Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật thành phần hoá học của cây xào giông (murraya koenigil (l ) spreng ) thu hái tại tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 54 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NÔI
***
NGUYỄN THỊ HIỀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỀM THựC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA CÂY XÀO GIÔNG
(MURRAYA KOENIGII{L.) SPRENG.)
THU HÁI TẠI TỈNH NINH THUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 60 (2005- 2010)
Ngưòi hướng dẫn
Nơi thực hiện
Thời gian thực hiện
PGS. TS. Nguyễn Viết Thân
TS. Nguyễn Thị Bích Thu
Bộ môn dược liệu
Trường Đại học Dược Hà Nội
: từ 01/2010 - 05/ 201Ò
HÀ NỘI-2010
LỜI CẢM ƠN
Đề tài được thực hiên tại bộ môn Dược liệu, Đại học Dược Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên
trên bộ môn, các nhà khoa học ở Viện Dược liệu và tỉnh Ninh Thuận.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn
Viết Thân, TS. Nguyễn Thị Bích Thu những thầy cô đã tận tình hướng dẫn,
hết lòng chỉ bảo tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
làm khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn DS. Nguyễn Xuân Tuyển, hội Đông Y tỉnh
Ninh Thuận, đã giúp đỡ tôi trong việc lấy mẫu nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn ban giám hiệu nhà trưòfng, các thầy cô giáo, các kỹ


thuật viên bộ môn dược liệu trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi trong nghiên cứu thực hiện khóa luận.
Cuối cùng tôi vô cùng cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè, người thân đã
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Hà nội ngày 16 tháng 5 năm 2010
sv. Nguyễn Thị Hiền
MỤC LỤC
# •
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN
2
1.1.Vị trí phân loại chi Murraya 2
1.2.Đặc điểm thực vật, phân bố 2
1.2.1.Đặc điểm họ Cam (Rutaceae) 2
1.2.2.Đặc điểm chi Murraya 3
1.2.3.Đặc điểm một số loài thuộc chi Murraya 4
1.3.Thành phần hóa học 6
1.4.Tác dụng, công dụng 10
PHẦN II: ĐÓI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

.

.
14
2.1 .Đối tượng nghiên cứu 14
2.2.Hóa chất và phương tiện 14
2.3 PhưoTig pháp nghiên cứu 15
2.3.1.Nghiên cứu đặc điểm thực vật, hiển vi 15
2.3.2.Nghiên cứu thành phần hóa học cây Xào giông


15
PHẦN III: THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
18
3.1 .Đặc điểm hình thái, thực vật 18
3.1.1 .Đặc điểm h ì^ thái bên ngoài 18
3.1.2.Đặc điểm hiển vi 18
3.2.Nghiên cứu thành phần hóa học 24
3.2.1.Định lượng tinh dầu, xác định thành phần tinh dầu

24
3.2.2.Sơ bộ xác định một số nhóm chất

.
27
3.2.3.Nghiên cứu một số phân đoạn dịch chiết cây Xào giông bằng sắc ký lóp
mỏng 34
3.3 Bàn luận

.
;••••:_
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ

.

45
4.1. Kết luận

.*


45
4.2 Đề nghị 45
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
SKLM : sắc ký lớp mỏng
GC : sắc ký khí
MS : khối phổ
DĐVNI : dược điển Việt Nam 1
DĐVNIV : dược điển Việt Nam 4
TT : thuốc thử
Dm : dung môi
SKĐ : sắc ký đồ
CÁC HÌNH VÀ BẢNG DỦNG TRONG KHÓA LUẬN
Phần I:
Bảng 1.3.1. thành phần tinh dầu trong lá non và lá già Xào giông.
Phần III:
Hình 3.1.1 .Cành, lá cây Xào giông.
Hình 3.1.2.1. Vi phẫu lá.
Hình 3.1.2.2. Vi phẫu thân.
Hình 3.1.3. Đặc điểm bột thân, lá Xào giông.
Hình 3.2.3.1. đến hình 3.2.3.8. sắc ký đồ các phân đoạn dịch chiết Xào giông.
Bảng 3.2.1. Thành phần hóa học trong tinh dầu Xào giông.
Bảng 3.2.2. Kết quả định tính các nhóm chất chính trong thân, lá Xào giông.
Sơ đồ 3.2.3.1. Quy trình chiết xuất các phân đoạn dịch chiết Xào giông.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nhiệt đới nóng ẩm với địa hình phức tạp và hệ
thực vật phong phú. Điều kiện nước ta dễ mắc nhiều bệnh nhưng bù lại tài
nguyên cây thuốc cũng rất giàu có. Cùng với đó, nền y học của đồng bào các
dân tộc trên khắp đất nước đã được xây dựng từ xa xưa với việc sử dụng cây
cỏ thiên nhiên làm thuốc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử
dụng này mới chỉ theo kinh nghiệm dân gian, còn nhiều cây chưa được

