Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn ngữ văn khối 11 của trường chuyên LÊ KHIẾT QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.14 KB, 5 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN, KHỐI 11
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ KHIẾT NĂM 2015
TỈNH QUẢNG NGÃI Thời gian làm bài: 180 phút
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT (Đề này có 1 trang, gồm 2 câu)


Câu 1 (8,0 điểm) :
Người xưa thường nhắn gửi những người xông pha ngoài biển khơi:
Chính vị trí những cánh buồm chứ không phải là hướng gió, sẽ quyết định chúng ta
đi đến đâu.
Suy nghĩ của anh /chị?
Câu 2 (12,0 điểm) :
Bàn về cái tôi cá nhân trong thơ Việt Nam giai đoạn 1930-1945, giáo sư
Trần Đình Sử viết:
"Nếu các cá tính cách mạng tự ý thức mình trong vai trò sứ giả và xả thân,
thì trong văn thơ lãng mạn, cái tôi tự ý thức dưới hình thức cởi mở của cảm giác trẻ
trung, thành thực có tính chất tự thú, tự ngắm và tự nghiệm".
("Về ý thức cá tính trong văn học Việt Nam",
in trong Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội Nhà văn, H. 1996, tr. 178)
Anh /chị hãy so sánh sự tự ý thức về cái tôi cá nhân thể hiện trong hai bài thơ
"Từ ấy" (Tố Hữu) và "Vội vàng" (Xuân Diệu).
HẾT
Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người ra đề
Nguyễn Tấn Huy
ĐT: 0905 137 204

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11
(có 04 trang)
Câu Ý Nội dung chính cần đạt Điểm


1 8.0
1 Nội dung, ý nghĩa lời nhắn gửi của người xưa
1.1 Người đi biển phải biết tính toán điều khiển dây lèo,
dây lái, đặt cánh buồm ở vị trí thích hợp để đưa con
thuyền đi đúng hướng.
Phải biết lợi dụng sức gió chứ không để phụ thuộc
vào hướng gió.
1.0
1.2 Hiểu rộng ra, cuộc đời bao la như biển lớn, "hướng
gió" là những điều kiện khách quan, là hoàn cảnh xã
hội nhiều biến động thử thách, "đi đến đâu" là do tài
điều khiển "vị trí cánh buồm", do sự ứng phó của bản
thân trước hoàn cảnh, biết làm chủ con đường đi trong
cuộc đời.
1.0
2 Luận bàn
2.1 Không thể phủ nhận vai trò của hoàn cảnh sống, của
các điều kiện khách quan trong sự thành bại của con
người.
- Gặp điều kiện thuận lợi sẽ được "thuận buồm xuôi
gió", gặp "cuồng phong" dễ bị cuốn đến chỗ thảm bại.
- Có cả cơ hội lẫn nguy cơ chờ đón và rình rập con
người.
1,0
2.2 Sự thành công hay thất bại trong cuộc đời mỗi
người là do chính bản thân người ấy quyết định.
- Nếu trong hoàn cảnh khó khăn thử thách mà con
người biết vượt lên, làm chủ cuộc đời mình, biết tự
điều chỉnh để ứng phó với các yếu tố bất lợi thì sẽ đi
3.0

2
đúng hướng và đến được cái đích cần đến. Đã lựa
chọn đường đi là phải biết trải qua những thử thách.
Niềm khao khát hướng thiện, sự can đảm đối mặt với
thách thức, nỗi đau đớn trong hi sinh, mất mát Tất cả
đều biểu hiện giá trị của con người.
- Dù hoàn cảnh có thuận lợi nhưng nếu con người
không biết nắm bắt cơ hội, không tận dụng được sự hỗ
trợ của các yếu tố khách quan thì sẽ không vươn tới
được ước mơ.
3 Bài học nhận thức và hành động
3.1 Phát huy năng lực bản thân, tận dụng các yếu tố
khách quan để đạt mục đích.
1.0
3.2 Để tự quyết định cuộc đời mình, cần phải tự nhận
thức chính mình, tích lũy tri thức, rèn luyện bản lĩnh,
giữ vững ý chí, kiên định lập trường.
1.0
2 12.0
1 Giới thiệu chung
1.1 Trong thơ hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945,
hai khuynh hướng lãng mạn và cách mạng cùng thể
hiện sự tự ý thức về cái tôi cá nhân nhưng có tính chất
khác nhau.
1.0
1.2 Hai tác giả: Tố Hữu – lá cờ đầu của thơ ca Cách
mạng Việt Nam hiện đại, Xuân Diệu – nhà thơ tiêu
biểu của phong trào Thơ mới.
0.5
1.3 Hai bài thơ "Từ ấy" và "Vội vàng" mang những đặc

