Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học kì II môn ngữ văn 6 huyện Cẩm Giàng năm học 2014 - 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.36 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014– 2015
MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài 90 phút
MA TRÂN ĐỀ
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận
dụng
thấp
Vận dụng cao Cộng
Văn Nhớ tên tác
gải, tác phẩm,
xác định được
đối tượng tả
trong văn bản.
Hiểu biết về cảnh
được tả, bày tỏ
được cảm xúc.
Số câu:
Số điểm:
1
1.0
1
1,0
1
2
Tiếng Việt Nhận ra được
dấu hiệu và


cách dùng so
sánh trong viết
văn miêu tả
Hiểu và lấy được
ví dụ về phép tu từ
tương tự.
Hiểu kiểu câu,
phân tích cấu trúc
câu
Số câu:
Số điểm:
1
1,0
2
2,0
3
3
Tập làm
văn
Học tập cách tả người từ
văn bản truyện đã học, và
những hiểu biết về con
người trong cuộc sống, viết
bài văn tả một người đang
hoạt động trong một không
gian, thời gian cụ thể.
Số câu:
Số điểm:
1
5

1
5
Tổng
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
2
20
3
3
30
1
5
50
6
10
100
ĐỀ BÀI
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,5,6 cho dưới đây vào giấy kiểm tra:
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng
cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ
của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
Câu 1 (1,0 điểm):
Đoạn văn trên nằm ở văn bản nào? của ai? Đoạn Văn bản miêu tả cảnh gì?
Câu 2 (1,0) điểm):
Qua cách miêu tả trong đoạn văn trên, em hình dung như thế nào về cảnh sắc của
khúc sông mà con thuyền đang vượt qua?
Câu 3 (1,0 điểm):

Trong đoạn văn, tác giả sử dụng phép so sánh nào để miêu tả nhân vật, hãy ghi lạị
phép so sánh đó và cho biết đó là kiểu so sánh nào?
Câu 4 (1,0 điểm):
Trong đoạn văn, tác giả viết “cặp mắt nảy lửa“, theo em tác giả đã dùng phép tu
từ nào để viết? Hãy lấy thêm 2 ví dụ có cách viết tương tự như vậy?
Câu 5 (1,0 điểm):
Câu văn “Thuyền cố lấn lên.” là câu đơn loại nào, dùng để làm gì? Hãy phân tích
cấu trúc ngữ pháp của câu văn.
Câu 6 (5,0 điểm):
Học tập cách tả người trong đoạn trích trên và cách An-phông-xơ Đô-đê miêu tả
thầy giáo Ha-men trong văn bản "Buổi học cuối cùng ", em hãy viết bài văn tả lại một
người thầy giáo (cô giáo) đang giảng bài trên lớp.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (1,0 điểm)
+ Đoạn văn nằm trong văn bản: Vượt thác (0,25điểm)
+ Tác giả: Võ Quảng (0,25điểm)
+ Đoạn văn bản miêu tả cảnh Dượng Hương Thư trong lúc chèo thuyền để vượt một
chặng đường của cuộc vượt thác đầy khó khăn, thử thách.(0,5 điểm)
- Mức tối đa (1,0): Đạt các yêu cầu đề bài.
- Mức chưa tối đa (0,25,0,5,0,75): Chưa đạt được tất cả các ý ở mức tối đa.
- Mức chưa đạt: Làm không đúng yêu cầu hoặc không làm bài.
Câu 2 (1,0 điểm):
+ Nội dung cảm nhận (0,75): Gợi ý: Qua cách miêu tả đó giúp em hình dung về cảnh
sắc của khúc sông nơi đây có nhiều thác dữ, thử thách sức mạnh của con người.
+ Hình thức (0,25): Trình bày dưới dạng câu văn nhiều vế hoặc đoạn văn ngắn. Lời
văn mạch lạc, có hình ảnh, có cảm xúc. Câu văn, đoạn văn đúng ngữ pháp.
- Mức tối đa (1,0): Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, hình thức.
- Mức chưa tối đa (0,25 ,0,5): Làm chưa đạt yêu cầu mức tối đa.
- Mức không đạt: Làm không đúng yêu cầu hoặc không làm bài.
Câu 3 (1,0 điểm):

