Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học cây kim ngân (lonicera SPP )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 71 trang )






BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM LÝ HÀ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC
CÂY KIM NGÂN (LONICERA SPP.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ



HÀ NỘI - 2015





BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


PHẠM LÝ HÀ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC
CÂY KIM NGÂN (LONICERA SPP.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn:
1. PGS. TS. Trần Văn Ơn
2. DS. Nguyễn Thành Công
Nơi thực hiện:
Bộ môn Thực Vật -
Trường Đại học Dược Hà Nội
HÀ NỘI - 2015




LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới PGS.TS. Trần Văn Ơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ
bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
cũng như quá trình nghiên cứu khoa học tại bộ môn Thực vật.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
ThS. Nghiêm Đức Trọng, người thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình thực hiện khóa luận này, và đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, cho tôi rất nhiều
kinh nghiệm và bài học quí báu trong thời gian nghiên cứu khoa học tại bộ môn.
DS. Nguyễn Thành Công, người anh đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
TS. Hoàng Quỳnh Hoa, ThS. Phạm Hà Thanh Tùng, DS. Phạm Thị Linh
Giang, DS. Nguyễn Thị Thùy Linh và tất cả các kỹ thuật viên bộ môn Thực Vật
đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian qua.
Các bạn sinh viên K65 và các em sinh viên khóa dưới cùng nghiên cứu khoa
học tại bộ môn Thực Vật đã luôn hỗ trợ, động viên, giúp tôi hoàn thành khóa luận
này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường
Đại học Dược Hà Nội, những người đã dìu dắt tôi trong suốt 5 năm học qua, cảm ơn

gia đình, bạn bè đã luôn ở bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi.
Hà Nội, Ngày 14 tháng 5 năm 2015


Phạm Lý Hà




MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
2
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật, phân bố chi Kim ngân (Lonicera L.)
2
1.2. Tính đa dạng các loài trong chi Lonicera ở Việt Nam
2
1.3. Thành phần hóa học
5
1.4. Tác dụng sinh học và công dụng
7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
10
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
10
2.1.1. Nguyên liệu
10

2.1.2. Thiết bị, hóa chất
10
2.2. Nội dung nghiên cứu
11
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
11
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học
11
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
11
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật
11
2.3.2. Sắc ký lớp mỏng
12
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ
16
3.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên cứu
16




3.2. Đặc điểm giải phẫu thân của các mẫu nghiên cứu
27
3.3. Đặc điểm giải phẫu lá của các mẫu nghiên cứu
32
3.4. Sắc ký lớp mỏng
38
BÀN LUẬN
46

KẾT LUẬN
49
KIẾN NGHỊ
49
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu giám định tên khoa học
Phụ lục 2: Giấy chứng nhận mã số tiêu bản









DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ca.
Khoảng
CH
3
COOH
Acid acetic
DĐVN IV
Dược điển Việt Nam IV
EtOAc
Ethyl acetat
HCOOH
Acid formic
HPTLC

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao
L.
Lonicera
R
f
Hệ số lưu
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
STT
Số thứ tự
TLC
Thin Layer Chromatography
TT
Thuốc thử
UV
Ultraviolet
UV 254
Đèn tử ngoại phát bước sóng 254 nm
UV 366
Đèn tử ngoại phát bước sóng 366 nm
UV 366 - TT
Mẫu phun thuốc thử dưới đèn tử ngoại
bước sóng 366 nm
VIS
Visible
VIS - TT
Mẫu phun thuốc thử dưới ảnh sáng
thường








DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Đặc điểm hình thái phân biệt 3 loài L. dasystyla, L. macrantha,
L. reticulata
21
Bảng 3.2
Đặc điểm giải phẫu thân phân biệt 3 loài L. dasystyla, L.
macrantha, L. reticulata
31
Bảng 3.3
Đặc điểm giải phẫu lá phân biệt 3 loài L. dasystyla, L.
macrantha, L. reticulata
36
Bảng 3.4
Giá trị R
f
các vết đặc trưng của chi Lonicera với dịch chiết
tổng
40
Bảng 3.5
Giá trị R
f

các vết đặc trưng của loài trong chi Lonicera với
dịch chiết tổng
41
Bảng 3.6
Giá trị R
f
các vết đặc trưng của chi Lonicera với dịch chiết
EtOAc
44
Bảng 3.7
Giá trị R
f
các vết đặc trưng của loài trong chi Lonicera với
dịch chiết EtOAc
45














