Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu về thực vật và thành phần hóa học củ một loài thuộc chi stephania lour ở ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 61 trang )




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



LƯƠNG THỊ LAN

NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT
LOÀI THUỘC CHI STEPHANIA LOUR.
Ở NINH THUẬN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ






HÀ NỘI – 2015





BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



LƯƠNG THỊ LAN


NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA MỘT
LOÀI THUỘC CHI STEPHANIA LOUR.
Ở NINH THUẬN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ


Người hướng dẫn :
TS. Nguyễn Quốc Huy
Nơi thực hiện:
Bộ môn Thực vật





HÀ NỘI – 2015




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin dành lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn
Quốc Huy – người thầy tôi vô cùng kính trọng – người đã theo sát, tận tình hướng
dẫn và chỉ dạy cho tôi những kiến thức chuyên môn và bài học cuộc sống quý báu;

người khởi nguồn cho những đam mê khoa học và đam mê công việc trong tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên của bộ
môn Thực vật, bộ môn Dược liệu, phòng thí nghiệm Trung tâm đại học Dược Hà
Nội, những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin cảm ơn DS. Nguyễn Thị Thuỳ Linh, các bạn Phạm Thị Việt Hồng,
Quách Thị Thuý Nga lớp M2K65, Tống Xuân Quang lớp A1K65, em Nguyễn Thị
Mai Hạnh lớp M3K66 đã cùng trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ tinh thần cho tôi
trong suốt thời gian cùng nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình bác Đỗ Ngọc Sâm tại Ba Vì, Hà Nội đã
giúp tôi trồng trọt, thu hái và lưu mẫu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận đã
tận tình giúp tôi thu hái, vận chuyển mẫu và cung cấp những thông tin cực kỳ quý
báu về công dụng của loài cây này.
Cuối cùng, xin được cảm ơn gia đình và bạn bè tôi đã luôn luôn bên cạnh
động viên, cổ vũ, giúp tôi có được ngày hôm nay.



Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Sv. Lương Thị Lan



MỤC LỤC Trang

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1.TỔNG QUAN.

1.1. Đặc điểm thực vật của chi Stephania Lour.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Stephania Lour.
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Stephania Lour.
1.1.3. Một số khoá phân loại chi Stephania Lour.
1.1.3.1. Khoá phân loại chi Stephania Lour. ở Thái Lan.
1.1.3.2. Khoá phân loại chi Stephania Lour. ở Việt Nam.
1.2. Phân bố chi Stephania Lour.
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. Tại Việt Nam
1.3. Thành phần hoá học.
1.3.1. Một số nghiên cứu về alcaloid trong chi Stephania Lour. trên thế
giới.
1.3.2. Một số nghiên cứu về alcaloid trong loàiStephaniapierrei ở Việt
Nam.
1.4. Công dụng.
1.4.1. Công dụng dược liệu bình vôi.
1.4.2. Công dụng một số alcaloid phân lập từ các loài thuộc chi bình vôi.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị.
2.1.1. Nguyên liệu.
2.1.2. Thiết bị.
2.2. Nội dung nghiên cứu.
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật.



1

2


2

2

2

3

3

5

7

7

8

10

10


11


12

12


12

14

14

14

14

14

14




2.2.2. Nghiên cứu về hoá học.
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu về thực vật.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu về hoá học.
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất bằng các phản ứng hoá học.
2.3.2.2. Định tính các alcaloid bằng SKLM.
2.3.2.3. Chiết phân đoạn và định hướng phân lập.
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.
3.1. Thực nghiệm và kết quả.
3.1.1. Kết quả về thực vật.
3.1.1.1. Mô tả đặc điểm thực vật, giám định tên khoa học.
3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu.
3.1.1.3. Đặc điểm bột dược liệu.

3.1.2. Kết quả về thành phần hoá học.
3.1.2.1. Định tính các nhóm chất trong dược liệu củ bằng phản ứng hoá
học.
3.1.2.2. Định tính các alcaloid trong dược liệu củ bằng sắc ký lớp mỏng
3.1.2.3. Chiết phân đoạn alcaloid và định hướng phân lập các alcaloid
trong củ.
3.2. Bàn luận.
3.2.1. Về thực vật.
3.2.2. Về hoá học.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
14

15

15

15

15

15

15

18


18

18

18

19

22

23

23


29

31


38

38

40

41

42






DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AcOH Acid acetic
BuOH Buthanol
CHCl
3
Chloroform
EtOAc Ethyl acetat
H
2
O Nước
MeOH Methanol
NH
4
OH Amoniac
Rf Retention factor (hệ số lưu)
S. Stephania
SKLM Sắc ký lớp mỏng
STT Số thứ tự
TLTK Tài liệu tham khảo

















DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang

Bảng 1.1.
Phân bố các loài thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam 8 – 9
Bảng 1.2.
Các nhóm chất chính trong chi Stephania Lour. 10 -11
Bảng 1.3.
Một số alcaloid được phân lập từ các loài thuộc chi Stephania
Lour.
11
Bảng 1.4.
Các alcaloid được phân lập từ loài Stephania pierrei Diels.

