SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
KÌ THI HỌC SINH GIỎI KHU VỰC DHBB
NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Môn: ĐỊA LÝ 11
Thời gian:180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu I(3 điểm).
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
2. Tại sao tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ?
Câu II (2 điểm).
1. So sánh sự khác nhau về đặc điểm đô thị hoá giữa 2 nhóm nước phát triển và đang
phát triển.
2. Phân tích vai trò của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thị trường tới sự phát triển và
phân bố công nghiệp? Cho ví dụ.
Câu III (3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Chứng minh rằng địa hình miền núi nước ta rất đa dạng.
2. Nêu ý nghĩa của lát cắt địa hình A - B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa Thái Bình.
Câu IV (3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta.
2. Làm rõ ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đến sản xuất nông nghiệp.
Câu V (3 điểm).
1. Chứng minh dân số nước ta phân bố không đồng đều và giải thích nguyên nhân.
2. Giải thích tại sao Nhà nước lại rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng
đồng bào dân tộc.
1
Câu VI (3 điểm). Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
Phân tích những thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực ở nước ta.
Nêu quy luật phân bố công nghiệp điện lực và chứng minh quy luật đó ở Việt Nam.
Câu VII (3 điểm). Cho bảng số liệu:
Diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990 - 2005.
Năm 1990 1993 1995 1997 1999 2002 2003 2005
Diện tích
(nghìn ha)
6042,8 5659,0 6766,0 7100,0 7654,0 7504,0 7452,0 7329,0
Sản lượng
(nghìn tấn)
19225,1 22837,0 24964,0 27289,0 31394,0 34447,0 34569,0 35833,0
Năng suất
(tạ/ha)
31,8 40,4 36,9 38,4 41,0 45,9 46,4 48,9
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và sản
lượng lúa nước ta trong thời kỳ 1990 – 2005.
2. Nhận xét và giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng đó.
HẾT
* Thí sinh được sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục), không
được sử dụng các tài liệu khác.
Người ra đề: Nguyễn Ánh Tuyết - 0985279450
2
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
NỘI DUNG ĐIỂM
Câu I.
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
a. Khí hậu: Ảnh hưởng trực tiếp qua các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, nước, ánh sáng.
+ Nhiệt độ: Mỗi loài SX thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Cây ưa nhiệt
phân bố vùng nhiệt đới và XĐ, các loài chịu lạnh phân bố vùng vĩ độ cao và vùng
núi cao -> Nhiệt độ thích hợp cây PT tốt
+ Nước và độ ẩm: Quyết định sự sống của sinh vật.
+ Ánh sáng: Quyết định quá trình quang hợp của cây xanh.
b. Đất: Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố sinh vật do đất khác nhau về
đặc tính lí hoá và độ phì.
c. Địa hình.
- Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật ở vùng núi.
- Vành đai của sinh vật cũng thay đổi theo độ cao.
d. Sinh vật.
- Thức ăn quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật
- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặc chẽ vì:
+ Thực vật là nơi cư trú của động vật.
+ Thực vật là thức ăn của động vật.
e. Con người: Ảnh hưởng lớn đến sự phân bố sinh vật: Mở rộng hay thu hẹp
phạm vi phân bố của sinh vật.
2. Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái đất bị phá vỡ vì:
- Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng
đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua thì mưa ít).
- Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn):
+ Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.
Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô
ráo, giảm mưa.
+ Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều hơn, sườn khuất gió thường khô
ráo, ít mưa.
- Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương):
cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào
lục địa càng ít mưa.
- Ảnh hướng của gió:
+ Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều.
+ Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít.
- Ảnh hưởng của khí áp:
+ Các dải cao áp mưa ít.
+ Các dải áp thấp mưa nhiều.
Câu II. So sánh sự khác nhau về đặc điểm đô thị hoá giữa 2 nhóm nước phát
triển và đang phát triển. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển
quá trình đô thị hóa?
3đ
1,5
1,5
2đ
3
1. Đô thị hóa ở nhóm nước phát triển và đang phát triển
a) Nhóm nước phát triển
- Ở phần lớn các nước kinh tế phát triển, do quá trình công nghiệp hóa diễn ra
sớm nên quá trình đô thị hóa cũng bắt đầu sớm.