DANH MỤC CÁC HÌNH


STT
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Cấu trúc hóa học của một số hợp chất chính trong dược liệu
Kim ngân hoa và Kim ngân cuộng.
6
Hình 3.1
Một số đặc điểm hình thái của Lonicera dasystyla Rehder
17
Hình 3.2
Một số đặc điểm hình thái của Lonicera macrantha (D. Don)
Spreng.
19
Hình 3.3
Một số đặc điểm hình thái của Lonicera reticulata Champ.
20
Hình 3.4
So sánh đặc điểm hình thái cành non, cành trưởng thành, mặt
trên và mặt dưới lá 3 loài Kim ngân
24
Hình 3.5
So sánh đặc điểm hình thái cuống lá, gốc lá, mép lá, ngọn lá
của 3 loài Kim ngân
25
Hình 3.6
So sánh đặc điểm hình thái lá bắc, lá bắc con, bầu, cuống
chung 2 hoa, hoa và đài hoa 3 loài Kim ngân
26

Hình 3.7
Cấu tạo giải phẫu thân Kim ngân vòi nhám (Lonicera
dasystyla)
28
Hình 3.8
Cấu tạo giải phẫu thân Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha)
29
Hình 3.9
Cấu tạo giải phẫu thân Kim ngân mạng (Lonicera reticulata)
30
Hình 3.10
Cấu tạo giải phẫu lá Kim ngân vòi nhám (Lonicera dasystyla)
33
Hình 3.11
Cấu tạo giải phẫu lá Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha)
34
Hình 3.12
Cấu tạo giải phẫu lá Kim ngân mạng (Lonicera reticulata)
35
Hình 3.13
Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dưới đèn UV
254 nm; pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic:
Nước (100: 11: 11: 13)
38




Hình 3.14
Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dưới đèn UV

366 nm; pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic:
Nước (100: 11: 11: 13)
38
Hình 3.15
Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dưới đèn UV
366 nm sau khi phun thuốc thử Vanilin/ acid sulphuric; pha
động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100: 11:
11: 13)
39
Hình 3.16
Sắc ký đồ của dịch chiết tổng các mẫu Kim ngân dưới ánh
sáng thường sau khi phun thuốc thử Vanilin/ acid sulphuric;
pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100:
11: 11: 13)
39
Hình 3.17
Sắc ký đồ của dịch chiết EtOAc các mẫu Kim ngân dưới đèn
UV 254 nm; pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic:
Nước (100: 11: 11: 13)
42
Hình 3.18
Sắc ký đồ của dịch chiết EtOAc các mẫu Kim ngân dưới đèn
UV 366 nm; pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic:
Nước (100: 11: 11: 13)
42
Hình 3.19
Sắc ký đồ của dịch chiết EtOAc các mẫu Kim ngân dưới đèn
UV 366 nm sau khi phun thuốc thử Vanilin/ acid sulphuric;
pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100:
11: 11: 13)

43
Hình 3.20
Sắc ký đồ của dịch chiết EtOAc các mẫu Kim ngân dưới ánh
sáng thường sau khi phun thuốc thử Vanilin/ acid sulphuric;
pha động: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100:
11: 11: 13)
44

1



ĐẶT VẤN ĐỀ
Kim ngân từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc được dùng để chữa mụn
nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Bộ phận dùng là hoa, cành, lá. Vị thuốc Kim ngân có mặt
trong rất nhiều bài thuốc dân gian và Y học cổ truyền, có thể kể đến một số bài
thuốc cổ như: Ngân kiều tán, Ngũ vị tiêu độc ẩm, Tiên phương hoạt mệnh ẩm [12].
Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các tác dụng của Kim ngân
trên mô hình in vitro và in vivo như: tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy
hóa, kháng virus [9], [11], [12], [24], [39]. Nhờ áp dụng những tri thức dân gian và
Y học cổ truyền vào sản xuất các dạng bào chế hiện đại, nhiều sản phẩm thuốc, thực
phẩm chức năng, mỹ phẩm đã được phát triển từ các bài thuốc có Kim ngân. Tuy
nhiên, chi Kim ngân (Lonicera) rất đa dạng về loài. Trên thế giới, chi Lonicera
(thuộc họ Cơm cháy (Caprifoliaceae) có khoảng 80 loài, ở Việt Nam có khoảng 10
loài [1], [2], [3], [32]. Sự đa dạng này dẫn đến khó khăn trong việc chuẩn hóa nguồn
dược liệu, kể cả thu hái, trồng trọt với mục đích có năng suất, chất lượng cao. Vì
vậy trên thực tế, có nhiều loài Kim ngân được sử dụng lẫn mà chưa được xác minh
tên khoa học, nguồn gốc, chất lượng. Điều này ảnh hưởng lớn đến cả chất lượng
chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như lợi ích kinh tế cho các công ty sản xuất sản
phẩm chăm sóc sức khoẻ có nguồn gốc từ Kim ngân.

