Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi đề xuất học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ môn đia lý lớp 10 năm 2015 trường chuyên YÊN BÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.35 KB, 6 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ - KHỐI 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH NĂM 2015
TỈNH YÊN BÁI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 01 trang, gồm 05 câu)
Câu I (4,0điểm)
1. Trình bày chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả của nó. Nêu nguồn
gốc hình thành của đá macma và đá trầm tích.
2. Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất
và sinh vật.
Câu II (4,0điểm)
1. Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái Đất như thế nào?
2. Dòng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra dòng biển?
Câu III (4,0điểm)
1. Trình bày thành phần cấu tạo của khí quyển. Khí quyển có vai trò quan trọng như
thế nào đối với sự sống trên Trái Đất?
2. Nêu các nguồn gây ô nhiễm khí quyển. Cần phải làm gì để phòng ngừa nạn ô
nhiễm khí quyển?
Câu IV (3,0điểm)
1. Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư? Trong các nhân tố đó, nhân tố
nào là quan trọng nhất? Tại sao?
2. Nhân tố nào chủ yếu quyết định đến sự biến động dân số của các quốc gia và toàn
thế giới? Tại sao ở nước ta vào những năm 1954 – 1976 diễn ra hiện tượng bùng nổ dân
số?
Câu V (5,0điểm)
1. Cơ cấu kinh tế là gì? Cơ cấu kinh tế được nghiên cứu theo những khía cạnh nào?
2. Cho bảng số liệu:
Tình hình sản xuất điện năng của thế giới và một số quốc gia năm 2002
(Đơn vị: tỉ kwh)
Quốc gia Tổng sản lượng điện


Hoa Kì 3822
Liên bang Nga 1617
Nhật Bản 1029
Trung Quốc 1014
Cộng hòa Liên bang Đức 896
Thế giới 14600
a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng điện thế giới năm 2002.
b, Nhận xét và giải thích.
HẾT
Người ra đề
Họ và tên: Đỗ Thị Thu
Điện thoại liên hệ: 01639090379
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
I
(4,0điểm)
1.Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Hệ quả
của sự chuyển động quanh Mặt Trời. Nêu nguồn gốc hình
thành của đá macma và đá trầm tích.
2,0
*Sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời trên hoàng
đạo có cùng hướng tự quay quanh trục của Trái Đất tức là hướng
từ Tây sang Đông với vận tốc lớn, trung bình là 29,8km/s hoàn
thành một vòng xung quanh Mặt Trời phải mất 365 ngày gần 6
giờ.
0,5
*Hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt trời.
- Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến trong một
năm.
Sự thay đổi các thời kì nóng, lạnh trong năm (các mùa) và hiện

tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau ở Bắc và Nam bán cầu.
- Các vành đai chiếu sáng và nhận nhiệt khác nhau trên Trái Đất:
xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực đới.
- Sự phân chia các mùa trong năm và lịch.
- Sự vận động của hành tinh đôi Trái Đất – Mặt Trăng và hiện
tượng sóng Triều.
0,25
0,25
0,25
0,25
*Đá macma và đá trầm tích:
- Đá macma: Do dung nham nóng chảy -> nguội lạnh tạo thành, là
hỗn hợp của nhiều chất trong lòng đất, rất cứng ví dụ đá granit
- Đá trầm tích: Hình thành trong các miền trũng do sự lắng tụ và
nén chặt của các vật liệu nhỏ như sét, cát, sỏi và xác sinh vật.
Đặc điểm nổi bật có hóa thạch và có sự phân lớp.
0,25
0,25
2.Tại sao trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích
mối quan hệ giữa đất và sinh vật?
2,0
*Trên Trái Đất có nhiều loại đất khác nhau. Vì:
- Các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con
người, tác động đồng thời tới quá trình hình thành của mọi loại
đất.
- Tuy nhiên, mỗi nhân tố có một vai trò nhất định trong việc hình
thành đất, không thể thay thế nhau và mức độ tác động của mỗi
nhân tố ở từng nơi khác nhau.
- Mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến quá trình hình thành
đất ở mọi nơi khác nhau.

