Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên BIÊN HÒA HÀ NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.79 KB, 7 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
TỈNH HÀ NAM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
NĂM 2015
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này gồm có 01 trang, gồm 7 câu)

Câu 1: 3 điểm
Nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh Thế giới thứ hai từ T9- 1939
đến tháng 6- 1941, từ đó lựa chọn những sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai trong
giai đoạn đó có tác động đến cách mạng Việt Nam.
Câu 2: 3 điểm
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. lập bảng niên biểu về các bước
xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.Vì sao quá trình đó kéo dài 30 năm?
Câu 3: 3 điểm
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa xu hướng bạo động và xu hướng
cải cách đầu thế kỉ XX. Vì sao các xu hướng này đếu thất bại? Sự thất bại của hai xu
hướng nói lên điều gì?
Câu 4: 3 điểm
Hãy lập bảng so sánh 3 tổ chức cách mạng theo mẫu sau:
Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên
Việt Nam quốc dân
Đảng
Tân Việt cách mạng
đảng
Thời gian
thành lập


Lãnh đạo
Mục tiêu
đấu tranh
Lực lượng
tham gia
Địa bàn hoạt
động
vai trò đối
với CM VN
Câu 5: 3 điểm
So sánh điểm giống và khác nhau giữa luận cương tháng 10/ 1930 với Chính
cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
Câu 6: 2,5 điểm
Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu
cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
Câu7: 2,5 điểm
Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á.
HẾT

Người ra đề
Trần Anh Đào, SĐT: 0985.732.959
1
HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BIÊN HÒA
TỈNH HÀ NAM
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM
MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
Câu 1 Nêu tóm tắt diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh Thế giới thứ hai từ T9- 1939 đến
tháng 6- 1941, từ đó lựa chọn những sự kiện của Chiến tranh thế giới thứ hai trong

giai đoạn đó có tác động đến cách mạng Việt Nam.
3,0
điểm
Ý a -1-9-1939, quân Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh- Pháp tuyên chiến với Đức,
chiến tranh thế giới bùng nổ.Đến 28-9-1939 Ba Lan thất thủ
0,25
-Tháng 4 -1940, Phát xít Đức tấn công các nước Đan Mạch,NaUy, Pháp, Hà Lan, Bỉ, lúc-
xăm- bua. Đến 22-6-1940 Pháp kí hiệp ước đình chiến với Đức
0,25
-Tháng 7- 1940, không quân Đức oanh tạc nước Anh 0,25
- Sau đó quân Đức tấn công các nước Đông Nam Âu, chiếm một loạt các nước Ru- ma-ni,
Hung –ga- ri, Bun- Ga ri Đến giữa năm 1941, phe trục đã thống trị phần lớn Châu âu.
0,25
-Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng,
quân Đức chia làm 3 mũi tấn công với 5,5 triệu quân
0,25
- Tháng 9-1940, quân Nhật đã xâm nhập Đông Dương buộc chính quyền TD Pháp phải
nhượng bộ
0,25
Ý b các
sự kiện
trong
chiển
tranh
Thế
giới thứ
2tác
động
đến
CMVN

-Tháng 9 – 1939, Chiến tranh Thế giới thứ 2 bùng nổ, Phát xít Đức tấn công và chiếm
đóng nước Pháp , Phát xit Nhật tiến sát tới biên giới Việt Trung, đang lăm le nhẩy vào
nước ta Trước sự chuyển biên của tình hình thế giới và trong nước, hội nghị BCH Trung
Ương Đảng đã triệu tập hội nghị tháng 11-1939 với nhiều quyết định quan trọng, đặc biệt
là quyết định giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị đánh dấu
mốc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược quan trọng của Đảng
- Tháng 6-1940, phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp, chính phủ Pháp do Pê- tanh làm
Quốc Trưởng đã thi hành nhiều chính sách thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước
và trong trào cách mạng ở các nước thuộc địa trong đó có Đông Dương.
- Năm 1941, chiến tranh thế giới thứ 2 bước sang năm thứ 3. Tháng 6-1941, phát xít Đức
tấn công Liên Xô, tính chất chiến tranh thay đổi. Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến:
+ Một bên là lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột
+ Một bên là phe phát xít do Đức cầm đầu.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận trong lực lượng dân chủ. Trong bối cảnh
đó Đảng ta triệu tập hội nghi TU lần thứ 8 ( tháng 5/ 1940) với nhiều quyết đinh quan
trọng như : Tiếp tục giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, thành lập mặt
trận Việt Minh, xác định hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến
tới tổng khởi nghĩa và kết luận: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng
toàn dân trong giai đoạn hiện tại. Những quyết định quan trọng trong hội nghị TU lần 8
đánh dấu bước hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta đề ra
từ hội nghị TU tháng 11- 1939.
0,5
0,5
0,5
Câu 2 Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. lập bảng niên biểu về các bước
xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.Vì sao quá trình đó kéo dài 30 năm?
3,0
điểm
a-
Nguyên

