Có lẽ là đối với mỗi một người dân Việt Nam khi được hỏi cảm nghĩ của họ về
những thành quả phát triển của đất nước sau 20 năm đổi mới như thế nào, thì câu trả lời
mà chúng ta nhận được từ tất cả mọi người đó là chúng ta đã, đang và sẽ đạt được
những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Còn đối với
em, em hẳn sẽ không bao giờ quên được cái thời khắc ấy, thời khắc vào năm 2003 khi
Việt Nam ta tổ chức Seagame 22, tại sân vận động Mỹ Đình trong buổi lễ khai mạc
Seagame, ống kính truyền hình đã quay được hình ảnh một em bé cầm lá cờ Việt Nam
đang được mẹ bế trên tay. Hình ảnh em bé với khuôn mặt rạng ngời, nụ cười và ánh mắt
trong sáng, với hình lá cờ đỏ sao vàng vẽ trên mặt, được truyền hình trực tiếp đã góp
phần nói lên những thành quả to lớn mà Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta đạt được.
Những thành quả ấy, càng nói lên sự đúng đắn của Đảng và nhân dân ta khi lựa chọn
con đường cho cách mạng Việt Nam, đó là Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã
hội.
Tổng kết hơn 70 năm lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ thực tiễn
phong phú và những thành tựu đạt được sau 20 năm đổi mới, Đảng và nhân dân ta hơn
bao giờ hết xác định con đường cách mạng của dân tộc Việt nam đó là xây dựng chủ
nghĩa xã hội gắn liền với độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa xã hội là con đường lựa chọn
duy nhất đúng của cách mạng nước ta. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội là bài học kinh nghiệm xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta từ khi có Đảng,
là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, sự biến động phức tạp của
tình hình quốc tế, sự chống phá không ngừng của các thế lực thù địch, sự sụp đổ của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và và các nước Đông Âu và những thách thức, khó khăn
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đã và đang tác động đến tư tưởng,
tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng tới công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Là những thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, là chủ
nhân tương lai của đất nước, hơn ai hết chúng em cần hiểu và nắm vững con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng nước ta để từ đó ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện
trang bị cho mình những hành trang cần thiết để góp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp
xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Đảng ta đã xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; xây dựng nền văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong
sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế.
Để kiên định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ
khái niệm, bản chất của chủ nghĩa xã hội, để thấy được những ưu việt của chủ nghĩa xã
hội so với các chế độ xã hội khác. Việc hình thành những quan niệm về chủ nghĩa xã
hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là công việc rất khó khăn. Mô hình xây dựng
chế độ xã hội chủ nghĩa chưa có trong thực tiễn lịch sử, càng chưa có khi chúng ta xây
dựng một nước có nền kinh tế chưa phát triển như nước ta. Đây là một vấn đề rất mới
mẻ. Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa xã hội là gì? Là mọi người được ăn no,
mặc ấm, sung sướng và tự do. Nhưng nếu tách riêng một mình mà ngồi ăn no, mặc ấm,
người khác thì mặc kệ, thế là không tốt… Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu, nước
1
mạnh… Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm không ăn, tất nhiên là
trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con. Thế ta đã đến đấy chưa? Chưa đến, chủ
nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần" chủ nghĩa xã hội là "một xã
hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải
lao động và có quyền lao động, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, không làm
không hưởng…".
Tóm lại, "xã hội ngày càng tiến lên, vật chất càng tăng, tinh thần càng tốt, đó là chủ
nghĩa xã hội".
Từ những tư tưởng lớn của Bác Hồ, trải qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi với trí
tuệ của toàn Đảng, toàn dân, Cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ xã hội xã hội chủ nghĩa mà
chúng ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực,
hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Sáu đặc trưng nêu trên thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta đã, đang và sẽ xây dựng, một xã hội tiến bộ nhất so với các chế độ xã hội đã
xuất hiện trước đây. Trong xã hội đó, nhân dân lao động là người chủ chân chính và
thực sự của xã hội. Nó chi phối và thể hiện trong toàn bộ thể chế của xã hội, đều hướng
vào việc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là sự khác nhau về chất
giữa chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội trước đó. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây
dựng phải có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, là cơ sở kinh tế để xóa bỏ nguồn gốc của chế độ
người bóc lột người, con người được giải phóng có điều kiện phát triển toàn diện, tạo ra
sự bình đẳng trong xã hội và đoàn kết giữa các dân tộc, có quan hệ hữu nghị hợp tác với
nhân dân các nước trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng không chỉ có
nền kinh tế phát triển cao mà còn phải xây dựng một nền văn hóa tương ứng, nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Điều đó đảm bảo sự phát triển hài hòa, lành mạnh
của chủ nghĩa xã hội.
