Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

đại học kinh tế tp hồ chí minh khoa thương mại du lịch môn hành vi tổ chức đề tài tiều luận sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.71 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC
Đề Tài Tiều Luận :
SÁNG TẠO
GVHD : Thạc sỹTrang Thành Lập
SVTH : Nguyễn Vưu Thanh Ngọc
LỚP : Du Lịch 1 – Khoá 32
Tp .Hồ Chí Minh 15-11-2008
LÒI MỞ ĐẦU
Hiện nay, môi trường kinh doanh luôn thay đổi một cách liên tục và nhanh chóng, cạnh
tranh trở nên gay gắt và mang tính toàn cầu. Công nghệ có thể liên tục đổi mới và phát
triển, nhưng lại không thể khẳng định điều gì cả, bởi bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn
sẵn sàng bỏ vốn cho việc cải tiến đổi mới công nghệ Nguồn vốn cũng không thể khẳng
định được vị thế, vì bất cứ doanh nghiệp nào muốn tiến ra thị trường cũng đều chuẩn bị
cho mình một nguồn vốn đủ mạnh Vậy thì thế mạnh của mỗi doanh nghiệp có thể xác
định ở đâu??? Câu trả lời của tôi là con người. Công nghệ cũng là từ con người mà ra,
nguồn vốn cũng chính là ở con người, các chiến lược phát triển, sản phẩm mới, dịch vụ
mới tất cả đều chính từ con nguời. Có thể khẳng định, trong thời đại mới, con người
chính là nhân tố khẳng định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Xét về một khía cạnh khác, sự khác biệt ở mỗi con người trong kinh doanh có thể xét ở
góc nhìn nào? Sự nổ lực không ngừng nghỉ? Khả năng làm việc bền bỉ? Khả năng giao
tiếp? Hay ở việc bạn biết bao nhiêu ngoại ngữ, có bao nhiêu bằng cấp? Đó có thể là bước
đầu người ta nhận định về một con người. Nhưng theo tôi, tôi lại muốn nhận định nó theo
một góc nhìn khác lực không ngừng nghỉ và nổ lực đúng hướng, cái nào là đúng? Khả
năng chịu đựng áp lực, làm việc bền bỉ và khả năng chọn công việc phù hợp với năng lực,
giảm áp lực cho bản thân và nâng cao năng suất làm việc, cái nào sẽ được đánh giá cao
hơn??? Và trong giao tiếp cũng vậy, bạn tiếp xúc với mỗi người theo một cách khác nhau
hay là cùng một cách thức cho tất cả??? Tất cả những thứ này, có lẽ sẽ không sai, nếu tôi
gộp chung cho một từ “sáng tạo” .
Chúng ta thường thấy, từ sáng tạo được sự dụng khác nhiều trong công việc, trong cuộc


sống, trong học đường Vậy thì chúng ta biết gì về “sáng tạo” và chúng ta đã sáng tạo
như thế nào? Qua bài tiểu luận ngắn này, tôi xin trình bày những quan điểm của cá nhân
tôi về vấn đề này
SÁNG TẠO
Bạn sẽ nghĩ sao, nếu tôi trả lời một cách đơn giản là, sáng tạo là dám nghĩ khác và thật sự
làm khác? Cười? có thể, vậy thì bạn nghĩ sáng tạo là gì?
Tôi thử nêu ra một câu đố thế này, “ta cần mấy bước để bỏ một con voi vào tủ lạnh còn
sống và còn nguyên vẹn?”. Có thể bạn sẽ phải suy nghĩ rất lâu, thậm chí không có câu trả
lời. Tại sao? Vì cái bạn nhìn thấy trong câu đố là sự to lớn của con voi và tủ lạnh thì nhỏ
bé hơn rất nhiều, đồng thời bạn bị cụm từ “còn sống và còn nguyên vẹn” mà tôi đặt ra
trong câu đố ám thị quá nhiều, nên bạn tập trung giải quyết vấn đề là “đặt một thứ to lớn
vào một không gian nhỏ hơn rất nhiều và phải còn nguyên vẹn”. Trong khi nếu bạn nhìn
thoáng ra ở một khía cạnh khác thì câu đố của tôi đơn giản chỉ là, làm thế nào đặt một
con vật đó vào trong tủ lạnh. Và câu trả lời của tôi chỉ đơn giản là 3 bước : mở tủ lạnh ra,
đặt con voi vào và đóng tủ lạnh lại.