11
Bảng 3.1.
Bảng kết quả định tính các nhóm chất trong dược liệu củ.

28- 29
Bảng 3.2.

Giá trị Rf và màu sắc các vết khi quan sát dưới bước sóng
366nm của dịch C1
32
Bảng 3.3.
Giá trị Rf và màu sắc các vết khi quan sát dưới bước
sóng 366nm của dịch C2
33
Bảng 3.4.
Giá trị Rf và màu sắc các vết khi quan sát dưới bước sóng
366nm của dịch C3
34
Bảng 3.5.
Giá trị Rf và màu sắc các vết khi quan sát dưới bước sóng
366nm của dịch C4
35
Bảng 3.6.
Giá trị Rf và màu sắc các vết khi quan sát dưới bước sóng
366nm của dịch C5
36
Bảng 3.7.
Bảng so sánh các đặc điểm mô tả với đăc điểm trong khóa phân
loại của Nguyễn Chiều
38-39
Bảng 3.8.
Bảng so sánh các đặc điểm mô tả với đăc điểm trong khóa
phân loại của Thái Lan
39-40










DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình Trang
Hình 2.1.
Sơ đồ chiết phân đoạn dược liệu củ. 16
Hình 3.1. Cây và hoa đực. 19
Hình 3.2.
Hoa cái và quả. 19
Hình 3.3.
Vi phẫu thân. 20
Hình 3.4.
Vi phẫu cuống lá. 21
Hình 3.5.
Vi phẫu gân và phiến lá. 22
Hình 3.6.
Đặc điểm bột dược liệu. 23
Hình 3.7.
Sắc ký lớp mỏng các alcaloid trong củ. 30
Hình 3.8.
Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch C1 khai triển bằng hệ H4 khi
quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 366nm (1), 254nm (2) và
sau khi phun thuốc thử Dragendorff dưới ánh sáng thường (3).
32
Hình 3.9.
Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch C2 khai triển bằng hệ H2 khi

quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 366nm (1), 254nm (2) và
sau khi phun thuốc thử Dragendorff dưới ánh sáng thường (3).
33
Hình 3.10.
Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch C3 khai triển bằng hệ H2 khi
quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 366nm (1), 254nm (2) và
sau khi phun thuốc thử Dragendorff dưới ánh sáng thường (3).
34
Hình 3.11. Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch chiết C4 khai triển bằng hệ H2
khi quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 366nm (1), 254nm (2)
và sau khi phun thuốc thử Dragendorff dưới ánh sáng thường (3).
35
Hình 3.12.
Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch C5 khai triển bằng hệ H2 khi
quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 366nm (1), 254nm (2) và
sau khi phun thuốc thử Dragendorff dưới ánh sáng thường (3).
36
Hình 3.13.
Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch C6 khai triển bằng hệ H1 khi
quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 366nm (1), 254nm (2) và
sau khi phun thuốc thử Dragendorff dưới ánh sáng thường (3).
37
Hình 3.14. Sắc ký đồ sắc ký lớp mỏng dịch C7 khai triển bằng hệ H1 khi 37



quan sát dưới ánh sáng tử ngoại có bước sóng 366nm (1), 254nm (2) và
sau khi phun thuốc thử Dragendorff dưới ánh sáng thường (3).

















1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với xu hướng chung, con người hướng đến việc sử dụng các sản
phẩm từ thiên nhiên nhiều. Nước ta có lợi thế lớn về nguồn dược liệu, và kinh
nghiệm sử dụng thuốc từ dân gian từ 54 dân tộc anh em với 4000 loài thực vật có thể
làm thuốc trong các nền Y học dân gian, 800 loài thường được dùng trong Y Học cổ
truyền chính thống và 300 loài dùng trong công nghiệp Dược [44]. Thực tế hiện nay
phát triển sản xuất thuốc tân dược còn nhiều khó khăn cho nênviệc sản xuất các sản
phẩmtừ cây cỏ đang là định hướng quan trọng cho các công ty Dược nước ta.
Chi bình vôi (Stephania Lour.), thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), là một
chi lớn với khoảng hơn 100 loài trên thế giới [36], Việt Nam có khoảng18 loài [19].
Ở Việt Nam các loài bình vôi là nguồn nguyên liệu chính để chiết xuất, phân lập
rotundin cho công nghiệp dược sản xuất thuốc an thần, hiện nay nhiều hoạt chất
khác đang được quan tâm nghiên cứu để có thể ứng dụng trong ngành Dược như:

cepharanthin [31], [35],oxostephanin [18].
Một số loài bình vôi đã được nghiên cứu thường tập trung ở phía bắc và
miền trung như: Stephania glabra (Roxb.) Miers (ở Ninh Bình, Hà Nội [36]),
Stephania brachyandra Diels (ở Lào Cai [20]), Stephania dielsiana Y. C Wu (ở Hà
Nội [18]), Stephania sinica Diels (ở Quảng Bình [14]). Các loài bình vôi phân bố ở
Nam Trung bộ và các tỉnh phía Nam chưa được nghiên cứu nhiều nhất là về thực
vật. Gần đây, chúng tôi đã thu hái một loài bình vôiở tỉnh Ninh Thuận, loài này có
nhiều đặc điểm thực vật khác biệt với các loài đã nghiên cứu ở Việt Nam. Để góp
phần chuẩn hóa dược liệu, bảo tồn, định hướng phát triển và sử dụng loài bình vôi
này, đề tài “Nghiên cứu về thực vật và thành phần hoá học của một loài thuộc chi
Stephania Lour. ở Ninh Thuận” đã được thực hiện với những mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học cho loài nghiên cứu.
2. Định tính các nhóm chất chung trong dược liệu củ.
3. Định tính alcaloid trong dược liệu củ bằng SKLM.
4. Chiết phân đoạn và định hướng phân lập các alcaloid trong các phân đoạn.
2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CHISTEPHANIALOUR.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Stephania Lour.
Theo các tài liệu [2], [3], [8], [13], [21], [22], chi Stephania Lour. được xếp
vào họ Tiết dê (Menispermaceae), bộ Hoàng liên (Ranunculales), phân lớp Hoàng
liên (Ranunculidae), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan
(Magnoliophyta).
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Stephania Lour.
Chi Stephania Lour. được mô tả như sau:
Dây leo sống lâu năm hoặc hằng năm, hầu hết mảnh khảnh. Thân non thường
nhẵn, xanh nhạt, xanh bóng hoặc xanh thẫm. Thân già thường có rãnh dọc, mụn cóc
sần sùi màu nâu xám, nâu đen hoặc màu nâu đất [28]. Thân gỗ hay thân cỏ [40]. Rễ

dạng sợi phình to thành rễ củ. Rễ củ thường có dạng hình cầu, hình trứng, hình trụ
hay có hình dạng bất định. Màu sắc vỏ củ có nhiều thay đổi tùy vào loài, tuổi cây và
điều kiện môi trường sống (nhẵn, xù xì, màu nâu sáng nhạt, xám tro hay đen…).
Thịt củ nạc, lẫn vằn xơ, màu trắng ngà, vàng tươi, vàng nhạt, đỏ nâu hoặc đỏ tươi
[28].
Lá mọc cách. Cuống lá thường mảnh, dài 2(-5) – 15(-20), hai đầu phình lên
[28], có khi gấp khúc ở gốc [40], [36]. Cuống lá đính vào phiến lá thường ở những
vị trí cách xa mép dưới của gốc lá ở những khoảng cách nhất định tùy từng loài
(1/15 – 1/3) chiều dài phiến lá. Phiến lá mỏng hoặc dày, nhẵn bóng hoặc rải rác có
lông, hình kiên, hình lọng, hình tam giác tròn hoặc gần tròn, hình trứng hay hình
tam giác, mép lá nguyên hoặc chia thùy, gân lá dạng chân vịt gồm 8 – 13 gân lá
xuất phát từ đỉnh cuống lá. Màu sắc phiến lá tùy thuộc vào từng loài [28], [42].
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa thường mọc từ kẽ lá hay trên thân cây già
không lá [42], thường có dạng tán đơn, tán kép, xim tán kép, hình đầu đến tán ngù
[28], có cuống, đơn độc hay xếp theo kiểu chùm ít nhất ở các nhánh của tán cấp 1
(2), các nhánh cuối cùng đôi khi không đều, hoặc đôi khi các xim tụ họp thành đầu
hình đĩa [36]. Hoa đực thường có cấu tạo đối xứng tỏa tròn; đài 6 – 8, rời, xếp thành
3


2 vòng, bằng nhau hay không bằng nhau, hoặc chỉ 2 – 3 ở loài S. capitata [40], đài
ít nhiều hình trái xoan ngược; cánh hoa rời nhau, 3 hay 4, hình trứng ngược, mép
bên nhiều khi gập vào trong (hình vỏ sò) (S. brachyandra), màu vàng hay trắng
xanh. Nhị 2 – 6, thường 4, chỉ nhị dính nhau tạo thành ống hình trụ, bao phấn dính
nhau thành hình đĩa. Hoa cái đối xứng hay bất đối xứng, đài thường 1, cánh hoa 2
(ít khi đài, cánh hoa 3 – 4), hình dạng giống như hoa đực. Bầu hình trứng, lá noãn 2
(nhưng chỉ có 1 phát triển thành hạt, 1 lá noãn bị thoái hóa); vòi rất ngắn hoặc
không có; núm nhụy từ 4 – 6 (7) chia thùy ngắn hoặc rách, choãi ra hình dùi [36],
[42].
Quả hạch, hình gần tròn, hình trứng, hình trứng ngược, trứng bầu, 2 bên dẹt.

