ Giáo dục Nho học được củng cố. Năm 1807, khoa thi Hương
đầu tiên dưới triều Nguyễn và năm 1822, khoa thi Hội đầu tiên
được tổ chức. Tuy nhiên, số người thi và đỗ đạt không nhiều so
với thế kỉ trước.
+ Văn học chữ Hán kém phát triển. Trong khi đó, văn học chữ
0,25
0,25
0,25
9
Nôm ngay càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác
phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn
Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan
+ Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sách cổ
và biên soạn các bộ sử chính thống. nhiều nhà sử học cho ra đời
các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí,
của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỉ của Ngô Cao Lãng, Gia
Định thành thông chí, của Trịnh Hoài Đức… nhiều tập địa chí
địa phương được biên soạn.
+ Kiến trúc: quần thể cung điện nhà vua ở Huế và các lăng tẩm.
Rạp hát đầu tiên được xây dựng có sân khấu và phòng khán giả.
Lị sở các tỉnh đều có thành lũy xây theo kiểu Pháp cổ,thành Hà
Nội nổi lên là cột cờ được xây dựng cao đẹp.
+ Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển theo các hình thức cũ.
0,25
0,25
0,25
- Xã hội: 1,0
- Xã hội: chia thành hai giai cấp: giai cấp thống trị bao gồm vua
quan, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị bao gồm các tầng lớp
nhân dân mà tuyệt đại đa số là nông dân. Nhà Nguyễn cố gắng
hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định tình hình xã hội
nhưng không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham quan ô
lại. Ở nông thôn, địa chủ cường hào tiếp tục hoành hành,ức hiếp
nhân dân.
+ Thiên tai mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, có năm bão
lụt lớn làm hàng vạn nhà dân sụp đổ, hàng ngìn người chết.
+Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra trong suốt nửa đầu thế
kỉ XIX. Sử cũ ghi lại có hơn 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là các
cuộc khởi nghĩa do Phan Bá Vành và Cao Bá Quát lãnh đạo.
0,5
0,25
0,25
Họ và tên:
Đỗ Thị Hồng Hạnh
(ĐT: 0972 281 978)
10