Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và thử độc tính cấp của cây sâm cau (curculigo orchioides gaertn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 68 trang )



BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ VÂN LY

NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ
ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CÂY SÂM CAU
(Curculigo orchioides Gaertn.)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ KHÓA 65



HÀ NỘI -2015




BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ VÂN LY

NGHIÊN CỨU
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ


ĐỘC TÍNH CẤP CỦA CÂY SÂM CAU
(Curculigo orchioides Gaertn.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển
DS. Nguyễn Bích Ngọc
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc học cổ truyền
Viện Dƣợc liệu


HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Vơi sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển, người thầy đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến DS. Nguyễn Bích Ngọc đã hướng
dẫn, đóng góp những kinh nghiệm quý báu và hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, anh chị Khoa Hóa phân tích – Tiêu
chuẩn, Khoa Dược lý Sinh hóa -ViệnDược liệu đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
qua.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô
giáo trong trường đã dạy dỗ và dìu dắt em trong năm năm học tại trường.
Cuối cùng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã

luôn động viên, khích lệ và hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!!!

Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Ly









MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ CỦA CHI
CURCULIGO GAERTN. 2
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Curculigo Gaertn. 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố chi Curculigo Gaertn. 2
1.2. CÂY SÂM CAU CURCULIGO ORCHIOIDES GAERTN. 4
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố cây sâm cau 4
1.2.2. Thành phần hóa học 5
1.3. ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CURCULIGO
ORCHIODES GAERTN. 10
1.3.1. Độc tính 10

1.3.2. Tác dụng sinh học 11
1.3.3. Công dụng của sâm cau theo y học cổ truyền 15
CHƢƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 18
2.1. NGUYÊN LIỆU 18
2.2. PHƢƠNG TIỆN 18
2.2.1. Thiết bị, dụng cụ 18
2.2.2. Dung môi, hóa chất thuốc thử 18
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.3.1. Xác định mẫu nghiên cứu. 19
2.3.2. Nghiên cứu định tính các nhóm chất trong dƣợc liệu và trong các cắn n-
hexan, ethyl acetat và n-butanol bằng phản ứng hóa học 19
2.3.3. Nghiên cứu định tính các nhóm chất trong dƣợc liệu bằng phƣơng pháp
sắc kí lớp mỏng 19
2.3.4. Nghiên cứu chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của các chất 19
2.3.5 Phƣơng pháp thử độc tính cấp 20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC 22
3.1.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ trong thân rễ sâm cau bằng phản ứng
hóa học 22


3.1.2. Định tính các nhóm chất trong các cắn phân đoạn của thân rễ sâm cau
bằng phản ứng hóa học 27
3.1.3. Kết quả định tính nhóm chất hữu cơ trong thân rễ sâm cau bằng
phƣơng pháp sắc kí lớp mỏng 29
3.2. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC 34
3.2.1. Trong phân đoạn n-hexan 34
3.2.2. Trong phân đoạn ethyl acetat 36
3.3. THỬ ĐỘC TÍNH CẤP 40

3.3.1. Kết quả xác định hàm ẩm dƣợc liệu và cao dƣợc liệu 40
3.3.2. Kết quả thí nghiệm 41
BÀN LUẬN 43
 VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC 43
 VỀ CHẤT PHÂN LẬP ĐƢỢC 43
 VỀ ĐỘC TÍNH CẤP 45
KẾT LUẬN 46
ĐỀ XUẤT 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC














DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Kết quả định tính các nhóm chất có trong thân rễ sâm cau bằng phản ứng
hóa học 26
Bảng 2: Kết quả định tính cắn các phân đoạn bằng phản ứng hóa học 28
Bảng 3: Bảng giá trị R
f

của các vết ở phân đoạn n-hexan 30
Bảng 4: Bảng giá trị R
f
của các vết ở phân đoạn ethyl acetat 31
Bảng 5: Bảng giá trị R
f
của các vết ở phân đoạn n-butanol 32
Bảng 6: Số liệu phổ
1
H (500 MHz) và
13
C-NMR (125 MHz) của hợp chất SC2 39
Bảng 7: Kết quả xác định hàm ẩm thân rễ sâm cau 40
Bảng 8: Kết quả xác định hàm ẩm của cao thân rễ sâm cau 40
Bảng 9: Số liệu thử độc tính cấp của cao chiết sâm cau 42
















DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Hình ảnh Curculigo orchioides Gaertn. [phụ lục 1] 4
Hình 2: Sơ đồ chiết xuất và phân đoạn các chất từ thân rễ sâm cau 27
Hình 3: Sắc kí đồ sắc kí lớp mỏng định tính cắn phân đoạn n-hexan với hệ III 29
Hình 4: Sắc kí đồ sắc kí lớp mỏng định tính cắn phân đoạn ethyl acetat với hệ II 31
Hình 5: Sắc kí đồ sắc kí lớp mỏng định tính cắn phân đoạn n-butanol với hệ III 32
Hình 6: Sắc kí đồ sắc kí lớp mỏng định tính sự có mặt của hợp chất phenolic trong 2
cắn n-hexan và ethyl acetat 33
Hình 7: Sắc kí đồ sắc kí lớp mỏng thể hiện sự có mặt của alcaloid trong thân rễ sâm
cau 34
Hình 8: Quy trình phân lập hợp chất SC1 từ cắn n-hexan của thân rễ sâm cau 35
Hình 9: Sắc kí đồ định tính sự có mặt của SC1 phân lập đƣợc trong cắn phân đoạn
n-hexan và hợp chất β - sitosterol chuẩn 35
Hình 10: Công thức cấu tạo hợp chất SC1 β-sitosterol 36
Hình 11: Quy trình phân lập hợp chất SC2 từ cắnethyl acetat của thân rễ sâm cau 37
Hình 12: Sắc kí đồ định tính sự có mặt của SC2 phân lập đƣợc trong cắn phân đoạn
ethyl acetat 38
Hình 13: Công thức cấu tạo SC2 Orcinol-3-O-β-D-glucosid 40













DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALP : Alkaline phosphatase
ALT : Alanine aminotransferase
AST : Aspartate aminotransferase
CDCl
3
: CHCl
3
(với
2
H đƣợc ký hiệu là D)
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
DPPH : 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
FSH : Follicle Stimulating Hormone
GGT : Gamma-glutamyl transferase
IR : Phổ hồng ngoại
LD
50
: liều làm chết 50% động vật thử nghiệm
LH : Luteinizing Hormone
MC3T3-E1 : Tế bào tạo hình xƣơng
MMP-1 : Matrix metalloproteinase-1
MS : Khối phổ
1
H-NMR : Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân của proton
13
C-NMR : Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân của
13
C
RNA : Acid ribonucleic

m-RNA : ARN thông tin
r-RNA : ARN ribosome
SKLM, TLC : Sắc ký lớp mỏng
TT : Thuốc thử
UV : Phổ tử ngoại
VEGF : Yếu tố tăng trƣởng nội mô mạch máu
δ : Độ dịch chuyển hóa học (đơn vị tính là ppm)
d : Đỉnh đôi
s : Đỉnh đơn
a
: Đo trong CD
3
O
1




ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) thuộc họ Tỏi voi lùn
(Hypoxidaceae). Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thân rễ sâm cau đƣợc tán
thành bột hoặc, sắc nƣớc làm thuốc bổ, trị suy nhƣợc cơ thể, đau lƣng, viêm khớp
và viêm thận mạn tính. Ở Ấn Độ, Nepal và Philippin thân rễ sâm cau dùng làm
thuốc lợi tiểu, tăng cƣờng chức năng tình dục, chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá
tràng, trĩ, lậu…Sâm cau còn là thành phần chính trong bài thuốc cổ truyền điều trị
sỏi tiết niệu của Ấn Độ [16], [56].
Theo Y học cổ truyền Việt Nam, sâm cau có vị cay, tính ấm, có tác dụng trợ
dƣơng, trừ hàn, cƣờng dƣơng, mạnh gân xƣơng. Đồng bào các dân tộc thƣờng sử
dụng thân rễ cây sâm cau (thƣờng gọi là tiên mao) nhƣ một loại thuốc bổ - có thể
dùng riêng hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác - để điều trị các bệnh nhƣ: liệt

dƣơng, đau lƣng, viêm khớp, viêm thận, vàng da, vô sinh [16].Mặc dù đã đƣợc sử
dụng từ lâu trong y học cổ truyền, nhƣng chƣa có nhiều nghiên cứu về thành phần
hóa học và tác dụng dƣợc lý của cây sâm cau ở Việt Nam đƣợc công bố. Căn cứ tài
liệu tham khảo chúng tôi thu thập đƣợc, đến nay mới chỉ có công bố của Nguyễn
Duy Thuần và cộng sự (2001), về một số kết quả nghiên cứuthành phần hóa học; tác
dụng chống oxy hóa và tác dụng tăng lực của sâm cau thu hái tại Tuyên Quang [15].
Để có thêm cơ sở khoa học cho việc sử dụng sâm cau làm thuốc, đồng thời
phát huy hơn nữa giá trị, vai trò của cây sâm cau trong y dƣợc học, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và thử độc tính cấp của cây sâm
cau – Curculigo orchioides Gaertn., họ Hypoxidaceae” với các mục tiêu sau:
- Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc 1-2 chất tinh khiết từ thân rễ sâm
cau.
- Đánh giá độc tính cấp của cao chiết cồn thân rễ sâm cau.


2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ CỦA CHI
CURCULIGO GAERTN.
1.1.1. Vị trí phân loại của chiCurculigo Gaertn.
Theo Phạm Hoàng Hộ và Đỗ Tất Lợi chiCurculigo Gaertn. đƣợc xếp trong họ
Amaryllidaceae [12], [10]. Theo Vũ Văn Chuyên, chi Curculigo Gaertn. trƣớc đây
cũng đƣợc xếp vào họ Thủy tiên (Amaryllidaceae) nhƣng hiện giờ đƣợc tách ra
thành họ Hypoxidaceae[7].
Theo phân loại chiCurculigoGaertn. dựa trên hệ thống phân loại của A. L.
Takhtajan năm 1987 về nhóm thực vật có hoa và các nhóm thực vật bậc cao có
mạch khác, chỉnh lý một phần theo hệ thống năm 1996 của A. L. Takhtajan [3], [6].

+ Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
+ Lớp Hành (Liliopsida)
+ Phân lớp Hành (Liliidae)
+ Bộ Haemodorales
+ Họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae)
+ Chi Curculigo Gaertn.
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố chi Curculigo Gaertn.
Đặc điểm thực vật chi Curculigo G.
Cây thảo, sống lâu năm thƣờng có thân rễ củ. Lá hình ngọn giáo hoặc hình dải,
thƣờng xếp nếp, thƣờng mọc từ rễ. Cụm hoa chùm, hình trứng hoặc hình đầu, ở
ngọn một cán hoa mọc từ rễ, dài nhiều hay ít. Hoa có cuống hoặc không, màu vàng,
bao hoa đính trực tiếp trên bầu hoặc trên một mỏ dài nằm trên bầu. Lá đài 3, tràng
3, rời, hầu nhƣ giống nhau về hình dạng và kích thƣớc, trải ra thành hình sao. Nhị 6
xếp hai dãy, không có chỉ nhị hoặc trên một chỉ nhị dài; bao phấn dài có 2 ô sát
nhau, song song, hƣớng trong. Bầu hạ, 3 ô có nhiều noãn. Quả không mở, có vỏ quả
mỏng có mỏ hoặc không [6].
Phân bố của chi Curculigo G.
3



Trong chi Curculigo thì loài Curculigo orchioides Gaertn đƣợc phân bố rộng
rãi, nó đƣợc tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Malaixia, Philippin, Indonexia, Pakistan, Papua New Guinea…Trong “Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Đỗ Tất Lợi chỉ đề cập đến 1 loài là Curculigo
orchioides Gaertn. Ở nƣớc ta, Curculigo orchioides Gaertn hay còn gọi là sâm cau
(ngải cau…) phân bố ở Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ba Vì, Hòa Bình, Ninh Bình,
Hà Nam, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu [12],
[17], [6].
Trong “Cây cỏ Việt Nam” theo Phạm Hoàng Hộ, chi CurculigoGaertn. ở Việt

Nam hiện có khoảng 7 loài [10]. Theo Võ Văn Chi, chi Curculigo Gaertn. ở Việt
Nam có 7-8 loài, nhƣng thƣờng thấy 5 loài sau là: C. capitulata (Lour.) Kuntze,
C.disticha Gagnep, C.latifolia Dryand, C. gracilis (Kurz) Hook.f., C. orchioides
Gaertn [5].
Curculigo capitulata (Lour) O. Ktze
Tên Việt Nam: Sâm cau lá lớn, Cồ nốc lan
Phân bố: phân bố ở Lạng Sơn, Hà Nội, Hòa Bình đến Đồng Nai, cây thƣờng mọc
dƣới tán rừng xanh, ẩm, những nơi ẩm ƣớt, độ cao từ 300 – 2200m[1], [7].
Curculigo latifolia Dryand. Ex Ait.
Tên thƣờng gọi: Cồ nốc lá rộng, Sâm cau lá rộng
Phân bố: Ở nƣớc ta có gặp ở Kontum, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Dƣơng [6].
Curculigo disticha Gagn.
Tên Việt Nam: Cồ nốc song đính, cồ nốc hai hàng, rau báo rừng
Phân bố: Ở nƣớc ta có gặp từQuảng Trị vào Gia Lai và Đồng Nai, có trồng ở thảo
cầm viên ở thành phố Hồ Chí Minh.
Curculigo tokinensis Gagn.
Tên Việt Nam: Cồ nốc Bắc Bộ
Phân bố: Đà Lạt
Curculigo gracilis (Kurz) Hook.f.
Tên Việt Nam: Tam lăng, Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền, tiên mao hoa thƣa
4



Phân bố: Ở Việt Nam gặp ở Lào Cai, Hà Tây, Ninh Bình vào đến Quảng Trị cây
thƣờng mọc ở nơi rừng rậm, ẩm ƣớt, độ cao 1000 m[6], [10].
1.2. CÂY SÂM CAU CURCULIGO ORCHIOIDES GAERTN.
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố cây sâm cau
Tên Việt Nam: sâm cau, ngải cau, cồ nốc lan [9], [6].
Cây thảo, lâu năm, cao khoảng 20 -40 cm. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc

thẳng, thót lại hai đầu, mang nhiều rễ phụ [18], [37]. Lá 3-6 hình , mọc tụ họp thành
túm, xếp nếp tựa nhƣ lá cau, dài 20 -30 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn,
hai mặt nhẵn gần nhƣ cùng màu, gân song song rất rõ, bẹ lá to và dài, cuống lá dài
khoảng 6 -10 cm.
Cụm hoa nằm trên một trục ngắn và mảnh giữa các bẹ lá, gồm 3– 5 hoa màu
vàng. Lá bắc hình trái xoan nhọn, lá đài 3 có lọng dài ở lƣng; tràng 3 cánh nhẵn; nhị
6 xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi có lông rậm kéo dài thành mỏ; đầu
nhụy hình trái xoan, chia 3 nhánh mập [2], [12], [16], [6]. Quả nang, thuôn, dài 1,2
– 1,5 cm chứa 1 – 4 hạt. cây sinh trƣởng tốt trong mùa mƣa ẩm, ra hoa quả hàng
năm, mùa hoa là tháng 5 -7 [16].
Bộ phận dùng: thân rễ.
Phân bố: ở nhữngvùng núi cao 1600m, phía Nam và Tây Nam Trung Quốc;
Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Myanmar, Pakistan, Papua New
Guinea, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam: cây mọc trên các đồi cỏ nơi
ẩm mát vùng núi nhƣ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng [6].

Hình 1: Hình ảnh Curculigo orchioides Gaertn. [PL1]
5




1.2.2. Thành phần hóa học
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của sâm
cau, các hợp chất đƣợc công bố bao gồm: phenolic glycosid [75], [81], [83]; một
hợp chất lignan [25]; các hợp chất aliphatic hydroxyl ketones [49], [50], [51], [53];
các saponin thuộc nhóm cycloartan và nhóm ursan [52], [62], [76], [77], [78], [79],
[80], [84]; flavone [56]; alkaloid [55], [56], [62]. Bên cạnh đó cây còn chứa các
thành phần khác: steroids; đƣờng tự do nhƣ glucose, manose, xylose; mucilage;
hemicelluloses; polysaccharid và glucoronic acid [28], [56].