0,5
0,25
0,25
* Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật:
- Đất tác động đến sinh vật: các đặc tính lí, hóa và độ phì của đất
ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật.
+ Đất ngập mặn: cây ưa mặn như sú, vẹt
+ Đất ba dan: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều
- Sinh vật tác động đến đất: Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong
0,5
0,5
việc hình thành đất
+ Thực vật: cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất, rễ thực vật bám
vào khe nứt của đá, phá hủy đá.
+ Vi sinh vật: phân hủy vật chất hữu cơ và tổng hợp mùn.
+ Động vật sống trong đất làm thay đổi một số đặc tính lí, hóa của
đất.
II
(4,0điểm)
1.Quy luật địa đới thể hiện qua mạng lưới sông ngòi trên Trái
Đất như thế nào?
2,0
Chế độ nước của sông ngòi cũng phản ánh tính địa đới thông qua
nguồn cung cấp nước ở các vành đai như sau:
- Ở vành đai xích đạo dòng chảy của sông suối nhiều nước quanh
năm phản ánh đúng chế độ mưa quanh năm ở xích đạo.
- Ở vành đai nhiệt đới có một mùa mưa và một mùa khô nên sông
ngòi ở đây tuy chảy quanh năm nhưng có một mùa ít nước (cạn)
và một mùa nước lũ vào mùa hạ.
- Ở vành đai ôn đới nóng (cận nhiệt đới) tính chất địa đới phản

ánh đầy đủ ở rìa phía tây các lục địa. Ví dụ như rìa phía Tây lục
địa Á – Âu người ta thấy được bốn kiểu chế độ sông theo nguồn
cung cấp nước.
- Ở vành đai ôn đới lạnh và cận cực ở rìa phía bắc lục địa Á – Âu
và Bắc Mĩ vào mùa đông sông cạn kiệt nước ở các vùng băng giá,
mùa hạ có lũ là do băng tuyết tan.
- Ở các vành đai thuộc các vĩ độ cao gần cực nước hầu như ở thể
rắn quanh năm (Bắc và Nam cực).
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
2.Dòng biển là gì? Nguyên nhân sinh ra dòng biển? 2,0
*Khái niệm dòng biển: Trong các đại dương có những dòng nước
hẹp, chảy dài trên mặt (ít xuống sâu trung bình chỉ xuống tới
100m) như những dòng sông giữa đại dương mà hai bờ là nước
biển. Các dòng nước đó gọi là dòng biển.
0,5
*Nguyên nhân hình thành dòng biển:
- Nguyên nhân chính là do gió: Các loại gió thổi thường xuyên,
lâu dài theo một hướng nhất định như gió Mậu dịch, gió Tây ôn
đới làm hình thành các dòng biển quan trọng.
- Do lực côriôlit, do sự chênh lệch nhiệt độ, độ mặn, tỉ trọng giữa
các khối nước trong đại dương. Ví dụ nước từ nơi mặn chảy đến
nơi nhạt, từ nơi nóng chảy về nơi lạnh.
- Khi một dòng biển do gió hình thành thì một khối nước lớn
chuyển đi, mặt nước nơi đó thấp xuống, trái lại mặt nước nơi dòng
biển đến lại dâng lên cao. Để bù chỗ mặt nước hạ thấp, nước ở nơi
khác sẽ chuyển đến bổ sung, tạo thành dòng biển.

0,5
0,5
0,5
1.Trình bày thành phần cấu tạo của khí quyển. Khí quyển có
vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống trên Trái Đất.
2,0
*Thành phần cấu tạo của khí quyển
Vị trí lớp khí quyển: Lớp vỏ khí bao ngoài cùng của Trái Đất.
0,5
III
(4,0điểm)
Trong đó nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, hơi nước và các khí
khác chiếm 1%.
*Cấu trúc gồm 5 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa,
tầng ion và tầng ngoài.
0,25
*Vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất:
- Bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
- Cung cấp lượng khí CO2 cần thiết cho mọi hoạt động sống của
sinh vật.
- Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí
quyển.
- Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất.
-> Do đó khí quyển đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống
trên Trái Đất.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