nghiên cứu về mặt khoa học. Đe bắt kịp với sự phát triển ngày càng cao của
thời đại và nhu cầu sử dụng các dược liệu thiên nhiên trong chăm sóc sức
khỏe, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về những cây thuốc nhằm khai thác
nguồn tài nguyên đất nước một cách hiệu quả, an toàn và hợp lý.
Đồng bào Người Chăm ở Ninh Thuận có nghề thuốc nam từ lâu đời.
Họ sử dụng rất nhiều cây cỏ thiên nhiên trong chữa bệnh và có nhiều bài
thuốc cổ truyền quý. Trong số đó, có Xào giông là một cây có nhiều ở địa
phương rất hay được đồng bào ở đây sử dụng trong ăn uống hằng ngày và
trong các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian để chữa một số bệnh như lỵ, ăn
uống khó tiêu, ban sởi, ghẻ Hiện nay ở Việt Nam chưa thấy có tài liệu nào
nghiên cứu đầy đủ về cây này. Với mục đích xây dựng cơ sở khoa học để sử
dụng cây Xào giông một cách hiệu quả và an toàn hơn, chúng tôi kết họp với
sở Khoa Học Và Công Nghệ tỉnh Ninh Thuận; Hội Đông Y tỉnh Ninh Thuận
và Viện Dược Liệu thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và
thành phần hóa học của cây Xào giông thu hái tại tỉnh Ninh Thuận” với
nội dung sau:
- Nghiên cứu đặc điểm thực vật, mô tả đặc điểm vi học góp phần xây
dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm.
- Định lượng và xác định thành phần tinh dầu Xào giông.
- Định tính một số nhóm chất hóa học.
- Phân tích một số phân đoạn dịch chiết bằng sắc ký lóp mỏng.
PHẦN I: TỎNG QUAN
Xào giông là cây có nhiều ở Ninh Thuận và một số tỉnh miền trung
nước ta. Theo chương trình điều tra cây rừng của tỉnh Ninh Thuận thì cây Xào
giông có tên khoa học là Murraya koenigii (L.) Spreng họ Rutaceae. Cây này
nằm trong danh mục thực vật của vườn quốc gia Núi Chúa. Tuy nhiên, hiện
nay ở Việt Nam chưa thấy có nhiều tài liệu nghiên cứu đầy đủ về thành phần
hóa học và tác dụng dược lý của cây này.
1.1. Vị trí phân loại chi Murraya (L.)
Qua nghiên cứu các tài liệu [6], [9], [12] về chi Murraya, chúng tôi

thấy các tác giả đều thống nhất xác định vị trí phân loại của chi Murraya như
sau:
Giới Thực Vật (Plantae).
Ngành Thực Vật Hạt Kín (Magnoliophyta).
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida).
Phân Lófp Hoa Hồng (Rosidae).
Bộ Cam (Rutales).
Họ Cam (Rutaceae).
,Chi Murraya
1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố.
1.2.1. Đặc điểm họ Cam (Rutaceae):
Theo tài liệu [6], [13], họ Cam (Rutaceae) là một họ lớn thuộc bộ Cam
(Rutales) phân lớp Hoa Hồng (Rosidae).
Đặc điểm thực vật: Cây gỗ, bụi, ít khi là cây cỏ. Lá đơn hoặc kép, mọc
sole hay mọc đối. Không có lá kèm. Trên lá và cả trên cơ quan sinh sản có
nhiều túi tiết dầu thơm dưới dạng những điểm trong khi soi lên ánh sáng.
Cụm hoa là xim. Hoa thường đều, lưỡng tính, mẫu 4-5, các thành phần của
bao hoa rời. Nhị có vòng ngoài thường đối diện với cánh hoa. số nhị tliưòmg
nhiều hơn số cánh hoa. Bầu nguyên, một vòi và một đầu nhụy. Bộ nhụy có 4-
5 lá noãn dính liền thành bầu trên, có khi nhiều lá noãn (15-20), số ô của bầu
bằng số lá noãn, mỗi ô có 1-2 hay nhiều noãn đính trung trụ. Quả nang hay
quả mọng loại cam, có khi là quả tụ gồm nhiều đại. Hạt không có nội nhũ.
Có 1600 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt ở Nam Phi
và Australia. Việt Nam có gần 30 chi, 110 loài, mọc hoang và được trồng phổ
biến lấy quả (cam, quít, bưởi, chanh); làm cảnh (quất); gia vị (hồng bì, sẻn).
Một số chi của họ Cam:
- Chi Acronychia - Bưởi bung: A. pedunculata (L.) Miq.
Chi Cỉtrus - Cam, Chanh: Chanh (C. japónica Thunb. var.
madurensỉs Guill.), bưởi (C. grandis osbeck).
- Chi Clausena — Hồng bì: Hồng bì (C. lansium (Lour.) Skeells.