Vấn đề ở đây, bạn đã không trả lời được chính là do sức ỳ tâm lý, đã làm cho não bạn bị
mắc lừa, và suy nghĩ phức tạp hơn ở một vấn đề đơn giản hơn rất nhiều.
Vậy thì ở đây, đơn giản tôi hiểu sáng tạo theo cách của mình, chính là nhìn nhận vấn đề,
hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề theo một cách khác với bình thường, nhìn vấn đề từ
nhiều góc độ khác nhau, đưa tầm nhìn thoát ra khỏi những rào cản thông thường Đó đã
là sáng tạo.
Cũng giống như Columbus, một người đã dám thoát ra khỏi rào cản trong quan điểm của
con người lúc bấy giờ, ông đã “dám” tiến đến “rìa” của trái đất, trong khi mọi nguời đều
cho rằng ông sẽ rơi tỏm ra ngoài, thì ông lại tìm được châu Mỹ và ngày nay thì người ta
có thể khẳng định trái đất là hình cầu, và chúng ta cười vào cái khái niệm “rìa” trái đất.
Nhưng chúng ta có nhận ra rằng, ngày này, chúng ta cũng có những “rìa trái đất” của
chúng ta, và sẽ phải có người dám anh dũng nhưng Columbus đã từng để khẳng định sai
lầm của cả xã hội. Và theo tôi, đó, cũng là sáng tạo.
Sáng tạo là gì???
Vậy thì định nghĩa cụ thể của sáng tạo là gì. Tất nhiên tôi không đủ “anh dũng” để “sáng

tạo” ra một định nghĩa mới cho từ sáng tạo này, nên tôi xin nêu lên một số quan điểm qua
những tài liệu mà tôi có thể tìm thấy
Sáng tạo là quá trình làm phát sinh một sự vật hoặc một hiện tượng mới và hữu ích, đáp
ứng nhu cầu tồn tại hoặc phát triển của con người trong xã hội đương đại. Khái niệm sáng
tạo được dùng trong mọi lĩnh vực của thể giới vật chất và tinh thần.
Thuật ngữ khoa học về sáng tạo (Heuristcs, Creatology hay Ars inveniendi), lần đầu tiên
xuất hiện trong những công trình của nhà toán học Papp, sống vào nửa cuối thế kỷ thứ III
tại Alexandri – Hy Lạp. Sau đó các nhà toán học và triết học nổi tiếng như Descartes,
Leibnitz, Bernard Bolzano đã có nhiều cố gắng thành lập hệ thống khoa học nghiên cứu
về khả năng sáng tạo của con người. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có những công trình
nghiên cứu đầy đủ về năng lực sáng tạo của con người như một ngành khoa học độc lập.
Điều kiện để được thừa nhận là sáng tạo!!!
Qua định nghĩa, ta cũng có thể thấy, quan điểm của tôi như trên “dám nghĩ và làm khác
với mọi người” là đúng, nhưng chưa đủ. Vậy thì ta cũng có thể xác định, để được thừa
nhận là “sáng tạo” thì phải đáp ứng được 2 thuộc tính của sự vật hay hiện tượng
• Một là thuộc tính “mới” : bất cứ vật gì, hiện tượng gì, suy nghĩ gì được xuất hiện
lần đầu tiên thì cũng mang thuộc tính “mới”.
• Hai là thuộc tính “hữu ích” : Hữu ích (có ích) là quá trình một vật đáp ứng được
nhu cầu bảo vệ hoặc phát triển của các chuẩn mực trong đời sống vật chất, tinh
thần, đạo đức, văn hóa, văn minh của xã hội loài người.
