Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi môn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.39 KB, 5 trang )

1. Xã hội học là gì: Trình bày đối tượng nghiên cứu của Xã hội học.
2. Trình bày các chức năng cơ bản của Xã hội học.
3. Trong 4 chức năng XHH, chức năng nào là quan trọng nhất? Lấy ví dụ
chứng minh.
4. Phân tích mối quan hệ giữa Xã hội học với Triết học.
5. Tại sao nói xã hội học ra đời là một tất yếu khách quan?
6. Trình bàu quan điểm phương pháp luận của August Comte. Tại sao nói
A.Comte là ông tổ của xã hội học?
7. Trình bày quan điểm của Emile Dukhiem về Xã hội học (khái niệm, đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu)
8. Phân tích khái niệm đoàn kết xã hội của Emile Dukhiem.
9. Lấy ví dụ để làm rõ khái niệm sự kiện xã hội của Emile Dukhiem.
10. Trình bày lý thuyết hành động xã hội của Max Weber.
11. Trình bày nội dung cac bước tiến hành cuộc điều tra Xã hội học.
12. Thế nào là phương pháp quan sát trong Xã hội học? Các loại quan sát? Ưu
và nhược điểm của phương pháp quan sát.
13. Phân biệt quan sát thông thường và quan sát xã hội học.
14. Phương pháp phân tích tài liệu trong XHH là gì? Nêu những ưu điểm và
nhược điểm của phương pháp này?
15. Phương pháp phỏng vấn XHH là gì? Nêu các loại phỏng vấn chủ yếu.
Những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp phỏng vấn.
16. Nghiên cứu chọn mẫu là gì? Nêu một số cách chọn mẫu.
17. Vì sao phải chọn mẫu trong nghiên cứu XHH? Ưu điểm của phương pháp
chọn mẫu.
18. Trình bày kỹ thuật lập bảng câu hỏi trong nghiên cứu XHH.
19. Thế nào là hành động xã hội? Anh/chị hãy phân biệt hành động xã hội và
hành động bản năng, vật lý.
20. Hành động xã hội là gì? Phân tích cấu trúc của hành động xã hội.
21. Anh/chị hãy trình bày những yếu tố có ảnh hưởng đến hành động xã hội.
22. Trong 4 hành động xã hội của Weber, anh/chị thường giải quyết công việc
nghiêng về loại hành động nào? Tại sao? Nêu vài tình huống cụ thể mà mình đã


thực hiện hành động đó để giải quyết công việc (trong cơ quan, gia đình )
23. Thế nào là tương tác xã hội? Cụ thể của tương tác xã hội? Các loại hình
tương tác xã hội.
24. Thế nào là quan hệ xã hội? Phân biệt quan hệ xã hội với quan hệ tình cảm
thuần túy.
25. Liệt kê các loại quan hệ xã hội mà hiện nay anh/chị đang tham gia vào.
Làm sao để có được các quan hệ xã hội tốt đẹp?
26. Có quan niệm cho rằng sự thành công của các cá nhân phần lớn không phải
do tài năng quyết định mà do các tương tác xã hội, quan hệ xã hội của cá nhân.
Bình luận quan điểm trên là lấy ví dụ minh họa.
27. Anh A và B công tác chung cơ quan. Khi gặp ông C là thủ trưởng cơ quan.
Anh A đon đả, xum xoe, ninh hót, còn anh B chào hỏi với thái độ trân trọng
nhưng bình thường. Hãy lý giải sự khác nhau trong hành động của 2 người trên.
28. Bà A và B cùng đến UBND Quân X xin giấy phép kinh doanh. Sau 10 phút
ba A vui vẻ đi ra và nói sẽ mở được cửa hàng lớn trong vài ngày tới, còn bà B
sau 30 phút đi ra buồn bã than thở không biết bao giờ mới xin được. Một người
đàn ông nghe 2 bà nói, ông ta bảo ba B: " Bà làm sao mà so sánh với bà A
được". Anh/chị hãy giải thích câu nói của người đàn ông trên.
29. Tổ chức xã hội là gì? Trình bày cac dấu hiệu cơ bản của tổ chức xã hội.
30. Tổ chức xã hội là gì? Các loại hình tổ chức xã hội.
31. Theo M.Weber tổ chức quan liêu (bureaucracy) mang những đặc điểm gì?
Đâu là ưu điểm và hạn chế của tổ chức quan liêu.
32. Hãy so sánh những điểm của nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp.
33. Phân tích khái niệm và nguồn góc của quyền lực xã hội.
34. Thiết chế xã hội là gì? Trình bày những đặc trưng cơ bản của thiết chế xã
hội.
35. Trình bày chức năng của thiết chế xã hội. Cho ví dụ minh họa.
36. Nêu một số thiết chế xã hội cơ bản. Chọn 1 thiết chế, cho ví dụ và phân
tích.
37. Cho ví dụ để minh họa mối tương quan giữa thiết chế giáo dục (hay thiết