- Chi Euodỉa - Ba chạc: Ngô thù {E. rutaecarpa Hemsl. Et. Thom.);
Ba chạc {E. ỉepta (Spreng.) Merr.)
- Chi Murraya - Củ khỉ: Nguyệt quý (M paniculata (L.) Jack.).
- Chi Phellodendron — Hoàng bá: Hoàng bá {P. chínense Schneid).
- Chi Zanthoxylum — Muồng truổng: Xuyên tiêu (Z nỉtỉdum (Lam.)
DC.).
1.2.2. Đặc điểm chi Murraya:
Theo [9], [12] chi Murr aya L. có đặc điểm thực vật:
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, không gai. Lá có tuyến, mọc sole, kép lông
chim lẻ; lá chét mọc sole, nguyên hay có răng. Cuống lá có cánh hay không,
có lông hay không. Cụm hoa thành chùm ở nách lá hay ở ngọn. Lá đài 5, rời
rất nhỏ, thường có lông nhung ở mặt ngoài. Cánh hoa 5, rời, có tuyến, tiền
khai lọp, có màu sắc, dài hoTi lá đài nhiều. Nhị 10, mà 5 cái ngắn, chỉ nhị hình
dùi; bao phấn có 4 ô, mở dọc. Bầu hình trứng, có cuống nhụy dạng vòng, vòi
dài; đầu nhụy hình đầu; 2 ô, với 1 noãn treo, quả nạc, có com nhầy, có tuyến,
thường mang đài tồn tại; hạt 2 (hoặc 1 do tiêu biến).
Gồm 4 loài phân bố từ vùng Ấn Độ - Mã Lai đến Thái Bình Dương, ở
Việt Nam có cả 4 loài. 3 loài thông dụng là:
- Murraya glabra G. ; chùm hôi nhẵn.
- Murraya koenigỉỉ (L.) Spreng.: chùm hôi trắng.
- Murrayapanỉculata (L.) Jack.: nguyệt quý , nhâm hôi.
1.2.3. Đặc điểm một số loài thuộc chi Murraya:
1.2.3.1. Murr aya koenỉgỉi (L.) Spreng.
Theo [8], [9], [11], [12], [17], [20], Xào giông {Murraya koenigii (L.)
SprengJ còn có tên khác là chùm hôi trắng, xan tróc. Đặc điểm thực vật: Cây
bụi cao l-2m, có các nhánh màu tía sẫm. Lá kép lông chim lẻ với 17-21 đôi lá
chét dài 3-5cm, mọc sole, hình trái xoan thon, không cân xứng, nhẵn hơi có
lông mịn, nhạt ở mặt dưới; mép có răng tròn thấp, gân bên 4-6 đôi, lồi rõ ở
mặt dưới. Lá rất thơm. Hoa nhỏ, màu trắng có mùi không thơm lắm, tập hợp
thành ngù kép ở ngọn ngắn hơn lá. Quả dạng quả mọng, dài 1 cm, màu tía

sẫm có tuyến, với 1-2 hạt bao bởi chất nhầy.
Cây xuất sứ ở các khu rừng cận nhiệt đới miền nam Châu Á. Phân bố ở
Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, dọc dãy
Himalaya từ Kumaon đến Sikkim ở độ cao 5000 ft. ở nước ta, cây này có gặp
tại Ninh Thuận, Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, và một số tỉnh miền nam, miền
trung, có thể là cây trồng. Mùa hoa bắt đầu từ giữa tháng 4, kết thúc vào giữa
tháng 5. Dưới điều kiện Sanwara, chính vụ được quan sát là khoảng cuối
tháng 4. Mùa quả được quan sát từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8. Tuy nhiên
mùa cao điểm từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 [19].
1.2.3.2. Murraya glabra G.
Cây còn có tên gọi là chùm hôi nhẵn có tuyến rất thơm. Đặc điểm thực
vật: Lá dài 12-16 cm, có 3-9 lá chét xen kẽ, nhẵn dày ít thơm, màu lục rất sẫm
ở mặt trên, hơi trắng ở mặt dưới, hình trái xoan ngược hay thuôn ngọn giáo
nhọn ở gốc, có mũi nhọn đột ngột ở đầu hơi khía răng nhỏ. 6-9 đôi gân bên,
lồi ở mặt dưới, gân con hơi sít và hơi lồi ở mặt dưới cuống lá chét hình trụ,
nhẵn có tuyến.
Cụm hoa ngắn hon các lá, có lông rất ngắn. Cuống hoa dài hơn hoa, ở
gốc hay 1 phần 3 dưới có 2 lá bắc nhỏ. Hoa màu trắng rất thơin. Đài có 4 lá
đài liền, không rõ rệt có lông rất ngắn. 4 cánh hoa nhẵn hình mũi mác.
8 nhị,
trong đó 4 cái lớn hơn, chỉ nhị phồng và có lông ở phía trên hoặc nhẵn, bao
phấn đính lưng hình trái xoan, với vài cái lông. Đĩa rất ngắn. Bầu hình trụ, sần
sùi, nhẵn. Vòi dài hơn bầu, kết thúc bởi một đầu nhụy hình cầu, rụng sớm.
Quả có com nhầy, vỏ hạt trông giống như nỉ.
Phân bố ở Việt Nam, từ Hà Nam đến Quảng Trị, Đà Nang. Cây mọc
trong rừng vùng núi. Lá dùng nấu canh. Quả ăn được.
1.2.3.3. Murrayapanỉculata (L.) Jack.
Tên Việt Nam là nguyệt quý, nhâm hôi. Đặc điểm thực vật: Cây nhỡ
cao 3- 8m. Thân thẳng, vỏ mỏng, màu vàng nhạt. Cành hình trụ màu vàng. Lá
kép lông chim lẻ dài từ 20- 25 cm, gồm 5-11 lá chét, tròn, gần tròn hoặc hình

