Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn lịch sử khối 11 của trường chuyên QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.74 KB, 15 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM
TỈNH QUẢNG NAM
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
NĂM 2015
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề này có 02 trang, gồm 07 câu)

Câu 1 (3 điểm)
Thông qua những sự kiện lịch sử trong giai đoạn từ năm 1858-1884, em hãy nêu lên
đánh giá của mình về việc trách nhiệm của nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay Pháp.
Câu 2 ( 3 điểm)
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào Đông Du và phong trào Duy
Tân. Qua đó phát biểu suy nghĩ của em về hai phong trào trên.
Câu 3 (3 điểm)
Phát biểu hiểu biết của em về ba tổ chức và cách mạng ở Việt Nam ra đời và hoạt động
từ năm 1925-1929.
Câu 4 ( 3 điểm)
Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ
nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời
đại mới. Em hãy giải thích nhận định trên.
Câu 5 ( 3 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, em hãy đánh giá vai trò của Liên Xô và Anh
-Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945.
Câu 6 (2,5 điểm)
Hãy phân tích điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành phát triển của phong trào cách
mạng ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó xác định giai cấp lãnh đạo,
lực lượng tham gia, phương pháp cách mạng của phong trào.


1
Câu 7 ( 2,5 điểm)
Những sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông -Tây trong quan hệ quốc tế từ những
năm 70 của thế kỷ XX. Xu thế đó tác động đến khu vực Đông Nam Á như thế nào ?
…………………………… Hết………………………………
Giáo viên ra đề: Nguyễn Thị Minh Thuận
SĐT 01238990555

2
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI 11
Câu Nội dung chính cần đạt Điểm
Câu 1
(3,0đ)
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn chỉ có thể có 2 con đường
để lựa chọn:
+ Tiến hành canh tân, cải cách
+ Bảo thủ, thi hành chính sách như cũ
Phân tích con đường 1
-Tác dụng của canh tân cải cách…( làm cho đất nước ta lúc này thoát
khỏi khủng hoảng, do đó sức mạnh phòng thủ đất nước được tăng lên; thực
tế tấm gương của Nhật)
- Các nhà cải cách Việt Nam như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ,
Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ… cũng cho rằng chỉ có cải cách mới có thể
làm cho đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm.
- Tiếc thay nhà Nguyễn đã từ chối con đường này; đã bỏ lỡ thời cơ để
có thể cứu nguy đất nước thoát khỏi họa xâm lăng.
Phân tích con đường thứ 2
- Nhà Nguyễn vẫn tiến hành chính sách đối kháng với nhân dân( vẫn giữ
nguyên các chính sách như cũ, thậm chí còn tăng cường các biện pháp áp
bức bóc lột tàn bạo: các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố TBCN trong kinh tế,

không chăm lo sản xuất, đê Văn Giang 18 năm liên tiếp bị vỡ…)
- Hậu quả của các chính sách trên đã đẩy mọi tầng lớp nhân dân vào
bước đường cùng khiến họ phải nổi dậy chống lại, kể từ Gia Long đến Tự
Đức đã có tới hơn 500 cuộc khởi nghĩa …tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của
Phan Bá Vành, Cao Bá Quát…
=> Từ phân tích trên có thể thấy nhà Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỷ của
giai cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc nên đã tổ chức chống lại
sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
3
dân kháng chiến như trước. Mặc khác trước nguy cơ bị xâm lăng, nhưng
không tất yếu phải mất nước, nhà Nguyễn với những việc làm kể trên đã
biến cái không tất yếu thành tất yếu. Do vậy nhà Nguyễn phải chịu trách
nhiệm trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
* Trong quá trình tiến hành chống lại sự xâm lược của Pháp nhà Nguyễn
còn mắc phải sai lầm không thể tha thứ: Đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ
trang truyền thống của dân tộc mà đi theo con đường thương thuyết( cần
nêu dẫn chứng cụ thể: khi Pháp đánh Đà Nẵng, chiếm ba tỉnh miền Đông,
miền Tây, đánh Hà Nội lần 1,2 đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyến Trung
Trực, Khởi nghĩa Trương Định).
*Tuy nhiên cũng còn nhận thấy trong quá trình chống Pháp, có những vị
quan của triều đình, thậm chí cả vua như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,
Hàm Nghi… đã nêu tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền
của đất nước mà nhân dân ta đời đời kính trọng.

