ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Lịch sử (Chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề
A- LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
Nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”.
Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên qua
của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á, em hãy làm
sáng tỏ nhận định trên.
Câu 2 (1,5 điểm).
Nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ
năm 1945 đến nay. Thế hệ trẻ Việt Nam phải làm gì để đưa khoa học – kĩ thuật
nước ta vươn lên trình độ quốc tế?
B- LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm).
Trình bày những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp từ năm
1919 đến năm 1925 và ở Trung Quốc năm 1930. Những hoạt động đó có ý nghĩa
gì đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (2,5 điểm).
a) Lệnh Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của Đảng Cộng sản Đông
Dương ban bố trong hoàn cảnh lịch sử nào? Vì sao nói đây là thời cơ “ngàn năm
có một”?
b) Trình bày diễn biến và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Hà Nam.
Câu 3 (2,0 điểm).
Phong trào nào đánh dấu bước phát triển nhảy vọt từ thế giữ gìn lực lượng
sang thế tiến công của cách mạng miền Nam? Nêu hoàn cảnh lịch sử, diễn biến,
kết quả và ý nghĩa của phong trào đó.
HẾT
Họ và tên thí sinh:………………………………….Số báo danh:… ………
Giám thị thứ nhất:………………… Giám thị thứ hai:……………………
HƯỚNG DẪN
CHẤM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2015-2016
Môn thi: LỊCH SỬ (CHUYÊN)
( Bản hướng dẫn chấm thi gồm có 04 trang)
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của thí sinh.
- Đối với những câu hỏi vận dụng kiến thức vào thực tế, giám khảo cần
chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm.
- Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số.
B. Đáp án và thang điểm
A - LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
N i dungộ i mĐ ể
* Gi i thi u khái quát v châu Áớ ệ ề 0,25
Châu Á có di n tích r ng l n, dân s ông nh t th gi i Trệ ộ ớ ố đ ấ ế ớ c ướ n mă
1945, các n c u ướ đề ch u s bóc l tị ự ộ , nô d ch n ng n c a ị ặ ề ủ các n c ướ qu cđế ố
th c dânự . Tr i qua cu c u tranh lâu dài và gian kh , ả ộ đấ ổ các n cướ ã giànhđ
l i cạ đượ c l pđộ ậ dân t c, ra s c xây d ng t n c và t c s t ngộ ứ ự đấ ướ đạ đượ ự ă
tr ng nhanh chóng v kinh t .ưở ề ế
0,25
* Trình bày nh ng hi u bi t v s ữ ể ế ề ự t ng tr ng nhanh chóng vă ưở ề
kinh tế
1,25
- Nhật Bản: Những năm 60 của thế kỉ XX, kinh tế phát triển “thần kì”.
Tổng sản phẩm quốc dân năm 1968 đạt 183 tỉ USD, đứng thứ hai trên thế
giới (sau Mĩ). Trong những năm 1950- 1960, tốc độ tăng trưởng bình quân
hằng năm của công nghiệp là 15%. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trở
thành một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
0,25
- n : NẤ Độ h ờ cu c cách m ng xanhộ ạ trong nông nghi pệ , n Ấ Độ đã t túcự
c l ng th c cho dân s h n 1 t ng i. Cđượ ươ ự ố ơ ỉ ườ ông ngh thông tin và vi nệ ễ
thông phát tri n m nh mể ạ ẽ. n Ấ Độ ang c g ng đ ố ắ v n lên hàng cácươ c ngườ
qu cố về công ngh ph n m m, công ngh h t nhân, công ngh v tr .ệ ầ ề ệ ạ ệ ũ ụ
0,25
- Trung Qu c: T n m 1979 n nay, n n kinh t phát tri n nhanh chóng,ố ừ ă đế ề ế ể
t t c t ng tr ng cao nh t th gi i. GDP h ng n m t ng 9,6%, ngđạ ố độ ă ưở ấ ế ớ ằ ă ă đứ 0,25
th 7 th gi i. i s ng nhân dân nâng cao rõ r t.ứ ế ớ Đờ ố ệ
- M t s nộ ố c khácướ : T n m 1965 n 1973, bình quân h ng n m kinh từ ă đế ằ ă ế
c a Xin-ga-po t ng tr ng là 12%, tr thành ủ ă ưở ở con r ng ồ c a châu Á.ủ Ma-lai-
xi-a là 6,3% (1965 n 1983). Thái Lan là 11,4 % (t 1987 n 1990)…đế ừ đế
0,25
V i s t ng tr ng kinh t nhanh chóng trong nh ng th p niên qua c aớ ự ă ưở ế ữ ậ ủ
Nh t B n, n , Trung Qu c và các nậ ả Ấ Độ ố c ông Nam Á nên nhi u ng iướ Đ ề ườ
d oán ựđ th k XXI s là th k c a châu Áế ỉ ẽ ế ỉ ủ .
