Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề văn lớp 11- sưu tầm tham khảo ôn thi kiểm tra, thi học sinh giỏi văn (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.35 KB, 2 trang )

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 11
MÔN : VĂN
Thời gian : 90 phút.
Đề thi : Bàn về văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, giáo sư Nguyễn
Đình Chú có nhận đònh rằng :
“ Không kể đến bộ phận thơ văn yêu nước chống Pháp mà Nguyễn Đình Chiểu
là ngọn cờ đầu, tình cảm yêu nước trong văn học giai đoạn này cũng biểu hiện thật
phong phú, sâu sắc, và bao trùm lên tất cả là nỗi buồn mất nước”.
Anh (chò) hãy làm rõ nhận đònh trên qua các sáng tác của Nguyễn Khuyến,
Trần Tế Xương và Chu Mạnh Trinh.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN VĂN – KHỐI 11
I. YÊU CẦU LÀM BÀI :
1. Về kó năng: học sinh cần biết nhận thức đề, biết cách làm bài văn nghò luận phân tích và
chứng minh, biết hành văn, không phạm những lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt…
2. Về kiến thức: học sinh cần xác đònh được phạm vi kiến thức được quy đònh trong đề bài: tình
cảm yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, ngoại trừ bộ phận thơ
văn yêu nước chống Pháp mà Nguyễn Đình Chiểu là ngọn cờ đầu.
Học sinh cần vận dụng những kiến thức đã học, đã đọc, về các tác giả Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, Chu Mạnh Trinh (đã học trong chương trình THCS và THPT) để làm rõ những biểu hiện
tình cảm yêu nước của con người Việt Nam khi đất nước đã rơi vào tay thực dân Pháp, phong
phú và sâu sắc, mà bao trùm lên tất cả là nỗi buồn mất nước, cụ thể là:
a. Tình cảm yêu nước trong thơ Nguyễn Khuyến:
- Thời cuộc loạn lạc, triều đình đầu hàng giặc Pháp, Nguyễn Khuyến băn khoăn và cuối cùng
quyết đònh từ quan để giữ trọn khí tiết và tấm lòng đối với đất nước: “Mười năm lăn lộn trên
đường ấy – May về, ta vẫn được là ta”.
- Về ở ẩn, tâm hồn Nguyễn Khuyến vẫn không hề được thanh thản: nỗi buồn mất nước có khi
được gửi gắm trong tiếng kêu ai oán não lòng của con chim cuốc (bài Cuốc kêu cảm hứng); có
khi được thể hiện qua bức tranh thu buồn man mác và chất chứa tâm sự của một nhà nho thiết
tha với quê hương đất nước mà không thể làm được gì cho đất nước (ba bài thơ thu) ; đến cuối
đời vẫn canh cánh một nỗi hổ thẹn: “Ơn vua chưa chút báo đền – Cúi trông hổ đất, ngửa lên


thẹn trời”…
b. Tình cảm yêu nước trong thơ Tú Xương:
- Nỗi buồn thương nước mất được biểu hiện qua những bài thơ trữ tình nhẹ nhàng mà sâu lắng
thiết tha tình đất nước (Sông lấp, o bông che bạn…)
- Nỗi chua xót trước những đổi thay điên đảo của xã hội Việt Nam buổi giao thời, trước sự băng
hoại của những giá trò truyền thống, được thể hiện qua những bài thơ trào phúng với tiếng cười
châm biếm, đả kích cay độc (Năm mới chúc nhau, Mồng Hai Tết viếng cô Kí, Đất Vò Hoàng…)
c. Tình cảm yêu nước trong thơ Chu Mạnh Trinh : bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca thể hiện
một tâm hồn nghệ só đặc biệt tha thiết với cảnh đẹp, qua đó kín đáo bộc lộ tình yêu giang sơn
đất nước.
II. BIỂU ĐIỂM :
Điểm 9-10 : đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, văn viết có hình ảnh, có cảm xúc.
Điểm 7 - 8 : nội dung đầy đủ, diễn đạt lưu loát.
Điểm 5 - 6 : nội dung tương đối đầy đủ, văn viết sáng sủa, diễn đạt được ý.
Điểm 3 - 4 : nội dung sơ sài, diễn đạt luộm thuộm.
Điểm 1 - 2 : không hiểu đề.

×