Ví dụ, để dẫn chứng cho điều này, tôi lấy ví dụ về các phần mềm máy tính tất nhiên,
các lập trình viên lập trình ra một phần mềm thì nó phải MỚI, thế nhưng, một phần mềm
tìm kiếm, diệt virus, chỉnh sửa hình ảnh v.v thì có thể tuỳ theo đặc thù của từng loại
phần mềm mà người ta sẽ cho 1 số trong đó cụm từ sáng tạo, nhưng một lập trình viên
tạo ra một loại virus máy tính mới hay một chương trình hack game thì liệu chúng ta có
thể gọi đó là sáng tạo không? Theo tôi, tôi sẽ gọi đó là phá hoại.
Những phẩm chất nào của con người có thể hình thành nên sự sáng
tạo???
Theo thống kê, thì các phẩm chất sau đây có thể hình thành nên sự sáng tạo.
- Ðộc lập.

- Tự tin.
- Chấp nhận rủi ro.
- Nhiều năng lượng.
- Nồng nhiệt.
- Không gò bó.
- Thích phiêu lưu.
- Tò mò, hiếu kỳ.
- Nhiều sở thích.
- Hài hước.
- Trẻ con, hiếu động.
- Biết nghi ngờ.
Và sau khi bạn đọc hết những phẩm chất trên, bạn thấy mình được bao nhiêu phẩm chất
trong đó, và bạn có nghĩ rằng mình là người sáng tạo không? Còn tôi, đang trình bày về
“sáng tạo” thì tôi xin nói rằng, nếu bạn đang tự so sánh mình với những phẩm chất trên,
thì bạn đang tự tạo ra một cái hộp và nhốt mình vào trong đó, trong khi sáng tạo lại là
nhìn vấn đề một cách thoáng hơn, từ nhiều khía cạnh khác nhau và vượt ngoài sức ỳ tâm
lý của chính bạn. (^_^)
Có thể học “sáng tạo” được không?
Bạn nghĩ rằng mình chưa (tất nhiên bạn không thể nói “không” rồi) sáng tạo, tất nhiên
bạn cũng muốn làm điều đó. Thì tôi xin nói với bạn rằng, não bộ chúng ta rất kì diệu, mà
trên thực tế, ngay cả người thiên tài cũng chỉ mới tận dụng được 15% hiệu suất của não
bộ. Thế nên, tạo cho não bộ những công việc khó khăn hơn, kích thích não bộ đi xa hơn
là hoàn toàn có thể. Và chính điều đó cũng sẽ kích thích việc tư duy một cách sáng tạo
cho bạn, gợi mở cho bạn nhiều ý tưởng mới.
Sau đây tôi xin trình bày một số phương pháp kích thích nghĩ sáng tạo:
1. Phương pháp SAEDI
Mấu chốt của phương pháp này là ở đâu? Lưu ý kỹ bạn sẽ thấy, SAEDI thật sự
chỉ là chữ viết ngược cảu IDEAS_ý tưởng. Chỉ điều này đã nói lên nội dung của
phương pháp. Đó là suy nghĩ ngược lại các ý tưởng thông thường :
S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút

nào" hoặc "Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ hủy hoại sức sáng tạo
của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực.
A = Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới
nghĩ ra nhiều thứ. Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt
được. Bạn hãy tạo cho căn phòng mình có không khí tùy theo sở thích. Nếu bạn
có nhiều ý tưởng khi đang đi, hãy chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ Trang trí
phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng mà bạn thích.
E = Effective thinking (nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ
của bạn đến những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết
mọi việc lên.
D = Determination (quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên
tạo thói quen tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn
cười và không ai chấp nhận, nhưng đừng bỏ cuộc.
I = Ink (viết). Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý
tưởng hơn là chỉ nghĩ đến nó.
2. Phương pháp TILS
T = Think it: Suy nghĩ.
I = Ink it: Viết ra.
L = Link it: Nối, liên tưởng.
S = Sync it: Ðồng nhất.