0,25
Câu 2 (1,5 i m)đ ể
N i dungộ i mĐ ể
* Nh ng thành t u ch y uữ ự ủ ế 1,0
- L nh v c kĩ ự hoa h c cọ b nơ ả : Con ng i ườ đã t c nh ng phát minh tođạ đượ ữ
l n, ánh d u b c nh y v t trong các ngành Toán h c, V t lí, Hóa h c,ớ đ ấ ướ ả ọ ọ ậ ọ
Sinh h c…ọ
0,25
- Nh ng công c s n xu t m i (máy tính i n t , máy t ng, h th ngữ ụ ả ấ ớ đ ệ ử ự độ ệ ố
máy t ng), ngu n n ng l ng m i (nguyên t , m t tr i, gió….) vàự độ ồ ă ượ ớ ử ặ ờ
nh ng v t li u m i (pô-li-me).ữ ậ ệ ớ
0,25
- Cu c cách m ng xanh trong nông nghi p…ộ ạ ệ 0,25
- Giao thông v n t i, thông tin liên l c và chinh ph c v tr …ậ ả ạ ụ ũ ụ 0,25
* Trách nhi m c a th h tr Vi t Nam ệ ủ ế ệ ẻ ệ (h c sinh có th trình bàyọ ể
quan i m c a mình song ch y u hđ ể ủ ủ ế ng vào nh ng ướ ữ ý sau)
0,5
- Tích c c h c t p, nghiên c u khoa h c, c i ti n k thu t…ự ọ ậ ứ ọ ả ế ĩ ậ
- Ti p thu và áp d ng nh ng thành t u khoa h c- k thu t c a các nế ụ ữ ự ọ ĩ ậ ủ c vàoướ
cu c s ng…ộ ố
0,5
B - LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
Câu 1 (2,5 i m)đ ể
Nội dung Điểm
* Hoạt động ở Pháp 1,0
- Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách
của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân
chủ, bình đẳng và tự quyết cho dân tộc Việt Nam.
0,25
- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. Từ đó, Người
hoàn toàn tin theo Lê-nin, đứng về Quốc tế thứ ba.
0,25
- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và
tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp…
0,25
- Từ 1921 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của
các thuộc địa Pháp sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, xuất bản các tờ báo
Người cùng khổ, Đời sống công nhân và cuốn sách Bản án chế độ thực
dân Pháp. Các sách báo nói trên đã được bí mật chuyển về Việt Nam.
0,25
* Hoạt động ở Trung Quốc 1,0
- Cuối năm 1928 đầu 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát
triển mạnh mẽ theo con đường cách mạng vô sản, yêu cầu thành lập một
đảng cộng sản. Cuối năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp ra đời nhưng
hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Yêu cầu bức thiết của
cách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đảng cộng sản thống nhất.
0,25
- Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu
tập Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng-
Trung Quốc) từ ngày 3 đến 7/2/1930.
0,25
- Hội nghị đã thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy
tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắt tắt, Sách lược
vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Chính
cương vắt tắt, Sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua là Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng.
0,5
* Ý nghĩa 0,5
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp đã tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.
Bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin về nước, chuẩn bị tư tưởng,
chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,25
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc đã sáng lập ra
Đảng Cộng sản Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn, chấm dứt tình trạng
khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam.