nhân
TDP
xâm
lược
VN
a- Nguyên nhân sâu xa
- Đến TK XIX, CNTB phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh, để thu được nhiều lợi
nhuận, các nước tư bản đã thi hành chính sách: Một mặt tăng cường bóc lột nhân dân lao
động trong nước, mặt khác đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
-Về phía phương Đông: đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhưng
còn nằm dưới chế độ phong kiến lạc hậu là đối tượng nhòm ngó của TB phương Tây.Đến
giữa thế kỉ 19 các nước TBPT đã sâu xé khu vực này. Đến cuối TK 19 các nước TBPT
tiến dần lến CNĐQ càng ráo riết chạy đua tìm kiếm thị trường, Những vùng đất chưa bị
thôn tính trong đó có Việt Nam đều bị đe doạ.
0,25
0,25
2
- Về phía Pháp
-Sự phát triển nhue vũ bão của nền kinh tế Pháp lúc này đòi hỏi thêm nhiều thị trường,
nhân công, nguyên liệu-> chính sự phát triển kinh tế ấy nó vừa tạo ra nhu cầu, vừa tạo ra
điều kiện cho tư bản Pháp đi xâm lược. Nhưng sự phát triển của P vẫn thua kém A , Đ, M,
Pháp bị thua thiệt bị chèn ép, vì vậy P càng phải đảy mạnh xâm lược thuộc địa
- Âm mưu Xl VN của TB P đã có từ lâu:
Vì + VN có vị trí chiến lược làm bàn đạp XL TQ, Lào, CPC
+ Chế độ phong kiến nhà Nguyễn suy tàn thối nát, xã hội không ổn định, triều Nguyễn là
con nợ của P. Theo hiệp ước Vecsai 1787 giữa Nguyễn Ánh và chính phủ P thì P giúp
Nguyễn Ánh lấy lại ngai vàng để trả công Nguyễn Ánh phải cho P cửa biển hỘi An, Côn
Đảo, tự do buôn bán và truyền đạo-> Các giáo sĩ và thương nhân P, tiếp tay cho chính phủ
P xâm lược VN từ bên trong
0,25

0,25
b- Nguyên nhân trực tiếp
-Tháng 9/1856, P cho tàu chiến đến Đà Nẵng đưa quốc thư cho triều đình Huế, nhưng bị
khước từ. Quân P trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn luỹ của ta.
-Tháng 1/1957 tàu P lại tới xin được truyền đạo và buôn bán,nhưng cũng bị triều đình
Nguyễn từ chối.
-Lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước P và
bênh vực đạo Thiên Chúa đang bị khủng bố ở VN, P đã kêu gọi triều đình Tây Ban Nha
phối hợp hành động, mở cuộc tân công nước ta bằng vũ lực.
-chiều 31/8/1858,liên quân P và TBN đã kéo tới cửa biẻn Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm
lược VN.
0,25
Ý 2:
Tiến
trình
xâm
lược
Giai đoạn
Tiến trình xâm lược 1,25đ
1858-1862 P chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kì là Gia Định, Định Tường,
Biên Hoà. Kết thúc bằng hiệp ước Nhâm tuất 5/6/1862 ( nhà
Nguyễn nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông cho P.
1863-1867 P chuẩn bị và đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh
Long, An Giang, hà Tiên.
1868- 1874 P chuẩn bị và tiến đánh Bắc kì lần thứ nhất. Kết thúc bằng hư
Giáp tuất 15/3/1874 ( Nhà Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh
Nam kì là đất thuộc P)
1875-1882 Chuẩn bị tiến đánh Bắc kì lần 2
1883-1884
P tấn công Thuận An,, buộc triều điình Huế kí HU

