Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn lịch sử lớp 10 năm 2015 trường chuyên THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.4 KB, 7 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH.
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Người ra đề
Đỗ Thị Yến
ĐT : 0989065667
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ NĂM 2015
MÔN THI: LỊCH SỬ - LỚP: 10
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1 (2,5 điểm)
Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma. Vì
sao nền văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma có thể phát triển được như thế?
Câu 2 (3,0 điểm)
Nêu và nhận xét về tình hình kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh.
Câu 3 (3,0 điểm)
Vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các nước phương Tây ở thế kỉ XV là gì?
Vì sao? Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí do các nước Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha thực hiện ở cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, theo nội dung sau: thời
gian, người dẫn đầu, hành trình.
Câu 4 (2,5 điểm)
Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc? Vị trí của nền văn
minh đó trong lịch sử văn hóa Việt Nam?
Câu 5 (3,0 điểm)
Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) của
quân và dân ta dưới triều đại nhà Lý. Nêu nhận xét về nghệ thuật quân sự của
cuộc kháng chiến.
Câu 6 (3,0 điểm)
Nhà nước và nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã làm gì để phát triển


nông nghiệp? Tác dụng của sự phát triển nông nghiệp đương thời.
Câu 7 (3,0 điểm)
Phân tích những ưu điểm và hạn chế của các chính sách kinh tế thời
Nguyễn ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
Hết
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10
Câu Đáp án Điểm
1 Trình bày thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và
Rô-ma. Vì sao nền văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma có thể phát
triển được như thế?
2,5
a. Thành tựu 1,75
+ Thiên văn: Họ thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như hình quả
cầu tròn, song vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất.
0,25
+ Lịch: Tính một năm có 365 và ¼ ngày
0,25
+ Chữ viết: sáng tạo ra hệ thống chữ cái A,B,C. Lúc đầu có 20 chữ, sau
thêm 6 chữ và phát minh ra hệ chữ số La Mã.
0,25
+Khoa học: Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài
riêng biệt, để lại những định lí, định đề có giá trị khái quát hóa cao.Các
sử gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình
bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộc chiến tranh
0,5
+Văn học: Nhiều thể loại như Thần thoại, Trường ca, Kịch , xuất hiện
những nhà văn có tên tuổi, để lại những tác phẩm có giá trị độc đáo
như Ơ-đíp làm vua, I-li-át và Ô-đi-xê
0,25
+Nghệ thuật: Để lại nhiều tượng , đền đài và các công trình kiến trúc

có giá trị nghệ thuật cao như tượng Lực sĩ ném đĩa, đền Pác-tê-nông
0,25
b. Giải thích. Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rô-ma có thể phát triển
được như thế vì:
0,75
+ Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn, nên tiếp thu được
những thành tựu của văn hóa phương Đông. Đồng thời,thương nghiệp
phát triển, họ có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa
trên thế giới.
0,25
+Sự phát triển cao của trình độ sản xuất
0,25
+Sự tiến bộ của xã hội- chính trị, nhất là thể chế dân chủ đã tạo nên
bầu không khí tự do tư tưởng, đem lại giá trị nhân văn, hiện thực cho
nội dung văn hóa.
0,25
2 Nêu và nhận xét về tình hình kinh tế Trung Quốc thời Minh,
Thanh.
3,0
a. Tình hình kinh tế 2,5
+Nông nghiệp có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng. Diện tích canh
tác mở rộng, sản lượng lương thực tăng, song tình trạng chiếm ruộng
đất của địa chủ, quý tộc gia tăng.
0,5
2
+Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển hơn các thời kì trước.
Các hình thức công xưởng thủ công xuất hiện trong các nghề dệt, làm
giấy, đồ sứ. Trong nghề dệt, một số chủ đem bông và tơ giao cho những
người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm, một số người sắm khung cửi
rồi thuê thợ dệt.