=> Do vậy, việc để nước ta rơi vào tay Pháp hồi cuối thế kỷ XIX là trách
nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn.
0,5
0,25
0,25
Câu 2
(3,0đ) * So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phong trào Đông Du và Duy
Tân.
Giống nhau:
-Thực hiện trong cùng một bối cảnh lịch sử giống nhau…Khởi xướng
và lãnh đạo các phong trào đều là những sĩ phu có tư tưởng mới, đều theo
khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Thể hiện tinh thần yêu nước mong muốn giải phóng dân tộc.Do hạn
chế về tổ chức và lãnh đạo nên các phong trào đều thất bại.
0,5
4
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân.
Khác nhau:
-Mục tiêu:
+Phan Bội Châu xác định kẻ thù là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ
yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân
tộc.
+ Phan Châu Trinh coi chế độ phong kiến thối nát là kẻ thù mâu
thuẫn là mâu thuẫn giai cấp nên đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước.
-Phương pháp và hình thức đấu tranh:
+ Phan Bội Châu tiến hành theo đường lối vũ trang bạo động, cầu
viện nước ngoài dựa vào Nhật Bản để đánh Pháp.
+ Phan Châu Trinh lại phản đối bạo động và cầu viện nước ngoài,
chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, canh tân đất nước, sau mới
đánh Pháp.

- Cơ sở xã hội:
+ Phan Bội Châu dựa vào tầng lớp trên, quan lại cũ, những người giàu
có.
+ Phan Châu Trinh dựa vào tầng lớp dưới, những người nghèo khổ đặc
biệt là nông dân.
* Suy nghĩ về hai phong trào:
- Đây là hai phong trào yêu nước được thể hiện cụ thể hóa của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh với mục tiêu là đánh Pháp giành độc lập cho
dân tộc.
- Đều theo xu hướng độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
- Nó đã nối tiếp truyền thống yêu nước dân tộc dấy lên phong trào vận
động cứu nước mới.
- Là cơ sở cho phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh trong và sau
0,5
0,5
0,5
1,0
5
chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Tuy nhiên hai phong trào đều bị Pháp ngăn chặn và đàn áp nhưng nó đã
tác động mạnh làm thay đổi diện mạo cứu nước của Việt Nam đầu thế kỷ
XX.

Câu 3
(3,0 đ) Hiểu biết của em về sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng từ
năm 1925-1929.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng ở Việt Nam đã
phát triển mạnh mẽ, trong đó tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của các tầng
lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân. Các cuộc đấu tranh mặc dù chưa
giành được thắng lợi nhưng đã tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức

cách mạng.
* Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
- Sự ra đời
+ Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung
Quốc) Người liên lạc với những người Việt Nam yêu nước. Tại đây, Người
thành lập nhóm Cộng sản đoàn (2-1925)
0,25
6
+ Tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên.
- Hoạt động
+ Xây dựng hệ thống tổ chức của hội ở trong nước.
+ Huấn luyện tuyên truyền: Tham dự các lớp huấn luyện chính trị nhằm
tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc trong nhân dân. Cơ quan ngôn luận
là báo Thanh niên… Báo Thanh niên và tác phẩm “ Đường Cách mệnh”đã
trang bị lí luận giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội.
+ Phát triển hội viên: năm 1928 có gần 300 hội viên đến năm 1929 có
1700 hội viên. Cuối năm 1928 Hội có chủ trương “ vô sản hóa”…
- Ý nghĩa
+ Tích cực chuẩn bị điều kiện về tổ chức, tư tưởng, chính trị cho sự ra
đời của Đảng.
+Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đã
tích cực tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
đầu năm 1930.
->Hoạt động của hội chứng tỏ khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm
ưu thế trong cách mạng Việt Nam.
*Việt Nam Quốc dân Đảng
Sự ra đời:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những trào lưu dân chủ tư sản tiếp
tục ảnh hưởng đến nước ta, trong đó đặc biệt là chủ nghĩa tam dân của Tôn