nêm ở gốc, hình trái xoan ngược và không có mũi nhọn, dài 5- 7 cm, nguyên,
nhẵn, gân không lồi, nhiều khi không nom thấy trừ gân giữa.
Hoa mọc thành xim nhẵn, ở nách lá hoặc ở ngọn, thưa hoa. Hoa trắng
hơi vàng, thơm, lá đài 5, nhỏ, hình tam giác có lông tuyến, rời nhau, về sau
còn lại trên quả. Cánh hoa 5, có tuyến mọc đứng rồi thõng xuống ở phần trên.
nhẵn hoặc mặt ngoài có vài lông rất ngắn ở ngọn, mỏng hình trái xoan, kéo
dài ở gốc, có gân £ong song, tiền khai vặn trong nụ. Nhị 10, nhẵn, đính ở gốc
hoặc cuống nhụy, 5 cái dài hơn hoặc gần bằng các cánh hoa, chỉ nhị hình chỉ,
gốc to hơn ngọn, bao phấn nhỏ, đính gốc, có 4 ô rõ rệt, xếp chéo chữ thập.
Cuống nhụy hình vòng có tuyến rất ngắn. Bầu gần hình thoi, thuôn thành vòi,
đầu nhụy phồng có 2 rãnh, lên tới ngọn của các cánh hoa, 2 ô, mỗi ô một
noãn. Quả thịt màu đỏ thường hình cầu, đôi khi hình trứng có tuyến rõ rệt, có
đài tồn tại, 1 - 2 hạch hơi hóa gỗ, cây mầm thẳng, lá mầm nạc có dầu.
Phân bố ở Ấn Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan đến Indonesia, Philipin và Oxtraylia. Được nhập trồng
vào các sứ nóng, ở nước ta cây mọc hoang và cũng được trồng ở khắp nơi.
Ra hoa vào tháng 3- 4, có quả vào tháng 6 -7.
Cây được trồng làm cảnh và làm hàng rào. Gỗ rắn, màu vàng, thớ mịn,
dùng làm trục xe bò. Hoa cất cho tinh dầu thơm.
ở Trung Quốc, rễ và lá được dùng làm thuốc với tên Cửu Lý Hương để
trị đòn, ngã ,tổn thương, phong thấp đau xương, đau dạ dày, đau răng, ỉa chảy,
kiết lỵ, lá dùng ngoài trị sâu bọ đốt và rắn cắn.
ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và xát lên những chỗ đau
của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt, nước sắc lá dùng uống trị
phù, lấ cũng được dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, vỏ thân và rễ cũng được dùng trị
ỉa chảy.
1.3. Thành Phần hóa học.
Hầu hết các tài liệu đều thống nhất rằng thành phần của Xào giông có
tinh dầu. Và thành phần chính của tinh dầu tạo lên mùi của cây có a,ß-pinen,
ß-caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid và glycosid.

Qua nghiên cứu tài liệu chúng tôi thấy thành phần của Xào giông
{Murraya koenigii (L.) Spreng.) gồm có:
* Tỉnh dầu: có trong thành phần dược liệu Xào giông. Tuy nhiên, tinh
dầu của Murraya koenỉgỉỉ (L.) Spreng, ở các nơi khác nhau thì có thành phần
và tỷ lệ khác nhau.
Thành phần tinh dầu của Murraya koenỉgỉi (L.) Spreng, ở Bangladesh
nghiên cứu bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ có 39 họp chất [16]. Hoạt
chất chính là 3-caren (54.2%), caryophyllen (9.5%). Còn tinh dầu Murraya
panỉculata (L.) Jack, cũng ở đó có 58 hợp chất; caryophyllen oxit (16.6%), ß-
caryophyllen (11.8%), spathulenol (10.2%). Thành phần chính tạo nên mùi
Xào giông là pinen, Sabinen, caryophyllen, cadinol, cadinen.
Raina và cộng sự (2002) báo cáo thành phần tinh dầu Murraya koenigii
(L.) Spreng, có ß-pinen (70%), ß-caryophyllen (6.5%), a-pinen (5.4%).
Walde và cộng sự (2005) báo cáo thành phần tinh dầu Murraya
koenigỉỉ (L.) Spreng.có a-pinen (52%), cis-ß-ocimen (34%).
Thành phần hóa học của tinh dầu Murraya koenỉgii (L.) Spreng, ở
DelraDun nghiên cứu bằng sắc ký khí khối phổ có 34 hợp chất chính trong
tinh dầu chiếm 97,4% lượng hợp chất trong tinh dầu [21], các họp chất chính
gồm có:
a-pinen (51.7%)
Sabinen
(10.5%)
ß-pinen
(9.8%)
ß-caryophyllen
(5.5%)
limonen (5.4%)
bomyl acetat (1.8%)
terpinen-4-ol
(1.3%)