0,75
+ Trong sản xuất đường, vào mùa xuân các ông chủ xuất vốn cho nông
dân trồng mía, đến mùa đông họ thu lại bằng đường.
0,25
+ Ngoại thương: từ thế kỉ XVI, có một số thương nhân châu Âu đến
Trung Quốc buôn bán. Sau này nhà Thanh thi hành chính sách “bế quan
tỏa cảng”, nên ngoại thương bị hạn chế.
0,5
+ Do sự phát triển của công thương nghiệp, thành thị sớm trở nên đông
đúc, nhộn nhịp
0,5
b. Nhận xét: Kinh tế phát triển, đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện, song nền kinh tế tự nhiên
luôn chiếm địa vị thống trị. Kinh tế nông nghiệp mặc dù có những thành
tựu mới, nhưng cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị thì
nền nông nghiệp cũng phát triển và suy thoái tương ứng.
0,5
3 Vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các nước phương Tây ở thế kỉ XV
là gì?Vì sao? Lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí do các
nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thực hiện ở cuối thế kỉ XV, đầu thế
kỉ XVI, theo nội dung sau: thời gian, người dẫn đầu, hành trình.
3,0
a. Vấn đề cấp thiết: Phải tìm con đường thương mại giữa phương
Đông và châu Âu.
0,5
b. Vì sao?: Sang thế kỉ XV, ở Tây Âu, do sự phát triển nhanh cuả sản
xuất nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, hương liệu, thị trường ngày
càng tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường buôn bán qua Tây Á và Địa
Trung Hải do người A-rập độc chiếm nên việc buôn bán trực tiếp với
phương Đông bị ách tắc.

0,5
c. Bảng thống kê:
Thời gian Người dẫn đầu
cuộc hành
trình
Hành trình
1487 B. Đi-a-xơ Dẫn đầu đoàn thám hiểm đi qua cực nam
Châu Phi
8/1492 C. Cô- lôm -

Từ TBN đi
2,0
3
7/1497về
phía tây, ra
Đại Tây
Dương, đến
một số
ảo thuộc
vùng biển
Ca- ri- bê
Va- xco đơ
Ga- ma
Từ cảng Li- xbon vòng qua châu Phi, đến
Ca-li-cút trên bờ biển Tây Nam Ấn Độ
1519-1522 Ph. Ma-gien-
lan
Từ TBN, vòng qua điểm cực nam châu
Mĩ, tiến vào Thái Bình Dương đến quần
đảo Phi-lí

-pin
4 Cơ sở hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc? Vị trí của nền
văn minh đó trong lịch sử văn hóa Việt Nam?
2,5
a. Cơ sở hình thành 1,75
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Cạnh các con sông lớn như sông Hồng,
Sông Cả, sông Mã, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng
ẩm mưa nhiều nên thuận lợi cho cuộc sống con người và sản xuất.
0,25
+ Từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ
biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt, nhờ vậy mà con người đã khai
khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống , sản xuất gia tăng làm thay đổi
các mặt của đời sống. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày có sức
kéo trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá. Cùng với sự phát triển
nghề nông, cư dân còn biết săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ
công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công
nghiệp hình thành.
0,75
+ Chuyển biến về xã hội: Từ thời Phùng Nguyên, bắt đầu có hiện tượng
phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa
giàu nghèo ngày càng phổ biến hơn
0,25
+ Văn hóa: Do có mối quan hệ chặt chẽ về điạ bàn sinh sống, có chung
nhu cầu để tồn tại và phát triển kinh tế nông nghiệp, cư dân Việt cổ đã
sớm tạo nên lối sống, văn hóa chung .
0,25
+ Do yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ nền kinh tế nông nghiệp trồng
lúa nước, nên vào khoảng thế kỉ VII TCN Quốc gia Văn Lang ra đời.
Sau đó, trước cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tần, nhân dân Lạc
Việt của nước Văn Lang và nhân dân Âu Việt sống phiá bắc nước Văn