chế gia đình) với các thiết chế khác trong xã hội.
38. Phân tích tác động của biến đổi xã hội tới sự bền vững của gia đình Việt
Nam. Lý giải hiện tượng trên.
39. Có quan điểm cho rằng thiết chế giao dục ở Việt Nam hiện nay đang hoạt
động kém hiệu quả. Bằng những ví dụ cụ thể và hiểu biết về khái niệm thiết chế
xã hội, hãy bình luận quan điểm trên.
40. Trình bày quan điểm của xã hội học về cơ cấu xã hội. So sánh với các quan
điểm của các khoa học khác (CNXHKH, Triết học, Chính trị học )
43. Trình bày khái niệm vị thế xã hội và vai trò xã hội. Phân biệt vị thế xã hội
và vị trí xã hội.
44. Phân biệt hai khái niệm: căng thẳng vai trò (role strain) và xung đột vai trò
(role conflict).
45. Mối quan hệ giữa vị thế và vai trò xã hội. Ý nghĩa của kiến thức này trong
cuộc sống hành ngày của anh/chị.
46. So sánh vị thế, vai trò của nam và nữ trong xã hội ngày nay.
47. Hãy xác định vị thế và vai trò của anh/chị ở nơi công tác và trong gia đình.
Anh/chị nhận xét gì và vai trò mình đang đảm nhiệm? Yếu tố xã hội nào tác
động đến vị thế và vai trò xã hội của anh/chị.
48. Bằng những hiểu biết về khái niệm cộng đồng xã hội, hãy chứng minh và lý
giải quan điểm: Cá nhân bao giờ cũng tồn tại và phát triển trong cộng đồng, nếu
tách khỏi coognj đồng có nghĩa là cá nhân tự hủy diệt mình.
49. Thế nào là bất bình đẳng xã hội? Nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội?
50. Nêu những dạng bất bình đẳng đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay.
51. Trình bày khái niệm phân tầng xã hội. Nguồn gốc của phân tầng xã hội?
Phân loại.
52. Bằng ví dụ cụ thể anh/chị phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa phân
tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội.
53. Chương trình xóa đói - giảm nghèo đang mang lại hiệu quả đáng kể nhưng
khoảng cách giàu nghèo vẫn ngày 1 rộng ra. Bằng kiến thức về bất bình đẳng
và phân tầng hãy lý giải .

