Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề kiểm tra học kì II môn ngữ văn 7 của Ninh Hòa năm học 2014 - 2015(có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.17 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ NINH HÒA
ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không tính thời gian phát đề)

I. Phần Văn bản:
(3,00 điểm)
Câu 1:
(1,50đ)

a. Nêu những đặc điểm hình thức của tục ngữ.
b. So sánh hai câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho
nhau? Vì sao?
Câu 2:
(1,50đ)
Đọc 2 đoạn văn sau đây:
1. Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X.
xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
Dân phu kể hàng trăm con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn( ), người nào người nấy lướt thướt như
chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
2. ( ) Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng,
xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh
đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết.
a. Đó là hai đoạn văn mở đầu và kết thúc trích từ tác phẩm nào, của tác giả nào?
b. Từ hai đoạn trích trên và cả tác phẩm, hãy chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện.
c. Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.


II.

Phần Tiếng Việt: (2.00đ)
Câu 1:
(1,00đ)
Bốn trường hợp câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong mỗi câu, cụm từ
mùa xuân đóng vai trò gì:
a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn
kêu trong đêm xanh ( ) (Vũ Bằng)
b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (Vũ Tú Nam)
c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. (Vũ Bằng)
d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu. (Võ
Quảng)
Câu 2:
(1,00đ)
Dấu gạch ngang trong câu (a.) có công dụng gì? Ngoài công dụng trên, dấu gạch ngang
còn có công dụng nào khác?
III.

Phần

Tập làm văn: (5,00đ)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

HẾT
(Đề này có một trang, giám thị không giải thích gì thêm)

B
B



N
N


C
C
H
H
Í
Í
N
N
H
H


HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN lớp 7
I. Phần Văn bản:
(3,00 điểm)
Câu 1:
(1,50đ)

a. Những đặc điểm hình thức của tục ngữ:
- Ngắn gọn; - Thường có vần (nhất là vần lưng); - Các vế thường đối xứng cả về hình thức, cả về nội dung;
- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.

- Mức tối đa: nêu đúng 3 - 4 ý


0,50đ


- Mức chưa tối đa: đúng từ 1 - 2 ý
0,25đ


- Không đạt: không đúng ý nào hoặc không trình bày.
0,00đ

b. So sánh hai câu tục ngữ sau: - Không thầy đố mày làm nên. - Học thầy không tày học bạn.
Gợi ý: Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau:
- Câu 1: nhấn mạnh việc học ở bạn bè; đề cao việc học, học tập ở tất cả mọi người.
- Câu 2: nhấn mạnh vai trò quan trọng của người thầy; đề cao vai trò của người thầy trong việc giáo dục,
dạy học và đào tạo con người.


- Mức tối đa: thực hiện đúng ý, diễn đạt tốt
1,00đ


-Mức chưa tối đa: +Viết đủ ý nhưng chưa rõ ràng
+ Nêu sơ sài
0,50đ
0,25đ


- Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày
0,00đ


Câu 2:
(1,50đ)

a. Đó là hai đoạn văn đầu và cuối trích trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

- Mức tối đa: nêu đúng tác giả, tác phẩm
0,50đ


- Mức chưa tối đa: Chỉ đúng tác giả hoặc tác phẩm
0,25đ


- Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày
0,00đ

b. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện là:
- Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ.
- Một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng trong đình vững chãi, nguy nga đang lao vào cuộc
tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê. Đối lập cảnh đó, ngoài kia đê vỡ, dân lành rơi vào tình cảnh thảm sầu

- Mức tối đa: thực hiện đúng 2 ý
0,50đ


- Mức chưa tối đa: thực hiện đúng 1 ý hoặc chưa rõ ràng.
0,25đ



- Không đạt: không làm, làm sai.
0,00đ

c. Tác giả xây dựng hai cảnh tương phản nhằm phơi bày hiện thực xã hội lúc bấy giờ: tình cảnh khốn khổ của
người dân và thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm đến mất cả tính người của bọn quan lại dưới xã hội cũ.