Hắc Măng (25/8/1883) cơ bản hoàn thành việc xâm
lựơc VN
- 6/6/1884, HU Patơnốt đựơc kí kết-> P hoàn thành việc xác lập
nền bảo hộ trên toàn bộ nước ta
Ýc;
Nguyên
nhân
khiến
quá
trình
XL của
P kéo
dài 30
năm
* Nguyên nhân chủ quan (025 điểm)
- Do thái độ trù trừ, thăm dò của P
- Trong quá trình XL P gặp nhiều khó khăn, phải bận tâm đến những vấn đề khác như
chiến tranh ở TQ, chiến tranh với Áo trên đất Italia chiến tranh với Phổ, Công xã Pa ri
* Nguyên nhân khách quan( 0,25 điểm)
Vấp phải tinh thần kháng chiến kiên cường của nhân dân VN. Đây là nguyên
nhân chính, quan trọng nhất.
Chính vì thế P không thể tập trung và kết thúc nhanh chóng chiến tranh
0,5
3
Câu 3 So sánh những điểm giống và khác nhau giữa xu hướng bạo động và xu hướng cải
cách đầu thế kỉ XX. Vì sao các xu hướng này đếu thất bại? Sự thất bại của hai xu
hướng nói lên điều gì?
3 điểm
Ý1:
Khái

quát2
xu
hướng
-Xu hướng bạo động( đứng đầu là Phan Bội Châu): chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên
ngoài chủ yếu là Nhật Bản để tiến hành vũ trang chống Pháp giải phóng dân tộc. Phong
trào tiêu biểu: Duy tân hội( 5/1904), phong trào Đông Du( 1905-1908), thành lập Việt
Nam quang phục hội.
- Xu hướng cải cách( đứng đầu là Phan Chu Trinh): chủ trương dùng những cải cách
chính trị, kinh tế, van hoá làm cho dân giầu nước mạnh để buộc thực dân Pháp phải trao
trả độc lập cho Việt Nam. Tiêu biểu: phong trào Duy Tân ở Trung kì 1906-1908, Đông
kinh nghĩa thục 1907.
0,25
0,25
Ý2:
Điểm
giống
của hai
xu
hướng
-Cả hai đều xuất phát từ tinh thần yêu nước, vận động giải phóng dân tộc theo khuynh
hướng tư sản.
-cả hai mới chỉ xác định được một trong hai kẻ thù, một trong hai nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam mà chưa biết gắn hai nhiệm vụ này với nhau.
-Lực lượng tham gia; nhiều tầng lớp( văn thân sĩ phu tiến bộ, công nhân, nông dân, binh
lính, học sinh ) nhưng chưa xác định được nòng cốt là liên minh công nông. trong đó các
văn thân sĩ phu tiến bộ giữ vai trò lãnh đạo.
-Cuối cùng đều thất bại Tuy nhiên đã dấy lên phong trào yêu nước theo khuynh hướng
mới, có những đóng góp nổi bật về văn hoá, thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân
dân, đánh dấu bước tiến mới của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam.
0,25

0,25
0,25
0,25
Ý 3:
Điểm
khác
của hai
xu
hướng
Nội dung Xu hướng bạo động Xu hướng
cải cách
kẻ thù trước mắt là đế quốc Pháp là chế độ
phong
kiến
0,25
là chế độ phong kiến Chống Pháp( nhấn mạnh vấn đề giải
phóng dân tộc, cứu nước để cứu dân
Chống phong
kiến( nhấn mạnh
cải cách dân chủ,
cứu dân để cứu
nước
0,25
Hình thức, phương pháp
ĐT
Bạo động vũ trang
Bí mật, bất hợp pháp
Cải cách
Công khai,hợp
pháp

