Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.73 KB, 7 trang )

SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊNLÊ QUÝ ĐÔN
Đề thi đề nghị
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Lịch sử - lớp 11
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1 (3.0 điểm)
Khái quát diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai ở Mặt trận châu Á –
Thái Bình Dương. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít
Nhật.
Câu 2 (3.0 điểm)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc
Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa
giành được thắng lợi?
Câu 3 (3.0 điểm)
Những đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong phong
trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Tại sao cuộc vận động cứu nước của hai ông
không thành công?
Câu 4 (3.0 điểm)
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong thập niên 30 của thế
kỉ XX? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó.
Câu 5 (3.0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu
năm 1930. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên.
Câu 6 (2.5 điểm)
Phân tích những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây từ đầu thập kỉ
70 đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra


những cơ hội nào cho sự phát triển của thế giới?
Câu 7 (2.5 điểm)
Nêu các sự kiện chính ở các nước Đông Nam Á trong những năm 1945,
1967, 1976. Hiện nay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo vệ
hòa bình và an ninh khu vực?
…………………………Hết…………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu Nội dung Điểm
1
Khái quát diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai ở Mặt trận
châu Á – Thái Bình Dương. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc
tiêu diệt phát xít Nhật.
3,0
a. Khái quát diễn biến của chiến tranh thế giới thứ hai ở Mặt trận
châu Á – Thái Bình Dương
- Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ tại Trân Châu
Cảng. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng. Mĩ buộc phải tham gia chiến tranh
thế giới.
0,25
- Ngày 8/12/1941, Mĩ và Anh tuyên chiến với Nhật. Chiến tranh Thái
Bình Dương bùng nổ.
0,25
- Từ tháng 12/1941 đến tháng 5/1942, Nhật chiếm được một vùng rộng
lớn bao gồm Thái Lan, Mã Lai, Xin-ga-po, Miến Điện, Phi-líp-pin và
nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Đến 1942, quân phiệt Nhật đã thống trị
khoảng 8 triệu km2 và 500 triệu dân ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái
Bình Dương
0,25
- Từ tháng 8/1942 đến tháng 1/1943, Mĩ đánh bại Nhật trong trận Gu-a-
đan-ca-nan, tạo bước ngoặt chiến tranh tại mặt trận này, từ đây quân Mĩ

chuyển sang phản công, lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình
Dương.
0,25
- Từ 1944 liên quân Mĩ – Anh đánh chiếm Miến Điện, quần đảo Phi-lip-
pin và các thành phố của Nhật Bản.
0,25
- 6 và 9/8/1945, Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn
của Nhật Bản, giết hại hàng vạn người dân vô tội.
0,25
- 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến và tấn công 70 vạn quân Nhật tinh nhuệ
ở Mãn Châu Trung Quốc.
0,25
- 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc.
0,25
b. Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít Nhật.
- Tháng 2/1945, tại hội nghị Ianta, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã
kí kết một hiệp định trong đó nêu rõ sau khi nước Đức phát xít đầu hàng
và chiến tranh kết thúc ở châu Âu thì khoảng 2 đến 3 tháng sau Liên xô
sẽ tham gia chiến tranh chống phát xít Nhật ở châu Á.
0,25
- Thực hiện cam kết với các nước Đồng minh và thực hiện nhiệm vụ giải
phóng các dân châu Á đang bị phát xít Nhật chiếm đóng. Ngày 8/8/1945,
LX tuyên chiến và tấn công 70 vạn quân Nhật tinh nhuệ ở Mãn Châu
Trung Quốc.
0,25
- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít Nhật tạo
điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Trung
Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia, Việt Nam, Lào và nhiều nước khác ở châu
Á đang bị Nhật chiếm đóng.