Từ thực tế trên, để góp phần nâng cao giá trị sử dụng và tiêu chuẩn hóa dược
liệu Kim ngân, đề tài "Nghiên cứu đa dạng sinh học cây Kim ngân (Lonicera
spp.)" được thực hiện với các mục tiêu:
- Phân biệt một số loài thuộc chi Kim ngân (Lonicera) dựa trên đặc điểm
hình thái và cấu tạo giải phẫu.
- Xác định, so sánh sắc ký đồ dịch chiết các loài Kim ngân bằng kỹ thuật sắc
ký lớp mỏng.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật, phân bố chi Kim ngân (Lonicera L.)
Vị trí phân loại của chi Kim ngân theo hệ thống phân loại của A. Takhtajan:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân Lớp Hoa Hồng (Rosidae)
Bộ Tục Đoạn (Dipsacales)
Họ Kim ngân (Caprifoliaceae)
Chi Kim ngân (Lonicera)
Dây leo thân quấn. Cành màu nâu đỏ. Lá hình bầu dục dài. Cụm hoa xim.
Hoa màu trắng, sau chuyển sang vàng nên gọi là Kim Ngân. Quả hình cầu, nâu đen.
Cây mọc hoang và được trồng lấy cành, lá làm thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.
Cây thuốc Nam thiết yếu [2].
Trên thế giới, chi Lonicera L. có khoảng 180 loài, phân bố ở châu Á, châu
Âu và Bắc Mỹ, trong đó Trung Quốc có độ da dạng cao nhất với hơn 100 loài. Các
loài phổ biến gồm có Lonicera periclymenum (Kim ngân châu Âu), Lonicera
japonica (Kim ngân Nhật, phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam) và
Lonicera sempervirens [32].

Ở Việt Nam, chi Lonicera có khoảng 10 loài, phân bố chủ yếu trong rừng ở
các tỉnh vùng núi và trung du như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Thái Bình, Hà Bắc, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Kon
Tum…[2], [3], [6], [12].
1.2. Tính đa dạng các loài trong chi Lonicera L. ở Việt Nam
Có 10 loài Kim ngân đã được xác định tìm thấy ở Việt Nam bao gồm: Kim
ngân trung bộ (Lonicera annamensis Fukuoka); Kim ngân nhọn (Lonicera
acuminata Wall. in Roxb.); Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl.); Kim ngân
lông (Lonicera cambodiana Pierre ex Danguy); Kim ngân lẫn, Kim ngân núi
(Lonicera confusa DC.), Kim ngân dại, Kim ngân vòi nhám (Lonicera dasystyla
Rehd.); Kim ngân, Nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb.); Kim ngân quả to, Kim
3



ngân Hildebrandia (Lonicera hildebrandia Coll. et Hemsl.); Kim ngân mốc
(Lonicera hypoglauca Miq.); Kim ngân hoa to, Kim ngân lông (Lonicera
macrantha (D. Don) Spreng.) [6], [10], [12].
1.2.1. Kim ngân trung bộ (Lonicera annamensis Fukuoka)
Bụi leo cao 5-6 m. Lá mọc đối; phiến xoan tròn dài đến tròn dài, to 4-8 × 2-4
cm, gốc cắt ngang hay hơi lõm, ngọn có mũi, gân phụ 3-5 cặp, không lông; cuống
5-7 mm. Cụm hoa ở nách lá; cuống 4-17 mm, không lông, tím tím, lá bắc có lông;
đài có 5 thùy cao 2 mm có lông, tràng hoa dài 7-7,5 cm, không lông ở mặt ngoài,
môi dài 2 cm; bầu không lông, 3 ô, cao 2-2,5 mm [10].
1.2.2. Kim ngân nhọn (Lonicera acuminata Wall. in Roxb.)
Dây leo, thân và lá có lông màu nâu. Lá có phiến bầu dục, gốc tròn hay hình
tim, ngọn có mũi, gân lồi ở mặt dưới; cuống 5-7 mm. Cụm hoa ngắn ở ngọn nhánh;
hoa vàng có sọc đỏ hay cam; tràng hoa có ống, có 5 thùy đứng, thon, mặt ngoài có
lông, dài 2,5 cm; nhị 5. Quả mọng [7], [10].
1.2.3. Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl.)

Cây nhỡ, leo, hình trụ, có lông ngắn màu hơi vàng. Lá có phiến hình trái
xoan- ngọn giáo, dài 2-7 cm, rộng 2-3,5 cm, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, màu lục, nhẵn
bóng ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, gân và mép lá có lông. Cụm hoa xim ở ngọn
các nhánh. Hoa màu vàng, ống mảnh và dài; 5 cánh hoa mà 2 cái hợp thành một
môi [7].
1.2.4. Kim Ngân lông (Lonicera cambodiana Pierre ex Danguy)
Cây dây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m. Cành có nhiều lông xù xì gồm
lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có hình trái xoan, phiến lá dài 5-12cm, rộng
3-6cm, tròn hay gần hình tim ở gốc, nhọn ở đầu; mép nguyên, hơi cuộn xuống phía
dưới, nhẵn ở mặt trên, có lông xù xì ở mặt dưới, nhất là trên các gân. Cụm hoa xim
hai hoa ở nách các lá gần ngọn, có lông xù xì [6].
1.2.5. Kim ngân lẫn, Kim ngân núi (Lonicera confusa DC.)
Cây leo 2-4m. Cành có lông hơi xám. Lá có lông, phiến lá hình trái xoan, dài
4-6cm, rộng 1,5-3cm, tròn hay gần hình tim ở gốc, nhọn hay gần nhọn ở đầu, nhẵn
4