Nghiên cứu trong nƣớc về thành phần hóa học của loài Curculigo orchioides
Gaertn. là rất ít. Cho đến nay chúng tôi mới chỉ thấy nghiên cứu của Nguyễn Duy
Thuần và Nguyễn Thị Phƣơng Lan (2001), đã nhận dạng đƣợc loài sâm cau mọc
hoang ở Sơn Dƣơng, Hà Giang, sơ bộ kết luận rễ sâm cau Việt Nam chứa
phytosterol, đƣờng khử, saponin, chất béo, carotene và phân lập đƣợc một hợp chất
tinh khiết từ dịch chiết aceton – nƣớc là 4-hydroxy-3-methoxybenzoicacid [11].
COOH
OH
OCH
3

1.2.2.1. Hợp chất phenolic glycosid
Đây là nhóm hợp chất chính trong sâm cau. Theo các nghiên cứu trên thế giới,
nhóm phenolic trong cây thƣờng ở dạng glycosid với nhiều loại đƣờng khác nhau
nhƣ glucose, manose, xylose và acid glucoronic [56].
Michinor Kubo (1983) cùng các cộng sự đã phân lập từ thân rễ sâm cau một
phenolic glucosid mới đặt tên là curculigoside A (1) [40]. Fu Daxu và công sự
(2004), thân rễ sâm cau có chứa curculigosid C (3), curculigoside A (1),
curculigoside B (2) và 2, 6-dimethoxylbenzoic acid [33]. Trong nghiên cứu của
Josep Vall và cộng sự (2006), đã phân lập từ cây sâm cau hai phenolic cũ là
6



curculigoside A (1),curculigoside B (2) và hai phenolic mới là curculigoside C (3)
và curculigoside D (4) [68].


STT
R

1
R
3
R
5
Tài liệu
Curculigoside (1)
OH
H
OCH
3

[40]
Curculigoside B (2)
OH
H
OH
[33]
Curculigoside C (3)
OH
OH
OCH
3

[33], [68]
Curculigoside D (4)(Orchioside A)
H
OH
OCH
3


[35], [68]

Dall’ Acqua và cộng sự cũng đã phân lập và xác định đƣợc cấu trúc của hai
phenolic glycosid trong thân rễ của loài C.orchioides thu tại tỉnh Nawalparasi
(Nepal), là curculigoside E (5)và orchioside D (6) [30].
Xu J.P. và cộng sự đã xác định đƣợc cấu trúc của curculigine B: 2, 4 -
dichloro - 3 - methyl - 5 - methoxyphenol - O - β - D - apiofuranosyl (1 6) - β - D
- glucopyanoside (7);và curculigine C:2, 4, 6 -trichloro - 3 - methyl - 5 -
methoxyphenol - O - β - D - xylopyranosyl (1 6) - β - D -glucopyranoside (8)
[75].

Curculigine C
Curculigine B
7




Từ thân rễ Curculigo orchioides Gaertn, Garg cùng cộng sự (1989) đã tìm ra
một phenolglycoside mới đặt tên là corchioside A (9) [34].
Zhen-Hui Wang và các nhà nghiên cứu Trung Quốc (2013) từ phân đoạn
dịch chiết ethyl acetat, đã phân lập đƣợc 5 dẫn chất chlorophenolic glucosides là
curculigine E, F, G, I, H và một phenolic glycoside mới là orcinoside H [81].

STT
Tên hợp chất
Công thức
1


Curculigine E (C
14
H
18
Cl
2
O
7
) (10)
R
1
= OCH
3
; R
2
= CH
3


2
Curculigine F (C
14
H
18
Cl
2
O
7
) (11)
R

1
= CH
3
; R
2
= OCH
3

3
Curculigine H (C
15
H
20
Cl
2
O
8
) (12)
R
1
= Cl ; R
2
= H

4
Curculigine I (C
15
H
20
Cl

2
O
8
) (13)
R
1
= H ; R
2
= Cl
5
Curculigine G (14)
R
1
= OCH
3
; R
2
= Cl ; R
3
= H

6
Orcinoside H (15)
R
1
= OCH
3
; R
2
= H ; R

3
= H
7
Orcinol glucoside (16)
R
1
= OH ; R
2
= H ; R
3
= H
8
Orcinol glucoside B (17)
R
1
= OH ; R
2
= H ; R
3
= COCH
3


1.2.2.2. Hợp chất aliphatic hydroxyceton
Các hợp chất aliphatic hydroxycetones phân lập đƣợc trong thân rễ C.orchioides
là:3-(2-methoxypropyl)-4-methylnonacosan-2-on (18)[50]; 4-acetyl-2-methoxy-5-
methyltriacontane (19)[49]; 27-hydroxytriacontan-6-on (20)[53]; 23-
hydroxytriacontan-2-on (21)[53]; 21-hydroxytetracontan-20-on (22)[51]; 4-
methylheptadecanoic acid (23)[51].
1.2.2.3. Hợp chất saponin triterpennoid

8



Các triterpens tìm thấy trong thân rễ sâm cau đa số là thuộc nhóm
cycloartene, có duy nhất một triterpen thuộc nhóm ursan có tên là: 31-methyl-3-
oxo-20-ursen-28-oic acid (24) [16], [55].Misra Triguna N., (1990) đã phân lập
đƣợc curculigol từ thân rễ C.orchioides Gaertn và xác định cấu trúc của hợp chất
này là:(24-methylcycloart-7-en-3 β, 20-diol) (25) [16], [52].
Xu Junping và Xu Rensheng (1992) đã xác định đƣợc cấu trúc của aglycon
mới là curculigenin A, B, C [78]. Sau đó 13 curculigosaponin đƣợc tìm ra và đƣợc
ký hiệu từ A đến M, trong đó curculigosaponin A J đều mang khung chung của
curculigenin A; curculigosaponin K M có phần genin là curculigenin B [76], [78].





