Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.4 KB, 7 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG NAM ĐỊNH
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
NĂM 2015
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề bài có 1 trang, gồm 7 câu)
Câu 1 (3,0 điểm):
Tại sao đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thế kỉ XIX có điểm gì khác so với các
cuộc kháng chiến chống xâm lược thời kì trước?
Câu 2 (3,0 điểm):
Nêu điều kiện lịch sử, khuynh hướng chủ yếu của phong trào yêu nước và cách
mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Từ kết cục của
phong trào, rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 3 (3,0 điểm):
Trên cơ sở trình bày hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hãy
đánh giá những đóng góp của tổ chức này đối với cách mạng Việt Nam.
Câu 4 (3,0 điểm):
Vì sao trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam lại có sự kết hợp chủ
nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước ?
Câu 5 (3,0 điểm):
Những thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong việc tiêu diệt quân phiệt Nhật
trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của những thắng lợi đó đối với cách
mạng Việt Nam.
Câu 6 (2,5 điểm):
Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN. Vì sao nói,
từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 – 1976,
ASEAN có bước phát triển mới?
Câu 7 (2,5 điểm):


Phân tích các nhân tố chi phối đến việc xác lập trật tự thế giới mới? Xuất phát
từ các nhân tố đó, trật tự thế giới mới đang vận động theo xu thế nào? Xác định
những vấn đề nóng bỏng đặt ra đối với nhân loại hiện nay?
HẾT

Người ra đề: Lê Thị Vân Anh ĐT liên hệ: 094502122
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
Câu Nội dung cần đạt Điểm
1
Tại sao đến giữa thế kỉ XIX thực dân Pháp xâm lược nước ta? Cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam thế kỉ XIX có điểm gì
khác so với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời kì trước?
3,0
*Nguyên nhân:
- CNTB phát triển à nhu cầu thuộc địa
- Các nước phương Đông trong tình trạng lạc hậu, ở VN nhất là chính sách
cấm đạo của nhà Nguyễn tạo cớ cho Pháp xâm lược.
- Pháp chạy đua với Anh
0,5
* Điểm khác
- Bối cảnh thời đại: Chủ nghĩa tư bản đang thắng thế trên toàn thế giới, chế
độ phong kiến đang rơi vào khủng hoảng ,,,
0,5
- Kẻ thù: Kẻ thù xâm lược mới của nhân dân Việt Nam có trình độ phát triển
kinh tế, khoa học kĩ thuật cao hơn hẳn, đã hoàn thành cách mạng công nghiệp
trải qua 300 năm phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và đang từ giai đoạn tự
do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền; tiến hành chiến tranh xâm
lược thuộc địa
0,25
- Giai cấp lãnh đạo: không còn phát huy tác dụng tích cực như các thời kì

trước, không quyết tâm đánh giặc.
0,5
- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chứng nhân dân, nhưng dẫn dẫn đã tách
thành một mặt trận riêng
0,5
- Thời gian kéo dài nhưng không diễn ra cùng một lúc ở một nơi và bị xé lẻ
với những hướng đánh khác nhau.
0,25
- Kết quả: thất bại, giai cấp thống trị triều Nguyễn vẫn tồn tại sau khi đất
nước nô lệ, sẵn sàng đầu hàng Pháp để duy trì sự thống trị của mình, làm cho
nhân dân mất niềm tin ở giai cấp thống trị.
0,5
2 Nêu điều kiện lịch sử, khuynh hướng chủ yếu của phong trào yêu nước
và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ
nhất. Từ kết cục của phong trào, rút ra kết luận về con đường giải phóng
dân tộc Việt Nam.
3,0
*Điều kiện lịch sử
- Sự thất bại của phong trào vũ trang chống Pháp dưới danh nghĩa Cần
vương, thể hiện sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trước nhiệm vụ giải
phóng dân tộc do lịch sử đặt ra
0,25
- Về kinh tế: Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần
thứ nhất, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.
0,25
- Về xã hội : sự phân hóa giai cấp sâu sắc. Những giai cấp cũ (địa chủ
phong kiến và nông dân ) ít nhiều biến đổi; giai cấp công nhân ra đời nhưng
còn nhỏ yếu. Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản mới hình thành …
0,5
2