ở mặt trên, có lông mặt dưới. Cụm hoa xim hai hoa ở nách các lá ở ngọn. Hoa dài
1,6-2cm, lúc đầu trắng sau chuyển sang màu vàng.
Ra hoa tháng 6-9, quả tháng 10-11 [6].
1.2.6. Kim ngân dại, Kim ngân vòi nhám (Lonicera dasystyla Rehd.)
Cây leo bằng thân quấn. Các nhánh non có lông rồi nhẵn, mầu nâu đỏ. Lá
mọc đối, có phiến mỏng, hình trái xoan- ngọn giáo dài 2-8cm, rộng 1-4cm, tròn hay
hình tim ở gốc, nhọn thành mũi ở đầu, mặt trên nhẵn, mặt dưới nhạt và hơi có lông
mịn, với 3-4 cặp gân phụ; cuống lá hơi hẹp có rãnh ở trên, dài 2-8cm. Hoa trắng,
thành xim 2 hoa ở nách các lá ở ngọn, cuống có lông. Quả đơn, nhẵn, hình cầu,
đường kính 8mm.
Ra hoa vào tháng 4 [6].
1.2.7. Kim ngân hay Nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb.)

Cây dây leo thân cuốn. Cành non có lông mịn, thân già xoắn. Lá nguyên,
mọc đối. Phiến lá hình trứng, dài 4-7cm rộng 2-4cm, cả hai mặt lá đều có lông mịn.
Hoa mọc từng đôi một ở các nách lá gần ngọn. Khi mới nở, cánh hoa mầu trắng, sau
chuyển sang vàng nhạt, mùi thơm nhẹ. 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở phía
dưới, miệng ống có 2 môi. 5 nhị thò ra ngoài cánh hoa. Bầu dưới. Quả hình trứng,
dài chừng 5mm, màu đen.
Mùa hoa tháng 3-4, quả tháng 6-8. Cây mọc phổ biến ở các tỉnh miền Bắc.
ngoài ra còn được trồng ở một số nơi [3][6][10][12].
1.2.8. Kim ngân quả to, Kim ngân Hildebrandia (Lonicera hildebrandia Coll. et
Hemsl.)
Dây leo, to; thân dài đến 20-25 m, nhánh không lông. Lá có phiến hình bầu
dục, to vào 10 × 4 cm, tù hai đầu, dày, không lông, gân phụ 6-7 cặp, nâu vàng láng,
đến đen lúc khô; cuống 2 cm. Cụm hoa 2 hoa; cuống chung dài 6-8 mm, không
lông; lá đài nhỏ; tràng to, màu vàng hay da cam, có ống dài 3,5- 4 cm, môi dưới to
gần bằng môi trên, môi trên 2,5-3 cm; nhị 5, ngắn hơn tràng, bầu 3 ô, không lông.
Quả hình trái xoan, cao 2,5 cm [7], [10].

5



1.2.9. Kim Ngân lá mốc, Kim ngân mặt dƣới mốc (Lonicera hypoglauca Miq.)
Dây leo khá mảnh. Thân non, cuống, mặt dưới lá có lông mịn dày vàng. Lá
có phiến hình trái xoan, dài 3-10cm, rộng 2,5-3,5cm; gốc tròn hay hơi lõm, chóp lá
tù, mặt dưới mốc, có lông mịn, gân ở gốc 3-4; cuống 1cm. Cụm hoa xim 2 hoa dài
3,5-4,5cm; mầu trắng rồi vàng; bầu và lá dài có lông mịn. Tràng có lông dài ở mặt
ngoài, ống tràng 2,5cm, môi dài 1,5cm, môi dưới hẹp. Quả dài 7-8mm, màu đen [6].
1.2.10. Kim ngân hoa to (Lonicera macrantha (D. Don) Spreng)
Dây leo quấn to. Nhánh có lông cứng vàng. Lá có phiến bầu dục, dài 4-
11cm, rộng 3-4,5cm, có lông. Cụm hoa ở nách lá, dạng xim co, có cuống, mang 2-3

hoa. Hoa to, màu vàng. Đài có 5 răng cưa nhỏ. Tràng cao 5-6cm, môi trên có thùy,
môi dưới 1. Bầu 3 ô. Quả mọng to 7-8mm, màu đen.
Ra hoa tháng 3 [6].
1.3. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của Kim ngân đã được nghiên cứu từ khá sớm trên thế
giới.
Theo Thang Đằng Hán, hoạt chất của Kim ngân là một chất có trạng thái
dầu, không bay hơi, có thể tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ [12].
Nhiều nghiên cứu về Kim ngân đã được tiến hành cả trong và ngoài nước.
Kết quả cho thấy các thành phần chính trong dược liệu Kim ngân hoa và Kim ngân
cuộng bao gồm:
6




Hình 1.1: Cấu trúc hóa học của một số hợp chất chính trong dƣợc liệu Kim
ngân hoa và Kim ngân cuộng.