Quả trưởng thành cuống quả lệch về một phía gần với dấu vết còn lại của núm
nhụy. Quả chín màu vàng đậm hay đỏ tươi nhẵn bóng. Hạt (= vỏ quả trong) hình
móng ngựa, trứng dẹp hoặc hơi tròn, lưng mang một dải hình móng ngựa gồm 2
hoặc 4 dãy dọc các bướu (gai) hay những gờ ngang (vân). Giá noãn có lỗ thủng
hoặc không (S. subpeltata). Đặc điểm hình thái của hạt đặc trưng cho từng loài [28].
Cây mầm có lá mầm ít nhiều bằng rễ mầm, bao quanh bởi nội nhũ [36].
1.1.3. Một số khóa phân loại chi Stephania Lour.
1.1.3.1. Khóa phân loại chi Stephania Lour. ở Thái Lan
Thực vật chí Thái Lan [40] đã phân loại 15 loài thuộc chi Stephania:
1a. Cuống đính vào khoảng dưới 2mm tính từ gốc phiến lá. Lá gần hình tam giác.
(1) S. subpelata
1b. Cuống đính vào khoảng trên 4mm tính từ gốc phiến lá, ở hầu hết các lá. Lá hình
tam giác trứng đến tròn hoặc dẹt.
2a. Cây cỏ đứng, cao tới 30cm từ củ. Lá gần hình tròn, đường kính khoảng
6cm, không có cánh hoa.
(2) S. pierrei
2b. Cây leo. Có cánh hoa.
3a. Lá có lông hay những lông nhỏ ở mặt dưới.
4a. Lá có dày đặc lông măng ở phía dưới.
4


(3) S. tomentella
4b. Lá không có lông măng ở phía dưới.
5a. Lá mép quăn, lông nhỏ lên phía dưới. Cụm hoa tán
kép, với các tán phân biệt rõ ràng. Hoa đực không cuống hoặc cuống rất ngắn.
Không có củ.
(4) S.japonica var. discolor
5b. Lá có những lông nhỏ lên phía dưới. Hoa tụ tập
thành đầu, xim không rõ các tán. Hoa có cuống rõ. Cây có củ to.

(5) S. suberosa
3b. Lá nhẵn hay có ít lông nhỏ phía dưới.
6a. Hoa tập trung thành đầu dạng đĩa. Lá nhọn ở đuôi.
(6) S. capitata
6b. Hoa dạng xim tán.
7a. Toàn cây có nhựa màu đỏ. Lá hơi thùy, gần như có
màng. Hoa đực đài không đều, trong rộng có móng nhỏ.
(7) S. venosa
7b. Toàn thân có nhựa không màu.
8a. Đài của hoa đực có tuyến nhỏ nhô lên bên
ngoài về phía đỉnh, hình trứng có móng, dài 2 – 3 mm.
(8) S.glandulifera
8b. Đài của hoa đực nhẵn, hoặc bẹn ngoài có
tuyến hơi nhô lên.
9a. Cụm hoa đực dạng xim dài khoảng 0,5
cm. kích thước lá là 3 – 6 × 4 – 6 cm, ngọn lá tù.
(9) S. brevipes
9b. Cụm hoa đực dạng xim dài hơn 1,5cm,
nếu ngắn hơn thì ngọn lá nhọn.
10a. Lá hình tam giác tròn, thường
thon lại tới ngọn lá thì nhọn.
5


11a. Vỏ quả trong dài từ 7 –
9mm, sống lưng có các hàng gai nhỏ nhọn như mũi kim tiêm.
(10) S.reticulate
11b. Vỏ quả trong khoảng
6mm, phía lưng mang những gờ ngang bất thường.
(11) S. elegan

10b. Lá rộng, ngọn lá tù, hoặc ngọn
lá thu hẹp đầu nhọn.
12a. Hai mặt lá có các gân
phụ hình mắt lưới.
(12) S. crebra
12b. Hai mặt lá gân phụ khôngrõ
13a. Lá gần tròn đến
cầu dẹt, dài 5 – 13 cm, gân phụ không rõ ở mặt dưới.
(13) S. oblate
13b. Lá rộng hình
trứng đến trứng tam giác, dài 9 – 22 (25) cm.
14a. Cụm hoa
nhô lên rõ. Đài của hoa đực không đều nhau, 3 cánh đài trong rộng ra ở đỉnh.
(14) S. papillosa
14b. Cụm hoa
không nhô lên rõ. Đài hoa đực gần bằng nhau, hình trứng hẹp.
(15) S. glabra
1.1.3.2. Khóa phân loại chi Stephania Lour. ở Việt Nam
Nguyễn Chiều xây dựng khóa phân loại 11 loài bình vôi ở nước ta [10] dựa
vào các cơ quan theo thứ tự ưu tiên: hình dạng rễ củ, lá; sau đó mới đến hoa, cụm
hoa, vỏ quả trong, hạt, tuyến trong cánh hoa, cuống cụm hoa, màu của dịch chiết
trong cây… như sau:
1a. Cây không có rễ củ, rễ chính dạng sợi.
6