Lang đã đoàn kết chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Thục Phán giành
thắng lợi, Thục Phán lập ra nước Âu Lạc. Từ khi ra đời đến năm
179TCN, cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã sáng tạo ra nến văn minh đầu
0,25
4
tiên của dân tộc: Văn minh Văn Lang- Âu Lạc.
b. Vị trí 0,75
+ Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam, nền văn minh của
những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, sống trong các cộng đồng
làng xóm.
0,25
+ Nền văn minh đó đã phác họa định hình những bản sắc, truyền thống
dân tộc ban đầu, tạo dựng nền móng cho toàn bộ đời sống kinh tế- văn
hóa Việt Nam ở những thời kì lịch sử sau.
0,5
5 Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077)
của quân và dân ta dưới triều đại nhà Lý. Nêu nhận xét về nghệ
thuật quân sự của cuộc kháng chiến.
3,0
a. Tóm tắt diễn biến 2,0
+ Thực hiện chiến lược “ Tiên phát chế nhân” , năm 1075, quân ta đánh
sang châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc)
rồi tập trung bao vây thành Ung Châu, đánh tan hoàn toàn lực lượng
chuẩn bị xâm lược của nhà Tống rồi rút về.
1,0
+ Năm 1077, 30 vạn quân Tống tràn sang nước ta, bằng trận quyết
chiến trên bờ bắc sông Như Nguyệt, quân ta đã đánh tan quân xâm lược.
sau đó, Lý Thường Kiệt cử người sang bàn hòa kết thúc cuộc chiến
tranh xâm lược của nhà Tống.
1,0

b. Nhận xét 1,0
+ Luôn đứng trên thế chủ động: Chủ động phòng ngự, chủ động tiến
công, chủ động giảng hòa với địch kết thúc chiến tranh ( nêu dẫn
chứng)
0,5
+ Chọn thời cơ phản công, khi quân đich đang trong tình trang tiến
thoái lưỡng nan, hoang mang , Lý Thường Kiệt cho quân tấn công
doanh trại địch
0,5
6 Nhà nước và nhân dân ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV đã làm gì để
phát triển nông nghiệp? Tác dụng của sự phát triển nông nghiệp
đương thời.
3,0
a. Nhà nước và nhân dân ta
2,0
+ Đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tich canh tác:Từ thời Đinh –
Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, phát triển
nông nghiệp, nhà Lý, Trần không ngừng khuyến khích khai hoang
0,5
+ Các vua Lê, Lý hàng năm thường làm lễ cày ruộng tịch điền.
0,25
+ Quan tâm công tác thủy lợi: Nhà Tiền Lê, nhà Lý cho dân đào nhiều
kênh máng, đắp đê. Nhà Trần huy động nhân dân cả nước đắp đê “ quay
vạc”
0,5
+Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp
0,25
5
+ Mở rộng việc trồng lúa và các loại cây lương thực
0,25

+ Thời Lê Sơ, nhà nước thực hiện chính sách quân điền
0,25
b. Tác dụng: Góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân, ổn định kinh tế, chính trị , xã hội. Tạo điều kiện vững chắc cho sự
nghiệp bảo vệ tổ quốc
1,0
7 Nêu những ưu điểm và hạn chế của các chính sách kinh tế thời
Nguyễn ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.
3,0
a. Ưu điểm
1,5
+ Coi trọng vấn đề ruộng đất và sản xuất nông nghiệp, thực hiện nhiều
chính sách khuyến khích bảo vệ nông nghiệp như ban hành lại chính
sách quân điền, khuyến khích khai hoang, sửa đắp đê điều
0,5
+Tiếp tục duy trì, phát triến các nghề thủ công nghiệp truyền thống.
Tăng cường xây dựng các quan xưởng, trong chính quyền hình thành
các cơ quan chức năng chuyên trách về từng loại sản phẩm
0,5
+ Trực tiếp khai thác một số mỏ quan trọng, những mỏ giao cho thương
nhân lĩnh trưng thí hàng năm thu thuế.
0,5
b. Hạn chế
1,5
+ Chính sách quân điền chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, việc chia ruộng
ưu tiên cho quan lại, quý tộc , binh lính, tình trạng ruộng đất công bị thu
hẹp ngày càng tăng. Ruộng đất khai khẩn nhiều, song số ruộng đất để
hoang hóa lớn.
0,5
+ Các mỏ khoáng sản do nhà nước khai thác thường kém hiệu quả , chỉ

hoạt động trong khoảng thời gian ngắn.
0,5
+ Thi hành chính sách thuế khóa phức tạp và chế độ kiểm soát ngặt
nghèo đối với các hoạt động buôn bán. Về ngoại thương , nhà Nguyễn
thi hành chính sách độc quyền, dè dặt với các tàu buôn phương Tây.
0,5
Hết
6
7

×