0,25
= > Trong cuộc đấu tranh tiêu diệt phát xít Nhật, Liên Xô giữ vai trò đi
đầu, chủ chốt góp phần quyết định thắng lợi của chiến tranh, bảo vệ văn
minh nhân loại.
0,25
2
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở
Bắc Kì đã diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883? Tại sao
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta
cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi?
3,0
a. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta
ở Bắc Kì trong những năm 1873-1883
- 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã
đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm nhưng không giữ nổi thành…Tại
cửa Ô Thanh Hà, dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ, khoảng 100 binh
lính triều đình đã chiến đấu và hi sinh đến người cuối cùng… 0,5
- Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị
quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định…
quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút về
cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập Nghĩa
hội, bí mật tổ chức chống Pháp… 0,25
- 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn
khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 1874,
Triều đình Huế kí Hiệp ước (Giáp Tuất) gây bất bình lớn trong nhân
dân…
0,5
- 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là
Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ được
thành.

0,5
- Khi quân Pháp nổ súng tấn công, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng
lên chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình,
tạo thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của giặc…Khi quân Pháp
đánh chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức
chiến đấu quyết liệt của các địa phương… 0,25
- 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức
lòng nhân dân cả nước, bồi đắp ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân
dân, quân Pháp hoang mang lo sợ…trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục
đường lối hoà hoãn… 0,5
b. Nguyên nhân cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của
quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được thắng lợi
- Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản…;Cuối thế kỉ XIX, chế
độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc…triều
đình nhà Nguyễn đã không có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc kháng
chiến…
0,25
- Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy
được truyền thống đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh
vũ trang…; bỏ qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh… 0,25
3
Những đóng góp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong
phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Tại sao cuộc vận động cứu
nước của hai ông không thành công?
3,0
a.Khái quát sự nảy sinh khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản và
hoạt động tiêu biểu của PBC, PCT
Phong trào yêu nước Cần Vương chống Pháp cuối TK XIX mặc dù diễn
ra mạnh mẽ nhưng kết quả cuối cùng thất bại. Sang đầu TK XX do tác 0,25
động của các luồng tư tưởng mới từ bên ngoài dội vào ở Việt Nam đã

xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới DCTS mà đại diện tiêu biểu
là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
* Phan Bội Châu:
- Chủ trương: Dựa vào Nhật chống Pháp giành độc lập dân tộc bằng
phương pháp bạo động (cứu nước mà chưa cứu dân).
0,25
- Hoạt động:
+ 1904 thành lập hội Duy Tân, từ 1905 đến 1908 tổ chức phong trào
Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học.
+ 9/1908 do sự câu kết của Nhật – Pháp, Nhật đã trục xuất những người
Việt Nam yêu nước khỏi Nhật, đến 9/1909 phong trào Đông Du tan rã.
+ Sau ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911), Phan
Bội Châu đã thành lập Việt Nam Quang Phục hội (1912)…
0,25
* Phan Châu Trinh:
- Chủ trương: Dựa vào Pháp chống CĐPK giành tự do dân chủ bằng phương
pháp ôn hòa (cứu dân mà chưa cứu nước).
0,25
- Hoạt động: Dưới ảnh hưởng của tư tưởng cải cách duy tân của Phan
Châu Trinh, đã dấy lên một cuộc vận động duy tân ở Trung Kì và trường
ĐKNT ở HN, có thể nói ông là nhà yêu nước, nhà dân chủ sớm nhất, tiêu
biểu nhất cho xu hướng cải cách ở nước ta đầu thế kỉ XX. 0,25
b. Những đóng góp của hai ông (5 đóng góp)
- Tìm tòi, thử nghiệm (đề xướng và thực hiện) một khuynh hướng cứu
nước mới cho dân tộc khi PTCV thất bại, khi phương thức đấu tranh
truyền thống đã không hoàn thành được sứ mệnh lịch sử của mình. 0,25
- Đề xuất những hình thức đấu tranh mới…- > tiến bộ 0,25
- Coi việc tuyên truyền yêu nước là phương thức tập hợp quần chúng 0,25
- Có những cố gắng trong việc phân biệt tập hợp lực lượng yêu nước đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân, PK do đó đã lôi cuốn được đông đảo lực