STT
Hợp chất
R
1
R
2
Tài liệu
1
Curculigenin A (26)
H
H
[78]

2
Curculigosaponin A (27)
Glc
H
[78]
3
Curculigosaponin B (28)
H
Ara(p)
[78]
4
Curculigosaponin C (29)
Glc
Ara(p)
[78]
5
Curculigosaponin D (30)
Glc(2-1)Glc
H
[78]
6
Curculigosaponin E (31)
Glc(2-1)Glc
Ara(p)
[78]
7
Curculigosaponin F (32)
Glc(2-1)Glc(3-1)Glc
H
[78]

8
Curculigosaponin G (33)
Glc(2-1)Rham
H
[78]
9
Curculigosaponin H (34)
Glc(2-1)Rham
Ara(p)
[78]
10
Curculigosaponin I (35)
Glc(2-1)Rham(3-1)Glc
H
[78]
11
Curculigosaponin J (36)
Glc(2-1)Rham(3-1)Glc
Ara(p)
[78]

Curculigenin A
9










STT
Hợp chất
R
1

Tài liệu
1
Curculigenin B (38)
H
[76], [78]
2
Curculigosaponin K (39)
Glc(2-1)Glc(3-1)Glc
[76], [78]
3
Curculigosaponin L (40)
Glc(2-1)Rham
[76], [78]
4
Curculigosaponin M (41)
Glc(3-1)Glc
[76], [78]

1.2.2.4. Các hợp chất khác
Ngoài những hợp chất kể trên, một lƣợng lớn các acid béo đƣợc phân lập từ
dịch chiết dầu của rễ loài C.orchioidesgồm: palmitic (42), oleic (43), linoleic (44),
arachidic (45) và behenic acid (46) [48]. Có 3 hợp chất steroids tìm đƣợc từ thân rễ
C.orchioides là: sitosterol (47), stigmasterol (48), yuccagenin (49) [34], [55], và

một hợp chất lignan [25].
Tiwari và Misra (1976) tìm thấy trong thân rễ loài C.orchioides hai hợp chất
flavonoid, chúng đều thuộc nhóm flavon[55], [56].


(R = α-L-Xyl-(4-1)-β-D-Glc) 5,7-
dimethoxymyricetin-3-O-α-L-xylopyranosyl-
3’,4’,5’-trimethoxy-6,7-
methylendioxyflavon (51)
Curculigenin C (37)
Curculigenin B
10



(4 1)-β-D-glucopyranoside (50)
Có 1 alcaloid duy nhất đƣợc Rao và cộng sự (1978) phân lập đƣợc từ thân rễ sâm
cau là lycorine. Tuy nhiên, hàm lƣợng alcaloid này ở chi Curculigo vẫn chƣa đƣợc
nghiên cứu kỹ. Ngoài ra còn có các hợp chất chứa nitơ khác cũng đã đƣợc tìm thấy
ở loài C.orchioides.
STT
Hợp chất
Công thức
Tài liệu
1
Lycorine (52)

[16],
[62][55].
2

N,N,N’,N’-
tetramethylsuccinamide (53)

[55].
3
Methyl-N-acetyl-N-
hydroxycarbamate (54)

[55].
4
3-acetyl-5-carbomethoxy-2, 3,
4,5,6-tetrahydro-1,2,3,5,6-
oxatetrazine (55)

[55].

1.3. ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CURCULIGO
ORCHIODES GAERTN.
1.3.1. Độc tính
Theo Dƣợc điển Trung Quốc (2010), Curculigo orchioides có độc tính và liều
lâm sàng khuyến cáo cho ngƣời trƣởng thành là 3g-9g/ngày. Liều LD50 của cao
chiết ethanol là 215,9 g/kg, gấp 1439 lần liều khuyến cáo lâm sàng. Trong thử
nghiệm độc tính trƣờng diễn của mẫu, sử dụng mức liều 120 g/kg trong 6 tháng trên
chuột cống thấy xuất hiện những tổn thƣơng trên gan, thận và cơ quan sinh sản của
chuột; dùng kéo dài ở mức liều 30 g/kg hay 60 g/kg không thấy bất kỳ độc tính nào
xuất hiện [21], [56].
11