- Về tư tưởng : Hệ tư tưởng tư sản được truyền bá vào Việt Nam. Đó là tư
tưởng dân chủ tư sản phương Tây (qua tân thư, tân báo ); cuộc cải cách Minh
Trị (Nhật Bản); tư tưởng cải cách chính trị, văn hóa của Khang Hữu Vi và
Lương Khải Siêu, nhất là ảnh hưởng của cách mạng Tân Hơi (1911)
0,5
* Khuynh hướng : dân chủ tư sản
- Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu phan Bội Châu: chủ trương sử dụng
phương pháp bạo động vũ trang đấnh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập
dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.
0,5
- Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương cứu nước
bằng nâng cao dân trí, dân quyền, đề cao phương châm “tự lực khai hóa”,
đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa.
0,5
*Từ kết cục của phong trào, rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc
Việt Nam.
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX thất bại, chúng tỏ hệ tư tưởng tư sản
không đủ sức giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì thế, độc lập
dân tộc không gắn liến với chủ nghĩa tư bản.
0,25
- Sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình hình đen tối dường như không
có đường ra.Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải tìm con đường cứu
nước mới.
0,25
3 Trên cơ sở trình bày hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên, hãy đánh giá những đóng góp của tổ chức này đối với CMVN.
3,0
*Khái quát sự thành lập:
- Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung
Quốc), liên lạc với những người Việt Nam yêu nước. Tại đây Người chọn

một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng
sản đoàn (2/1925)
- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên.
0,5
*Hoạt động
- Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ. Sau khi dự các lớp huấn
luyện này, một số được gửi đi học ở Liên Xô, một số khác vào học ở trường
Quân sự Hoàng Phố, còn phần lớn trở về nước hoạt động.
0,25
- Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản
vào Việt Nam: báo Thanh niên và tác phẩm Đường kách mệnh, phong trào
“vô sản hóa” …
0,5
- Gắn kết cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức ở Á Đông
0,25
- Đấu tranh trong nội bộ để thành lập Đảng Cộng sản: Trước sự phát triển
của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đòi hỏi phải có
sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên đã diễn ra cuộc đấu tranh, dẫn đến sự phân hóa tích cực, hình
thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng (6-1929) và An
0,5
3
Nam cộng sản đảng (8-1929).
*Những đóng góp của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách
mạng Việt Nam:
- Việc truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam đã từng
bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ
XX, hình thành con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta là con

đường cách mạng vô sản.
0,5
- Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân
ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho
khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc, dân
chủ ở Việt Nam.
0,25
- Góp phần chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức,tạo điều kiện chín muồi
cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.
0,25
4 Vì sao trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam lại có sự kết
hợp chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước Việt Nam?
3,0
* Khái quát:
Đảng Cộng sán Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là sản phẩm lịch sử, kết hợp
của chủ nghĩa Mác- Lênin và phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Phong trào yêu nước VN cũng tiếp thu chủ nghia Mác –Lênin, ngược lại, chủ
nghĩa Mác –Lênin cũng thâm nhập vào phong trào yêu nước VN.
0,5
* Giải thích:
- Chủ nghĩa Mác –Lênin không chỉ là vũ khí của giai cấp công nhân mà còn
là vũ khí giải phóng dân tộc bị áp bức. Nó đã trở thành thực tiến qua cuộc
cách mạng thắng Mười Nga, giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc
Nga. Chính vì thế nó có sức hấp dẫn đối với những người VN yêu nước …
0,5
- Phong trào yêu nước đang bế tắc về đường lối: Phong trào yêu nước VN có
một quá trình liên tục và anh dũng, đã sử dụng những vũ khí tư tưởng khác
nhau, nhưng đều không thành công. Vì thế, những người yêu nước VN đã
hướng tới một ánh sáng mới, đón đợi một ngọn cờ mới… Giữa lúc ấy, chủ
nghĩa Mác –Lênin được truyền bá vào VN và được phong trào yêu nước tiếp