7



- Các Acid Phenolic carboxylic và các ester: Acid chlorogenic [36], [42],
acid isochlorogenic a, b, c [36], acid 3-caffeoylquicnic [28], [31], 3-caffeoylquicnic
acid methyl ester, methyl caffeate [18], acid 3,4-di-O-caffeoylquicnic [19].
- Các iridoid glycosid: Loganin, secoxyloganin, secologanin dimethylacetat,
vogeloside [36], 7- epi- loganin [27], loniceracetalides A, B [21], L-
phenylalaninosecologanin, (Z)-aldosecologanin, (E)-aldosecologanin [30].
- β-sitosterol [16]

- Các Flavon: Lonicerin (luteolin-7-O-rhamnoglucosid), loniceraflavon [36],
rutin, quercetin, luteolin-7-O-β-D-galactosid, tetratriacontan [16], ochnaflavon [35],
luteolin (3
'
, 4
'
, 5, 7-tetrahydroxyflavon) [25].
- Các saponin triterpenoid: Hederagenin-mono-, di-, tri-, tetraglycosid có
các mạch đường như glucose, rhamnose và arabinose, acid oleanolic mono-, di-, tri-
, tetraglycosid có các mạch đường như glucose, rhamnose và arabinose (ví dụ như
macranthoidin A, B, dipsacosid B, macranthosid A, B, lonicerosid A, B, C) [17],
[22], [23], [29], [33], [41].
- Tinh dầu: linalool, 2,6,6-trimethyl-2-vinyl-5-hydroxytetrahydropyran,
pinen, hex-1-en, hex-3-en-1-ol, cis-, trans-2-methyl-2-vinyl-5-(α-
hydroxyisopropyl)-tetrahydrofuran, geraniol, α-terpineol, benzyl alcohol, β-
phenylethyl alcohol, carvacrol, eugenol [36], aromadendren [38], ethylpalmitate
[20], acid palmitic, acid linoleic [26].
1.4. Tác dụng sinh học và công dụng
1.4.1. Tác dụng sinh học
Kim Ngân đã được nghiên cứu khá kỹ về các tác dụng phòng và điều trị
bệnh. Các tác dụng có thể kể đến như:
Tác dụng kháng khuẩn: Người ta nhận thấy nước sắc hoa Kim ngân có tác
dụng mạnh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga. Nước sắc có
tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác. Năm 1950, Lưu Quốc Thanh (Trung
Hoa tân y học báo) [12] đã báo cáo dùng nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim ngân
thấy có tác dụng khánh sinh rất mạnh đối với vi trùng thương hàn, tả, liên cầu khuẩn
8




tiêu máu, vi trùng lỵ, trực khuẩn E. coli, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn. Đối với trực
khuẩn bạch hầu, nước sắc hoa Kim ngân cũng có tác dụng nhưng kém hơn.
Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng
An và Bùi Chí Hiếu đã báo cáo nước sắc Kim ngân có khả năng ngăn choáng phản
vệ trên chuột lang [12].
Tác dụng trên chuyển hóa chất béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường
chuyển hóa các chất béo [3].
Tác dụng trên đường huyết: Năm 2013, dịch chiết methanol từ nụ hoa
Lonicera japonica đã được nghiên cứu có tác dụng ức chế men α - glucosidase ruột
ở chuột, vì vậy có tác dụng giảm đường máu sau ăn [43].
Tác dụng chống oxy hóa: Các nghiên cứu, thử tác dụng sinh học các chất
phân lập từ Lonicera japonica đã cho kết luận Kim ngân có tác dụng chống oxy hóa
[11], [39].
Tác dụng kháng virus: Nghiên cứu các chất phân lập được từ L. japonica
năm 2011 đã chỉ ra L. japonica có tác dụng kháng virus [39].
Tác dụng chống viêm: Năm 2002, dịch chiết flavonoid từ Kim ngân hoa đã
được nghiên cứu có tác dụng chống viêm tốt [9], đến 2010, nghiên cứu sâu hơn chỉ
ra rằng các chất phân lập từ L. japonica có tác dụng ức chế 5- LOX (yếu tố tổng
hợp leukotrien - tham gia phản ứng viêm) [24].
Độc tính: Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên
tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải
phẫu các bộ phận không thấy có thay đổi gì đặc biệt [3].
1.4.2. Công dụng
Theo kinh nghiệm dân gian và trên thực tế lâm sàng, Kim ngân thường được
dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa,
ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt. Dựa trên kết quả thực nghiệm, Kim ngân đã được
ứng dụng điều trị thấp khớp, viêm mũi dị ứng và bệnh dị ứng khác. Ngày dùng 4-6
g hoa hay 10-16 g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm, cao, rượu thuốc hoặc hoàn tán.
Có thể dùng riêng Kim ngân hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác [3].
9




