Trường Đại Học Mở TP.HCM
Khoa Kinh Tế
Kinh Tế Công Cộng: Ngoại Vi Tích Cực
GVHD: TH.S Trần Thu Vân
TP.HCM 2009
Kinh tế công cộng
I. Dẫn Nhập
Con người và sự sống của con người gắn liền với môi trường thiên
nhiên, mà yếu tố quyết định đến sự tồn tại của con người là nguồn không khí.
Cây xanh là nguồn cung cấp dưỡng khí chủ yếu cho con người. Nếu thiếu nó
sự sống của con người sẽ bị đe dọa và có thể bị hủy diệt. Nói như vậy để nhấn
mạnh hơn nữa vai trò hết sức quan trọng của việc trồng cây xanh trong đời
sống hằng ngày, những tác động tích cực nào mà việc trồng cây mang lại cho
con người? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
II. Những Tác Động Của Việc Trồng Cây Với Con Người Và Môi
Trường
1. Khai Thác Cây Xanh Để Lấy Gổ
Vai trò đầu tiên và nổi bật nhất mà chúng ta có thể thấy từ việc trồng cây
là khai thác Gổ. Gổ có thể làm củi, dùng trong trang trí nội thất như làm bàn,
ghế, tủ, cửa nhà, sàn nhà, dùng làm ô văn giúp ngôi trở nên sạch sẽ, và thoáng
mát. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.
2. Cây Xanh “ Lá Phổi” Của Con Người
Theo cơ chế hô hấp của cây thì cây xanh sẽ hút vào khí CO
2
và thải ra
khí Oxy nuôi dưỡng sự sống. Từ đó cây xanh đã loại bớt khí co2 và những khí
độc hại khác trong không khí, làm cho môi trường trở nên trong lành hơn. Hệ
thống những cây xanh có tác dụng ngăn chặn và hạn chế tối đa những bức xạ
ánh sáng mặt trời, ngăn chăn quá trình bốc hơi nước. Những rặng cây xanh ven
đường hay những rừng phòng hộ ven biển có thể kiểm soát lượng gió và lưu
thông gió giúp môi trường thoáng mát và giữ một độ ẩm thích hợp. Ở những
vùng đồi núi trồng nhiều cây xanh còn có tác dụng chóng xói mòn, bạc màu
đất. Bảo đảm đa dạng sinh học cho hệ sinh thái. Những loài động vật quý hiếm
có nơi ẩn náo, tránh được tình trạng bị tuyệt chủng. ở những khu đô thị hay
những thành phố lớn, việc trồng cây xanh xung quanh nhà còn có tác dụng hạn
chế tiếng ồn, cân bằng nhiệt độ môi trường. Ngoài ra những hàng cây xanh
chạy dọc theo hai bên đường phố làm nổi bật lên nét văn minh, thể hiện một
thành phố xanh – sạch – đẹp.
Không gian vật chất, với cấu trúc hiện đại kết hợp với việc trang trí
những cây xanh, giúp không gian trở nên tươi mát, sang trọng hơn.
3. Cây Xanh “ Tâm Hồn” Của Con Người
Không chỉ mang những giá trị vật chất mà việc trồng cây xanh còn mang
lại một giá trị tinh thần sâu sắc, ví dụ như những cây cảnh, cây kiểng, bonsai
được trồng ở trước sân nhà hoặc ở sau vườn, tuy chỉ là những cây cảnh nhưng
nó chứa đựng một giá trị tinh thần lớn lao. Không ít trong chúng ta xem rằng
việc trồng cây cảnh là một nhu cầu không thể thiếu trong nhu cầu giải trí.
Công viên là nơi để chúng ta di dạo, tập thể dục, giải trí, trồng nhiều cây
xanh trong công viên mang lai cho chúng ta cảm giác thoải mái, mát mẻ, ngồi
trong một không gian yên tĩnh và trong lành như vậy thì cảm xúc của con
người được dâng cao, khơi nguồn sáng tạo, đó là những giá trị tinh thần to lớn
mà chúng ta không thể định giá hoặc định giá không đầy đủ những lợi ích của
việc trồng cây.