54. Theo nghiên cứu gần đây, tỷ lệ nữ sinh trong các trường đại học hiện nay
chỉ chiếm 30%. Theo anh/chị con số đó có cho thấy sự bất bình đẳng trong giáo
dục hay không? Nguyên nhân xã hội nào tạo sự chênh lệch đó.
55. Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về sự phân tầng xã hội trong xã hội Việt
Nam hiện nay.
56. Các yếu tố tác động đến sự phân tầng xã hội và những hệ quả của phân tầng
xã hội lên đời sống của cá nhân.
57. Theo suy nghĩ của anh/chị, anh/chị thuộc giai cấp nào, tầng lớp nào trong
xã hội? Liên hệ đến gia đình, dòng họ của anh chị và phân tích sự di động trong
gia đình và dòng họ của anh chị.
58. Trình bày khái niệm trật tự xã hội. Nêu những điều kiện cơ bản để duy trì
trật tự xã hội.
59. Trình bày khái niệm thích ứng và hiệp tác xã hội.
60. Bằng kiến thức về thích ứng xã hội, anh/chị hãy bình luận câu nói "Nhập
gia tùy tục"
61. Bằng kiến thức về hiệp tác xã, anh/chị hãy bình luận câu nói "Đoàn kết
đoàn kết đại đoàn kết, thành công, thành công đại thành công"
62. Phân tích mối liên hệ giữa thích ứng và hiệp tác xã hội với trật tự xã hội.
63. Trình bày khái niệm sai lệch xã hội ,nêu các loại sai lệch xã hội , nguyên
nhân của sai lệch xã hội.
64. Phân tích mối liên hệ giữa sai lệch xã hội xã hội và trật tự xã hội.
65. Quan niệm về chữ hiếu trước kia là khi cha mẹ ốm đau con cái phải hy sinh
tất cả để trực tiếp phụng dưỡng cha mẹ còn ngày nay khi con cái không đủ thời
gian để trực tiếp phụng dưỡng cha mẹ thì có thể thuê mướn người chăm sóc
thay. Đó có phải là sự sai lệch về đạo đức hay không? Hãy lý giải tại sao?
66. Liệt kê những loại sai lệch xã hội ở Việt Nam hiện nay? Phân tích ảnh
hưởng củanhững sai lệch đó đối với sự phát triển xã hội.
67. Thế nào là sai lệch xã hội? Phân tích và cho ví dụ minh họa.
68. Trong tác phẩm ""Sự phân tầng xã hội và hành vi lệch lạc", John Hevitt kết
luận rằng những người thuộc tầng lớp hạ lưu dễ có hành vi phạm tội các tầng

lớp trung lưu và thượng lưu. Anh chị cho biết ý kiến về nhận định trên. Có
tương quan nào giữa sự phân tầng xã hội, sự nghèo đói và các hành vi sai lệch
trong xã hội không?
69. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Bần cùng sinh đạo tặc". Anh chị hãy giải thích
và nhận câu tục ngữ trên. Có tương quan nào giữa sự phân tầng xã hội, sự
nghèo đói và các hành vi sai lệch trong xã hội không?
70. Kiểm soát xã hội là gì? Nêu các loại kiểm soát xã hội. Vai trò của kiểm soát
xã hội đối với đời sống xã hội.
71. Anh/chị hiểu như thế nào về sự tự kiểm soát và tự kiềm chế. Cho ví dụ
minh họa.
72. Kinh tế xã hội phát triển tỷ lệ thuận với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tệ
nạn xã hội. Có phải do sự yếu kém của kiểm soát xã hội không hay do nhân tố
xã hội nào khác? Để hạn chế bớt các tệ nạn xã hội thì hình thức kiểm soát xã
hội nào hiệu quả và quan trọng nhất? Tại sao?
73. Hai cơ quan, một nơi mọi người đoàn kết, hợp tác chia sẽ mọi việc trôi
chảy, các cá nhân phát huy được năng lực, cơ quan phát triển tốt, lễ tết nhân
viên được có nhiều phúc lợi. Cơ quan kia ngược lại, các thành viên đố kị nhau,
không chia sẽ, không hợp tác nên khiến công việc ách tắc, hiệu quả kinh tế
thấp, không có quỹ phúc lợi để chia. Bằng kiến thức về thích ứng và hiệp tác
giải thích hiện tượng trên.
74. Trình bày khái niệm văn hóa. Nêu các yếu tố cấu thành văn hóa theo quan
điểm của xã hội học.
75. Nêu các phân tích các chức năng của văn hóa.
76. Thanh niên đang có xu hướng thích làm việc cho các tổ chức ngoài nhà
nước, đó có phải là thay đổi định hướng giá trị không? Yếu tố nào tác động đến
sự thay đổi đó.
77. Hãy xác định hệ giá trị căn bản của xã hội Việt Nam hiện nay. Đối với
anh/chị những giá trị xã hội nào chi phối, ảnh hưởng đến hành động của anh chị
trong quan hệ với người khác.
78. Sự khác nhau của các tiểu văn hóa trong một nền văn hóa có tạo nên sự