3. 7 điều thông mình sáng tạo
Left right Brain , não trái và não phải Nếu như những người thuận tay phải
(não trái hoạt động nhiều) là những người có óc tưởng tượng thì người thuận tay
trái (não phải) lại có khả năng tư duy logic. Đa số chúng ta sẽ sử dụng tay trái
hoặc tay phải nhiều , như vậy não trái và não phải sẽ ko hoạt động cân bằng. Để
có thể phát triển trí sáng tạo thì cần cân bằng não trái não phải. Đây là một số
cách mà tôi đang luyện tập : thay vì đáng răng bằng tay phải (đối với những ai
thuận tay phải) thì hãy tập cách đáng răng bằng tay trái ; ngược lại đối với những
ai thuận tay trái . Và cách khác nữa là tập cách cách ghi chép kết hợp hình vẽ và
chữ viết

Note-making :ghi chép, ghi chú Hơn 90% dân số ghi chú theo kiểu từ trên
xuống dưới (dạng liệt kê xuống dòng) đó là cách viết hạn chế suy nghĩ . thử nghĩ
xem suy nghĩ trong não bộ sắp xếp thứ tự thông tin có ngay hàng thẳng lối như
vậy ko ? Thông tin đi vào trí nhớ bằng hình ảnh là nhiều hơn so với chữ viết .
Việc ghi chép trên giấy có kẻ ô , cũng là tác nhân cản trở suy nghĩ sáng tạo.
Bài tập ở đây là hãy chuẩn bị một cuốn tập trắng toanh, nhớ ko dòng kẻ, để sử
dụng vào việc ghi chép của mình hằng ngày. tập ghi chép bằng hình và chữ (khi
cần) , đừng lo rằng người ta nhìn vào giấy ghi chép của mình mà cười là “thằng
này khùng khùng hay sao ấy” , Điều ngạc nhiên là các nhà bác học, nghệ sĩ, nhà
khoa học nổi tiếng trên thế giới đều ghi chép bằng cách này và chẳng ai hiểu họ
viết gì , như vậy mới ko sợ bị cướp bản quyền đúng ko nè.
Ngoài ra , khi ghi chép cũng nên chú ý cách viết . Hãy làm cho bản ghi chép của
bạn là một bông hoa đẹp với nhụy ở giữa ( vấn đề cần phát triển ý tưởng ) và
những cánh hoa toả ở các phía xung quanh ( là những ý tưởng phát triển được )
càng nhiều cánh càng tốt như vậy bạn sẽ có một bông hoa đẹp, một chùm ý tưởng
hay !
Fluency : Sự trôi chảy Hãy luyện tập cho mình khả năng suy nghĩ nhanh, đổ suy
nghĩ trên giấy, viết thật nhanh, ko cần hoàn chỉnh, ko cần đúng chính tả, ko tẩy
xoá nếu có viết sai , cũng đừng dừng bút nếu như điều đó stupid ngốc nghếch thế
nào đi nữa, điều ngốc nghếch có thể sẽ làm nên lịch sử đấy !
Bên cạnh, cũng luyện tập cách suy nghĩ nhiều ngữ cảnh, đừng khăng khăng cứng
đầu một hướng . Suy nghĩ giống như cái rờ mốt vậy, có thể bấm nút chuyển kênh
khi cần.
Flexibility sự linh động Linh động ở đây là suy nghĩ nhiều hướng, suy nghĩ như
cái bông hoa (đã nêu ở phía trên)
Originality tính chất độc đáo Đã là ý tưởng thì phải độc đáo phải mới, khác
người , gây ngạc nhiên. Để biết được ý tưởng của mình đưa ra có độc đáo , mới lạ
hay không thì cần phải để ý quan sát đến các thông tin xung quanh , cập nhật hằng
ngày . Đừng làm những gì người khác đã làm rồi mà hãy kết hợp hai hay nhiều ý
tưởng của người khác để tạo ra một ý tưởng mới thú vị !

Sự khám phá đến từ việc nhìn thấy những sự việc giống như những người khác
nhưng suy nghĩ khác đi
Expanding mở rộng ý tưởng Có một ý tưởng rồi và hãy tìm cách mở rộng thêm,
cho thêm nhiều ý tưởng khác
“the best way to get a good idea is to get a lot of ideas” Linus panling – Nobel
Prize winner > Cách hay nhất để có một ý tưởng hay là có thật nhiều ý tưởng
Association : liên tưởng Khi có thật nhiều ý tưởng thì hãy liên kết chúng lại và
cho một ý tưởng lớn.
Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng nhìn chung các phương pháp đều
có điểm chung là “hãy nghĩ thoáng hơn, ra ngoài những rào cản mà ta được áp đặt, hay bị
áp đặt”
CÂU CHUYỆN VỀ CÁC “NHÀ” TẠO
Sau đây, tôi xin trích dẫn một bài sưu tầm về 8 chiến lược khuyến khích sáng tạo thông
qua những “nhà” sáng tạo mà bạn chắc chắn biết đến
8 biện pháp hay chiến lược sau đây sẽ khuyến khích giúp bạn suy nghĩ một cách có ích
hơn tốt hơn là suy nghĩ nhiều, mà theo một số học giả thì "đó là những biện pháp hay
sách lược chung của các thiên tài có óc sáng tạo phi thường nhằm tìm ra giải pháp cho
các vấn đề trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và công nghiệp trong lịch sử".
"Thậm chí ngay cả khi bạn không phải là thiên tài, bạn có thể dùng những sách lược
giống như Aristotle và Einstein để khai thác năng lực trí óc sáng tạo của bạn và kiểm soát
tương lai của bạn tốt hơn".
Làm thế nào các Người có óc sáng tạo phi thường (hay Thiên tài) cho ra đời những phát
minh?
Đâu là mối liên hệ giữa hai lối suy nghĩ, một đã tạo ra Mona Lisa với một đã phát minh
ra định luật vạn vật hấp dẫn?
Chúng ta học được gì từ cách thức suy nghĩ của những Galileo, Edison và Mozart trong
lịch sử?
Trong nhiều năm, những học giả đã cố gắng nghiên cứu các Thiên tài bằng phương pháp
phân tích thống kê. Năm 1904, Havelock Ellis nhận thấy hầu hết các Thiên tài đều sinh ra
khi người cha trên 30 tuổi, mẹ dưới 25 và thường đau ốm khi còn bé. Những công trình

nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nhiều Thiên tài sống độc thân (như Descartes), mồ côi cha
(như Dickens) hay mồ côi mẹ (Darwin). Cuối cùng, những dữ liệu trên cũng không nói
lên được điều gì.
Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa trí thông minh và Thiên tài
Nhưng họ nhận thấy rằng những nhà vật lý học bình thường lại có chỉ số là cao hơn nhiều
so với những người đoạt giải Nobel và cả thiên tài phi thường Richard Feynman, người
có chỉ số là kha khá: 122.
Thiên tài không phải là người thông thạo 14 thứ tiếng lúc mới 7 tuổi hay thậm chí thông
minh một cách đặt biệt. Năng lực sáng tạo không đồng nghĩa với trí thông minh.
1- Người có óc sáng tạo & Thiên tài luôn nhìn nhận vấn đề từ mọi góc độ:
* Hãy nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách, nhiều khía cạnh khác nhau và tìm ra những triển
vọng, những khía cạnh mới mà không ai và chưa ai khác tìm ra (hoặc chưa có ai công bố
công khai là đã tìm ra!). Hầu hết những người có trí tuệ trung bình có thể đưa ra những
phương án thông thường để giải quyết vấn đề.
Thí dụ, khi được hỏi " Một nửa của 13 là gì?" thì đa số chúng ta ngay lập tức sẽ trả lời là
6,5. Lý do là chúng ta luôn có khuynh hướng nghĩ đến những điều đã có sẵn. Khi phải đối
diện với một vấn đề, chúng ta xét lại những gì chúng ta đã được dạy và những gì có hiệu
quả trong quá khứ, lựa chọn cái gì gần đúng nhất với hoàn cảnh hiện tại và dùng nó để
giải quyết vấn đề.
Những thiên tài, ngược lại, suy nghĩ theo những hướng khác nhau. Họ tự hỏi: "Có bao
nhiêu cách khác nhau để tôi nhìn nhận vấn đề?" & "Có bao nhiêu cách để tôi giải quyết
nó?".
Để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, bạn phải từ bỏ ngay phương pháp trước tiên xuất
hiện trong đầu bạn - cái thường bắt nguồn từ kinh nghiệm trong quá khứ - và nhìn nhận
lại vấn đề. Người có óc sáng tạo không đơn thuần chỉ giải quyết những vấn đề sẵn có, họ
còn tìm ra những cái mới.