Ỵ-terpinen
(1.2%)
humulen-a (1.2%).
Theo Philip BC (1981), tinh dầu Xào giông trong lá non nhiều hơn lá
già[20]. Cụ thể thành phần tinh dầu như sau:
STT
Tên tinh dâu
Lá non (%)
lá già(%)
1 Caryophyllen
26.3
-
2 Cadinen
18.2
-
3 Cadiol
12.8
-
4
D-Sabinen
9.2
31.8-44.8
5 Dipenten
6.8
-
6
D-a-pinen
5.5
19-19.7
7

p-Pinen
-
4.2-4.7
8
P-phellandren
-
Ó.7-7.9
Bảng 1.3.1. So sảnh thành phân tỉnh dâu trong lá non và lả già Xào giông.
CH3
c
^ C H 3
^CHs
2H
-H
-CH3
CH3 CH3
p-phellandren p-caryophyllen (5.5%)
Công thức cấu tạo của 1 sô hợp chất trong tinh dầu Xào giông.
* Alcaloid: ngoài tinh dầu, trong Murraya koenỉgiỉ (L.) Spreng. còn có
alcaloid [11], [20]. Alcaloid có cả ở thân, lá và rễ.
- Murrayanin. Murrayanin được phân lập từ vỏ thân, công thức của nó
được tìm ra là l-methoxy-3-formylcarbazol.
- Mahanimnin. Ray và Chakraborty (1974) từng báo cáo về việc phân
lập mahanimbin, một carbazol alcaloid hexacyclic từng được biểu diễn là
9a, 10,11,12,13,13a -hexahydro-5,9,9,12-tetramethyl-1 -carbazol.
- Lá và rễ từng phân lập ra mahanimbin, iso mahanimbin, koenimbin,
murravanin và girinimbin. Dịch chiết cồn của lá từng cho một alcaloid được
xác định là bis murrayafolin. Từ dịch chiết ete dầu hỏa của vỏ thân Murraya
koenỉgiỉ (L.) Spreng, cũng phân lập ra các carbazol alcaloid : mahanimbin,
girinimbin và muưayanin.

- Koenilin, một carbazol alcaloid độc với tế bào được tìm thấy trong
Murraya koenỉgii (L.) Spreng, được mô tả là một C23-Carbazol alcaloid mới.
- Mahanimbinol cũng được phân lập từ thân cây Murraya koenigii (L.)
Spreng. Đó là chìa khóa trong việc sinh tổng hợp 20 carbazol alcaloid khác
cũng được báo cáo từ cây này.
- Mukonin. cấu trúc và phương pháp tổng hợp mukonin được mô tả
bởi Chakraborty và cộng sự (1978).
- Murrayacinin. cấu trúc của murrayacinin được mô tả bởi Chakraborty
và cộng sự (1974).
.R
CHO
'N'
H
Murravanine
ÒCH3
10
Mahanimbine
* Glycosỉd khác: trong Xào giông cũng có một glycosid là koenigin [8
Ngoài ra có tài liệu còn cho rằng nó có cả tanin [11]
MeO,
Koenigin
Các Furocoumarin phụ được báo cáo từ hạt của cây Xào giông
Murraya koenigỉỉ (L.) Spreng. gồm xanthotoxỉn, iso byakangelicol,
phellopterin, gosferol, neo byakangelicol, byakangelicol, byakangelicin và iso
gosferol (Adebajo và Reisch, 2000) [20].
*
về
thành phần dinh dưỡng:
Thành phần lá có: - Độ ẩm 66.3%.
- Protein 1%.

- Lipid 1%.
- Hydrocacbon 16%.
- Fibre 6.4%.
- Khoáng 4.2%.
11
Trong lOOg khoáng chứa Calci 810 mg, p 600 mg, Fe 2.1 mg, Vitamin
có caroten 12.600 IU, pp 2.3 mg, vitamin c 4 mg [20].
1.4. Tác dụng, công dụng cây Xào Giông.
1.4.1. Làm thơm, làm gia v ị:
Theo như tài liệu được biết, giá trị của cây Xào giông lớn nhất là ở tính
chất thơm của nó. Lá Xào giông được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ và nhiều nơi
trên thế giới làm gia vị cho các món ăn như cà ri, súp, làm bột cà ri trong công
nghiệp thực phẩm, ở miền trung nước ta, người ta ăn lá này cùng với các món
ăn từ con giông (hay còn gọi là con kì nhông, con nhông). Tinh dầu trong lá
có tác dụng kích thích tiêu hóa. Theo [11], lá Xào giông làm tăng tiết dịch
tiêu hóa, giảm buồn nôn, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy và bệnh lỵ, vì vậy nó là
một thứ gia vị rất tốt.
1.4.2. Kháng khuẩn:
Lá Murraya koenỉgiỉ (L.) Spreng, từng được chỉ ra là có tác dụng kháng
khuẩn, kháng nấm [20]. Các hợp chất được phân lập từ cây được chứng minh
có tác dụng ức chế vi khuẩn. Theo một số tài liệu, nước nấu lá Xào giông
dùng làm nước tắm trị ghẻ cho trẻ con có thể do tác dụng kháng khuẩn của nó
[9], [11]. Cụ thể về tác dụng kháng khuẩn của Murraya koenỉgii (L.) Spreng,
như sau: những họp chất iso mahanine, murrayanol được phân lập từ CCI4 có
tác dụng ức chế tốt 11 trong số 14 loại vi khuẩn được test (Ñutan và cộng sự
(1998)). Chowdhury phân lập được 2 alcaloid l-formyl-3-methoxy-6-
methylcarbazol và 6,7-dimethoxy-l-hydroxy-3-methylcarbazol từ lá Murraya
koenỉgỉỉ (L.) Spreng. Hợp chất thứ 2 từng cho thấy chống lại Gram(+) và
Gram(-), nấm. Rahman và Gray ( 2005) đã phân lập một benzo iso furanone
bay hơi, 3s(l8-hydroxyethyl)-7-OH-l-iso benzoisoñiranon và 3,3’-