2a. Lưng lá có lông. Cụm hoa đực và cái đều là xim tán kép. Lá hình trứng
dài, rộng gần bằng nhau. Trên lưng vỏ quả trong có 4 hàng gai đầu dẹp và rộng. Giá
noãn có lỗ.
(1) S. hernadifolia

2b. Lưng lá không lông. Cụm hoa đực và cái xim tán kép, cụm cái dày đặcthành
dạng đầu. Cụm hoa có lông rất nhỏ, sớm rụng. Lá hình tam giác dạng trứng. Trên
lưng vỏ quả trong có vân dạng vách ngang. Giá noãn có lỗ ở giữa.
(2) S. longa
1b. Cây có rễ củ hoặc rễ chính nạc rõ ràng.
3a. Rễ củ hình thoi hoặc hình gậy. Cụm hoa xim tán kép. Vỏ quả trong gần
tròn, vân hạt dạng móc. Giá noãn có lỗ lệch một bên.
(3) S. excentrica
3b. Rễ củ gần như hình cầu, bất quy tắc.
4a. Đỉnh cuống cụm hoa không phình to, không có đế dạng đĩa. Hoa
có cuống.
5a. Cây ra hoa sau khi ra lá.
6a. Cụm hoa tán đơn. Hoa đực 5 đài, không cánh hoa,
chân có chấm tím. Lá nhỏ dạng tam giác tròn.
(4) S. pierrei
6b. Cụm hoa khác trên (6)
7a. Cụm hoa đực và cái đều do các xim tán nhỏ xếp thành ngù. Hoa đực 6 lá đài, 3
cánh hoa. Hoa cái lá đài 2 cánh hoa. Vỏ quả trong có vân dạng móc dài. Giá noãn
có lỗ.
(5) S.kwangsiensis
7b. Cụm hoa đực và cái đều là xim tán kép.
8a. Mặt trong gốc cánh hoa có 2 tuyến
nhỏ. Cụm hoa gốc cái dạng đầu. Vân trên lưng vỏ quả trong dạng vách. Giá noãn
không có lỗ.
(6) S. sinica
7


8b. Mặt trong gốc cánh hoa không có
tuyến.

9a. Cành, cuống lá, lá non, cum hoa
có màu tím, dứt dứt có dịch tím hồng chảy ra. Cánh hoa màu vàng cam. Cụm hoa
đực xim tán kép. Cụm hoa cái dạng đầu. Trên lưng vỏ quả trong có 4 hàng gai cong
dạng móc. Giá noãn có lỗ.
(7) S. dielsiana
9b. Cành, cuống lá, lá con và cụm
hoa không tím.
10a. Cành cuống lá có dịch
màu vàng nhạt hay trắng đục. Khi khô gân lá có màu vàng. Vỏ quả trong có vân
dạng móc câu. Giá noãn có lỗ.
(8) S.hainanensis
10b. Cành non, cuống lá
không có dịch vàng nhạt hay trắng đục. Cành nhỏ khi khô có màu nâu. Mép cánh
hoa cong vào phía trong. Đầu gai trên lưng vỏ quả trong phồng to thành dạng đầu
hay dạng mũ đinh. Giá noãn có lỗ.
(9) S.brachyandra
5b. Cây ra hoa trước khi ra lá. Cuống cụm hoa dài hơn
cuống lá. Cuống tán nhỏ dài.
(10) S.cambodica
4b. Đỉnh cuống cụm hoa phòng to hoặc có đế dạng mũ. Cụm hoa đực
và cái đều dạng đầu. Hoa có cuống cực ngắn hoặc không cuống. Vân trên lưng vỏ
quả trong dạng vách. Giá noãn không có lỗ.
(11) S.cepharantha
1.2. PHÂN BỐ CHISTEPHANIA LOUR.
1.2.1. Trên thế giới
Chi Stephania Lour. phân bố ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới ở các nước châu Á
là chủ yếu, có các nước: Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Myanma, Malaysia,
8