Dấu hiệu của những Người có óc sáng tạo là sự sẵn sàng khám phá tất cả những khả năng
có thể xảy ra chứ không phải cách giải quyết thông dụng nhất. Suy nghĩ thông thường
đưa đến sự cứng nhắc. Đó là lý do vì sao chúng ta thường thất bại khi phải đối mặt với
những vấn đề mới mà ban đầu chúng có vẻ gần với những gì chúng ta đã giải quyết được

nhưng trên thực tế lại khác xa. Nắm bắt một vấn đề bằng những kinh nghiệm của bạn
trong quá khứ sẽ đương nhiên đưa bạn đi theo lối mòn. Nếu bạn suy nghĩ theo tối mòn,
bạn chỉ nhận được những gì bạn đã có.
Leonardo da Vinci tin rằng, để hiểu biết & thu được kiến thức thực sự về một vấn đề nào
đó, bạn bắt đầu bằng việc học xem vấn đề đó sẽ được "tái tổ chức" sắp xếp lại cấu trúc
bên trong như thế nào theo nhiều cách khác nhau.
Ông thừa nhận & thấy rằng: nhìn nhận một vấn đề theo một cách đầu tiên thì luôn có
thành kiến & quá thiên vị. Nhưng Thông thường, dần dần tự bản thân mỗi vấn đề sẽ
được"tái tổ chức" hay sắp xếp lại cấu trúc và trở thành một vấn đề mới được cải thiện .
Trong nhiều thế kỷ, người Thụy Sĩ thống trị ngành công nghiệp đồng hồ. Nhưng vào năm
1968, khi một nhà phát minh người Mỹ giới thiệu một chiếc đồng hồ chạy pin tại Đại hội
đồng hồ thế giới (World Watch Congress), tất cả các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đều
bác bỏ nó bởi cho rằng nó không phù hợp với mẫu mã vốn có của họ.
Trong khi đó, Seiko, một công ty điện tử Nhật Bản đã quan tâm đến phát minh mới này
và thành công trong việc thay đổi tương lai của thị trường đồng hồ thế giới. Bằng việc
nghiên cứu sách vở, sự phù hợp và các cuộc trò chuyện với những nhân vật nổi tiếng trên
thế giới trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và công
nghiệp, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những cách thức suy nghĩ sau có thể thay đổi những
ý tưởng thông thường theo hướng thiên tài.
* Phương pháp phân tích của Sigmund Freud là tìm ra những chi tiết không theo các
phương thức truyền thống để đến
gần hơn với những cách nhìn hoàn toàn mới.
2. Hãy hình dung & Tưởng tượng: Người có óc sáng tạo & Thiên tài làm cho những
suy nghĩ của mình trở nên hữu hình
Người có óc sáng tạo phát triển những khả năng về thị giác và không gian cho phép họ
trình bày thông tin theo những cách mới.
Cuộc bùng nổ năng lực sáng tạo trong thời kỳ Phục Hưng đã gắn liền với sự phát triển
của đồ thị minh hoạ suốt thời gian này, đáng chú ý có biểu đồ khoa học của Leonardo da
Vinci và Galileo.
Galileo cải cách khoa học bằng cách làm cho những ý tưởng của ông rõ ràng, sinh động

nhờ biểu đồ trong khi người đương thời sử dụng những phương tiện thông thường hơn.
Hãy Tưởng tượng ra các vấn đề, giải pháp
Khi Einstein nghĩ về một vấn đề, ông thường luôn thấy cần thiết
phải "công thức hóa" vấn đề đó theo càng nhiều cách càng nhiều càng tốt, bao gồm cả
việc sử dụng sơ đồ. Rồi ông tưởng tượng & hình dung ra giải pháp và tin rằng những vấn
đề đã được "công thức hoá" kia & những từ ngữ và con số theo nghĩa hẹp không đóng vai
trò đáng kể trong quá trình tư duy & suy nghĩ của ông.
3. Một tính cách tiêu biểu của các Người có óc sáng tạo phi thường là ra sức "sản
xuất"
Hãy làm việc. Đặc điểm khác biệt của Thiên tài là tính hiệu quả. (luôn làm việc)
Sáng tạo – khoán cho mình phải luôn nghĩ ra những ý tưởng mới; cung cách nghĩ mới.
