HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA: ………Viễn thông 1…………………………
NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI TỰ LUẬN
Tên học phần:……Cơ sở Kỹ thuật chuyển mạch … Mã học phần:…………
Ngành đào tạo : Điện tử - Viễn thông Trình độ đào tạo: Đại học
1. Ngân hàng câu hỏi thi
● Câu hỏi loại 2 điểm
Câu hỏi 2.1: Chuyển mạch là gì ? Phân tích các chức năng cơ bản của chuyển mạch
tương ứng với mô hình OSI.
Câu hỏi 2.2 : Báo hiệu là gì ? Trình bày các đặc tính chức năng cơ bản của báo hiệu
tương ứng với các kỹ thuật chuyển mạch .
Câu hỏi 2.3 : Thế nào là kỹ thuật lưu lượng ? Phân tích mục đích cơ bản của kỹ thuật
lưu lượng.
Câu hỏi 2.5 : Trình bày nguyên lý trao đổi khe thời gian nội TSI và nêu nhận xét.
Câu hỏi 2.6 Trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch thời
gian (T) sử dụng nguyên tắc điều khiển đầu ra (Ghi vào tuần tự- Đọc ra điều khiển)
thông qua một ví dụ và nhận xét
Câu hỏi 2.7 : Anh (chị) hãy giải thích thế nào là kỹ thuật định tuyến phân cấp trong
mạng chuyển mạch kênh.
Câu hỏi 2.7 : Anh (chị) hãy cho biết một node mạng chuyển mạch kênh sẽ thực hiện
xử lý định tuyến một cuộc gọi như thế nào?
Câu hỏi 2.8: Trình bày nguyên tắc cắt mảnh, tạo gói tin trong kỹ thuật chuyển mạch
gói.
Câu hỏi 2.9 : So sánh các đặc tính kỹ thuật cơ bản của kỹ thuật chuyển mạch kênh và
kỹ thuật chuyển mạch gói
Câu hỏi 2.10 : Trình bày cấu trúc của trường chuyển mạch sử dụng bộ đệm đầu ra.
Nhận xét
Mẫu 2
Câu hỏi 2.11 : Trình bày ứng dụng của chuyển mạch mềm làm cổng báo hiệu.
Câu hỏi 2.12 : Trình bày ứng dụng của chuyển mạch mềm làm tổng đài chuyển tiếp.
Câu hỏi 2.13: Thiết kế một trường chuyển mạch không gian 3 tầng không tắc nghẽn
với N=M= 10
4
So sánh C với Copt.
Câu hỏi 2.14 : Thiết kế (có vẽ hình) trường chuyển mạch ghép TST không nghẽn nội
với N=M=10
4
. Gỉa sử chu kỳ truy nhập bộ nhớ là t
c
= 500ns. So sánh C với một tầng
đơn.
Câu hỏi 2.15: Cho trường chuyển mạch thời gian T có thể đấu nối được với 120
luồng đầu vào, đầu ra với tốc độ luồng E1. Tính kích thước và tốc độ truy nhập bộ
nhớ được sử dụng trong trường chuyển mạch này.
Câu hỏi 2.16 : Thiết kế một trường chuyển mạch Closs, không tắc nghẽn hoàn toàn,
kích thước NxN= 100x100 sử dụng module 10x10.
1. Tính toán độ phức tạp C(10).
2. Nếu sử dụng ma trận sắp xếp lại (có vẽ hình) thì C=?
● Câu hỏi loại 3 điểm
Câu hỏi 3.1: Trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch thời
gian (T) sử dụng nguyên tắc điều khiển đầu ra (Ghi vào tuần tự- Đọc ra điều khiển)
thông qua một ví dụ và nhận xét
Câu hỏi 3.2 : Trình bày cấu trúc nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch thời
gian (T) sử dụng nguyên tắc điều khiển đầu vào (Ghi vào có điều khiển - Đọc ra tuần
tự) thông qua một ví dụ và nhận xét. <nội dung câu hỏi>
Câu hỏi 3.3: Trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch
không gian (S) trên nguyên tắc điều khiển đầu ra thông qua một ví dụ và nhận
xét.<nội dung câu hỏi>
Câu hỏi 3.4 : Trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động của trường chuyển mạch
không gian (S) trên nguyên tắc điều khiển đầu vào thông qua một ví dụ và nhận xét.