thu một cách thuận lợi …
0,75
- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:
+ NAQ không sao chép nguyên văn những lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
mà có sự vận dụng và phát triển sáng tạo lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin vào
điều kiện cụ thể ở một nước thuộc địa, xây dựng nên một lí luận giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng vô sản và truyền bá vào VN, đáp ứng khát vọng
độc lập, tự do của dân VN.
0,5
+ NAQ đã tập hợp những người yêu nước VN, đem lí luận truyền bá cho họ,
dẫn dắt họ đi theo con đường mà chính Người đã trải qua: từ chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin.
0,5
- Do những nguyên nhân trên mà phong trào yêu nước VN đã tiếp thu ánh 0,25
4
sáng chân lí của thời đại. Cuộc gặp gỡ đó đã dẫn đến kết quả là sự ra đời của
Đảng Cộng sản VN đầu năm 1930.
5 Những thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong việc tiêu diệt quân
phiệt Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tác động của những
thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam.
3,0
*Những thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong việc tiêu diệt quân phiệt
Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai
- Tháng 10- 1944 đến tháng 8-1945, liên quân Anh-Ấn và Mỹ-Hoa phản
công quân Nhật ở Miến Điện, giành thắng lợi và giải phóng Miến Điện.
- Tháng 10-1944 đến tháng 6-1945, quân Mỹ đánh bại quân Nhật ở Philíppin
và chiếm lại nước này.
0,5
- Cuối năm 1944, Mỹ tiến hành ném bom ồ ạt xuống Nhật Bản, đánh chiếm
các đảo cực Nam của lãnh thổ nước này, tiêu diệt phần lớn lực lượng hải

quân và không quân Nhật, bao vây nước Nhật, cắt đứt đường biển của Nhật.
0,5
- Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công
đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu.
- Ngày 6 và 8-9-1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hirôsima và
Nagasaki của Nhật. Nhật Bản buộc phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (15-
8-1945).
0,5
*Tác động của những thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam
- Trước các cuộc tiến công và thắng lợi của lực lượng Đồng minh, Nhật Bản
buộc phải tiến hành đảo chính Pháp (9-3-1945) để độc chiếm Đông Dương.
Cuộc đảo chính đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, quân phiệt
Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân ta. Đảng Cộng sản Đông Đương đã
phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.
0,5
- Khi Nhật đầu hàng đồng minh, ở Đông Dương, chính quyền và quân đội
Nhật tê liệt. Chính phủ thân Nhật Trẩn Trọng Kim hoang mang cực độ. Quân
Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương, tạo điều kiện khách quan thuận lợi
cho Tổng khởi nghĩa.
0,5
- Mặt khác, quân Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương làm nhiệm vụ tước
vũ khí phát xít Nhật. Với bản chất đế quốc, chúng có thể dựng ra một chính
quyền tay sai trái với ý chí và nguyện vọng của dân tộc ta, bọn phản động
trong nước cũng đang tìm cách “thay thầy đổi chủ”. Đó chính là nguy cơ của
cách mạng nước ta
Tình hình trên đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải xác định quyết tâm chiến
lược chính xác, nhằm tranh thủ thời cơ, khắc phục những nguy cơ, tiến hành
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật trước khi quân Đồng
minh vào Đông Dương
0,5