Trung Sơn > trào lưu đó tác động đến bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản
Việt Nam.
+ Trên cơ sở hạt nhân là nhà xuất bản Nam đồng thư xã, ngày 25-12-
1927 Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt
Nam Quốc dân đảng. Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo
0,5
0,5
0,25
7
khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
Hoạt động
- Tôn chỉ mục đích
+ Khi mới thành lập, Đảng chưa có chính cương rõ ràng mà chỉ nêu
chung chung là “trước làm dân tộc cách mạng sau làm thế giới cách mạng”
+ Nguyên tắc tư tưởng là “tự do- bình đẳng- bác ái”.
+ Chủ trương thực hiện “cách mạng bằng sắt và máu”
- Thành phần: trí thức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm
nghề tự do, một số thân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong
quân đội Pháp.
Do sự yếu kém về lãnh đạo, thành phần phức tạp, tổ chức lỏng lẻo không
đáp ứng được yêu cầu -> thất bại
Ý nghĩa:
+Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng thất bại kéo theo sự tan
rã hoàn toàn của Việt nam Quốc dân đảng, kể từ đây vai trò của Việt Nam
Quốc dân đảng với tư cách là chính Đảng trong phong trào giải phóng dân
tộc đã chấm dứt với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
* Tân Việt Cách mạng đảng
+ Sau nhiều lần đổi tên đến tháng 7 năm 1928 lấy tên là Tân Việt Cách
mạng đảng
+ Tân Việt chủ trương đánh đổ đế quốc, thiết lập xã hội bình đẳng, bác ái.

->Đến năm 1929 Tân Việt Cách mạng đảng bị phân hóa -> chính Đảng
Cộng sản
Như vậy trong những năm 1925-1929 đã xuất hiện ba tổ chức cách mạng
theo khuynh hướng tư sản và vô sản, nhưng cuối cùng khuynh hướng vô sản
đã giành thắng lợi.
0,5
0,25
0,5
8
0,25
Câu 4
(3,0đ) Đảng Cộng sản ra đời Việt Nam ra đời không phải là một hiện tượng
ngẫu nhiên, mà là kết quả của sự tác động , vận động và phát triển tất yếu,
chín muồi của ba nhân tố kết hợp: chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
* Chủ nghĩa Mác –Lênin trang bị lí luận ,chỉ ra mục tiêu, lí tưởng,
phương pháp khoa học, soi đường dẫn lối cho giai cấp vô sản và quần chúng
lao động tiến hành đấu tranh xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới,
xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác- Lênin còn chỉ ra:
Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp và trong sự nghiệp xây dựng xã
hội mới giai cấp công nhân cần lập ra Đảng vô sản của mình, Đảng đó phải
là bộ tham mưu, đội tiên phong của giai cấp công nhân, trung thành với lợi
ích của giai cấp công nhân và của dân tộc, Đảng đó là Đảng kiểu mới của
giai cấp công nhân.
- Chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá, thâm nhập vào Việt Nam trở
thành nhân tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của Đảng.
- Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân
tộc Việt Nam:cứu nước theo con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác –Lê
nin. Từ năm 1921-1930 Người đã tích cực hoạt động truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lê nin vào Việt Nam. Người xuất bản báo Thanh niên, tác phẩm

Đường cách mệnh, bản án chế độ thực dân Pháp đã càng ngày thâm nhập
vào Việt Nam.
- Thông qua tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và hoạt động
của nó Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện được việc truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin cho quần chúng nhân dân lao động Việt Nam.
0,25
0,25
0,25
0,25
9
- Qua đó , vai trò của chủ nghĩa Mác- Lê nin được thể hiện: những tư
tưởng về cách mạng xã hội chủ nghĩa đã thức tỉnh người Việt Nam theo con
đường đúng đắn, đó là con đường cách mạng.
Nhờ có chủ nghĩa Mác Lê nin mà phong trào cách mạng chuyển từ tự
phát sang tự giác.
*Sự lớn mạnh của phong trào công nhân đòi hỏi phải có một chính Đảng
duy nhất và thống nhất lãnh đạo.
- Phong trào công nhân là điều kiện cơ bản quyết định dẫn tới sự ra đời
của Đảng. Từ đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam đã được hình
thành và bước vào trận tuyến đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
-Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào công nhân chưa trở
thành lực lượng riêng biệt ,còn hòa lẫn vào phong trào dân tộc. Từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến 1925 giai cấp công nhân được tăng cường về số
lượng và chất lượng, đã trưởng thành.
-Từ năm 1926-1930 tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê nin phong trào công nhân
phát triển dần tự giác với sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản . Sự thống
nhất ba tổ chức cộng sản đặt ra yêu cầu cấp bách trong nước đồng thời đánh
dấu bước trưởng thành của phong trào công nhân, làm cơ sở cho sự ra đời
của một chính Đảng vô sản duy nhất.
Như vậy phong trào công nhân đã trưởng thành đi từ tự phát đến tự giác