0,25
Câu 2( 2,5 điểm)
Nội dung Điểm
a. Hoàn cảnh lịch sử 1,0
- Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến những ngày cuối. Ở châu Âu,
phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện (tháng 5/1945). Ở
châu Á, quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (8/ 1945).
0,25
- Ngay khi nghe tin Chính phủ Nhật đầu hàng, Ủy ban khởi nghĩa toàn
quốc thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
0,25
- Từ 14 đến 15/8/1945, Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc ở Tân Trào
(Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền.
0,25
- Tiếp đó, ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào tán thành quyết
định khởi nghĩa của Đảng, lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam …
0,25
* Giải thích vì sao nói đây là thời cơ “ngàn năm có một” 0,5
- Về phía kẻ thù: quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh vô điều kiện
(8/ 1945). Nhật và tay sai ở Đông Dương hoang mang rệu rã. Còn quân
Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương.
0,25
- Về phía quần chúng cách mạng: đã được tập dượt qua các cao trào cách
mạng. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về lực lượng, sẵn
sàng chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa.
0,25
b. Trình bày diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945
ở Hà Nam
1,0
* Diễn biến 0,75
- Ngày 15 và 16/8/1945, Ban cán sự Đảng Hà Nam đang họp tại Lũng
Xuyên- Duy Tiên thì nhận được lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Bắc Kì. Hội
nghị quyết định giành chính quyền ở các huyện trước, chủ trương kết
hợp quân sự với chính trị, thành lập Ủy ban quân sự cách mạng.
0,25
- Ngày 20/8/1945, lực lượng chính trị quần chúng bao vây chiếm huyện
lị Duy Tiên, Lí Nhân, Kim Bảng. Ngày 22/8/1945, quần chúng bao vây
chiếm huyện lị Bình Lục.
0,25
- Ngày 24/8/1945, giành chính quyền ở Thanh Liêm và thị xã Phủ Lí.
Tổng khởi nghĩa đã thành công trong toàn tỉnh. Ủy ban nhân dân cách
mạng lâm thời do đồng chí Lê Thành làm Chủ tịch ra mắt Nhân dân tại
sân vận động thị xã Phủ Lí.
0,25
* Ý nghĩa: Từ đây Nhân dân Hà Nam chấm dứt cuộc đời nô lệ, bước vào
kỉ nguyên độc lập, tự do.
0,25
Câu 3 (2,0 điểm)
Nội dung Điểm
* Phong trào Đồng khởi (1959-1960) 0,25
* Hoàn cảnh lịch sử 0,5
- Trong những năm 1957- 1959, để dập tắt phong trào cách mạng miền
Nam, Mĩ- Diệm mở rộng chiến dịch tố cộng, diệt cộng, tăng cường
khủng bố đàn áp, thực hiện đạo luật 10-59…, cách mạng miền Nam tổn
thất nặng nề.
0,25
- Đứng trước tình hình đó, Đảng triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ
15 (đầu năm 1959) xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam
là khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân bằng lực lượng chính
trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang Nhân dân.
0,25
* Diễn biến 0,5
- Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ
chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh- Bình Định,
Bắc Ái- Ninh Thuận (tháng 2/1959), Trà Bồng- Quảng Ngãi (tháng
8/1959) đã lan rộng khắp miền Nam thành cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu
là ở Bến Tre.
0,25
- Ngày 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre, Nhân dân các
xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày với các
loại vũ khí có trong tay đồng loạt nổi dậy, đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải
tán chính quyền địch. Từ ba xã điểm, cuộc nổi dậy lan nhanh ra toàn
huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. Từ Bến Tre, phong trào Đồng khởi như
nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở miền Trung
Trung Bộ.
0,25
* Kết quả
0,25
- Chính quyền địch ở thôn xóm bị phá vỡ từng mảng lớn. Chính quyền
cách mạng được thành lập dưới hình thức là những Ủy ban Nhân dân tự
quản. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam ra đời.
0,25
* Ý nghĩa
0,5
- “Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
ở miền Nam, gây tác động mạnh, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô
Đình Diệm.
0,25
- “Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách
mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công.
0,25
HẾT