- Đặc trưng của quá trình đô thị hóa là:
+ Tốc độ gia tăng tỉ lệ dân số đô thị tương đối cao. Tỉ lệ dân số thành thị trung
bình đạt trên 75%, nhiều khu vực trên 80% (Bắc Âu).
+ Tăng cường quá trình hình thành các đô thị cực lớn (cụm đô thị, siêu đô thị).
+ Dân cư có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các
thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.
+ Nhịp độ gia tăng dân số đô thị trong thời gian gần đây có xu hướng chậm lại.
b) Nhóm nước đang phát triển
- Quá trình đô thị hóa đang diễn ra cùng với quá trình công nghiệp hóa.
- Đặc trưng:
+ Trình độ đô thị hóa ở nhiều nước còn thấp. Tỉ lệ dân thành thị trung bình
khoảng 40%, một số nước ở Đông Phi dưới 10%.
+ Dân cư có xu hướng chuyển từ nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là
vào thủ đô.
+ Ở nhiều nước, nhịp độ đô thị hóa rất cao. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc
độ nhanh hơn công nghiệp hóa.
+ Nhiều thành phố cực lớn đã và đang mọc lên.
2. Vai trò của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thị trường tới sự phát triển và
phân bố CN
- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật:
+ Làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nghuyên và phân bố hợp lí các ngành
công nghiệp.
VD: Phương pháp khí hoá than ngay trong lòng đất không những làm thay đổi
hẳn điều kiện lao động, mà còn cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong
lòng đất (hoặc than có nhiệt lượng thấp) mà trước đây không thể khai thác được.
+ Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp.
VD: Các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng
sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố các xí nghiệp
luyện kim đã thay đổi.
+ Tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số
ngành (điện tử - tin học, hoá tổng hợp hữu cơ, công nghiệp vũ trụ…).
- Thị trường có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp
hướng chuyên môn hoá sản xuất, đóng vai trò đòn bẩy với sự phát triển, phân bố
và thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Sự phát triển công nghiệp ở bất kì một
quốc gia nào cũng đều nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị
trường thế giới.
1,0
1,0
4
Câu II. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Chứng minh địa hình miền núi nước ta rất đa dạng.
Miền núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình
dáng.
+ Núi cao: có độ cao tuyệt đối trên 2000 m. VD như Phanxipăng (3143 m)
+ Núi trung bình: có đỉnh cao từ 1000 - 2000 m VD: Tây Côn Lĩnh (2419 m), Pu
Hoạt (2452 m)
+ Núi thấp: độ cao từ 500 - 1000 m. VD đỉnh Chư Pha (922 m), Bà Rá (736 m)…
+ Sơn nguyên: sơn nguyên Đà Lạt, sơn nguyên Hà Giang…
+ Cao nguyên: cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, các cao nguyên badan
ở Tây Nguyên (Kom Tom, Plây Ku), Đắc Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh).
+ Đồi: vùng đồi Đông Bắc từ chân cánh cung Ngân Sơn đến chân cánh cung
Đông Triều,…
+ Bán bình nguyên: trung du Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang và
Đông nam Bộ,…
+ Địa hình cacxtơ: Thung - đồng cacxtơ (rìa núi Bắc Sơn), núi cacxtơ (Phu Tha
Ca ở Hà Giang), sơn nguyên cacxtơ (Quản Bạ - Đồng Văn), hang động cacxtơ
(Phong Nha),…
+ Thung lũng và lòng chảo miền núi: Điện Biên, Nghĩa Lộ, An Khê,…
2. Ý nghĩa của lát cắt địa hình A - B
- Phản ánh những đặc điểm tiêu biểu của địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:
+ Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam. (dẫn chứng)
+ Độ cắt xẻ cũng giảm dần theo hướng nghiêng của địa hình (tây bắc - đông nam).
- Thể hiện sự chuyển tiếp của địa hình từ miền núi sang vùng đồi thấp tới đồng bằng.