0,25
Đồng minh Dựa Nhật và phong kiến Dựa vào đế quốc
Pháp
0,25
Ý 4 :
Sự thất
bại của
hai
khuynh
hướng
chứng
tỏ’ :
-Sự bất lực của hệ tư tưởng tư sản trước yêu cầu giành độc lập dân tộc.chứng tỏ con
đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ tư sản không thành công.
-Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào thế bế tắc « đen tối tưởng chừng không có đường
ra ». Đó là tình trạng khủng hoảng về đương lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Từ đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới.
0,25
0,25
Câu 4
Hãy lập bảng so sánh 3 tổ chức cách mạng theo mẫu sau:
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Việt Nam quốc dân Đảng
Tân Việt cách mạng đảng
Thời gian thành lập 6/1925 25/12/1927
14/7/1928
Lãnh đạo Đại diện cho những người cộng sản VN: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu,
Lê Hồng Sơn Đại diện cho giai cấp TS VN: Nguyễn Thái Học,
Phạm Tuấn Tài Đại diện cho giai cấpTTSVN, nhóm tù chính trị ở
Trung kì cùng với sinh viên trường cao đẳng HN: Lê văn huân, nguyễn Đình kiên
Mục tiêu đấu tranh Nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết lại,

kịch liệt tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.
3,0
điểm
0,5
0,5
4
-Năm1927là:’Trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng”,
năm 1929 nêu là: đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. -Chủ
trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế
giới để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc nhằm thiết lập một xã hội bình đẳng và bác ái.
Lực lượng tham gia Những thanh niên Việt Nam yêu nước, công nhân, trí thức.
-Có tuyển chọn chặt chẽ - Tất cả mọi tầng lớp giai cấp rất phức tạp: Tư sản, TTS, địa
chủ, chú trọng cả binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
- Tuyển chon không chặt chẽ, kết nạp ĐV thiếu thận trọng. Chủ yếu là thanh niên
TTS yêu nước.
Địa bàn hoạt động Trong cả nước, cả hải ngoại Chủ yếu ở Bắc kì
Chủ yếu trung kì
Vai trò đối với CM VN -Truyền bá CN Mác Lê và con đường vô sản vào trong
nước.
-Giác ngộ, tập hợp, tổ chức, quần chúng đấu tranh, thúc đẩy phong trào công nhân phát
triển.
-Cho ra đời 2 tổ chức CS vào cuối năm 1929-> Đảng CSVN ra đời -Cổ vũ lòng yêu nước
và chí căm thù giặc của nhân dân ta, gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. - Quá
trình phân hóa của Tân Việt thể hiện cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng VS và TS
trong phong trào CM VN trước năm 1930.
- Giúp cho khuynh hướng VS thắng thế.
0,5
0,5
0,5
0,5

Câu 5 So sánh điểm giống và khác nhau giữa luận cương tháng 10/ 1930 với Chính cương
vắn tắt, sách lược vắn tắt
3,0
điểm
Ýa Điểm
giống
nhau
2 văn kiện này có những điểm giống nhau rất cơ bản như
+ Về tính chất CM: CMVN và CMĐD đều là CMTS dân quyền và CM XHCN, hai giai
đoạn Cm này kế tiếp nhau không bức tường nào ngăn cách.
+ Về nhiệm vụ CM: CMVN và CMĐD đều có hai nhiệm vụ : Dân tộc và Dân chủ.
+ Vế lực lượng tham gia: CMVN và CMĐD đều có công nhân và nông dân là động lực
cơ bản.
+ Về vai trò của Đảng:Cả hai văn kiện đếu khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng – đội
tiên phong của giai cấp vô sản, lấy CN Mác làm nền tảng- là điều kiện quyết định đến
thành công của CM VN.
+ Mối quan hệ giữa CM VN với CM thế giới: CM VN và CM ĐD là một bộ phận của
CM thế giới.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Ýb Điểm
khác
nhau
- Về lực lượng tham gia:
+ CCVT- SLVT do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo chỉ rõ lực lượng CM là công nhân và
nông dân,tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản thì lợi dụng
hoặc trung lập.