lượng tham gia.
0,25
- Đóng góp quan trọng của hai ông là đã chỉ ra một hướng đi mới cho
LSDT, kết hợp 2 mục tiêu ĐLDT và tiến bộ XH.
=> Những đóng góp của hai ông đã góp phần chuyển PTYNVN từ lập
trường PK sang lập trường DCTS, tạo nên một diện mạo mới cho PTYN
đầu TK XX.
0,25
c. Cuộc vận động cứu nước của hai ông không thành công vì:
- Khách quan:
+ TDP đã hoàn thành xong công cuộc xâm lược và bình định Việt
Nam…
+ Con đường cứu nước DCTS mới đối với Việt Nam nhưng đã lỗi thời…
0,25
- Chủ quan:
+ Do hạn chế trong nhãn quan chính trị…
+ Cơ sở kinh tế - xã hội ở Việt Nam còn nhiều hạn chế: giai cấp tư sản,
tiểu tư sản chưa ra đời…
+ Các phong trào diễn ra lẻ tẻ…
0,25
Sự kiện lịch sử nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào
yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam ta trong
thập niên 30 của thế kỉ XX? Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử
của sự kiện đó.
3,0
4
a. Sự kiện lịch sử đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam ta trong thập niên
30 của thế kỉ XX là thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã
của Việt Nam Quốc Dân Đảng tháng 2/1930. 0,5

b. Nguyên nhân thất bại:
- Khách quan:
+ Pháp còn mạnh đủ sức đàn áp phong trào cách mạng
+ Hệ tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới đã lỗi thời. 0,5
- Chủ quan:
+ Giai cấp tư sản Việt Nam quá non yếu về kinh tế, VIệt Nam Quốc dân
Đảng tổ chức lại lỏng lẻo, kết nạp đảng viên tuỳ tiện, thiếu thận trọng.
+ Khởi nghĩa nổ ra trong điều kiện vội vàng, ít liên hệ với nhân dân,
phạm vi khởi nghĩa nhỏ hẹp… 0,5
c. ý nghĩa lịch sử:
- Chứng tỏ tinh thần yêu nước và sự cố gắng hết mình vươn lên nắm
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp tư sản…., cổ vũ phong
trào yêu nước của nhân dân VN. 0,75
- Thất bại khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt hoạt động của Việt Nam
Quốc Dân Đảng, đồng thời đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong
trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam, quyền
lãnh đạo đã chuyển hẳn về tay giai cấp vô sản, tạo điều kiện cho đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời. 0,75
5 Trình bày hoàn cảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
đầu năm 1930. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị trên 3,0
a. Hoàn cảnh Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm
1930
- Cuối 1929 phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển
mạnh mẽ theo con đường cách mạng vô sản dưới tác động của chủ nghĩa
Mác-Lênin, kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng mạnh mẽ,
hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu cần phải có một chính đảng Cộng sản lãnh
đạo cách mạng. 0,5
- Cuối năm 1929, ba tổ chức Cộng sản ra đời ở Việt Nam và tích cực
hoạt động tuyên truyền, tổ chức quần chúng lãnh đạo đấu tranh. Song ba
tổ chức Cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành quần chúng, đảng

viên, công kích lẫn nhau, gây trở ngại cho sự phát triển của phong trào
cách mạng. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thống nhất ý chí và
hành động của các tổ chức Cộng sản (phải có một Đảng thống nhất lãnh
đạo). 0,5
- Được sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản, mà Nguyễn Ái Quốc được cử
làm đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động
triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản
Đảng. 0,5
b.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản
- Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các
tổ chức Cộng sản vào ngày 06/1/1930 tại Cửu Long (Hương
Cảng ,Trung Quốc). Hội nghị đã nghe Nguyễn Ái Quốc thông qua
chương trình Hội nghị, chỉ ra những hạn chế của ba tổ chức Cộng sản và
0,75
nhất trí với ý kiến của Nguyễn Ái Quốc là thống nhất các tổ chức Cộng
sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
điều lệ tóm tắt, được Hội nghị thông qua, đó là bản cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh đã vạch ra đường lối chiến lược, sách
lược cho cách mạng Việt Nam, thể hiện quan điểm đúng đắn, sáng tạo
trong việc vận dụng học thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
một nước thuộc địa như Việt Nam. 0,75
6
Từ đầu thập kỉ 70 đến cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, xu thế hoà
hoãn Đông – Tây được biểu hiện như thế nào? Cuộc Chiến tranh
lạnh kết thúc đã mở ra những cơ hội nào cho sự phát triển của thế
giới?
2,5
a. Biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây.