là một trong những điều tất yếu dẫn tới sự ra đời của Đảng.
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là do nhu cầu đòi hỏi của phong trào
yêu nước Việt Nam.
- Thực dân pháp xâm lược Việt Nam,nhân dân ta với truyền thống yêu
nước nồng nàn đã liên tục vùng dậy đánh đuổi đế quốc Pháp giành lại độc
lập dân tộc. Từ sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước
đã xuất hiện
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
10
- Từ 1919 đến 1930, phong trào yêu nước Việt Nam phát triển theo hai
khuynh hướng rõ rệt: Tư sản và vô sản…
Như vậy, đến cuối năm 1929 đầu năm 1930 cả ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác
–Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã kết hợp chặc chẽ
với nhau. Sự kết hợp đó đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi để Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời.

0,25
0,25
0,25
Câu 5
(3,0đ)

* Liên Xô đóng vai trò là lực lượng, chủ chốt và quyết định trong việc
đấu tranh chống phát xít, kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Liên Xô tham gia chiến tranh đã làm cho tính chất của cuộc chiến tranh
thay đổi. Liên Xô trở thành trụ cột của lực lượng đoàn kết các nước chống

phát xít, chính phủ Anh, Mỹ đứng về phía Liên Xô và lực lượng dân chủ
chống phát xít ( Mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập 1/11/1942).
- Mặt trận Xô- Đức là mặt trận chủ yếu, Liên Xô đã dành được thắng lợi
từng bước:
+ Chiến thắng Mát- xcơ-va, chiến thắng Xta-lin-grát, cuộc tấn công cả
Liên Xô từ cuối năm 1943, Liên Xô đánh vào Béclin tiêu diệt chủ nghĩa
phát xít Đức, cùng với Anh- Mỹ đã buộc Đức kí điều ước đầu hàng không
điều kiện (9/5/1945).
+ Thắng lợi của Liên Xô đã tạo điều kiện cho Anh, Mỹ có những thắng
lợi khác ở các chiến trường Bắc Phi, I- ta-li –a …
- Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông mạnh
nhất của Nhật ở Trung Quốc, Triều Tiên, góp phần quan trọng buộc quân
phiệt Nhật kí điều ước đầu hàng Đồng minh không điều kiện (14/8/1945)
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
11
* Vai trò của Anh, Mỹ.
Anh, Mỹ là những nước có quân đội mạnh, được trang bị tối tân, lại có
nền kinh tế vững vàng nên đã giáng cho quân đội phát xít những đòn nặng
nề ở Bắc Phi, Châu Âu, Viễn Đông, góp phần loại từng nước phát xít ra
khỏi cuộc chiến. Do đó Anh- Mỹ cũng đóng vai trò chủ chốt, quyết định
việc tiêu diệt phát xít, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.
-Ở Bắc Phi: 11/1942, Anh-Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi chiếm Ma-rốc, An-giê-
ri, Tuy-ni-di.
- Ở I-ta-li-a: 10/7/1943 anh-Mỹ đổ bộ lên đảo Xi-xi-li-a, chủ nghĩa phát

xít I-ta-li-a bị sụp đổ.
- Ở mặt trận phía Tây: 6/6/1944 Anh-Mỹ mở mặt trận thứ hai, tiến vào
giải phóng nước Pháp và một số nước Tây- Nam Âu.
Chống Nhật ở Viễn Đông: cuối năm 1943, Anh- Mỹ mở đợt tiến công
Miến Điện, Philippin, In-đô-nê-xi-a, buộc Nhật đầu hàng.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(2,5đ) * Điều kiện lịch sử
- Trong chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt giai đoạn cuối, các nước
Đông Nam Á là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất , khâu yếu nhất
trong dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn dân tộc, giai cấp chằng
chéo và trở nên hết sức căng thẳng trong giai đoạn chuẩn bị kết thúc chiến
tranh.
- Trong thời kỳ này, các lực lượng xã hội như giai cấp tư sản dân tộc, vô
sản ngày càng lớn mạnh.
+ Giai cấp vô sản đông về số lượng, trưởng thành về ý thức với sự xuất
hiện hàng loạt các Đảng Cộng sản. Một số Đảng cộng sản nắm ngọn cờ lãnh
đạo phong trào giải phóng dân tộc.
0,25
0,25
12
+ Giai cấp tư sản dân tộc không ngừng lớn mạnh, ở nhiều nước họ đã
lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giành thắng lợi.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát
xít, quân phiệt. Bản thân các nước đế quốc có nhiều thuộc địa ở Đông Nam
Á như: Hà Lan, Anh, Pháp đã bị phát xít giáng đòn chí tử không những ở