- Mức tối đa: thể hiện đúng ý trên
0,50đ


- Mức chưa tối đa:Chưa đầy đủ hoặc chưa rõ ràng
0,25đ


- Không đạt: không làm, làm sai.
0,00đ


I. Phần Tiếng Việt:
(2,00 điểm)
Câu 1:
(1,00đ)

Vai trò cụm từ mùa xuân trong bốn câu:
- Câu a: làm chủ ngữ và vị ngữ; - Câu b: làm trạng ngữ;
- Câu c: làm phụ ngữ trong cụm động từ; - Câu d: câu đặc biệt



- Mức tối đa: xác định đúng 4 câu

1.00đ


- Mức chưa tối đa: đúng 3 câu:
đúng 2 câu:
đúng 1 câu:
0,75đ
0,50đ
0,25đ


- Không đạt: xác định không đúng.
0,00đ

Câu 2:
(1,00đ)

- Dấu gạch ngang trong câu (a) có công dụng đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Ngoài ra, dấu gạch ngang còn có công dụng:
+ Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
+ Nối các từ nằm trong một liên danh.

- Mức tối đa: trả lời đúng 2 đơn vị kiến thức
1.00đ


- Mức chưa tối đa: + đúng đơn vị kiến thức1 và 1 ý trong kiến thức 2
+ đúng 1 đơn vị kiến thức
+ chỉ đúng 1 ý trong kiến thức 2
0,75đ

0.50đ
0.25đ


- Không đạt: không đúng hoăc không làm.
0.00đ


III. Phần Tập làm văn: (5,00đ)
1. Yêu cầu chung:

- Dạng đề: lập luận giải thích.
- Kĩ năng:
+ Nắm được cách thức và phương pháp cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
+ Vận dụng được những hiểu biết trong thực tế cuộc sống và một số tục ngữ, thành ngữ có nội dung
tương tự để mở rộng bài làm.
2. Yêu cầu cụ thể:
Dàn bài gọi ý:


a. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tục ngữ với ý nghĩa là "túi khôn" của nhân loại.
- Dẫn ra câu tục ngữ với ý nghĩa là kinh nghiệm thể hiện khát vọng muốn được đi đây đi đó
để mở mang sự hiểu biết.

- Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu, biết cách dẫn dắt, giới thiệu
0,50đ


- Mức chưa tối đa: nêu chung chung

0,25đ


- Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày
0,00đ

b. Thân bài:
b.1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen:
+ Đi một ngày đàng nghĩa là gì? (sự thay đổi, di chuyển của con người trong một khoảng thời gian và không
gian nhất định)
+ Học một sàng khôn là gì? (học được một sàng những điều khôn ngoan, những cái hay, cái tốt của thiên hạ.
sàng: chỉ số lượng lớn và nhiều).
- Nghĩa bóng: Nêu kinh nghiệm của người xưa về việc chịu khó đi nhiều, mở rộng các mối quan hệ để có cơ
hội học hỏi, tích lũy cho mình được nhiều kiến thức, nhiều cái hay cái tốt từ thiên hạ, để mình được khôn lớn
hơn, hiểu biết được nhiều kiến thức hơn về mọi mặt cuộc sống.

- Mức tối đa: Đúng đủ các ý trên, làm rõ cả hai nghĩa.Biết lập
luận dưới hình thức nêu câu hỏi và giải đáp. Kĩ năng diễn đạt tốt
2,00đ


- Mức chưa tối đa: - Chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung,
hoặc về kĩ năng lập luận.
- Rất sơ sài
1,00đ-1,50đ

0,50đ



- Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày
0,00đ

b.2. Tại sao nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"?
- "Đi" để có cơ hội được mở mang tầm mắt.
- "Đi" mới có cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu, trò chuyện, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều người, được
học hỏi ở mọi người những điều mình chưa hiểu, chưa biết.
- Liên hệ một số câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung gần nghĩa hoặc trái nghĩa khác. (Đi cho biết đó biết
đây ; Ếch ngồi đáy giếng )
- Định hướng suy nghĩ và hành động cho bản thân: luôn có ý thức học hỏi từ những chuyến đi, từ mọi người
để có cơ hội làm giàu thêm vốn sống, vốn kiến thức cho bản thân.


- Mức tối đa: Đúng đủ các ý trên; kỹ năng lập luận tốt. (Mỗi ý 0,50đ)

2.00đ


- Mức chưa tối đa: Chưa đạt yêu cầu trên hoặc về nội dung hoặc kỹ
năng lập luận
0,50đ -1,50đ


- Không đạt: nhầm lẫn, không trình bày
0,00đ

c. Kết bài:
Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Đúng với mọi thời đại, mọi người. Đến nay vẫn còn nguyên
giá trị.



- Mức tối đa: thực hiện đúng yêu cầu
0,50đ


- Mức chưa tối đa: Nêu chung chung, sơ sài
0,25đ


- Không đạt: không trình bày
0,00đ


×