Ngoài ra Kim Ngân còn có các công dụng như chữa viêm nhiễm đường hô
hấp, cảm cúm truyền nhiễm, viêm kết mạc cấp tính, loét cổ tử cung [6].
Kim ngân đã được dùng từ lâu đời ở Trung Quốc như một thuốc hạ sốt, làm
dễ tiêu và trị lỵ. Hoa phơi khô dùng để lợi tiểu [3].
Chú ý: Một số người uống Kim ngân bị ỉa lỏng, chỉ cần giảm liều hoặc nghỉ
uống là hết [3].
Những người tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên
dùng [3], [8].
1.4.3. Dược liệu Kim ngân theo YHCT [5], [14]
Tính vị: vị ngọt, đắng, tính hàn
Quy kinh: vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm, Tỳ
Công năng chủ trị:
Thanh nhiệt giải độc: dùng trong các trường hợp nhiêt độc sinh mụn nhọt,
đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn ngứa.
Thanh thấp nhiệt ở vị tràng, dùng chữa lỵ, phối hợp với Hoàng liên, Rau
sam
Thanh giải biểu nhiệt: dùng trong các trường hợp ngoại cảm phong nhiệt, ôn
nhiệt sơ khởi (bệnh sốt nóng ở thời kỳ đầu), thường phối hợp với Liên kiều, Bạc hà,
Kinh giới.
Lương huyết chỉ huyết: Kim ngân hoa sao vàng sém cạnh, chữa tiểu tiện ra
máu.
Giải độc sát khuẩn: dùng trong bệnh sưng đau của hầu họng, viêm amidan,
đau mắt đỏ,
Liều dùng: 12-20 g (hoa)
Kiêng kỵ: những người ở thể hư hàn, hoặc những trường hợp mụn nhọt đã có
mủ vỡ loét, không nên dùng.
10




CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nghiên cứu hình thái và giải phẫu là 3 mẫu Kim ngân tươi bao
gồm cành, lá hoa có nguồn gốc từ 3 tỉnh khác nhau: Hà Nội (Vườn Thực Vật -
Trường ĐH Dược Hà Nội), Lào Cai (xã Tả Phìn, Huyện Sa Pa - 2014), Hà Giang
(xã Quản Bạ, Huyện Quản Bạ) (lần lượt kí hiệu KN01, KN02, KN03). Các mẫu
được làm tiêu bản và lưu trữ tại Phòng tiêu bản cây thuốc Trường Đại học Dược Hà
Nội (HNIP). Mã số tiêu bản lần lượt là: HNIP/18126/15, HNIP/18127/15,
HNIP/18128/15.
Nguyên liệu nghiên cứu hóa học là hoa, cành, lá của 3 mẫu Kim ngân trên
được sấy khô ở nhiệt độ 50
o
C, sau đó bảo quản trong núi nilon kín, để nơi khô ráo.
2.1.2. Thiết bị, hóa chất
2.1.2.1. Thiết bị máy móc, dụng cụ
- Kính lúp soi nổi có kết nối màn hình chụp trực tiếp.
- Máy ảnh kỹ thuật số Canon, máy ảnh Canon IXY Digital 3000IS.
- Dụng cụ cắt vi phẫu, kéo, thước.
- Kính hiển vi Kruss, kính hiển vi kết nối màn hình chụp trực tiếp.
- Tủ sấy Wisven.
- Cân kỹ thuật điện tử Satorius TE 412.
- Nồi cô cách thủy.
- Hệ thống máy sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao Camag: máy chấm sắc kí Linomat
5, Hệ thống triển khai bản mỏng ADC2, Máy soi UV Camag TLC Visualizer.
- Bản mỏng Silicagel GF254 (Merck).
11




- Dụng cụ thủy tinh: pipet, cốc có mỏ, ống đong, bình chạy sắc kí, bình gạn,
2.1.2.2. Hóa chất
- Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu: Javen, acid acetic, xanh methylen, Đỏ son
phèn, glycerin.
- Nghiên cứu hóa học: Methanol, Ethyl acetat, Toluen, acid acetic, acid
formic, cloroform, acid sulfuric đặc, ethanol, vanilin.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
- Mô tả, so sánh đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học 3 mẫu Kim
ngân.
- Mô tả đặc điểm vi phẫu thân và lá của 3 mẫu Kim ngân.
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học
- Khảo sát tìm hệ dung môi pha động để tiến hành TLC với dịch chiết hoa,
cành, lá Kim ngân.
- So sánh thành phần hóa học trong dịch chiết hoa, cành, lá Kim ngân dựa
trên SKLM.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật
2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
Phân tích và mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên cứu theo phương
pháp mô tả phân tích [13]. Các đặc điểm được mô tả bao gồm: dạng sống, thân, lá,
hoa. Các đặc điểm hình thái được chụp ảnh qua hệ thống tích hợp với kính lúp soi
nổi và máy ảnh.
12