oxybis(methylen)] bis- (9-methoxy-9H-carbazol), cùng 6 carbazol alcaloid
đã biết và 3 steroid đã biết từ vỏ thân Murraya koenigii (L.) Spreng., lượng
12
tối thiểu gây tác dụng ức chế của những hợp chất này là từ 3.13 đến
100|ig/ml khi test trên những chủng S.aureus, B.subtilis, E.colỉ, c .albicans.
1.4.3. Chống viêm:
ở Ấn Độ, người ta dùng lá nghiền nát và đắp ngoài để trị phát ban da,
sắc với rượu bia đắng lấy nước dùng như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn.
Vỏ và rễ được dùng trị phát ban da và vết cắn của động vật có độc [9].
Có nghiên cứu cho rằng tác dụng chống viêm của cây là do
mahanimbine, murrayanol, mahanine và một sổ tinh dầu thiết yếu trong cây
Murraya koenigii (L.) Spreng, (chiếm khoảng 1.4% kl/tt) [20].
1.4.4. Chống đái tháo đường:
Có nhiều báo cáo về tác dụng của lá Xào giông trên bệnh nhân đái tháo
đưòmg. Nó làm chậm tốc độ chuyển tinh bột thành glucose trong bệnh nhân
đái tháo đường[18], [20]. Vì vậy nó được đề nghị làm thức ăn cho những
bệnh nhân đái tháo đường. Những nghiên cứu cho thấy M koenỉgỉỉ (L.)
Spreng, tạo ra hệ thống bảo vệ có nguồn gốc từ thiên nhiên trong điều trị bệnh
tiểu đưòng bằng cách giảm stress oxy hóa và thiệt hại tế bào ß tuyến tụy. Tác
dụng chống oxy hóa của M koenỉgii (L.) spreng, được so với glibenclamid,
một thuốc hạ đường huyết hiệu quả được dùng phổ biến trên thế giới [18],
Dịch chiết methanol có tác dụng trong giảm glucose máu ở chuột bị đái tháo
đường hơn so với dịch chiết nước. Đã có một số lượng lớn báo cáo về việc sử
dụng lá cây Murraya koenỉgiỉ (L.) Spreng, cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy
nhiên, Ly er- Mani (1990), Abebajo và cộng sự (2004), Yadav và cộng sự
(2004) không tìm thấy bất cứ một tác dụng nào của lá cây Murraya koenigỉi
(L.) Spreng, trong bệnh nhân tiểu đường [20]. Điều này có lẽ còn phụ thuộc
vào chất lưọng lá Xào giông được nghiên cứu.
13
1.4.5. Thuộc tính diệt côn trùng:

3 carbazol alcaloid sinh học là; mahanimbine, murrayanol, mahanine
trong dịch chiết xào giông được thấy có tác dụng diệt muỗi, diệt côn trùng,
kháng khuẩn (Mosquitocidal) [20’.
1.4.6. Chống oxy hóa:
Tác dụng chống oxy hóa của những Carbazol ( l,l-diphenyl-2-
picrylhydrazyl: DPH) trong cây Murray a koenỉgỉỉ (L.) spreng, được nghiên
cứu là có độ mạnh xếp theo thứ tự: acid ascorbic > bismurraya foline E >
euchestine B, mahanin và a-tocopherol > BHT > mahanimbirin và
mahanimbin[19].
1.4.7. Các ứng dụng khác:
- Trong công nghiệp, Các thành phần chính của tinh dầu : cis
caryophyllen (11.74%), dipenten (11.3%), a-eudesmol (9.61%), iso
caryophyllen (8.41%) và ß-elemen (7.09%), những họfp chất này được gợi ý
có thể là chất định hình trong xà phòng và họp chất tẩy rửa thơm. Ngoài ra,
Xào giông được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, gia vị.
- Trong Murraya koenỉgii (L.) Spreng, có chứa chất ức chế tăng trưởng
cây trồng ( Bhattacharya và cộng sự (1989)) [20'.
- Tác dụng trên hormon sinh dục nữ: nó được nghiên cứu có tác dụng
trên hormone buồng trứng và sự sinh sản của động vật (Mehrotra và cộng sự
2003, 2005) [20].
- Xào giông có lá hơi chua, thoTn nồng, quả và lá đều làm săn da, vỏ và
rễ bổ. Công dụng làm gia vị, làm thuốc, quả chữa lỵ, ỉa chảy, sốt rét [9]. Lá
kích thích tiêu hóa, chữa bệnh lỵ [11]. ở Ấn Độ, lá làm thuốc dưỡng tóc và
ngăn ngừa tóc bạc, dùng làm cao dán chữa vết bỏng và vết thương. Nước ép
hoa quả hòa với nước ép chanh lá cam làm xoa dịu vết côn trùng cắn.
14
Tóm lại, Murraya koenỉgiỉ (L.) Spreng, được biết đến là cây có giá trị
cao do đặc điểm thơm và hoạt tính làm thuốc của nó. Lá của nó được sử dụng
cho mục đích nấu nướng, đặc biệt là trong món cà ri và tưong ớt, cũng như
trong rau, cá, thịt, bơ sữa. Hợp chất bay hơi chính trong lá cây là a-pinen, ß-