Thái Lan, Philippin, Ấn Độ, Banglades, Sri Lanka, quần đảo Slomon, Trung Quốc,
Đài Loan, Papua New Guinea, Nhật Bản. Ngoài ra còn Nigeria, Ethiopia (châu Phi),
Australia (châu Úc) [36].
1.2.2. Tại Việt Nam
Các loài bình vôi ở nước ta có diện phân bố rất rộng trên cả ba miền Bắc,
Trung, Nam. Thường tập trung ở vùng núi đá vôi như Tuyên Quang, Cao Bằng,
Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Bà Rịa
Vũng Tàu. Riêng loài Stephania pierreiDiels tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển
Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận [27].
Phân bố của các loài Stephania Lour. ở Việt Nam được trình bày ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1.Phân bố các loài thuộc chi Stephania Lour. ở Việt Nam
Stt Tên loài Phân bố TLTK
1 S. brachyandra Diels. Lai Châu, Lào Cai [7], [11],
[19]
2 S. cambodica Gagnep. Đắc Lắc, Lâm Đồng [7], [11],
[19]
3 S. cepharantha
Hayata.
Quảng Ninh (Cẩm Phả, Hòn Gai),
Hòa Bình (Kỳ Sơn)
[7], [11],
[19], [34]
4 S. dielsiana Y.C.Wu Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Sơn La, Hòa Bình, Phú
Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh
[7], [9],
[19], [34],
[23]
5 S. excentrica H.S.Lo [11], [19],
[34]

6 S. glabra (Roxb.) Hà Nội, Hòa Bình, Hà Giang,
Tuyên Quang, Nam Định, Hà Nam,
Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Thanh Hóa, Côn Đảo.
[19], [25],
[27]
7 S. hainanensis H.S.Lo.

Vùng núi [11], [19],
[34]
9


Stt Tên loài Phân bố TLTK
8 S. hernandifolia
(Willd.) Walp
Lào Cai, Hà Nội, Ninh Bình, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Ninh Thuận,
Lâm Đồng, Đồng Nai
[7], [11],
[19]
9 S. japonica (Thunb.)
Miers
Hà Nội, Nam Định, Nghệ An,
Đồng Nai
[7], [11],
[19], [27]
10 S. japonica (Thunb.)
Miers var. discolor
(Bl) Forman.

Vùng đồng bằng và núi thấp [11], [19]
11 S. kwangsiensis
H.S.Lo
Quảng Ninh, Hà Nam, Ninh Bình,
Hà Nội, Lạng Sơn
[7], [11],
[19]
12 S. kuinanensis H.S.Lo
et M.Yang
Lạng Sơn [19], [37]
13 S. longa Lour. Vùng đất thấp từ Cao Bằng, Lạng
Sơn tới Thừa Thiên Huế
[7], [11],
[19], [27]
14 S. pierrei Diels. Ninh Bình, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh
Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu
[7], [11],
[16], [34]
15 S. sinica Diels. Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội,
Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình tới
Bà Rịa – Vũng Tàu
[7], [11],
[34]
16 S. tetrandra S.Moore Lào Cai, Yên Bái, Hà Bắc, Hà
Giang, Hà Tây, Quảng Ninh
[7], [19],
[27]
17 S. verosa (Bl.) Spreng Các tỉnh phía Nam [11], [19]
18 S. viridiflavens H.S.Lo

et M.Yang
Sơn La [12], [15],
[19]
1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
10


Các loài thuộc chi Stephania được nghiên cứu nhiều không chỉ về thực vật mà
còn về hóa học. Nhiều hợp chất đã được phân lập có các tác dụng dược lý quan
trọng. Trong đó alcaloid là thành phần chính được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất.
1.3.1. Một số nghiên cứu về alcaloid trong chi Stephania Lour.
Trên thế giới:Các alcaloid đã được phân lập từ các loài trong chi bình vôi
trên thế giới có thể xếp vào 9 nhóm [19], được trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2.Các nhóm chất chính trong chi StephaniaLour.
Stt Nhóm chất Số lượng alcaloid
1 Benzylisoquinolin Gồm 6 chất được phân lập từ 6 loài khác
nhau, trong đó có chất Papaverin
(C
20
H
21
NO
4
).
2 Bis benzyl isoquinolin Gồm 47 chất được phân lập từ 14 loài,
trong đó có chất Cepharanthin
(C
37
H
38

N
2
O
6
).
3 Aporphin Gồm 75 chất được phân lập từ 33 loài,
trong đó có chất Roemetin (C
18
H
17
NO
2
).
4 Proaporphin Gồm 8 chất được phân lập từ 9 loài, trong
đó có chất Stepharin (C
18
H
19
NO
3
).
5 Protoberberin Gồm 24 chất được phân lập từ 22 loài,
trong đó có L – tetrahydropalmatin
(C
21
H
25
NO
4
) và Palmatin (C

20
H
25
N
+
O
4
).
6 Morphinan Gồm 21 chất được phân lập từ 17 loài,
trong đó có chất Sinoacutin (C
19
H
21
NO
4
).
7 Hasubanan Gồm 49 chất được phân lập từ 11 loài,
trong đó có chất Cepharamin
(C
19
H
23
NO
4
).
8 Eribidin Có 1 chất là Protostephanin (C
21
H
27
NO

4
).
9 Stephaoxocan Gồm 2 chất, trong đó có chất
Stephaoxocanin (C
18
H
21
NO
4
).
11