Câu hỏi 3.5 : Trình bày nguyên lý chọn khe thời gian trung gian rỗi trong trường
chuyển mạch kênh theo phương pháp sử dụng mặt nạ chọn kênh. Phân tích các ưu
nhược điểm của từng kiểu di chuyển mặt nạ.
Câu hỏi 3.6 : Trình bày nguyên tắc cắt mảnh, tạo gói tin trong kỹ thuật chuyển mạch
gói.
Câu hỏi 3.7 : Nêu nguyên tắc và so sánh các đặc tính của hai phương pháp chuyển
mạch gói tin theo kênh ảo (VC) và theo lược đồ (Datagram).
Câu hỏi 3.8 : Trình bày cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của trường chuyển mạch
gói chia sẻ phương tiện. Đưa ra nhận xét.
Câu hỏi 3.9 : Trình bày cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của trường chuyển mạch
gói chia sẻ bộ nhớ. Nhận xét
Câu hỏi 3.10 : Trình bày cấu trúc và các đặc tính của trường chuyển mạch gói kết nối
theo kiểu crossbar. Nhận xét
Câu hỏi 3.11: Trình bày và phân tích các tham số đánh giá hiệu năng trường chuyển
mạch gói.
Câu hỏi 3.12: Trình bày cấu trúc của trường chuyển mạch sử dụng bộ đệm trung tâm.
Nhận xét.
Câu hỏi 3.13: Trình bày cấu trúc của trường chuyển mạch sử dụng bộ đệm trung tâm.
Nhận xét.
Câu hỏi 3.14: Định tuyến là gì? Phân tích các đặc điểm phân loại kỹ thuật định tuyến
trong mạng chuyển mạch gói. 3
Câu hỏi 3.15: Trình bày thuật toán Bellman-Ford và dùng thuật toán này tính toán
đường đi ngắn nhất từ node 2 tới tất cả các node còn lại trên hình vẽ sau
Câu hỏi 3.16: Trình bày thuật toán Dijkstra và dùng thuật toán này tính toán đường
đi ngắn nhất từ node 6 tới tất cả các node còn lại trên hình vẽ sau:
Câu hỏi 3.17: Trình bày các giải pháp cải thiện hiệu năng định tuyến và nhận xét.
Câu hỏi 3.18: So sánh các thuộc tính cơ bản giữa IP và ATM.
Câu hỏi 3.19: Trình bày nguyên tắc của chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và
phân tích những tính năng cơ bản của kỹ thuật chuyển mạch này.
Câu hỏi 3.20: Nêu cấu trúc và đặc điểm sử dụng nhãn MPLS trong các môi trường
lớp 2 khác nhau
Câu hỏi 3.21: Trình bày các mục tiêu cơ bản của kỹ thuật định tuyến đảm bảo QoS.
Câu hỏi 3.22: Chuyển mạch mềm là gì ? Trình bày mô hình kiến trúc của chuyển
mạch mềm.
Câu hỏi 3.23: Thế nào là báo hiệu điều khiển cuộc gọi và báo hiệu kênh mang trong
chuyển mạch mềm? Thể hiện mối quan hệ giữa hai loại báo hiệu này thông qua một
ví dụ thiết lập một cuộc liên lạc.