trưng cái tôi cá nhân của mỗi khuynh hướng như GS.
Trần Đình Sử đã nhận định.
0.5
2 Sự tự ý thức về cái tôi cá nhân – điểm giống nhau
giữa hai bài thơ
2.1 Các tác giả khám phá hiện thực, chiêm nghiệm thực
tại, sáng tạo nghệ thuật đều từ cái tôi cá nhân của
mình, phá vỡ hệ thống thi pháp trung đại.
1.0
3
2.2 Ý thức được cái tôi cá nhân là một bản thể tích cực
của đời sống, Tố Hữu và Xuân Diệu thể hiện trong hai
bài thơ những khao khát lớn lao về lẽ sống, quan niệm
sống của mình; muốn khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa
của mình.
1,0
3 Sự thể hiện của cái tôi cá nhân trong mỗi bài thơ
3.1 Cái tôi cách mạng trong "Từ ấy"
- Vai trò "sứ giả":
Đem đến sự thức tỉnh về niềm tin vào lí tưởng. Lí
tưởng là ánh sáng rực rỡ (nắng hạ, mặt trời chân lí)
soi đường và làm hồi sinh sự sống.
0.5
Cái tôi cách mạng không cảm thấy cô đơn mà giàu
nhiệt huyết với tư cách đại diện.
0.5
- Vai trò "xả thân":
Cái tôi cá nhân nhà thơ gắn bó với "mọi người", với
"trăm nơi", với "bao hồn khổ"; quyết tâm, tự nguyện
vượt lên chính mình, đồng cảm sâu xa với những

người còn chịu nhiều đau khổ.
1.0
Sự hoà mình vào với môi trường rộng lớn cũng là
để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp cần lao, giải
phóng dân tộc mà Đảng đã giác ngộ cho nhà thơ, để
nhân lên sức mạnh của mỗi người cũng như sức mạnh
của "khối đời".
1.0
Cái tôi cá nhân tiểu tư sản đã có sự giao hoà với cái
"ta" chung. Vì tình cảm với "những kiếp phôi pha",
với những con người "không cơm áo" ấy mà nhà thơ
đã làm cách mạng và làm thơ.
1.0
3.2 Cái tôi lãng mạn trong "Vội vàng"
- Cảm giác trẻ trung:
Nhìn đời bằng cặp mắt "xanh non", "biếc rờn", con
mắt phong tình; phát hiện ra bao lạc thú của cuộc đời.
Lấy con người ở giữa tuổi xuân và tình yêu làm chuẩn
1,0
4
mực của cái đẹp (tháng giêng như môi gần).
Nghiêng về phía khẳng định hiện tại, sống đến tận
cùng phút giây với hiện tại (muốn ôm cuộc sống mới
bắt đầu mơn mởn, thời tươi).
0,5
Lòng ham sống, yêu đời đến mức tham lam, cuống
quýt, vồ vập (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no
nê).
0,5
- Sự thành thực:

Trực tiếp bộc lộ cái tôi cá nhân đầy khao khát. (Tôi
muốn, ta muốn). Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên
bằng tất cả các giác quan của mình, kể cả những giác
quan bị coi là phàm tục (ngon, cắn)
1,0
Không giấu giếm, che đậy mà thú nhận và kêu lên
nỗi buồn, cô đơn, nuối tiếc ngày vui qua mau, vẻ đẹp
tàn phai.
0,5
Nghiệm thấy thời gian là một dòng suy biến và tàn
phai, ở cuối con đường là tuổi già và cái chết.
0,5
HẾT
Người ra đề: Nguyễn Tấn Huy
ĐT: 0905 137 204
5

×