Thông thƣờng khi uống sâm cau ở liều khuyến cáo không gây ra bất kỳ tác
dụng phụ hay độc tính nào. Tuy nhiên nếu uống nhiều trong khoảng thời gian dài có
thể xuất hiện một số tác dụng nhƣ ra mồ hôi lạnh, tê cóng chân tay. Vì vậy, chỉ sử
dụng ở mức liều mà đã chắc chắn tính an toàn của chế phẩm. Chống chỉ định với
những ngƣời thiếu âm, nội nhiệt, những ngƣời bị nhiễm lạnh do các tác nhân ngoại
cảnh [56].
Jiao và cộng sự cho rằng tác dụng gây độc cho gan có thể do thành phần
triterpenoid ketone có trong dịch chiết ethanol [39].
Nghiên cứu về độc tính của C.orchioides tại Việt Nam còn chƣa nhiều và đa số
các nghiên cứu đều thực hiện với dạng trà tan Tiên mao 3 g/gói, do khoa Dƣợc bệnh
viện YHCT Trung ƣơng sản xuất. Đề tài do Dƣơng Minh Sơn và cộng sự thực hiện
(2007) cho kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên 5 nhóm chuột trong 7 ngày với
mức liều tăng dần từ 10 g/kg tới 30 g/kg là đa số các chuột chỉ giảm hoạt động, nằm
và ngủ trong 2-3 giờ, sau đó tất cả đều hoạt động và ăn uống bình thƣờng, không có
chuột nào chết. Do đó nghiên cứu vẫn chƣa xác định đƣợc liều LD
50
bằng đƣờng
uống. Kết quả thử độc tính bán trƣờng diễn trên thỏ với mức liều uống 9 g/3
lần/ngày, theo dõi trong 6 tuần, chƣa thấy có các dấu hiệu thay đổi về các thành
phần máu và chức năng gan, thận có ý nghĩa thống kê so với trƣớc điều trị [14].
Kết quả “Khảo sát tính an toàn của trà Tiên mao trên bệnh nhân bị rối loạn cƣơng
dƣơng.” của Trần Quốc Bình và Dƣơng Minh Sơn thực hiện (2011) trên 31 bệnh
nhân bị mắc bệnh rối loạn cƣơng dƣơng tại khoa ngoại bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ƣơng trong 3 tháng cho thấy uống trà tiên mao với liều 9 g chia 3 lần/ngày
không gây ra tác dụng không mong muốn, không làm thay đổi các chỉ số cận lâm
sàng, huyết học, sinh hóa [4].
1.3.2. Tác dụng sinh học
Tác dụng chống oxy hóa
Trong nghiên cứu in vitro của Bafna và Mishra (2005) đã thấy dịch chiết
methanol của thân rễ C. orchioides có hiệu quả rất tốt trong việc dọn sạch các gốc

tự do nhóm superoxide, có tác dụng trung bình đối với các gốc tự do DPPH, nitric
12



oxide và ức chế quá trình peroxide lipid [19]. Theo Wu và cộng sự, các hợp chất
phenolic là yếu tố chính tạo nên tác dụng chống oxi hóa của C.orchioides [74].
Wang cũng đã chỉ ra các curculigoside cản trở tác dụng phá hủy tế bào nội mô
tĩnh mạch rốn ngƣời, đồng thời làm giảm quá trình apoptosis tế bào. Apoptosis là
một quá trình hoạt động của sự lão hóa và chết tế bào, sự tích lũy H
2
O
2
trong tế bào
chính là tác nhân châm ngòi cho quá trình apoptosis [73].
Các curculigoside còn tác động lên protein ở tế bào da ngƣời: làm tăng biểu hiện
của protein procollagen type I và làm giảm biểu hiện của protein MMP-1 dẫn đến
có tác dụng tốt trong điều trị sự lão hóa da ngƣời [43].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phƣơng Lan
(2001) cũng đã chỉ rõ tác dụng chống oxi hóa in vitro của polyphenol chiết từ thân
rễ sâm cau là tƣơng đối cao [15].
Tác dụng bảo vệ, chống độc cho gan
Qua các nghiên cứu của Rao và cộng sự đã cho thấy tác dụng chống nhiễm trùng
và bảo vệ gan của C.orchioides do chúng có tác dụng đối kháng với một số chất có
khả năng gây độc cho gan nhƣ rifampicin [63], [64]. Các curculigenin A và
curculigol cũng đã đƣợc nghiên cứu và sàng lọc thấy có tác dụng chống độc cho gan
[16], [65].
Nghiên cứu của Venukurma và Latha (2002) thực hiện trên chuột cống đã đƣợc
tiêm CCl
4

, sau đó cho dùng dịch chiết methanol từ thân rễ C.orchioides cho thấy:
nồng độ của AST, ALT, ALP, GGT, lipid, triglyceride, cholesterol trong huyết
thanhgiảm tới mức bình thƣờng [70]. Ngoài ra, Venukurma còn chỉ ra cơ chế bảo vệ
gan của dịch chiết methanol là thông qua các tác dụng ổn định màng tế bào gan;
ngăn chất độc từ ngoài nhiễm vào; tăng cƣờng tổng hợp rRNA và protein nhằm thúc
đẩy phục hồi các tế bào gan bị tổn thƣơng, kích thích sự phát triển các tế bào gan
mới; ức chế sự biến đổi gan thành tổ chức xơ, giảm sự hình thành các sợi collagen
[66], [69].
Rajesh và cộng sự (2000) cũng nghiên cứu về Kamilari có chứa thành phần là
C.orchioides, có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị xơ gan do rƣợu [61].
13