2.3.1.2. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu
Thân, lá của các mẫu được cắt, tẩy và nhuộm kép theo phương pháp làm tiêu
bản vi học thực vật [13]. Tiêu bản được soi qua kính hiển vi Kruss, chụp ảnh lại
bằng hệ thống tích hợp với kính hiển vi và máy ảnh. Các đặc điểm cấu tạo giải phẫu
của thân và lá được quan sát, phân tích và mô tả lại bằng văn viết, ảnh chụp.
2.3.1.3. Giám định tên khoa học
Tên khoa học được xác định bằng phương pháp so sánh hình thái, dựa trên
khóa phân loại và mô tả loài trong các tài liệu thực vật trong nước (Từ điển thực vật
thông dụng của Võ Văn Chi [7], Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [10]) và các
tài liệu ngoài nước (Thực vật chí Trung Quốc [32], Thực vật chí Đài Loan [40],
Thực vật chí Đại cương Đông Dương [44]).
2.3.2. Sắc ký lớp mỏng
2.3.2.1. Chuẩn bị mẫu phân tích
Các bộ phận sử dụng (hoa, cành, lá) của các mẫu Kim ngân thu về được sấy
khô ở nhiệt độ 50
o
C. Các mẫu Kim ngân được chiết xuất theo 2 quy trình:
Quy trình 1: Với mỗi bộ phận (hoa, cành, lá) của mỗi mẫu Kim ngân cân
khoảng 0,5 g dược liệu khô đã cắt nhỏ, chiết ngâm lạnh với 10 ml methanol trong
khoảng 24giờ. Lọc, cô dịch lọc đến cắn. Hòa tan cắn trong khoảng 2 ml methanol
được dịch chiết tổng. Ly tâm dịch chiết tổng thu được dịch chấm sắc ký.
Quy trình 2: Làm giống quy trình 1 đến thu được cắn của dịch chiết
methanol. Phân tán cắn trong nước, lắc phân đoạn với ethyl acetat, tỷ lệ 1: 2. Lấy
phân đoạn ethyl acetat, cô đến cắn trên nồi cô cách thủy trong tủ hút. Hòa tan cắn
trong khoảng 2 ml methanol được dịch chiết EtOAc. Ly tâm dịch chiết EtOA thu
được dịch chấm sắc ký.
13




2.3.2.2. Lựa chọn điều kiện triển khai sắc ký
- Bản mỏng: bản mỏng TLC silicagel GF254 (Merck) hoạt hóa ở 110
o
C
trong 1 giờ, sau đó lấy ra để nguội để triển khai sắc ký. Kích thước bản mỏng 10 ×
10 cm.
- Đưa mẫu lên bản mỏng: mẫu được phun lên bản mỏng bằng máy chấm mẫu
Linomat 5. Vị trí chấm mẫu cách mép dưới bản mỏng là 8mm, khoảng cách giữa
vết ngoài cùng và mép ngoài bản mỏng là 10,0mm. Độ rộng của vết chấm là 6,0
mm và thể tích chấm mỗi vết là 8,0µl.
- Hệ dung môi khai triển: khảo sát một mẫu dịch chiết Kim ngân với lần lượt
các hệ dung môi sau [15], [37]:
Hệ 1: Ethyl acetat: Methanol (8:2)
Hệ 2: Ethyl acetat: Toluen: Methanol (8:6:1)
Hệ 3: Methanol: Acid acetic: Nước (18:1:1)
Hệ 4: Ethyl acetat: Acid formic: Chloroform (3:3:1)
Hệ 5: Ethyl acetat: Acid Formic: Nước (7: 2,5: 2,5)
Hệ 6: Ethyl acetat: Acid formic: Methanol: Nước (25:1:1:1)
Hệ 7: Toluen: Ethyl acetat: Aceton: Acid formic (5:2:2:1)
Hệ 8: Ethyl acetat: Acid acetic: acid formic: Nước (10:1:1:2)
Hệ 9: Ethyl acetat: Acid formic: Nước (7:5:5)
Hệ 10: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100: 11: 11: 26)
Hệ 11: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100: 11: 11: 13)
Hệ 12: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (100: 11: 11: 2,6)
14



Hệ 13: Ethyl acetat: Acid acetic: Acid formic: Nước (110:11:11: 4)
- Điều kiện chạy sắc ký lớp mỏng:

+ Điều kiện môi trường: nhiệt độ 28
o
C, độ ẩm tương đối 69%.
+ Thể tích dung môi bão hòa: 25,0 ml; thể tích dung môi khai triển:
10,0 ml.
+ Thời gian bão hòa dung môi: 20 phút
+ Thời gian sấy bản mỏng: 5 phút
+ Quãng đường di chuyển của pha động: 80,0 mm.
- Bản mỏng được hiện vết bằng cách soi dưới đèn UV bước sóng 254 nm và
366 nm.
- Bản mỏng được phun thuốc thử hiện màu valinin/ acid sulphuric (pha theo
DĐVN IV [4]), sau đó sấy ở 105
o
C trong 10 phút và hiện màu dưới ánh sáng
thường.
Sau đó chọn hệ dung môi khai triển có hiệu lực tách vết tốt nhất để tiến hành
TLC với tất cả các mẫu đồng thời.
2.3.2.3. Xác định sắc ký đồ
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị các mẫu Kim ngân theo mục 2.3.2.1.
- Triển khai sắc ký các mẫu Kim ngân theo điều kiện ở mục 2.3.2.2 với 1 hệ
dung môi khai triển được chọn.
- Chụp ảnh bản mỏng, xác định các vết chính trên sắc ký đồ và tính toán giá
trị R
f
tương ứng của từng vết.
15




- Xác định vết đặc trưng của chi và vết đặc trưng của loài.
+ Vết đặc trưng của chi là vết sắc ký xuất hiện ở tất cả các mẫu nghiên cứu ở
cùng bộ phận thuộc chi Lonicera, khi tiến hành phân tích với cùng một hệ dung môi
pha động và quan sát, hiện vết với cùng một phương pháp (cùng điều kiện triển khai
sắc ký).
+ Vết đặc trưng của loài là vết sắc ký chỉ xuất hiện ở một loài nghiên cứu mà
không xuất hiện ở các loài khác khi tiến hành nghiên cứu cùng bộ phận, phân tích
với cùng một hệ dung môi pha động và quan sát, hiện vết với cùng một phương
pháp (cùng điều kiện triển khai sắc ký).
16



CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm hình thái chung của các mẫu nghiên cứu
Các mẫu Kim ngân nghiên cứu có một số đặc điểm hình thái giống nhau.
Cây leo. Lá đơn, mọc đối, gân lá hình lông chim. Lá bắc hình mũi mác dài. Lá bắc
con có 2 lá, hình tam giác hay gần tròn. Đài 5, dính nhau ở gốc, màu lục. Cụm hoa
xim, mọc thành từng cặp đối nhau ở kẽ lá. Cuống hoa rất ngắn, gần như không có, 2
hoa mọc trên 1 cuống chung. Hoa không đều, lưỡng tính, lúc mới nở có màu trắng,
sau chuyển dần sang vàng, có mùi thơm nhẹ, 5 cánh hoa dính liền nhau thành ống ở
phía dưới, miệng ống chia 2 (3) môi cuộn ngược lại, môi trên chia 4 thùy ngắn (ca.6
mm) đều nhau, môi dưới nguyên. Bộ nhị 5, rời, đều, chỉ nhị đính ở họng tràng, bao
phấn màu vàng, đính lưng, nứt dọc. Bộ nhụy gồm (3)4 lá noãn dính nhau thành bầu
dưới (3)4 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ; vòi nhụy hình sợi màu trắng,
đầu nhụy hình cầu, màu xanh. Vòi nhụy và nhị thò ra ngoài cánh hoa.
3.1. 2. Đặc điểm hình thái các loài trong chi Lonicera
3.1. 2.1. Lonicera dasystyla Rehder
Mẫu nghiên cứu: KN01. Mã số tiêu bản: HNIP/18126/15. Nguồn gốc: Vườn

Thực Vật- Trường Đại học Dược Hà Nội.
Tên thường gọi: Kim ngân vòi nhám, Kim ngân ta, Kim ngân dại.
Cây leo. Thân non màu xanh non hay có mảng tím hồng, phủ lông mịn trắng
dầy đặc, đường kính 2-3 mm. Thân già chuyển màu nâu đỏ hay trắng, nhẵn, rỗng,
đường kính 3-5 mm. Lá đơn, nguyên, mọc đối, phiến lá hình trứng dài 3-4 cm, rộng
2-3 cm, màu xanh non đến xanh đậm. Gốc lá hơi tròn, mép lá không có lông, không
uốn cong, ngọn lá tù. Phiến lá nhẵn cả mặt trên và mặt dưới. Cuống lá dài 6-8 mm,
hơi tím hồng, phủ lông mịn.
Cụm hoa xim, mọc thành từng cặp đối nhau ở kẽ lá. Cuống hoa rất ngắn, gần
như không có, 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Cuống chung 2 hoa dài 2-3 cm, co
ngắn dần khi hoa mọc ở ngọn cành còn 3-5 mm, phủ lông mịn. Lá bắc hình mũi

×