- Từ đầu những năm 70, xu hướng hoà hoãn Đông - Tây xuất hiện với
những cuộc gặp gỡ, thương lượng Xô – Mĩ, mặc dù còn những diễn biến
phức tạp. Biểu hiện của xu thế này là:
0,25
+ 9.11.1972, CHDC Đức và CHLB Đức kí tại Bon hiệp định về những
cơ sở của quan hệ giữa giữa Đông - Tây Đức. Theo hiệp định hai bên
tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, thiết lập quan hệ
láng giềng thân thiện, bình thường hoá quan hệ, giải quyết các vấn đề
tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. Nhờ đó tình hình căng thẳng ở
châu Âu giảm đi rõ rệt.
0,25
+ Năm 1972, Liên Xô và Mĩ thoả thuận hạn chế vũ khí tiến công chiến
lược, kí hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và hiệp định hạn
chế vũ khí tiến công chiến lược.
0,25
+ Tháng 8.1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki,
tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình an ninh châu
Âu.
0,25
+ Từ đầu những năm 70, nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học
kĩ thuật được kí kết giữa Liên Xô và Mĩ nhưng trọng tâm là những thoả
thuận về thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm, thủ tiêu vũ khí
chiến lược hạn chế chạy đua vũ trang giữa hai nước.
0,25
+ 12. 1989 Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh -> Quan hệ Xô -
Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
0,25
b. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đã mở ra những cơ hội cho sự
phát triển của thế giới.
- Hoà bình, an ninh thế giới được củng cố. 0,25

- Các quốc gia, dân tộc có cơ hội tìm kiếm tiếng nói chung, đẩy mạnh
giao lưu hợp tác cùng phát triển.
0,25
- Mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hoà bình các vụ
tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
0,5
7 Nêu các sự kiện chính ở các nước Đông Nam Á trong những năm
1945, 1967, 1976. Hiện nay Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần
làm gì để bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực?
2,5
a. Các sự kiện chính ở các nước Đông Nam Á trong những năm
1945, 1967, 1976.
- Năm 1945: Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, chiến tranh thế 0,5
giới thứ hai kết thúc, một số nước Đông Nam Á đã vùng dậy giành độc
lập dân tộc dẫn đến sự ra đời của 3 quốc gia độc lập trong năm 1945:
+ Ngày 17-8-1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng
hoà Inđônêxia.
+ Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành
công dẫn đến 2-9-1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
+ Tháng 8-1945 nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy, ngày 12-10-1945, Lào
tuyên bố độc lập.
- Năm 1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời tại Băng
Cốc gồm 5 thành viên: Inđônêsia, Thái Lan, Malaixia, Philipin, Xingapo.
0,25
- Năm 1976: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Bali (2 – 1976) đã
kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, xác định những nguyên
tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước trong tổ chức này nhằm đẩy
mạnh hợp tác triển kinh tế, văn hóa, xây dựng Đông Nam Á thành khu
vực hòa bình và ổn định cùng phát triển.
0,5

b. Hiện nay để bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á cần:
- Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc trong Hiệp ước Bali
2/1976, căn cứ vào Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc,
tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC), những
tuyên bố có tính pháp lý quốc tế khác.
0,5
- Từ các căn cứ trên, Hiệp hội các nước Đông Nam Á cần:
+ Phải đoàn kết với nhau, cùng thể hiện trách nhiệm chung đấu tranh
bảo vệ hoàn bình và an ninh trong khu vực
0,25
+ Lên án mạnh mẽ những hành động vi phạm các nguyên tắc gây mất
hòa bình, an ninh trên biển Đông.
0,25
+ Kêu gọi sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các
nước trên thế giới.
0,25

×