ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Địa lí (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (1,5 điểm).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nêu đặc điểm sông ngòi nước ta.
b) Giải thích vì sao phần lớn các sông của nước ta đều ngắn và dốc?
Câu 2 (3,0 điểm).
Cho bảng số liệu:
Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1970 - 2010
Năm 1970 1979 1989 1999 2006 2010
Dân số (triệu người) 41,1 52,7 64,4 76,3 84,2 86,9
Gia tăng dân số (%) 3,2 2,5 2,1 1,4 1,3 1,1
a) Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sự biến đổi dân số nước ta trong giai đoạn
1970 – 2010.
b) Nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số nước ta trong thời gian trên.
Câu 3 (3,5 điểm).
a) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công
nghiệp nước ta.
b) Việc phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến sự
phát triển và phân bố nông nghiệp?
c) Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
Câu 4 (2,0 điểm).
Cho bảng số liệu:
Diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, cả nước năm 2005
Cây công nghiệp
lâu năm
Diện tích (nghìn ha)
Cả nước Trung du và miền
núi Bắc Bộ
Tây Nguyên
Cao su 482,0 0 109,4
Cà phê 497,4 3,3 445,4
Chè 122,5 80,0 27,0
Cây lâu năm khác 531,0 7,7 52,5
Tổng 1632,9 91,0 634,3
a) Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau về quy mô và cơ cấu diện tích cây công
nghiệp ở hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
b) Giải thích nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau đó.
HẾT
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong khi làm bài thi
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
Giám thị thứ nhất: Giám thị thứ hai:
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Địa lí (Chuyên)
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 04 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Thí sinh có thể
làm bài bằng nhiều cách nhưng đảm bảo đúng kiến thức và đủ ý như hướng dẫn chấm vẫn cho
điểm theo quy định.
- Nếu thí sinh có cách làm hay ngoài đáp án có thể thưởng điểm nhưng điểm thưởng không
vượt quá biểu điểm quy định.
B. Đáp án và thang điểm
Câu 1. (1,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a Nêu đặc điểm sông ngòi nước ta. 1,0
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả
nước (dẫn chứng).
0,25
- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam
và vòng cung(dẫn chứng).
0,25
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau
rõ rệt. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần
lượng nước mùa cạn và chiếm 70-80% lượng nước cả năm.
0,25
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn. Bình quân một mét khối
nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng
phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
0,25
b Giải thích vì sao phần lớn các sông của nước ta đều ngắn và dốc? 0,5
- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, đồi núi ăn ra sát biển nên dòng
chảy dốc, lũ lên rất nhanh.
0,25
- Lãnh thổ nước ta kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp ngang và nằm sát
biển.
0,25
Câu 2. (3,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện sự biến đổi dân số nước
ta trong giai đoạn 1970 – 2010.
2,0
Yêu cầu:
- Vẽ đúng dạng biểu đồ kết hợp cột và đường (cột: dân số, đường:
gia tăng dân số). Nếu học sinh vẽ sai dạng biểu đồ không cho điểm.
- Đảm bảo tính trực quan: đẹp, rõ ràng.
- Có đủ tên biểu đồ, chú giải.
Biểu đồ thể hiện sự biến đổi dân số nước ta
trong giai đoạn 1970 - 2010
2,0
b Nhận xét và giải thích về tình hình tăng dân số nước ta 1,0
* Nhận xét:
- Quy mô dân số tăng liên tục với tốc độ tăng khá nhanh (dẫn chứng). 0,25
- Tỉ lệ gia tăng dân số khá cao nhưng đang giảm liên tục (dẫn chứng). 0,25
* Giải thích
- Gia tăng dân số giảm liên tục do tác động của chính sách dân số, kế
hoạch hoá gia đình và nhận thức của người dân được nâng cao làm
giảm nhanh tỉ lệ sinh, kéo theo gia tăng dân số giảm.
0,25
- Dân số tăng khá nhanh mặc dù gia tăng dân số giảm là do: gia tăng
dân số tuy giảm nhưng vẫn dương, quy mô dân số ngày càng đông
nên số dân hàng năm tăng.
0,25
Câu 3. (3,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và
phân bố ngành công nghiệp nước ta.
1,5
- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng để phát triển cơ cấu công
nghiệp đa ngành.
0,25
- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các
ngành công nghiệp trọng điểm.
0,25
- Cụ thể:
+ Khoáng sản với nhiều nhóm: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật
liệu xây dựng thuận lợi để phát triển nhiều ngành như công nghiệp
năng lượng, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu
0,25
Triệu người
%
+ Thuỷ năng của sông suối thuận lợi để phát triển công nghiệp thuỷ
điện.
0,25
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển giúp cho ngành
nông, lâm, ngư nghiệp phát triển. Từ đó cung cấp nguyên liệu để
phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
0,25
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của
các vùng.
0,25
b Việc phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng
như thế nào đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ?
0,5
- Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tăng giá trị và khả năng
cạnh tranh của hàng nông sản. Ổn định và thúc đẩy sự phát triển của
các vùng chuyên canh.
0,25
- Sắp xếp lao động, phân bố dân cư, tăng thu nhập cho lao động nông
thôn.
=> Công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng, đưa nền sản xuất
nông nghiệp nước ta trở thành nền nông nghiệp hàng hoá.
0,25
c Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ ? 1,5
Du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ vì vùng có tài nguyên
du lịch phong phú:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: có nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp,
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên (dẫn chứng).
0,5
- Tài nguyên du lịch nhân văn: có các công trình kiến trúc, các di tích
lịch sử, các ngành nghề truyền thống, các lễ hội dân gian (dẫn
chứng).
0,5
- Lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo có chuyên môn. 0,25
- Đảng và Nhà nước có chính sách khuyến khích phù hợp. 0,25
Câu 4. (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
a Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau về quy mô và cơ cấu diện
tích cây công nghiệp ở hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,
Tây Nguyên.
1,0
* Giống nhau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên đều là hai vùng chuyên
canh cây công nghiệp lâu năm với quy mô diện tích lớn.
0,25
- Hai vùng đều có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng, gồm cả cây công
nghiệp nhiệt đới và cây cận nhiệt đới.
0,25
* Khác nhau
- Về quy mô: Tây Nguyên là vùng chuyên canh có quy mô lớn hơn
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (diện tích gấp gần 7 lần).
0,25
- Về cơ cấu: Tây Nguyên có cơ cấu đa dạng hơn (dẫn chứng), có ưu
thế trồng cây công nghiệp nhiệt đới trong đó cà phê là cây công
nghiệp quan trọng nhất. Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây
công nghiệp cận nhiệt đới (dẫn chứng), chè là cây công nghiệp quan
trọng nhất.
0,25
b Giải thích nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau 1,0
- Cả hai vùng đều có điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu…) thuận lợi
cho trồng cây công nghiệp lâu năm.
0,25
- Tây Nguyên có địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho việc hình
thành vùng chuyên canh sản xuất với quy mô lớn. Trung du và miền
núi Bắc Bộ địa hình bị chia cắt mạnh, đất dốc nên khó khăn cho quy
hoạch vùng chuyên canh.
0,25
- Tây Nguyên có đất đỏ ba dan, khí hậu cận xích đạo thích hợp với
nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm nhất là cây cà phê. Khí
hậu của Tây Nguyên lại phân hoá theo độ cao nên trồng được cả cây
cận nhiệt đới (cây chè). Trung du và miền núi Bắc Bộ với khí hậu
nhiệt đới có mùa đông lạnh nên thích hợp với cây cận nhiệt, đặc biệt
là cây chè.
0,5
HẾT