+ Còn luận cương tháng 10 chỉ có công nhân và nông dân
-Về nhiệm vụ:
+ CCVT- SLVT đề cao nhiệm vụ chống đế quốc.
+ Còn luận cương tháng 10 đề cao nhiệm vụ chống phong kiến.
0,25
0,5
Ý c -Do ĐC Trần Phú chịu ảnh hưởng và theo quan điểm chỉ đạo của Quốc tế cộn sản. 0,5
5
Tại sao
khác
-Còn ĐC Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo sự chỉ đạo của quốc tế cộng sản vào
hoàn cảnh thực tế VN 0,5
Câu 6 Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu
cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
2,5
điểm
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu thế hòa hoãn Đông -Tây đã xuất hiện, chủ yếu
thể hiện ở các cuộc gặp gỡ thương lượng giữa Liên Xô - Mĩ.
* Biểu hiện:
- Trên cơ sở những thỏa thuận Xô - Mĩ Cộng hòa dân chủ Đức và CHLB Đức đã kí hiệp
định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức tại Bon 9/11/1972.
->Như vậy về nước Đức-tâm điểm phức tạp của sự đối đầu châu âu giữa 2 cực Xô-Mĩ đã
dần được tháo gỡ,nhờ đó tình trạng căng thẳng ở châu âu giảm rõ rệt
0,5
Cùng 1972 Liên Xô và Mĩ đã thỏa thuận với nhau về việc hạn chế vũ khí chiến lược và
kí hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa. ABM và hiệp định hạn chế vũ khí
tiến công chiến lược SALT 1.
-> Với 2 hiệp định trên đã hạn chế được cuộc chạy đua vũ trang ngăn chặn được cuộc
chiến tranh thế giới T3 - ngăn chặn cuộc chiến tranh hủy diệt. Như vậy quan hệ Xô - Mĩ
ngày càng được cải thiện, xu thế đối đầu giảm dần.

- Đầu 8/1975, 33 nước ở Châu Âu cùng Mĩ và Canada kí kết định ước Henxinki tạo nên
1 cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở Châu lục này theo chiều
hướng tiến bộ.
-> Với bản định ước này đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước
TBCN và XHCN ở Châu Âu.
Ngay từ đầu thập kỉ 70, 2 siêu cường Xô Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao
thường niên như Goocbachop và tổng thống Mĩ RiGan, Goocbachop với Busơ (cha)->
nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế và khoa học được kí kết, nhưng trọng tâm thỏa thuận
thủ tiêu tên lửa tầm trung ở Châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như hạn cế chạy
đua vũ trang giữa 2 nước.
- 12/1989 trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải) Liên Xô và
Mĩ đã chính thức cùng nhau tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.
-> Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện giải quyết hòa
bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực, quốc gia trên toàn thế
giới.
* Nguyên nhân chấm dứt chiến tranh lạnh.
- Cuộc chạy đua vũ tranh kéo dài hơn 4 thập niên đã làm cho cả 2 nước quá tốn kém và bị
suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản, Tây Âu…đã đặt ra nhiều khó khăn thách
thức to lớn… trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gườm của Mĩ, Liên Xô lúc này làm và
tình trạng khủng hoảng trì trệ về kinh tế.
- Xu thế quốc tế hóa do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật đòi hỏi cường quốc
cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổ định với củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế
- Tuy nhiên tình trạng chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc khi Liên Bang Xô Viết tan rã
(1991) trật tự 2 cực không còn nữa.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5

Câu 7 Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông
Nam Á.
2,5
điểm
- Sở dĩ nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước Đông Nam Á
là vì:
+ Về chính trị
- Từ đầu những năm 90 trở đi, chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề CPC được giải quyết,
tình hình chính trị khu vực được cải thiện căn bản, Asean bước sang 1 chương mới.
+ Về qui mô:
-Từ những năm 90 trở đi Asean mở rộng kết nạp thêm nhiều thành viên mới. 28/7/1995
Việt Nam trở thành thành viên thứ 7.
- 1997 Lào và Mianma đã trở thành thành viên của Asean.
- 1999 CPC được kết nạp vào tổ chức này.
Như vậy từ 5 nước sáng lập ban đầu, Asean đã trở thành Asean 10 thành viên.
+ Về kinh tế:
0,5
1,0
6
- Từ đây Asean đẩy mạnh hợp tác kinh tế và xây dựng ĐNA thành 1 khu vực hòa bình,
ổn định cùng phát triển.
- 1992 Asean quyết định tổ chức ĐNA thành 1 khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10
->15 năm.
- 1993 theo sáng kiến của Asean diễn đàn khu vực được thành lập với sự tham gia của 18
nước trong và ngoài khu vực.
- 11/2007 Hội nghị cấp cao Asean lần thứ 13 đã ký kết bản hiến chương Asean nhằm xây
dựng một cộng đồng Asean có một vị thế cao hơn và hiệu quả hơn.
1,0
7

×