Tác dụng điều hòa miễn dịch
Nghiên cứu của Bafna và cộng sự chỉ ra rằng dịch chiết methanol của thân rễ
C.orchioides có tác dụng làm tăng số lƣợng bạch cầu, tăng lƣợng kháng thể dịch thể
ở những chuột đƣợc điều trị ức chế miễn dịch bằng cyclophosphamide [20].
Cácglucosid phenolic từ sâm cau đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa
miễn dịch cơ thể do chúng có tác dụng làm tăng hàm lƣợng kháng thể dịch thể [42].
Lacaille-Dubois và Wagner cũng nghiên cứu tác dụng sinh học của các
curculigosaponin – cycloartane từ thân rễ sâm cau, kết quả cho thấy các
curculigosaponin kích thích sự tăng sinh tế bào lympho ở lách chuột nhắt trắng, tác
dụng của curculigosaponin trên kháng thể vẫn chƣa rõ rệt [41], [56]. Các
curculigosaponin C và F thúc đẩy sự tăng sinh tế bào lympho ở lách chuột nhắt
trắng, còn curculigosaponin G làm tăng trọng lƣợng tuyến ức in vivo ở chuột nhắt
trắng [16], [66], [77].
Hoạt tính tăng cường chức năng sinh lý
Dịch chiết ethanol của thân rễ Curculigo orchioides có tác dụng kích thích sinh
dục đáng kể thỏ đực, làm tăng lƣợng glycogen, tăng độ ẩm ở tử cung của chuột cái

trƣởng thành [72];tác dụng làm tăng số lần, tăng tần xuất giao phối trên động vật.
Điều này đã gợi ý cho các nhà nghiên cứu có thể dùng thân rễ sâm cau nhƣ một vị
thuốc để điều trị chứng rối loạn cƣơng dƣơng [27], [56].
Bài thuốc gồm sâm cau và hai vị dƣợc liệu khác uống với sữa và đƣờng trong 3
tháng, đã đƣợc thử nghiệm trên những cặp vợ chồng vô sinh, ngƣời nam giới có các
chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng
yếu. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống của tinh trùng sau một tháng
điều trị. Ở tháng thứ hai có sự tăng về số lƣợng và khả năng chuyển động của tinh
trùng, đồng thời số lƣợng tinh trùng non giảm. Sau 3 tháng điều trị, tinh trùng bình
thƣờng phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới [16].
Một số các nghiên cứu khác cho thấy dịch chiết ethanol từ thân rễ C.orchioides
có tác dụng làm tăng nồng độ hormone FSH, LH và hormone testosterone trên
chuột cống. Kết quả này càng làm rõ hơn cơ chế tác dụng điều khiển hành vi tình
14



dục trên chuột cống là thông qua điều chỉnh hợp lý hệ thống thần kinh – nội tiết
[28].
Tác dụng chống loãng xương
Theo Cao DP và cộng sự Curculigosides trong dịch chiết ethanol có tác dụng
kích thích, thúc đẩy hoạt động của các phosphatase kiềm và làm tăng canxi lắng
đọng trong xƣơng; làm giảm nồng độ của các ROS và lipid peroxid; thúc đẩy hoạt
động của các enzym chống oxy hóa trong tế bào tạo xƣơng. Ngoài ra, các phenolic
glycosides này còn kích thích sự phát triển và làm tăng biểu hiện của các yếu tố
nhƣ: VEGF, tyrosine kinase-1 và một số các đích sinh học khác trong điều trị các
bệnh xƣơng chuyển hóa thƣờng gặp nhƣ tế bào MC3T3-E1 [24].
Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết dầu từ thân rễ C.orchioides có tác dụng kháng lại một số chủng vi
khuẩn nhƣ Bacillus anthracis, Bacillus subtilis, Salmonella pullorum, Salmonella

newport, Staphylococcus aureus và một số chủng nấm nhƣ Fusarium moniliforme,
Fusarium solani, Aspergillus flavus, Cladosporium spp. [38].
Dịch chiết nƣớc của C.orchioides có tác dụng chống lại tác dụng gây bệnh của
một số chủng tụ cầu Gram (+) nhƣ: Staphylococcus aureus, Staphylococcus
epidermidis; các chủng Gram (-) nhƣ: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa,
Salmonella typhimurium và có tác dụng chống nhiễm trùng nhƣ một thuốc kháng
khuẩn [54].
Tác dụng kháng histamine
Dịch chiết ethanol của thân rễ sâm cau có tác dụng chống co thắt hồi tràng cô lập
ở chuột lang gây bởi histamine. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng dịch chiết có
tác dụng bảo vệ chống lại cơn co thắt khí quản trên chuột lang. Các tiêu chí này
phần nào cho thấy hiệu quả trong việc điều trị hen [16], [58].
Tác dụng hạ đường huyết
Dịch chiết nƣớc và dịch chiết ethanol sâm cau đều có tác dụng chống tăng đƣờng
huyết trong điều kiện bình thƣờng và trong điều kiện tăng đƣờng huyết do alloxan
trên chuột cống. Tác dụng hạ đƣờng huyết phụ thuộc liều của dịch chiết đã đƣợc so
15



sánh với glimepiride - thuốc điều trị tiểu đƣờng đƣờng uống, liều 500 µg/kg [26],
[46].
Tác dụng trợ đẻ
Sharma và cộng sự (1975) đã quan sát, nghiên cứu tác dụng trợ đẻ của các hợp
chất flavon glycoside từ sâm cau [67]. Các thử nghiệm trên chuột cống, chuột lang
và thỏ đã cho thấy hợp chất flavon glycoside có tác dụng kích thích, co bóp tử cung
mạnh, vì vậy có tác dụng hỗ trợ trong quá trình sinh đẻ của phụ nữ [31], [66]
Hoạt tính chống ung thư:
Dịch chiết sâm cau đã đƣợc Gupta (2005) phát hiện có tác dụng ức chế tế bào
ung thƣ phổi dòng tế bào MCF-7 [35].

