Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề văn lớp 11- sưu tầm tham khảo ôn thi kiểm tra văn mã đề 003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.44 KB, 3 trang )

Mã đề: 003 ĐÊ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 15 phút (Không kể thời gian giao đề)
1/ Trong “Vội vàng”, ước muốn “tắt nắng”, “buộc gió” của “tôi”, nói một cách giản
dị và thực chất, là ước muốn điều gì?
a Muốn chặn đứng bước đi của thời gian.
b Muốn vĩnh viễn hoá hương sắc của tuổi trẻ, mùa xuân.
c Muốn có được sức mạnh, quyền năng của tạo hoá.
d Muốn có được quyền uy của thượng đế.
2/ Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, từ “kịp” trong câu “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó -
Có chở trăng về kịp tối nay” gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư tác
giả?
a Một niềm mong ngóng, trông đợi đối với người thương.
b Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương.
c Một lời khẩn cầu, hi vọng được gặp lại người thương.
d Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian.
3/ Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khổ đầu bài
thơ là bức tranh tả cảnh gì và mang vẻ đẹp như thế nào?
a Một cảnh tượng bình minh vô cùng tươi sáng.
b Một bức tranh bình minh tươi đẹp, tràn trề sức sống.
c Một bức tranh bình minh êm ả.
d Một bức tranh bình minh kì thú.
4/ Từ nào sau đây diễn tả không đúng trạng thái tâm lí của nhân vật “văn sĩ” khi
được trọng vọng, được đọc thơ và được tán thưởng trong bài “Hầu trời”?
a Sung sướng lạ lùng.
b Cao hứng tột bậc.
c Tự cao tự đại.
d Đắc ý, tự tin.
5/ Bài thơ “Hầu trời” được viết bằng:
a chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.
b chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.
c chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.


d chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.
6/ Trong “Vội vàng”, câu thơ “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn - Nếu tuổi trẻ
chẳng hai lần thắm lại!” cho thấy ý nghĩa đầy đủ, sâu xa của cuộc sống, với Xuân
Diệu, không phải là điều nào trong những điều sau đây?
a Là tận hưởng thật nhiều, thật cao độ niềm hạnh phúc trần thế.
b Là mãi mãi phơi phới tuổi thanh xuân.
c Là được sống cho rực rỡ, huy hoàng, chói lọi.
d Là theo kịp bước đi của thời gian để làm được những điều kì diệu.
1
7/ Trong bài “Tràng giang”, mối sầu trăm ngả mà hình ảnh “thuyền về nước lại ”
trong dòng thơ thứ ba của khổ thơ thứ nhất gợi lên, chủ yếu là mối “sầu” nào?
a Thân phận.
b Tiêu sơ, hoang vắng.
c Chia li
d Đơn chiếc.
8/ Trong “Vội vàng”, giữa dòng thơ 12, Xuân Diệu đặt một dấu chấm đột ngột (Tôi
sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa) nhằm chủ yếu tạo hiệu quả gì?
a Nhân mạnh nỗi buồn lo “vội vàng”.
b Tạo cảm giác đứt gãy, hụt hẫng vì niềm vui không trọn vẹn.
c Tạo thêm sức ám ảnh của thời gian.
d Tạo sự đối lập giữa “sung sướng” với “vội vàng”.
9/ Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, trong ba lần sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ
“ai” (Vườn ai ?Thuyền ai ?Ai biết tình ai ?), lần nào giúp người đọc cảm nhận
được câu hỏi tu từ ẩn giấu một nỗi buồn da diết?
a Không lần nào.
b Lần thứ hai (khổ giữa).
c Lần thứ nhất (khổ đầu).
d Lần thứ ba (khổ cuối).
10/ Các từ ngữ, hình ảnh: rớm vị chia phôi, than thầm tiễn biệt, hờn vì nỗi phải bay
đi, đứt tiếng reo thi, sợ độ phai tàn sắp sửa, trong đoạn thơ “Mùi tháng năm Chẳng

bao giờ nữa ” cho thấy rõ nhất thế giới ngoại cảnh phản chiếu điều gì trong tâm hồn
nhà thơ?
a Một niềm băn khoăn cho những ngày sắp đến.
b Một niềm tiếc nuối đến đau đớn, xót xa.
c .Một nỗi ân hận về những ngày đã qua.
d Một niềm lo âu, khắc khoải, da diết.
11/ Trong “Hầu trời”, chư tiên gọi nhân vật trữ tình là gì?
a Khanh.
b Ngài.
c Anh.
d Ngươi.
12/ Trong chuyến “Hầu trời” bằng tưởng tượng, Tản Đà không nói về điều gì?
a Về tình trạng đen tối, bất công của xã hội.
b Về “sứ mệnh” xã hội mà nhà văn phải gánh vác.
c Về bản thân và về nghề văn.
d Về tình cảnh khốn khó của nhà văn nơi hạ giới.
13/ Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, trong ba lần sử dụng câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ
“ai” (Vườn ai ?Thuyền ai ?Ai biết tình ai ?), lần nào giúp người đọc cảm nhận
được câu hỏi tu từ ẩn giấu một niềm vui?
a Không lần nào.
2
b Lần thứ ba (khổ cuối).
c Lần thứ nhất (khổ đầu).
d Lần thứ hai (khổ giữa).
14/ Bài thơ “Hầu trời” được viết theo dạng thức như thế nào?
a Như một bài thơ trữ tình bình thường.
b Như một vở kịch.
c Như một bài “hành”.
d Như một câu chuyện (hư cấu) bằng thơ.
15/ Trong “Đây thôn Vĩ Dạ”, tâm trạng, cảm xúc nổi bật toát ra từ bức tranh thiên

nhiên trong khổ thơ thứ nhất không thuộc nội dung, sắc thái nào sau đây?
a Thương nhớ.
b Đắm say.
c Vui tươi
d Ngậm ngùi.
16/ Câu thơ nào chép sai so với bài “Tràng giang” của Huy Cận?
a Lòng quê dờn dợn vời con nước.
b Lớp lớp mây cao đùn núi bạc.
c Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
d Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
17/ Bút danh Tản Đà được ông tạo ra theo cách nào?
a Ghép tên làng với tên thôn ở quê ông.
b Ghép tên một con sông với tên một ngọn núi ở quê ông.
c Ghép tên một thắng cảnh với tên một thắng cảnh khác ở quê ông.
d Ghép tên một ngọn núi với tên một con sông ở quê ông.
18/ Trong “Tràng giang”, phong vị cổ điển trong câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ:
bóng chiều sa” chủ yếu toát ra từ đâu?
a Từ cảm giác lẻ loi, đơn chiếc của nhân vật trữ tình.
b Từ hình ảnh cánh chim nhỏ nhoi.
c Từ bóng hoàng hôn mênh mang.
d Từ bút pháp tương phản (cánh chim và bầu trời).

19/ Trong “Lưu biệt khi xuất dương”, nội dung quan niệm mà câu thơ “Sinh vi nam
tử yếu hi kì” muốn thể hiện là gì?
A.Quan niệm về cốt cách người quân tử.
B.Quan niệm về chí khí anh hùng.
C.Quan niệm về chí làm trai.
D.Quan niệm về đạo làm người.
20/ Tác phẩm nào sau đây được xếp vào loại truyện trữ tình?
A.Chữ người tử tù. B.Cha con nghĩa nặng.

C.Tinh thần thể dục. D.Hai đứa trẻ.
3

×