Đừng bao giờ sợ thất bại.
Thomas Edison có đến 1093 bằng phát minh & sáng chế, đó vẫn đang là một kỷ lục:
Ông đảm bảo năng suất làm việc cao bằng cách đặt ra "khoán" cho mình và các trợ lý &
cộng sự một lượng nhất định ý tưởng:
phải có những chỉ tiêu phải đạt được: một phát minh nhỏ mỗi mười ngày và phải có các ý
tưởng hay một phát minh lớn mỗi sáu tháng.
Johann Sebastian Bach viết một bản nhạc mỗi tuần ngay cả khi ông ốm đau hay mệt mỏi.
Wolfgang Mozart đã viết hơn 600 bài nhạc.
Đừng sợ nghĩ ra những ý tưởng tầm thường, bởi lẽ từ những thứ tầm thường đó bạn sẽ có
cơ hội đi đến những định luật mới.
Theo một nghiên cứu về 2036 nhà khoa học trong suốt lịch sử, ông Dean Keith
Simonton, trường Đại học California (Mỹ) cho thấy hầu hết các nhà khoa học được kính
trọng đưa ra không chỉ những phát minh lớn mà còn có rất nhiều phát minh thất bại.
Họ không sợ thất bại, cũng không đưa ra những thứ tầm thường hay ngại những ý tưởng
"tầm thường" để đến được những phát minh lớn lao & để đặt được kết quả tuyệt vời.
4. Cố gắng kết hợp mọi thứ! Cho dù nó có vẻ kỳ cục đến đâu
Hãy đưa ra những kết hợp mới lạ. Người có óc sáng tạo & Thiên tài có những sự kết
hợp mới lạ
Giống như những đứa trẻ say mê với khối hộp xếp, các Thiên tài luôn kết hợp và phối

hợp lại những ý tưởng, hình ảnh và suy nghĩ.
Kết hợp mọi thứ - thay đổi; xáo & trộn
Kết hợp, tái kết hợp, các ý tưởng, hình ảnh và ý nghĩ cho dù nó bất thường hay không
phù hợp đến thế nào.
Định luật về di truyền mà khoa học về di truyền học hiện đại đang dùng làm nền tảng &
lấy làm cơ sở được đưa ra bởi
một thầy tu người Áo, Grego .Mendel. Ông đã kết hợp toán học và sinh học để Sng tạo &
đưa ra ra một ngành khoa học mới.
5. Tạo các mối quan hệ giữa những vấn đề khác nhau
Các Mối quan hệ mang tính hình thức, hay liên kết những vấn đề chẳng liên quan đến
nhau.
Thiên tài thúc đẩy những mối quan hệ. Khả năng phi thường của họ khi kết nối những thứ
có vẻ như không hề liên hệ với nhau giúp họ nhìn thấy những điều mà người khác bỏ sót.
Da Vinci nhận ra sự giống nhau giữa tiếng chuông và hòn đá rơi xuống mặt nước và đưa
ra mối liên hệ giữa âm thanh của một cái chuông và một hòn đá rơi xuống nước.
Điều này cho phép ông liên tưởng & kết luận rằng âm thanh truyền đi theo dạng sóng.
Samuel Morse đã phát minh ra đài tiếp âm để tiếp nhận những tín hiệu điện tử khi quan
sát thấy đài tiếp âm dùng cho ngựa.
6. Nghĩ đến những điều trái ngược (Hãy nghĩ ngược lại)
Suy nghĩ bay bổng (logic) có thể cho phép trí óc của bạn tạo ra một hình thái mới.
Luôn nghĩ đến những điều trái ngược:
Khi bạn ghép những gì đối lập nhau, suy nghĩ của bạn sẽ tiến lên một bước.
Nhà vật lý học N.Bohr tin rằng nếu bạn giữ ý kiến trái ngược lại thông thường hay ghép
những gì đối lập với nhau, sau đó bạn để những suy nghĩ đó lơ lửng trong không gian hay
bay bổng (logic) có thể cho phép trí óc của bạn tạo ra một hình thái mới và trí óc suy nghĩ
của bạn sẽ tiến lên một tầm cao mới, có thể tạo ra những ý tưởng độc đáo.