xung đột xã hội không? Và nó có cản trở sự hòa nhập xã hội của các cá nhân
hay không? Lý giải tại sao.
79. Định nghĩa các khái niệm: chuẩn mực, giá trị. Trình bày mối liên hệ giữa
chuẩn mực và giá trị.
80. Xã hội hóa là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa cá
nhân.
81. Trình bày các môi trường xã hội hóa cá nhân. Đâu là môi trường xã hội hóa
có ảnh hưởng lớn nhất tới mỗi cá nhân.
82. Phi xã hội hóa con người không trở thành con người xã hội, không hội nhập
vào xã hội được. Hãy lí giải quan điểm trên. Đối với anh chị môi trường xã hội
hóa nào ảnh hưởng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của bản thân.
83. Khi trình bày về vấn đề xã hội hóa có 2 quan điểm: Quan điểm 1: đề cao
tính chủ động của cá nhân, quan điểm 2: ít đề cao tính chủ động của cá nhân.
Phân tích 2 quan điểm trên.
84. Trong diễn tiến cuộc đời con người quá trình xã hội hóa diễn ra mạnh nhất
ở giai đoạn nào? Tại sao? Anh/chị nêu 3 ví dụ cụ thể mà mình đã thực hiện
trong quá trình xã hội hóa cá nhân?
85. "Cha mẹ sinh con trời sinh tính". Anh/chị hãy bình luận câu nói trên.
86. Sự khác nhau giữa các thế hệ trong gia đình. Lý giải nguyên nhân của sự
khác biệt đó?
87. Bằng những kiến thức xã hội học, bình luận câu nói: "Cái tôi là sản phẩm
của xã hội".
88. Chức năng của trò chơi trong quá trình xã hội hóa đối với trẻ em.
89. Trình bày khái niệm xã hội hóa. Nêu đặc trung cơ bản của quá trình xã hội
hóa? PHân tích khái niệm xã hội hóa và khái niệm giáo dục.
90. Quá trình xã hội hóa đã hình thành như thế nào? Ảnh hưởng của xã hội hóa
trong việc hình thành nhân cách của cá nhân?
91. Trình bày khái niệm di động xã hội. Phân loại di động xã hội.
92. Nêu và phân tích cac nhân tố ảnh hưởng đến di động xã hội. Cho ví dụ
minh họa.

93. Một xã được đô thị hóa (thành thị trấn, giá đất tăng, dân giàu có, nhiều
ngành nghề mới tệ nạn xã hội nhiều ) thì có những loại di động xã hội nào
đang diễn ra? Yếu tố nào tác động đến sự di động xã hội của các cá nhân ở xã
đó?
94. Xác định các yếu tố tác động tới sự di động xã hội của các cá nhân ở xã đó?
95. Thế nào là biến đổi xã hội? Các loại biến đổi xã hội.
96. Nêu và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi xã hội.
97. Trình bày những xu hướng có tính quy luật của biến đổi xã hội.
98. Phân tích mối quan hệ giữa biến đổi xã hội và trật tự xã hội.
99. Nêu những biến đổi xã hội đang diễn ra ở Việt Nam? Biến đổi nào có ảnh
hưởng tích cực, biến đổi nào có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội
Việt Nam?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×