2.Nêu các nguồn gây ô nhiễm khí quyển. Cần phải làm gì để
phòng ngừa nạn ô nhiễm khí quyển.
2,0
*Các nguồn gây ô nhiễm khí quyển:
- Nguồn ô nhiễm tự nhiên
+ Gió mạnh cuốn theo bụi, đất đá, thực vật vụn bay vào khí quyển.
+ Núi lửa phun trào đưa vào khí quyển nhiều tro bụi.
+ Các quá trình thối rữa xác động, thực vật trong tự nhiên.
- Nguồn ô nhiễm nhân tạo
+ Nguồn ô nhiễm từ công nghiệp: khói của các nhà máy đã thải
vào không khí rất nhiều chất độc hại hoặc quá trình bốc hơi, rò rỉ
từ dây chuyền sản xuất.
+ Nguồn ô nhiễm từ nông nghiệp: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ
+ Nguồn ô nhiễm từ giao thông vận tải: hoạt động từ động cơ các
loại xe, tàu, giao thông đường hàng không gây tổn hại tầng ôzôn.
- Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt của con người: đun bếp bằng gỗ
củi, than đá, dầu mỏ, sử dụng các chất tẩy rửa, thuốc diệt côn
trùng.
0,5
0,5
0,25
*Biện pháp phòng ngừa:
- Cần quản lí và kiểm soát chất lượng môi trường thông qua luật
pháp.
- Khai thác hợp lí và bảo vệ rừng, trồng them rừng mới.
- Áp dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu lọc bụi
và xử lí khí độc hại trước khi thải trở lại khí quyển.
0,25
0,25
0,25

1.Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư? Trong
các nhân tố đó, nhân tố nào là quan trọng nhất? Tại sao?
1,5
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư
+ Nhân tố tự nhiên: khí hậu, nước, địa hình,
+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, tính chất nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư.
- Trong đó nhân tố kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng nhất.
0,25
0,25
0,25
- Giải thích:
IV
(3,0điểm)
+ Vì khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì con người phụ thuộc vào
các yếu tố tự nhiên, lựa chọn nơi phù hợp để sinh sống.
+ Ngày nay khi lực lượng sản xuất phát triển, con người có thể
khắc phục các điều kiện tự nhiên, để tiến hành sản xuất và phân bố
dân cư
+ Dựa vào tính chất của nền kinh tế, con người sẽ lựa chọn nơi cư
trú phù hợp.
0,25
0,25
0,25
2. Nhân tố nào chủ yếu quyết định đến sự biến động dân số
của các quốc gia và toàn thế giới? Tại sao ở nước ta vào những
năm 1954 – 1976 diễn ra hiện tượng bùng nổ dân số?
1,5
- Nhân tố chủ yếu quyết định đến sự biến động dân số của các
quốc gia và toàn thế giới là: tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô (hay tỉ

suất gia tăng dân số tự nhiên)
- Ở nước ta vào những năm 1954 – 1976, diễn ra hiện tượng bùng
nổ dân số vì trong giai đoạn này dân số nước ta có tỉ suất sinh thô
cao hơn nhiều so với tỉ suất tử thô. Nguyên nhân cụ thể là do:
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi đã làm số người chết do
chiến tranh giảm nhanh.
+ Tình hình kinh tế - xã hội có bước phát triển tích cực, tạo điều
kiện cho dân số phát triển nhanh.
+ Tồn tại nhiều phong tục tập quán cũ, tâm lí xã hội.
+ Chưa thực hiện chính sách dân số, ý thức đại đa số người dân
còn hạn chế.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
V
(5,0điểm)
1.Cơ cấu kinh tế là gì? Cơ cấu kinh tế được nghiên cứu theo
những khía cạnh nào?
2,0
- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế
có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
- Cơ cấu kinh tế được nghiên cứu theo các khía cạnh:
+ Cơ cấu ngành kinh tế: Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp –
xây dựng, dịch vụ. Cơ cấu ngành kinh tế luôn ở trạng thái vận
động theo từng giai đoạn phù hợp với trình độ phát triển nhất định
của sản xuất.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: hình thức sử hữu khác nhau, có tác

động qua lại với nhau nhưng chúng không cản trở và bị ngăn cách
trong hoạt động kinh doanh. Các thành phần kinh tế vừa hợp tác
vừa cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.
+ Cơ cấu lãnh thổ: nền kinh tế quốc dân là một không gian thống
nhất, sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
Ứng với mỗi cấp phân công lao động có cơ cấu lãnh thổ nhất định.
0,5
0,5
0,5
0,5
2. Vẽ biểu đồ. Nhận xét và giải thích? 3,0
a, Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu
- Vẽ biểu đồ tròn
0,5
1,0
b, Nhận xét và giải thích:
- Trên thế giới điện sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau (dẫn
chứng)
- Trên thế giới điện sản xuất tập trung tại một số quốc gia (dẫn
chứng)
- Các nước sản xuất nhiều điện có tài nguyên năng lượng dồi dào,
có trình độ kĩ thuật cao, vốn đầu tư lớn, nhu cầu nền kinh tế (dẫn
chứng)
0,5
0,5
0,5
Họ và tên: Đỗ Thị Thu
Điện thoại liên hệ: 01639090379

×