● Câu hỏi loại 4 điểm
Câu hỏi 4.1: Phát biểu và chứng minh định lý CLOS. Xác định số lượng cổng đầu
vào và đầu ra tối thiểu để ghép nối 3 tầng có số lượng điểm kết nối chéo nhỏ hơn số
lượng kết nối crossbar. (Số lượng cổng đầu vào và đầu ra bằng nhau)
Câu hỏi 4.2 : Trình bày một cách tóm tắt các kỹ thuật định tuyến cơ bản trong chuyển
mạch kênh và đưa ra nhận xét
Câu hỏi 4.3: Trình bày cấu trúc chức năng và hoạt động cơ bản của một bộ định
tuyến IP điển hình
Câu hỏi 4.4 : Anh (chị) hãy tóm tắt kiến trúc và phân loại trường chuyển mạch gói
cùng với các ưu nhược điểm của chúng.
Câu hỏi 4.5 : Cho một ví dụ về một trường chuyển mạch họ Banyan từ đó phân tích
các đặc tính cơ bản, ưu nhược điểm và cách khắc phục nhược điểm của họ trường
chuyển mạch này.
Câu hỏi 4.6 : Trình bày cấu trúc và hoạt động của trường chuyển mạch gói sử dụng
đệm đầu vào. Nêu các giải pháp nhằm nâng cao độ thông qua.
Câu hỏi 4.8: Thiết kế trường chuyển mạch ghép không tắc nghẽn TST với
N=M=1024. Chuyển mạch T có dung lượng nhớ là 32byte và chu kỳ của bộ nhớ t
c
=
500ns.
Trình bày hoạt động của trường chuyển mạch này khi chuyển mạch 2 hướng
cho khe thời gian TS8/luồng 2 và TS13/luồng 20 theo phương thức một bộ nhớ dùng
chung kiểu n+1
Câu hỏi 4.9: Thiết kế trường chuyển mạch ghép không tắc nghẽn TST với
N=M=1024. Chuyển mạch T có dung lượng nhớ là 32byte và chu kỳ của bộ nhớ t
c
=
500ns.
Trình bày hoạt động của trường chuyển mạch này khi chuyển mạch 2 hướng
cho khe thời gian TS8/luồng 2 và TS13/luồng 20 theo phương thức một bộ nhớ dùng
chung đối ngẫu
Câu hỏi 4.10: Thiết kế một trường chuyển mạch CLOS, sắp xếp lại 24X25 với số đầu
vào trên một module tầng thứ nhất n=6 và số đầu ra trên một module tầng thứ 3 m=5.
Ta có mạ trận Paull.
1. Vẽ các kết nối trong trường chuyển mạch theo ma trận Paull đã cho.
2. Kết nối từ module 1 của tầng thứ nhất tới module 1 của tầng thứ 3. Tính toán
lại mạ trận Paull và vẽ các kết nối tương ứng. Các kết nối có phải sắp xếp lại?
Lời giải này có phải là duy nhất?
3. Gỉa sử có thêm một yêu cầu kết nối nữa từ module 1 của tầng thứ nhất tới
module 1 của tầng thứ 3. Tính toán lại ma trận Paull và vẽ các kết nối tương
ứng. Các kết nối có cần sắp xếp lại hay không? Lời giải này có phải là duy
nhất?
Câu 4.11: Phát biểu và chứng minh định lý Clos cho các trường chuyển mạch ghép 3
tầng. Xây dựng mô hình kết nối ma trận chuyển mạch 3 tầng theo các tham số sau:
(số lượng đầu vào = số lượng đầu ra N=120; sử dụng ma trận 10x10
1. Vẽ mô hình kết nối
2. Tính số lượng tiếp điểm cần thiết để trường chuyển mạch không tắc nghẽn
hoàn toàn.
3. So sánh và nhận xét trường chuyển mạch ghép trên đây với kiến trúc sử dụng
một tầng đơn.
2. Đề xuất các phương án tổ hợp câu hỏi thi thành các đề thi (Nếu thấy cần thiết) :
1. Mỗi đề thi có tối thiểu một câu bài tập.
3. Số câu hỏi trong một đề thi rải đều trong các chương.
Hà Nội, ngày . . . tháng . . . . năm 20 . .
Trưởng khoa Trưởng bộ môn Giảng viên chủ trì biên soạn