Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học kì II - môn Ngữ văn 6 (Ma trận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.51 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
TN TL TN TL Cấp độ
thấp
Cấp độ
cao
Chủ đề 1: Văn
học
-Văn học hiện
đại:
+ Lao xao.
+ Đêm nay Bác
không ngủ.
+ Lượm

-Nhận
diện đoạn
trích. C1
-Nhận
diện
PTBĐcủa
đoạn.C2
-Hiểu nội
dung đoạn
thơ- C4
-Hiểu ND
của văn
bản C10


-Hiểu NT
của văn
bản.C11
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3 câu
0.75 đ
7,5%
2 câu
0.5 đ
5%
5 câu
1,25 đ
12,5%
Chủ đề 2: Tiếng
Việt
-Nghĩa của từ
-Biện pháp tu từ
-Thành phần
chính của câu
-Câu trần thuật
đơn
-Chữa lỗi CN-
VN.
Nhận ra
biện pháp
tu từ- C9
Nêu định
nghĩa về

so sánh-
C13
-Phân tích
được cấu
tạo của
CN-VN-
C3- C5.
-Hiểu câu
trần thuật
đơn C7
-Xác định
lỗi CN
trong câu.
C6
-Hiểu
phép hoán
dụ- C8
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0.25 đ
2,5%
1 câu
2 đ
20%
5 câu
1.25 đ
12,5%
7 câu

3,5 đ
35%
Chủ đề 3: Tập
làm văn
-Đặc điểm văn
miêu tả
-Tạo lập văn bản
miêu tả
Phương
pháp làm
văn miêu
tả - C12
Biết cách
viết bài
văn tả
người- C14
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0.25 đ
2,5%
1 câu
5 đ
50%
2 câu
5.25 đ
52.5%
Tổng số câu
Tổng số điểm

Tỉ lệ %
5 câu
1,25 đ
12,5%
1 câu
2 đ
20%
7 câu
1,75 đ
17,5%
1 câu
5 đ
50%
14 câu
10 đ
100%
ĐỀ KIỂM TRA
I- Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm).
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi ( từ câu 1 đến câu 7) bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái
trước câu trả lời đúng.
“ Giời chớm hè, cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ.
Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh
lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay
đi.”
( Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6, tập 2).
1. Đoạn văn trên được trích dẫn từ văn bản nào?
A. Cây tre Việt Nam
B. Lũy làng
C. Lao xao
D. Cô Tô

2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
3. Từ “chớm” trong câu “Giời chớm hè” có nghĩa là gì?
A. Biểu hiện mùa hè mới bắt đầu
B. Biểu hiện cái gì đó xảy ra ngoài dự tính
C. Biểu hiện thời điểm mùa hè vừa qua đi
D. Biểu hiện thời điểm mùa hè sắp kết thúc
4. Đoạn thơ:
Chú bé loắt choắt Ca lô đội lệch
Cái xắc xinh xinh Mồm huýt sáo vang
Cái chân thoăn thoắt Như con chim chích
Cái đầu nghênh nghênh. Nhảy trên đường vàng.
Cho ta thấy lượm là một chú bé như thế nào?
A. Bé nhỏ, hiền lành, dễ thương.
B. Bé nhỏ, khỏe mạnh, nhanh nhẹn.
C. Bé nhỏ, hồn nhiên, tinh nghịch.
D. Bé nhỏ, rắn rỏi, cương nghị.
5. Chủ ngữ của câu “ Cây hoa lan nở trắng xóa” có cấu tạo là gì?
A. Danh từ C. Cụm động từ
B. Cụm danh từ D. Cụm tính từ
6. Nếu viết “ Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật”, câu văn sẽ mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ
B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D. Không thiếu chủ ngữ, vị ngữ
7. Tổ hợp từ “ Cả làng thơm” có cấu tạo là gì?
A. Cụm danh từ C. Cụm động từ

B. Cụm tính từ D. Câu đơn
8. Câu nào dưới đây không sử dụng phép hoán dụ.
A. Áo chàng đưa buổi phân li.
B. Người cha mái tóc bạc.
C. Ngày Huế đổ máu.
D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng.
9. Hai câu thơ: Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
đã sử dụng nghệ thuật gì?
A. So sánh C. Nhân hóa
B. Ẩn dụ D. Hoán dụ
10. Dòng nào nêu không đúng ý nghĩa 3 câu thơ cuối bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”
“ Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
A. Đêm nay chỉ là một đêm trong nhiều đêm Bác không ngủ
B. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước
C. Là Hồ Chí Minh thì không còn thời gian để ngủ
D. Đó là lẻ sống “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình “ của Bác.
11. Truyện “ Bài học đường đời đầu tiên”, “ Bức tranh của em gái tôi”, “ Buổi học cuối cùng” có ngôi kể và
thứ tự kể nào giống nhau?
A. Ngôi thứ nhất - thứ tự kể việc
B. Ngôi thứ nhất - thứ tự kể thời gian, sự việc
C. Ngôi thứ ba - thứ tự kể thời gian
D. Ngôi thứ ba - thứ tự kể thời gian, sự việc
12. Muốn miêu tả người ta cần phải làm gì?
A. Quan sát, lựa chọn và trình bày các chi tiết tiêu biểu về đối tượng cần miêu tả theo thứ tự.
B. Chỉ cần miêu tả dáng vẻ bên ngoài của đối tượng cần tả
C. Chỉ cần nói đến những tình cảm của mình về đối tượng cần tả.
D. Chỉ cần tái hiện được nét tính cách nào đó về đối tượng cần tả.

II. TỰ LUẬN
13. So sánh là gì ? (1 điểm)
Xác định kiểu so sánh trong câu thơ sau: (1 điểm)
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
14. Tả một người bạn thân của em. (5đ)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I- TRẮC NGHIỆM
1.C
2.B
3.A
4.C
5.B
6.B
7. D
8. B
9. A
10. C
11. B
12. A
II - TỰ LUẬN
Câu 13: Hs nêu được khái niệm so sánh (1 điểm)
So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi
hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Xác định kiểu so sánh trong câu thơ: so sánh không ngang bằng (1 điểm)
Câu 14: Tập làm văn
a. Mở bài: (1đ)
- Giới thiệu chung về người bạn thân
( Tên? thân nhau đã bao lâu? )

- Tình cảm của em về người bạn ấy ( nêu khái quát)
b. Thân bài: (3đ)
- Tả hình dáng:
• Tả khái quát về tuổi , vóc dáng, ăn mặc
• Tả chi tiết về khuôn mặt, nước da, mái tóc, ánh mắt, nụ cười…
- Tả tính tình phẩm chất:
• Đối với bạn bè, thầy cô
• Đối với gia đình, người xung quanh.
• Sở thích
C- Kết bài: (1đ)
- Cảm nghĩ của em về người bạn ấy
- Liên hệ
Bài viết phải hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, biết tả có thứ tự, diễn đạt trôi chảy, trong sáng. Văn viết có hình ảnh. Tả
xen lẫn cảm xúc.

×