chính quốc mà ở ngay các nước thuộc địa. Đây là điều kiện khách quan
thuận lợi cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
ra đời và chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới. Đây là chỗ dựa
vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh và
phát triển của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, của các lực lượng
dân chủ, hòa bình cũng tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân
tộc.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á trở thành điểm sôi động
nhất trong chiến tranh lạnh. Đông Nam Á là nơi đụng đầu quyết liệt nhất
giữa hai lực lượng quốc tế, tình hình đó có ảnh hưởng lớn đến cục diện
chung của khu vực và thế giới. Từ đây phong trào giải phóng dân tộc Đông
Nam Á có những điều kiện khách quan thuận lợi và không thuận lợi cho sự
bùng nổ và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
* Giai cấp lãnh đạo
- Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc,
có nhiều nước do giai cấp vô sản lãnh đạo như: Việt Nam, Lào. Có nước do
giai cấp tư sản dân tộc hoặc trí thức tư sản như: Inđônê xia, Philíppin, Mã
laixia…
* Lực lượng tham gia
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có sự tham gia của đông đảo quần
chúng nhân dân: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, phong kiến tư sản hóa, trí
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
13
thức… Trong đó, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, còn công nhân là
lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

* Phương pháp và hình thức đấu tranh
- Cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của các nước Đông Nam Á diễn ra
dưới những hình thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của từng
nước và tác động của nhân tố bên trong cũng như bên ngoài. Song có hai
phương pháp và hình thức đấu tranh chủ yếu: bạo lực và không bạo lực.
- Bạo lực cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được nhiều
nước sử dụng dưới hai hình thức: bạo lực chính trị, bạo lực vũ trang và kết
hợp hai hình thức đó. Hình thức bạo lực cách mạng cũng rất đa dạng như
đấu tranh vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị và kháng chiến trường kỳ
như trường hợp các nước Việt Nam, Lào, Campuchia .
- Một số nước như Mã Lai, Inđônêxia, philíppin đã sử dụng hình thức đấu
tranh không bạo lực, con đường hòa bình ít đổ máu, đấu tranh kết hợp với
thương thuyết để giành độc lập. Sau khi giành được độc lập các nước nay
lại tiếp tục đấu tranh để bảo vệ nền độc lập và chống lại các nước thực dân
trên các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(2,5đ) * Những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn Đông –Tây.
- Đầu tiên là cuộc gặp gỡ thương lượng giữa Liên Xô và Mỹ.
- Tiếp đó là Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa hai miền Đông
Đức và Tây Đức (11/1972).
- Năm 1972 , Liên Xô và Mỹ kí Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng
chống tên lửa
(ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược ( SALT-1).
- Định ước Henxinki (8/1975) khẳng định những nguyên tắc trong quan
hệ giữa các quốc gia và tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến
0,25
0,25

0,25
0,5
14
hòa bình an ninh ở châu Âu.
- Từ nửa sau những năm 80, đặc biệt từ khi Goócbachốp lên nắm quyền ở
Liên Xô( 1985) thì quan hệ Xô- Mỹ đã thực sự chuyển từ đối đầu sang đối
thoại. Cuối năm 1989, tại cuộc gặp không chính thức giữa BuSơ và
Goócbachốp trên đảo Manta (Địa Trung Hải) Mỹ và Liên Xô đã chính thức
tuyên bố chấm dứt cuộc “ chiến tranh lạnh” kéo dài 43 năm giữa hai nước
này (1947-1989).
* Xu thế đó tác động đến khu vực Đông Nam Á.
- Từ giữa những năm 70 tác động đến ASEAN -> hiệp ước Bali mở ra
bước phát triển mới.
- Từ giữa những năm 80 vấn đề Campuchia từng bước được giải quyết
bằng giải pháp chính trị. Nhờ đó mà quan hệ giữa các nước ASEAN với 3
nước Đông Dương được cải thiện.
-Từ giữa những năm 90 tổ chức ASEAN nhanh chóng mở rộng thành viên
ra toàn khu vực với sự tham gia của 3 nước Đông Dương và Mianma.
0,5
0,25
0,25
0,25
Nguyễn Thị Minh Thuận
SĐT 01238990555
15

×