Ở Việt Nam: Ngay từ những năm 1940, các alcaloid trong chi bình vôi đã
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Một số các alcaloid được phân lập từ
chi bình vôi được trình bày trong bảng 1.3
Bảng 1.3. Một số alcaloid được phân lập từ các loài thuộc chi Stephania Lour.
STT Tên chất Loài TLTK
1 Cycleania S. sp
3
, S. viridiflavens [36], [15]
5 Oxostephanin

S.dielsiana Y.C.Wu [18]
2 Palmatin S. sp
3
, S. brachyandra [36], [20]
3 Roemetin S. glabra Mies., S. kuinanensis H.S.Lo et
M. Yang, bình vôi Việt Nam
[36], [33]

4 Rotundin S. viridiflavens, S.glabra, S. kuinanensis
H.S.Lo et M.Yang, S.sp
3
, S.brachyandra
Diels, S.sinica Diels, S.dielsiana

Y.C.Wu
[15], [17],
[36], [32],
[14], [18], [28]
6 Stepholidin Bình vôi ở Mộc Châu – Sơn La [1]

1.3.2. Một số nghiên cứu về alcaloid trong loàiStephaniapierrei Diels.
Thế giới:
Các nhà khoa học trên thế giới đã phân lập được rất nhiều alcaloid từ loài
Stephania pierrei Diels ( bảng 1.4).
Bảng 1.4. Các alcaloid được phân lập từ loài Stephania pierrei Diels
STT

Tên alcaloid TLTK

1 Cycleanin, Staluraridin, Xylopin, Reticulin [38]
2 Roemerolin, Phanostenin, Nor – dicentrin, Magnoflorin,
Isolaurelin, Isocorydin, Dicentrin, Asimilobin 2 – O – β – D –
glucosid, Anonain.
[41]

Việt Nam:
12



Năm 1991, Ngô Thị Tâm đã định tính bằng SKLMalcaloid toàn phần có 6
vết alcaloid;phân lập và xác định cấu trúc Cepharanthin (1%) từ củ loài Stephania
pierrei Diels. thu hái ở Nghĩa Bình [30].
Năm 2001, Lê Ngọc Liên, Phạm Gia Điền, M. Pais đã phân lập được
Cepharanthin vàStephibaberin từ củ loài Stephania pierrei Diels. thu hái ở Phú Yên,
Nha Trang [24].
1.4. CÔNG DỤNG
1.4.1. Công dụng dược liệu củ bình vôi
Trong dân gian từ lâu củ bình vôi (đã cạo bỏ vỏ đen, thái lát, sấy khô) đã
được sử dụng phổ biến để làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu củ bình vôi có:
Tính vị, quy kinh: Khổ, cam, lương, quy vào hai kinh can, tỳ.
Công năng, chủ trị: An thần, dưỡng huyết, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau,
tán ứ, hành huyết, hóa đàm, tán kết, khu phong hoạt lạc. Chủ trị: mất ngủ, sốt nóng,
nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở, phối hợp với các thuốc
khác để trị ho, sốt rét, kiết lỵ, ngoài da: lở ngứa, mụn nhọt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày 3 – 6g, dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc rượu
thuốc [25], [29].
1.4.2. Công dụng một số alcaloid phân lập từ chi bình vôi
L-tetrahydropalmatin: Rotundin hydroclorid được dùng làm thuốc trấn
kinh, dùng trong các trường hợp mất ngủ, sốt nóng nhức đầu, đau tim, đau dạ
dày, hen. Ngày dùng 0,05 g-0,10 g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên. Có thể
chế thành dạng tiêm 0,05% rotundin clohydrat hay sulfat trong ống 5 ml. Trẻ
em dùng với liều lượng 0,02-0,025 g đối với trẻ em 1-5 tuổi, 0,03-0,05 g đối
với trẻ em 5-10 tuổi [27]. Trung Quốc dùng dạng thuốc tiêm Rotundin sulfat
3%, mỗi ống 2 ml, làm thuốc giảm đau, an thần gây ngủ trong điều trị loét dạ dày,
hành tá tràng, đau dây thần kinh, đau kinh nguyệt, mất ngủ lo âu, căng
thẳng tinh thần. Tiêm bắp, mỗi lần 1 ống 2 ml, ngày 1-2 lần [34].
Cepharanthin: là một thuốc sử dụng nhiều ở Nhật Bản, có
tác dụng điều trị lao phổi, lao da, bệnh phong, ho gà, nhiễm độc do côn trùng,

13


động vật cắn (rắn độc, cá độc, ong, sâu róm, bọ chét) dùng dưới hình thức đắp
thuốc vào vết thương hay tiêm dưới da có tác dụng giải độc cao. Cepharanthin
có tác dụng tăng cường sinh sản kháng thể, phòng chống tác dụng phụ do sử
dụng các thuốc chống ung thư, tia xạ [36], [43].
Roemetin: Roemerin có tác dụng an thần, gây ngủ ở liều thấp nhưng lại có
tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, gây co giật và chết khi dùng ở liều
cao. Roemerin có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, làm giảm cả huyết áp tối
đa và huyết áp tối thiểu [26], [39].













Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ
14


2.1.1. Nguyên liệu

Mẫu được thu hái tại Ninh Thuận vào năm 2012, lấy củ làm nguyên liệu
nghiên cứu, lấy mẫu trồng tại Ba Vì – Hà Nội và vườn thực vật, trường Đại học
Dược Hà Nội để theo dõi sự phát triển của cây, thu hoa, quả, hạt để mô tả và
xácđịnh tên khoa học. Mẫu được lưu tại Phòng tiêu bản trườngĐại học Dược Hà
Nội với mã số tiêu bản là: HNIP/18075/14.
2.1.2. Thiết bị
- Vi phẫu được chụpảnh trực tiếp trên kính hiển vi tại bộ môn Thực vật
trườngĐại học Dược Hà Nội.
- Bột dược liệu được chụp ảnh trên kính hiển vi có trắc vi vật kính Kruss.
- Phân tích hoa bằng kính lúp soi nổi Nikon của Nhật tại bộ môn Thực vật
trườngĐại học Dược Hà Nội.
- Cất thu hồi dung môi trên máy Buchi Rotavapor tại bộ môn Thực vật
trường Đại học Dược Hà Nội
- Sắc ký lớp mỏng được thực hiện bằng hệ thống phun mẫu lên bản mỏng
Linomat 5, hệ thống triển khai bản mỏng ADC2, quan sát bản mỏng trước và sau
phun thuốc thử ở các bước sóng trên máy soi UV Camag TLC Visualizer.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
- Mô tả đặcđiểm hình thái thực vật.
- Mô tả đặc điểm vi phẫu thân cây, cuống lá, gân lá.
- Xácđịnh đặcđiểm bột dược liệu.
2.2.2. Nghiên cứu về hoá học
- Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hoá học.
- Định tính alcaloid bằng SKLM.
- Chiết xuất, chiết phân đoạn, định hướng phân lập các alcaloid trong các
phân đoạn.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu về thực vật
15



- Nghiên cứu đặcđiểm thực vật: Quan sát bằng mắt thường, kính lúp soi nổi,
chụpảnh và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích[6].
- Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu: Sử dụng phương pháp nhuộm kép, quan sát
trên kính hiển vi, chụpảnh và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích[6].
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu về hoá học
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất bằng các phản ứng hoá học
Định tính các nhóm chất trong dược liệu theo tài liệu “Thực tập dược
liệu”[5]
2.3.2.2. Định tính alcaloid trong dược liệu củ bằng SKLM
Định tính alcaloid trong dược liệu củ bằng SKLM theo tài liệu “Bài giảng
dược liệu” [4]
2.3.2.3. Chiết xuất và định hướng phân lập
Chiết xuất vàđịnh hướng phân lập các alcaloid trong dược liệu theo tài liệu
“Bài giảng dược liệu” [4].
- Chiết xuất alcaloid toàn phần.
Dược liệu đượcthành tán bột mịn, thấmẩm dược liệu bằng methanol đã được
acid hoá đến pH 4 – 5 bằng acid acetic 5%, để qua đêm. Chuyển toàn bộ dược liệu
này vào bình chiết ngấm kiệt và tiến hành chiết với dung môi methanol đã acid hoá
ở trên liên tục với tốc độ dòng 0,5ml/ phút. Cất thu hồi methanol thu đượcdịch chiết
alcaloid trong nước - acid.
- Chiết phân đoạn alcaloid.






Bột dược liệu đã thấm ẩm
Bột dược liệu

Thấm ẩm bằng methanol pH 4 – 5
(acid hoá bằng acid acetic 5%)
16





















Dịch chiết nước – acid trên lần lượt lắc với các dung môi n – hexan,
dichloromethan, n – buthanol được 3 phân đoạn n – hexan acid, dichloromethan
acid, n – buthanol acid. Dịch chiết nước còn lại đem kiềm hoá đến pH 9 – 10 bằng
Dịch chiết methanol – nước acid
Chiết ngấm kiệt bằng methanol pH 4 – 5


Dịch chiết nước acid
Cất thu hồi methanol
Dịch chiết n – hexan acid
Dịch chiết nước acid
Dịch chiết
dichloromethan acid
Dịch chiết nước acid
Dịch chiết n – buthanol acid
Dịch chiết nước acid
Dịch chiết nước base
Dịch chiết n – hexan base
Dịch chiết nước base
Dịch chiết
dichloromethan base
Dịch chiết nước base
Dịch chiết n – buthanol
base
Dịch chiết nước
Lắc với n – hexan
Lắc với dichloromethan
Lắc với n - buthanol
Kiềm hoá bằng NH
4
OH đặc đến pH 9 -10
Lắc với n – hexan
Lắc với dichloromethan
Lắc với n - buthanol
Hình 2.1
. Sơ đồ chiết phân đoạn dược liệu củ

×