Khả năng tưởng tượng ánh sáng vừa có tính hạt vừa có tính sóng đã khiến ông đưa ra một
khái niệm mới về nguyên lý ánh sáng đầy đủ.
7. Suy nghĩ bằng cách ẩn dụ
Aristotles coi phép ẩn dụ là một dấu hiệu của thiên tài và tin rằng một người nào đó có

khả năng nhận thức được sự tương đồng giữa 2 vấn đề hay lĩnh vực riêng biệt đang tồn
tại và liên kết chúng lại với nhau là một người có khiếu & hơn thế nửa thì người đó là
thiên tài.
Nghĩ theo kiểu ẩn dụ :theo Lời Aristotle:
"Người nào có khả năng nhận biết được sự tương đồng giữa hai lĩnh vực riêng biệt nhau
và liên kết chúng với nhau, kẻ đó là thiên tài" – Arystoteles
8. Chuẩn bị đón nhận cơ hội
Hãy chuẩn bị đón nhận sự thay đổi
Người có óc sáng tạo & Người có óc Thiên tài chuẩn bị mình cho những cơ hội .
Bất kỳ khi nào chúng ta cố gắng làm một điều gì đó và thất bại, chúng ta từ bỏ mục đích
của mình. Đó là nguyên tắc đầu tiên của những khó khăn trong sáng tạo.
Chúng ta có thể tự hỏi vì sao chúng ta thất bại trong những dự định của mình, một câu
hỏi hợp lý.
Nhưng những khó khăn trong sáng tạo đưa đến cậu hỏi:
Chúng ta đã làm gì? Trả lời nó bằng cách mới và gây bất ngờ cũng chính là một hành
động mang tính sáng tạo chủ yểu Đó không phải là may mắn, nhưng là trình độ cao nhất
của sự hiểu biết sâu sắc năng lực sáng tạo.
Cứ khi nào chúng ta cố làm việc gì đó và thất bại, chúng ta thường đi làm ngay việc khác.
Thực ra, thất bại chỉ có thể là tích cực nếu chúng ta không "nhìn chằm chằm" vào nó như
là một kết quả đáng ghét. Thay vào đó: Hãy phân tích cả quá trình, các nhân tố, và làm
thế nào bạn có thể thay đổi chúng, để có kết quả khác đi. Đừng hỏi: "Tại sao mình lại thất
bại?", hãy hỏi: "Mình đã làm gì?".
Thất bại thật ra không phải là thất bại. Nó chỉ là nó nếu khi nào bạn nhìn chừng chừng
vào nó bằng ánh mắt giận dỗi.
Hãy biết cách phân tích tỉ mỉ quá trình dẫn đến sự kiện đó. Biết đặt câu hỏi và tự tìm lời
giải đáp.
Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất: Khi bạn thấy điều gì đó hấp dẫn, dừng mọi việc lại
và bắt tay vào làm nó. Rất nhiều người có khả năng đã thất bại trong việc nâng cao năng
lực sáng tạo bởi họ quá gắn bó với những tư tưởng cố hữu của mình. Những thứ đó
không phải là những ý tưởng thực sự có ích. Những Thiên tài không chờ đợi cơ hội, họ tự

tạo ra chúng.
KẾT LUẬN
Qua phần trình bày trên, em hy vọng có thể phần nào nói lên quan điểm, suy nghĩ của
mình về “sáng tạo”. Sáng tạo thật sự có thể xem là làn sóng phát triển thứ tư trong lịch sử
nhân loại, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học Làn sóng thứ tư ứng với Creatology
(hay thời đại hậu tin học) chính là sự nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài
nguời trong thế kỉ XXI.
Với phần trình bày ngắn gọn như trên, em nghĩ mình đã không thể trình bày hết những
thông tin mà em đã tìm hiểu, thu thập và nhận thức của bản thân mình. Nhưng em cũng
hy vọng được chấm điểm “sáng tạo” cho bài…
Xin cám ơn thầy!!!

×