Tác dụng chống viêm:
Dode và cộng sự đã chỉ ra tác dụng chống viêm của thành phần gel trong thân rễ
sâm cau bằng mô hình nghiên cứu chống viêm thực nghiệm là mô hình gây phù bàn
chân chuột bằng carragenin [32]. Rễ sâm cau thử nghiệm trên chuột nhắt dƣới dạng
cao cồn thấy có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi, chống viêm, chống co giật,
an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam và kích thích miễn dịch [16], [40], [56].
Một số nghiên cứu khác cho thấy, sâm cau có tác dụng làm giảm ngƣỡng nghe,
cải thiện chức năng trung tâm thính giác, tổ chức ốc tai của chuột, vì vậy mà sâm
cau có thể đƣợc sử dụng nhƣ một sản phẩm tự nhiên điều trị chứng mất thính lực do
tiếng ồn ở chuột [36].
1.3.3. Công dụng của sâm cau theo y học cổ truyền
Tính vị, công năng: sâm cau vị cay tính ấm, độc vào hai kinh tỳ và thận, có tác
dụng thêm sức nóng làm tan lạnh, cƣờng dƣơng, mạnh gân xƣơng [2], [9], [6].
Công dụng:
Sâm cau đã đƣợc sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị liệt
dƣơng, tê nhức chân tay, viêm khớp thắt lƣng và đầu gối, trị tiêu chảy [6], [56].
Thân rễ có thể nấu với thịt trị chứng bất lực và ù tai; có thể ngâm trong rƣợu vang
trị đái dầm, hoặc nghiền thành bột mịn dùng với rƣợu vang trị chảy máu tử cung
16



[34]. Y học dân gian Trung Quốc còn sử dụng sâm cau để điều trị áp xe nhọt, đau
do chấn thƣơng và nhiễm trùng [23].
Trong Y học cổ truyền Ấn Độ, sâm cau là một vị thuốc khá quan trọng, nó có
mặt trong đa số các công thức Ayurvedic, nó đƣợc biết là một vị thuốc bổ, có tác
dụng giảm đau, lợi tiểu và tác dụng cƣờng dƣơng [18], [29]. Sâm cau kết hợp với
các loại thảo mộc khác để điều trị ho mạn tính, viêm phế quản, hen suyễn và viêm
gan. Sâm cau còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn; các chế
phẩm của thảo dƣợc này rất hữu ích trong việc điều trị trĩ và hội chứng ruột kích

thích. Thân rễ sâm cau ép lấy nƣớc có tác dụng chống nhiễm trùng, làm lành vết
thƣơng, hoặc có thể trộn lẫn với nƣớc ép tỏi dùng nhỏ mắt để trị mù lòa [28], [56].
Lá của sâm cau đƣợc biết là có đặc tính chống ung thƣ [28], [56]. Các thầy lang Ấn
Độ đã sử dụng sâm cau để điều trị rối loạn niệu nhƣ tiểu khó, tiểu ra máu, lậu và
giang mai. Lấy thân rễ sâm cau đập nát cùng với quả ajwain (một loại quả của loài
Trachyspermum ammi, Fam. Umbelliferae) nghiền, đem sắc, có tác dụng chống bất
tỉnh ở trẻ em. Tại Mariana, sâm cau đƣợc sử dụng nhƣ một loại thực phẩm. Tại
Philippin, thân rễ sâm cau đƣợc sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc
khác và đƣợc dùng nhƣ một loại thuốc bổ, lợi tiểu và kích thích tình dục; thân rễ giã
nát đắp trên da để trị ngứa [56].
Tại Việt Nam, cây sâm cau đƣợc trồng làm cảnh, thân rễ đƣợc dùng làm thuốc
[6].Thƣờng dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dƣơng, phụ nữ đái đục, bạch đới;
ngƣời già đái són, lạnh dạ, kém ăn; thần kinh suy nhƣợc; phong thấp, lƣng gối lạnh
đau, vận động khó khăn [2], [9], [16], [6] Ngày dùng 6 -12 g phối hợp với các vị
khác dạng thuốc sắc hay ngâm rƣợu.
Phụ chú: Tiên mao dùng nhiều gây cƣờng dƣơng, làm tinh hao kiệt sức, ngƣời hƣ
yếu cấm dùng. Uống tiên mao thì kiêng ăn thịt trâu bò [9], [6].
Bài thuốc có sâm cau:
BT1: Chữa liệt dƣơng do rối loạn thần kinh chức năng [16].
17



Sâm cau 8g, sâm bố chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngƣu tất, tục đoạn, thạch hộc
mỗi vị 12 g, cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày một
thang
BT2: Chữa phong thấp, lƣng lạnh đau, thần kinh suy nhƣợc, liệt dƣơng
[12], [16].
Sâm cau 50g thái nhỏ sao vàng, rƣợu trắng 650 ml, ngâm trong 7 ngày hơn. Mỗi
ngày uống 2 lần vào trƣớc bữa ăn chính mỗi lần 25-30 ml.

BT3: Chữa nam giới liệt dƣơng, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai [16]
Sâm cau 20g, thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục mỗi vị 16g, hồi hƣơng 4g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
BT4: Chữa tê thấp đau mình mẩy [16].
Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô mỗi vị 50 g, rƣợu trắng 650 ml, ngâm trong 7 ngày
hơn. Ngày uống 50 ml chia 2 lần.
BT5: Chữa sốt xuất huyết [16].
Sâm cau 20 g sao đen, cỏ nhọ nồi 12 g, trắc bách diệp 10 g sao đen, quả dành dành
8 g sao đen. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
BT6: Chữa huyết áp cao nhất là phụ nữ ở thời kì mãn kinh [16].
Sâm cau, ba kích, dâm dƣơng hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đƣơng quy mỗi vị 12g. Sắc
uống ngày 1 thang.










×