caryophyllen, (E)-ß-Ocimen, linalool, ß-phellandren. Murraya koenỉgii (L.)
Spreng, còn là nguồn giàu Carbazol alcaloid. Lá, rễ, thân của nó có một số
hoạt chất tác dụng mạnh, chất kích thích tiêu hóa và chất làm đánh hơi. Nó
cũng được chỉ ra là có tác dụng giảm cholesterol máu và nhiều tác dụng có lợi
khác, hứa hẹn nhiều ứng dụng lớn về sinh học và công nghiệp trong tương lai.
15
PHÀN II: ĐỔI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHỊÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Dược liệu là thân, lá cây Xào Giông được thu hái tại Ninh Thuận vào
tháng 2 năm 2010.
Nguyên liệu được chuẩn bị như sau:
- Lựa chọn lá và cành rửa sạch, ngâm ethanol 50% làm mềm để cắt tiêu
bản vi phẫu, nghiên cứu cấu tạo giải phẫu cành và lá.
- Lựa chọn phần thân, lá làm sạch, sấy khô tán bột mịn, bảo quản để
nghiên cứu đặc điểm bột.
- Dược liệu thu hái đem cất định lượng tinh dầu, phần còn lại đem
nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học.
- Một phần dược liệu khác sấy khô, bảo quản để chiết xuất nghiên cứu
các phân đoạn dịch chiết bằng sắc ký lóp mỏng.
2.2. Phương tiện nghiên cứu
* Thuốc thử, dung môi, hóa chất:
- Các dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu như: n-Hexan,
Chloroform, Ethyl acetat, n-Butanol, Ethanol, nước cất, acid acetic
- Các thuốc thử như : Mayer, Bouchardat, FeCls 5%
- Sắc ký lóp mỏng : Dùng bản mỏng tráng sẵn Silicagen 60 F254 ( Hãng
Merk) độ dày 0.2 mm hoạt hóa trong tủ sấy ở nhiệt độ 110°/ 60 phút
* Phương tiện máy móc dùng trong nghiên cứu
- Dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay.
- Cối, rây, thuyền tán.

- Kính hiển vi chụp ảnh LEICA, máy ảnh kỳ thuật số.
- Tủ sấy SHELLAB.
- Cân kỹ thuật SARTORIƯS.
- Bộ dụng cụ Soxhlet, sinh hàn hồi lưu, bộ định lượng tinh dầu.
16
- Hệ thống máy chấm sắc ký: thiết bị bơm mẫu tự động ( CAMAG -
LIM0NAT5 ), máy nén khí, buồng chụp ảnh ( CAMAG
REPROSTAR3) bình triển khai sắc ký, bình phun sắc ký, computer với
phần mềm hỗ trợ WinCats và VideoSCan.
- Bình gạn, bình nón, cốc, ống đong, ổng nghiệm, pipet
- Máy sắc ký khí khối phổ
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật, hiển vi:
- Quan sát và mô tả hình thái thực vật bằng mắt thường, cảm quan.
- Quan sát và mô tả hình dạng, màu sắc, mùi vị, kích thước dược liệu bằng
cảm quan của mắt thường và kính lúp, kết hợp với chụp ảnh.
- Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu:
■ Cắt vi phẫu lá cành bằng máy cắt cầm tay, tẩy nhuộm tiêu bản theo
tài liệu phần vi học [4], [14'.
■ Quan sát cấu tạo giải phẫu cành lá bằng kính hiển vi có gắn máy ảnh
kỹ thuật số.
- Nghiên cứu đặc điểm bột: quan sát hình dạng, màu sắc, ngửi, nếm, nhận
biết mùi vị của bột. Soi tìm đặc điểm bột và chụp ảnh bằng kính hiển vi có
gắn máy ảnh kỹ thuật số.
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu.
* Định lượng tỉnh dầu và xác định thành phần tỉnh dầu:
- Cất lấy tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước sử dụng bộ dụng
cụ cất tinh dầu cải tiến có bình hứng trong của bộ môn dược liệu, Đại Học
Dược Hà Nội. Từ lượng tinh dầu thu được so với khối lượng dược liệu đem
cất (tính ra khối lượng khô) ta tính được hàm lượng tinh dầu trong dược liệu.

17
a X 100
Công thức x% =
b
trong đó X: hàm lượng phần trăm tinh dầu ( ml/g)
a : thể tích tinh dầu đọc được sau khi cất (ml)
b : khối lượng dược liệu (tính theo khối lượng khô) (g).
- Xác định độ ẩm theo chuyên luận “Xác định mất khối lưọng nước do
làm khô” (DĐVNIV, 2009) [7].
(rtii - m i ) X 100
Độ ẩm =