6 Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN. Vì sao nói,
từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 –
1976, ASEAN có bước phát triển mới?
2,5
5
*Hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN
- Sau hơn 20 năm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập, nhiều nước trong khu
vực bước vào thời kì ổn định và phát triển kinh tế, nhiều nước có nhu cầu
hợp tác với nhau để cùng giải quyết khó khăn và phát triển.
0,25
- Trong bối cảnh Mĩ ngày càng sa lầy trên chiến trường Đông Dương, họ
muốn liên kết lại để một mặt giảm bớt sức ép của các nước lớn, mặt khác
cũng nhằm hạn chế ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội đang thắng lợi ở Trung
Quốc, Việt Nam.
0,25
- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày
càng nhiều, nhất là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu (EEC)
đã cổ vũ rất lớn đối với các nước Đông Nam Á.
0,25
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành
lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5nước: Indonesia, Malayxia, Philippin,
Thái Lan và Singapore.
0,25
- Mục tiêu của ASEAN : hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển
kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
0,25
*Từ sau Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonesia) tháng
2/1976, ASEAN có bước phát triển mới:
- Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonesia) tháng 2/1976, với
việc kí Hiệp ước Bali, xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa

các nước: tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ khí hoặc đe dọa bằng vũ
lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác
phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế văn hóa và xã hội
0,5
- Mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa các nước thành viên ASEAN và giữa
ASEAN - Đông Dương.
0,25
- Số thành viên được mở rộng: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và
Mianma (1997), Campuchia (1999).
0,25
- Vị thế của ASEAN được nâng cao: Năm 1993, ASEAN lập diễn đàn khu
vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong và ngoài khu vực, chủ động đề
xuất diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), tích cực tham gia diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tiến tới thành lập Cộng đồng
ASEAN vào cuối năm 2015.
0,25
7 Phân tích các nhân tố chi phối đến việc xác lập trật tự thế giới mới?
Xuất phát từ các nhân tố đó, trật tự thế giới mới đang vận động theo xu
thế nào? Xác định những vấn đề nóng bỏng đặt ra đối với nhân loại hiện
nay?
2,5
*Các nhân tố chi phối đến việc xác lập trật tự thế giới mới
- Sự lớn mạnh của thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc
Mĩ, Nga, Trung Quốc, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Trong đó, sức mạnh kinh tế
là trụ cột.
0,25
6
- Sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới: sự thành công trong
công cuộc đổi mới ở các nước XHCN, sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mỹ

Latinh; sự phát triển của phong trào vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội.
0,25
- Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sẽ còn tiếp tục tạo
nên những đột phá và chuyển biến của cục diện thế giới.
0,25
*Xu thế vận động của trật tự thế giới mới
- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa
cực” với sự vươn lên của các cường quốc Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản,
Liên bang Nga, Trung Quốc,
025
- Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập
trung vào phát triển kinh tế. Kinh tế trở thành trọng điểm trong các mối quan
hệ quốc tế,
0,25
- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” với tham vọng làm bá chủ thế
giới song Mĩ khó thực hiện được mưu đồ đó. Trật tự thế giới hiện nay đang
hình thành thế “Nhất siêu đa cường”.
0,25
- Sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố. Tuy nhiên, nội chiến,
xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi,
0,25
*Những vấn đề nóng bỏng đặt ra đối với nhân loại hiện nay
- Xuất hiện một loạt các mối đe dọa mới mà ảnh hưởng của nó đối với thế
giới là hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là nạn khủng bố quốc tế: mạng lưới
Ankêđa được thành lập năm 1987, người sáng lập là Bilađen, ở Apganixtan
đã tấn công nước Mĩ ngày 11/9/2001; tổ chức IS đang hoành hành ở khu vực
Trung Đông,
0,25
- Xung đột sắc tộc, tôn giáo, xu hướng li khai ngày càng gia tăng ở khắp nơi
trên thế giới, Dịch bệnh tràn lan, biến đổi khí hậu ,

0,25
-Vấn đề vũ khí hạt nhân: Ấn Độ, Pakixtan, Triều Tiên, 0,25
Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Số ĐT: 0945021221
7

×