Những đặc trưng trên gắn bó mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, vừa
làm tiền đề, điều kiện, vừa tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cùng với quan
niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải xác định được
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tổng kết
kinh nghiệm thành công và cả kinh nghiệm chưa thành công trong thực tiễn xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác, đặc biệt là những kinh nghiệm của những
năm đổi mới, Đảng ta đã nêu ra những phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở nước ta. Và trên cơ sở các phương hướng ấy, chúng ta đã bước đầu đạt được những
thành tựu đáng kể. Đó là:
2
Một là, "xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của
nhân dân, giữ nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi
ích Tổ quốc và của nhân dân".
Hai là, "phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện
đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm
từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng
cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân". Từ thực tiễn sau hai
mươi năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh
tế, xã hội. Đó là nền kinh tế của chúng ta đã qua khỏi thời kỳ khủng hoảng, bước vào
giai đoạn phát triển với một tốc độ cao và bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP năm sau
cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 - 2005 đạt mức kế hoạch 7,51%. Kinh
tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích lũy -
tiêu dùng, thu - chi ngân sách,...) được cải thiện; việc huy động các nguồn nội lực cho
phát triển có tiến bộ, tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước vượt dự kiến. Tổng
vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh. Chúng ta đã cải thiện được rất nhiều về môi
trường đầu tư, từ đó không ngừng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, cụ thể là chúng ta
đã được đánh giá là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất, và
tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Ðã tạo dựng thêm nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật quan trọng, trong đó nhiều công trình
lớn đã được đưa vào sử dụng.
Ba là, "quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết
lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình
thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực
hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế
là chủ yếu". Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
đã được thể hiện qua đường lối, chủ trương, chính sách lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Đó là chúng ta không ngừng cố gắng xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp tạo điều
kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế được phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh
tranh, chất lượng sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh, nhà nước đã tiến hành cổ
phần hoá các doanh nghiệp trên cơ sở nhà nước nắm cổ phần cần thiết để định hướng sự
phát triển của nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên canh đó, chúng ta cũng không
ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới trên nguyên
tắc bình đẳng, hợp tác, đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau. Từ đó thu hút đầu tư từ nước ngoài để tận dụng nguồn vốn, trình độ khoa học
công nghệ, khả năng tổ chức quản lý để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Một trong những sự kiện nổ bật nhất đó là Việt Nam đã gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội cho quá
trình phát triển kinh tế, xã hội.
Bốn là, "tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa
làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo
trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp
của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng
một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ
3
tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư tưởng, văn hóa phản tiến
bộ, trái với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài
người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội". Xu hướng hội nhập là tất yếu,
nhưng Đảng và nhà nước ta luôn xác định, hoà nhập chứ không hoà tan. Cùng với nỗ
lực phát triển kinh tế, chúng ta đã không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục văn hoá, tư
tưởng, nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thới với việc mở rộng, giao lưu văn
hoá với các nước bạn bè trong khu vực và thế giới, tiếp thu chọn lọc những tinh hoa văn
hoá của nhân loại trên toàn thế giới, Đảng, nhà nước và nhân dân ta cũng đã có những
nỗ lực rất lớn trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Những truyền
thống văn hóa như tôn sư trọng đạo, yêu nước, thương người luôn được nhân dân ta quý
trọng. Chúng ta đã huy động được toàn thể xã hội vào việc duy tu, bảo dưỡng các di sản
văn hoá vật thể và phi vật thể. Với những nhã nhạc cung đình Huế, với cồng chiêng Tây
Nguyên cùng với nhiều di sản khác được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế
giới, nhân dân ta hoàn toàn có thể tự hào với bè bạn thế giới về bề dày văn hoá, lịch sử
của đất nước ta, dân tộc ta. Trong những năm gần đây, văn hóa - xã hội đã đạt được
nhiều tiến bộ trên một số mặt; việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã
hội có chuyển biến tốt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; chỉ số phát triển
con người được nâng lên.
Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất
được tăng cường. Quy mô đào tạo tăng nhanh và tương đối đều, nhất là ở bậc trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề.
Khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối, chính
sách, điều tra nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh
học; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc
phòng, an ninh.
Công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức và thu được
nhiều kết quả tốt; đến cuối năm 2005 tỉ lệ hộ nghèo còn 7% (theo chuẩn Việt Nam cho
giai đoạn 2001 - 2005). Việc kết hợp các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân để xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc bước đầu thu được kết quả tốt.
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân tiếp tục đạt được nhiều thành
tựu. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được mở rộng; một số dịch bệnh nguy hiểm
được khống chế và đẩy lùi; nhân dân ở hầu hết các vùng, miền được chăm sóc sức khỏe
tốt hơn. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 68 (năm 1999) lên 71,3
(năm 2005).
Các hoạt động văn hóa, thông tin, báo chí, thể dục thể thao, giải trí... có nhiều đổi
mới về nội dung và hình thức. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa", các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công, Bà mẹ Việt Nam
Anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện... thu hút được
sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Năm là, "thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận
dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh.
Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước; trung
thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ
nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
4
xã hội trên thế giới". Nước ta tuy có diện tích nhỏ, nhưng chúng ta có đến năm mươi tư
dân tộc anh em cùng chung sống, Đảng và nhà nước ta đã luôn rất chú trọng đến việc
thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố giữ vững tinh thần đoàn kết toàn dân,
huy động mọi tầng lớp xã hội vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Trong chính sách đối
ngoại, chúng ta đã chủ trương và thực hiện chính sách mở rộng quan hệ hợp tác hữu
nghị với tất cả các nước trên thế giới. Với chính sách ấy, vị thế của nước ta trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao, điều này được minh chứng bằng việc chúng ta tổ
chức thành công hội nghị cấp cao APEC 15 vào năm 2006 và trở thành thành viên
không chính thức của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vào tháng 10 năm 2007. Những
thành tựu đó đã mở ra cho dân tộc ta rất nhiều thời cơ, vận hội để phát triển.
Sáu là, "xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược
của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước,
nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng". Ðộc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia được giữ vững; chính trị - xã hội ổn định. Quân
đội nhân dân và Công an nhân dân được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại; vững vàng về chính trị, có tinh thần chiến đấu và sẵn
sàng chiến đấu cao. Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng ở một số địa bàn
được thực hiện có hiệu quả. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân được củng cố.
Bảy là, "xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức
ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta". Trước những thời cơ mới, để giữ vững và củng cố
vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân cần phải nỗ
lực để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Đó là những thành tựu to lớn mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được trên con
đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu ấy là kết quả của sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng, là nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của tất cả các tầng lớp nhân dân
trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài. Những thành tựu này cũng góp phần củng cố
hơn nữa niềm tin của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta về con đường cách mạng của
dân tộc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn ấy mà chúng ta đã đạt được, chúng
ta vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm. Đó là:
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chưa vững chắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm. Cơ chế, chính sách về văn hóa - xã hội chậm đổi mới; nhiều vấn đề xã hội bức
xúc chưa được giải quyết tốt. Thành tựu xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy
cơ tái nghèo còn lớn. Chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân,
giữa các vùng có xu hướng tăng. Nhu cầu bức xúc về việc làm ở các thành thị và nông
thôn chưa được đáp ứng tốt. Nhiều vấn đề xã hội quan trọng chưa được giải quyết thỏa
đáng.
Giáo dục và đào tạo chất lượng còn thấp, cơ cấu chưa hợp lý. Khoa học và công
nghệ chưa đáp ứng kịp yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xu hướng
xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém vì lợi ích vật chất đơn thuần, vì lợi
ích cục bộ, cá nhân trong một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, nghệ thuật chưa được
khắc phục có hiệu quả. Quản lý nhà nước đối với một số lĩnh vực trong y tế, thể dục thể
thao còn yếu kém.
5