mi
Trong đó ni] : khối lượng dược liệu trước khi sấy
ĨĨÌ
2
: khối lưọng dược liệu sau khi sấy
- Xác định thành phần tinh dầu bằng sắc ký khí khối phổ (khoa hóa
phân tích tiêu chuẩn, Viện Dược liệu).
Nguyên tẳc\ Khối phổ là kỹ thuật đo trực tiếp tỷ số khối lượng và điện tích
của ion {miz) được tạo thành trong pha khí từ phân tử hoặc nguyên tử của
mẫu. Các ion được tạo thành trong buồng ion hóa, được gia tốc và tách riêng
nhờ bộ phân tích khối trước khi đến detector ( áp suất từ 10'^ Pa đến 10'^ Pa.)
Tín hiệu tưong ứng với các ion sẽ được thể hiện bằng một số vạch (pic) có
cường độ khác nhau tập họp lại thành một khối phổ đồ.
Sắc ký khí kết hợp khối phổ thì đầu ra của cột mao quản máy sắc ký
khí (GC) được nối trực tiếp với bộ nguồn ion của máy khối phổ(MS). Dựa
vào thời gian lưu của các chất để tách các chất trong mẫu ra khỏi máy sắc ký
khí và dựa vào thư viện phổ lưu trong máy khối phổ để so sánh nhận diện các
chất trong mẫu phân tích.

n A
18
* Định tính sơ bộ một số nhóm chất tự nhiên trong dược liệu Xào Giông.
Lấy dịch chiết của dược liệu (sau khi cất tinh dầu) đem định tính sơ bộ
glycoside tim, ílavonoid, anthranoid, coumarin, tanin, alcaloid, saponin theo
các tài liệu[l], [2], [3], [7].
* Nghiên cứu các phân đoạn dịch chỉêt dược liệu Xào Giông ưong các dung
môi khác nhau bằng phương pháp sắc kỷ lớp mỏng.
Sử dụng các dung môi có độ phân cực khác nhau để chiết các chất có
trong dược liệu Xào giông thành các phân đoạn dịch chiết. Tiến hành nghiên
cứu các phân đoạn bằng sắc ký lóp mỏng với sự hỗ trợ của hệ thống SKLM
CAMAG chọn hệ dung môi cho kết quả tách chất tốt, soi dưới các ánh sáng
khác nhau và chụp ảnh.
19
PHẦN III: THựC NGHIỆM VÀ KÉT QUẢ.
3.1. Đặc điểm hình thái, thực vật
3.1.1. Mô tả đặc điểm hinh thái
Mô tả: cây gỗ nhỏ, cao 3-5m. Lá kép lông chim lẻ với 17-21 đôi lá chét
dài 3-5cm, mọc sole, hình trái xoan ứion, không cân xứng, nhẵn hơi có lông
mm, nhạt ở mặt dưới; gân bên 4-6 đôi, lồi rõ ở mặt dưới. Lá rất ứiom.
\ Z : r 'Á
Hình 3. ĩ. 1. Cành, lá cây Xào giông
3.1.2. Đặc điểm hiển vi.
* Tiến hành
- Chọn mặt cắt ngang iá, cành mang đầy đủ đặc điểm của dược liệu.
- Sử dụng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay để cắt tiêu bản từ mẫu đã ngâm ethanol
50%, chọn lát cắt mỏng.
- Tẩy bằng dung dịch chloramin T bão hòa, đun nóng ữong 60 phút.
20
- Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất.

- Ngâm trong dung dịch acid acetic 15 phút rồi rửa sạch bằng nước cất.
- Nhuộm đỏ son phèn (đã lọc) trong 60 phút rồi rửa sạch bằng nước cất. Tùy
vào cảm quan có thể nhuộm đỏ tiếp hoặc thôi.
- Nhuộm xanh Methylen ( đã pha loãng với nước) trong 5 phút, sau đó rửa
sạch bằng nước cất đã lọc.
- Loại nước lần lượt bằng cồn 10%, 20%, 30%, 60%, 90% và tuyệt đổi, lắc 3
lần với xylen sau đó cố định bằng bôm Canada lên phiến kính.
- Quan sát dưới kính hiển vi, chụp ảnh.
* Ket quả và nhận xét
3.1.2.1. Vi phẫu lá
Phần gân lá: Gân dưới lồi, gân trên hơi lồi. Biểu bì trên và biểu bì dưới
cấu tạo từ một hàng tế bào tròn, kích thước rất nhỏ xếp đều đặn. Mô mềm
gồm các tế bào thành mỏng, rải rác có các túi chứa tinh dầu. Mô cứng cấu tạo
bởi các tế bào có kích thước nhỏ, thành dày tạo thành cung lớn bao phía
dưới bó libe-gỗ. Libe-gỗ gân chính gồm bó gỗ lớn nằm giữa gân lá, libe tạo
thành cung bao phía dưới bó gỗ, trong libe rải rác có các tinh thể calci oxalat
kích thước khoảng 0,01- 0,02mm, phần gỗ gồm các mạch gỗ nối tiếp nhau
thành từng dãy chụm ở phía trên và tỏa ra ở phía dưới.
Phần phiến lá: biểu bì trên và dưới giống như phần gân lá. Sát lóp biểu
bì phía trên có lóp mô giậu gồm 2-3 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đứng
chiếm gần một nửa chiều dày phiến lá, các tế bào này xếp vuông góc với bề
mặt lá. Rải rác có các túi chứa tinh dầu hình tròn khá lớn xếp cả ở vùng mô
giậu và vùng mô khuyết. Mô khuyết gồm các tế bào thành mỏng cùng với các
bó sợi nằm lộn xộn phía dưới mô giậu. Rải rác có các tinh thể calci oxalat
kích thước khoảng 0,01- 0,02mm.

×