+ Ghi lại được dấu hiệu phép so sánh để miêu tả nhân vật (0,5): nhanh như cắt, như
một pho tượng đồng đúc; như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Gọi đúng tên kiểu so sánh (0,5): So sánh ngang bằng (A là B)
- Mức tối đa (1,0): nêu đúng, đủ ý theo yêu cầu đề.
- Mức chưa tối đa (0,5): Chưa nêu đủ ý
- Mức chưa đạt; Chưa làm đúng hoặc không làm bài.
Câu 4 (1,0 điểm):
+ Nêu được tên phép tu từ trong cách viết (0,5): dùng ẩn dụ hình thức, cách thức (Nếu
học sinh nào nói dùng cách nói qúa (thậm xưng) cũng được - nếu các em đã biết phép tu
từ đó, vì mắt không nảy lửa được).
+ Lấy được 2 ví dụ có cách dùng ẩn dụ tương tự (0,5): Ví dụ gợi ý: Mắt sắc như dao
cau; mắt lạnh băng,…
- Mức tối đa (1,0): trình bày đúng, đủ yêu cầu đề.
- Mức chưa tối đa (0,5); Làm chưa đúng ,đủ yêu cầu đề.
- Mức chưa đạt: Làm không đúng hoặc không làm bài.
Câu 5 (1,0 điểm):
+ Trả lời được kiểu câu đơn (0,25): Câu trần thuật đơn không có từ là.
+ Nêu được công dụng của câu (0,25): Câu trần thuật đơn không có từ là dùng để miêu
tả.
+ Phân tích đúng cấu tạo câu (0,5): Thuyền //cố lấn lên.
CN VN
- Mức tối đa (1,0): Làm đúng, đủ Yêu cầu đề.
- Mức chưa tối đa (0,25, 0,5); Làm chưa đúng ,đủ yêu cầu đề.
- Mức chưa đạt: Làm không đúng hoặc không làm bài.
Câu 6 (5,0 điểm):
* Tiêu chí điểm nội dung (4,0):
a. Mở bài (0,5)
+ Nªu t×nh huèng ®Ó giới thiệu thầy (cô giáo) được tả.(0,25)
+ Nêu ấn tượng chung về thầy (cô giáo) lúc đang giảng bài.(0,25)
- Mức tối đa (0,5):Đạt đủ các ý yêu cầu.

- Mức chưa tối (0,25): Mới nêu được ấn tượng về đối tượng tả.
- Mức chưa đạt: Làm không đúng yêu cầu hoặc không có mở bài.
b . Th©n bµi: (3,0 ®iÓm)
+ Giới thiệu khái quát về thầy (cô) (0,5): Gợi ý: có thể giới thiệu tình huống, lí do tả
lại thầy (cô) (Giới thiệu thời gian, không gian xuất hiện đối tượng tả)
+ Tả ngoại hình (0,5): Gợi ý: Trang phục, tóc, ánh mắt, giọng nói
+ Tả thầy cô đang giảng bài (1,5): Có thể đặc tả cách viết bảng, cách hướng dẫn học
sinh học tập (Kết hợp tả ánh mắt, cử chỉ, ); Cũng có thể tả trạng thái cảm xúc của thầy
cô khi nói về một nội dung bài học hoặc một chuyện gì đó,
+ KÓ mét kØ niÖm s©u s¾c vÒ ngêi thÇy (c«) (0,5): Ví dụ: Nói dối thầy cô đã làm bài,
hoặc được điểm tốt, thầy cô đã giúp mình nhận ra bài học ứng xử
- Mức tối đa (3,0): Đạt hoàn hảo các yêu cầu về nội dung.
- Mức chưa tối đa (0,5,1,0,2,0,2,5): làm chưa đủ các yêu cầu về nội dung.
- Mức chưa đạt; làm chưa đúng yêu cầu hoặc không làm bài.
c. Kết bài (0,5):
Nêu ấn tượng về thầy (cô) (0,25)
Bày tỏ mong muốn.(0,25)
- Mức tối đa (0,5): Đạt hoàn hảo yêu cầu phần kết bài.
- Mức chưa tối đa (0,25): Nêu được cảm nghĩ hoặc bày tỏ được mong muốn về thầy
cô.
- Mức chưa đạt: Không làm đúng yêu cầu kết bài của bài miêu tả người. Hoặc không
có kết bài.
* Tiêu chí về hình thức, trình tự tả, sáng tạo (1,0):
a. Hình thức (0,5):
- Mức tối đa (0,5): Bài văn làm đúng kiểu bài tả người – tả hoạt động. Có bố cục ba
phần, có các đoạn văn, câu văn viết chuẩn ngữ pháp. Trình bày sạch sẽ.
- Mức chưa tối đa(0,25); làm đúng kiểu bài, có bố cục ba phần rõ ràng.
- Mức chưa đạt: Không làm đúng kiểu bài, không có bố cục.
b. Trình tự tả (0,25):
- Mức tối đa (0,25): Hình ảnh thầy, cô được quan sát ở vị trí phù hợp, được tả theo thứ

tự quan sát nhất định.
- Mức không đạt: Khô thể hiện vị trí qua sát, không tả theo trình tự hợp.
c. Sáng tạo (0,25):
Ngôn ngữ miêu tả có hình ảnh, cảm xúc, sử dụng các phép tu từ, các kiểu câu linh
hoạt, mới lạ nhưng phù hợp với đối tượng. Không máy móc trong cách dùng từ, đặt câu.
- Mức tối đa (0,25); Đảm bảo các yêu cầu sáng tạo khi miêu tả.
- Mức chưa đạt: Không đáp ứng yêu cầu về sáng tạo khi viết văn miêu tả.
…………Hết…………

×