MEB
D= MB
MSB = MB + MEB
MSC = MC
B
E’
P
Q
Q
E
Q
E’
Sản lượng cây xanh thực tế hiện nay còn quá ít
so với sản lượng hiệu quả
Tổn Thất Xã Hội
E
Đường MB thể hiện lợi ích biên cá nhân từ việc trồng cây
MEB lợi ích biên ngoại ứng
MSB lợi ích biên xã hội từ việc trồng cây
MSC chi phí xã hội biên
MSB = D + MEB
Sản lượng hiệu quả là sản lượng mà tại đó lợi ích biên xã hội bằng với
chi phí biên MSB = MSC, tương ứng với mức sản lượng là Q
E’
. Tuy nhiên sản
lượng cây xanh được trồng trên thực tế chỉ đạt tại Q
E,
là mức sản lượng tại điểm
cân bằng giữa chi phí biên và lợi ích biên cá nhân. Rõ ràng lượng cây xanh
được trồng trên thực tế là quá ít, và khi đó nền kinh tế không đạt hiệu quả, tổn
thất thị trường là diện tích EBE’.
4. BIỆN PHÁP ĐỂ TĂNG NHANH SỐ LUỢNG CÂY XANH
Qua việc phân tích một cách tổng quát như vậy, Chúng ta có thể thấy
được nguồn gốc của tính không hiệu quả thị trường là có sự khác biệt giữa lợi
ích xã hội ( MEB) với lợi ích biên ( MB). Điều này làm sản lượng cây xanh
trên thị trường thấp rất nhiều so với sản lượng hiệu quả. Như vậy cần phải có
biện pháp thích hợp để cân bằng giữa lợi ích biên với lợi ích biên xã hội, vấn
đề này cần phải có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ có thể phạt tiền hay
trợ cấp hoặc những biện pháp khác phù hợp với từng tình huống cụ thể để có
thể điều tiết sao cho lợi ích biện cân bằng với lợi ích xã hội.
Chúng ta có thể thấy rằng để nền kinh tế đạt hiệu quả tốt hơn chúng ta
cần tăng nhanh số lượng cây xanh trên cả nước, mà biện pháp mang lại hiệu
quả cao trong tình hình hiện nay là phát động phong trào “ trồng cây gây rừng”,
phát động phong trào trồng cây trong trường học, ở từng địa phương.
1. Thành lập ban chỉ đạo trồng cây quốc gia, ban chỉ đạo trồng cây các tỉnh và
thành phố trực thuộc nhà nước các cấp:
+ Thực hiện tổ chức trồng, chăm sóc, bảo dưỡng cây xanh tại khu vực.
+ Đề ra những mô hình thí điểm, xây dựng trồng cây thí điểm tại một số
khu vực làm biểu mẫu. phát động và sơ kết phong trào trồng cây.
2. Cần phải có bản đồ quy hoạch tổng thể “các cụm cây xanh” của từng vùng:
Ví dụ:
+ đất ở những vùng nuớc ngặp mặn trồng rừng ngập mặn.
` + đất ở những nơi không thể khai thác kinh tế đuợc hoặc hiệu quả kinh tế
kém chuyển qua xây dựng công viên hay rừng thu nhỏ.
3. Phát động phong trào trồng cây trong các công sở, cơ quan, truờng học, bệnh
viện ... có chấm điểm và xem đây là một chỉ tiêu quan trọng để chấm điểm thi
đua.
4. Nhà nước các cấp xây dựng và chỉ tiêu trồng cây cho từng địa phương.
5. Cấp kinh phí ngân sách chính thức cho trồng và bảo dưỡng cây xanh:
Những biến đổi khí hậu do giảm lượng oxy trong bầu khí quyển và do ô
nhiễm môi trường dẩn đến chúng ta phải tốn kém rất nhiều tiền để khắc phục
hậu quả. Vậy tại sao chúng ta không chủ động chi một ít tiền cho trồng và bảo
dưỡng cây xanh để chống lại biến đổi khí hậu ngay từ bây giờ?
6. Thành lập quỹ trồng cây bảo vệ sức khỏe con người, huy động mọi nguồn
đóng góp tự nguyện của cá nhân và đơn vị cà trong nước và quốc tế toàn bộ số