- Thể hiện sự phân hóa phức tạp của địa hình khu vực (dẫn chứng)
Câu IV. Việt Nam nằm trong khu vực có chế độ gió mùa điển hình nhất trên
thế giới. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta
* Gió mùa mùa đông
- Đặc điểm của gió mùa mùa đông (nêu thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng
gió, tính chất, phạm vi hoạt động).
- Ảnh hưởng:
+ Chế độ nhiệt: gió mùa mùa đông là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiệt độ
giảm dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng về nhiệt độ trung bình năm, tháng 1), biên
độ nhiệt tăng dần từ Nam ra Bắc (dẫn chứng); sinh ra một mùa đông lạnh ở
miền Bắc nước ta (3 tháng nhiệt độ dưới 20
0
C). Miền Nam không chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm (dẫn chứng).
+ Chế độ mưa: do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kết hợp với địa hình nên
chế độ mưa trong thời kì này có sự khác biệt giữa các khu vực: miền Bắc do có
mưa vào cuối mùa đông nên mùa khô không sâu sắc. Miền Trung mưa lớn kéo
3đ
1,5
1,5
3đ
1,5
5
dài, miền Nam đang là mùa khô sâu sắc (dẫn chứng).
+ Thời tiết diễn biến thất thường.
* Gió mùa mùa hạ
- Đặc điểm: nêu thời gian hoạt động, nguồn gốc, hướng gió, tính chất, phạm vi
hoạt động.
- Ảnh hưởng:
+ Đầu mùa hạ: mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên (dẫn chứng), khô cho Trung Bộ.
+ Cuối mùa hạ: nóng ẩm, mưa cho cả nước .
*Gió mùa kết hợp với địa hình là nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hóa đa
dạng của khí hậu nước ta.
- Sự phân mùa của khí hậu: miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng,
mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa xuân và mùa thu. Miền Nam có một
mùa mưa và mùa khô sâu sắc.
- Sự phân hóa không gian của khí hậu theo Bắc - Nam, Đông - Tây.
2. Ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đến sản xuất nông nghiệp
a) Thuận lợi
- Với nền nhiệt ẩm cao cho phép cây trồng có thể phát triển sinh trưởng quanh
năm, thâm canh, xen canh tăng vụ, tăng năng suất.
- Ở miền Bắc và những vùng núi cao trong cả nước có một mùa đông lạnh nên
có thể trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới, làm phong phú thêm tập đoàn cây
trồng bao gồm cả nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
b) Khó khăn
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là điều kiện cho các loại sâu bọ phá hoại
mùa màng, dịch bệnh ở gia súc phát triển mạnh, nấm mốc ảnh hưởng đến năng
suất trồng trọt và chăn nuôi.
- Sự phân mùa của khí hậu: mùa khô thiếu nước nhất là ở Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ, mùa mưa thường kèm theo bão nhất là ở miền Bắc và miền Trung
gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.
- Hằng năm, trung bình có 3 - 4 trận bão lớn và nhiều đợt áp thấp nhiệt đới gây
thiệt hại lớn nhất là vùng duyên hải miền Trung.
- Ở miền Bắc (đặc biệt khu vực miền núi) có hiện tượng rét đậm, rét hại ảnh
hưởng lớn đến năng suất cây trồng.
- Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng tiêu cực của gió phơn Tây Nam.
- Tính thất thường của khí hậu cũng làm cho sản xuất nông nghiệp cũng chịu sự
chi phối của thời tiết làm cho sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì thế,
ở nước ta công tác phòng chống thiên tai là rất quan trọng.
Câu V.
1. CM dân số nước ta phân bố không đồng đều và giải thích nguyên nhân.
a. Chứng minh:Mật độ dân số trung bình 254 người/km
2
(2006), nhưng phân bố
1,5
3đ
1,5
6
không đều giữa các vùng:
- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi:
+ Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao (Đồng bằng sông
Hồng là 1225 người/km
2
, Đồng bằng sông Cửu Long là 429 người/km
2
-2006.
+ Ở vùng trung du, miền núi, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,
(Tây Nguyên là 89 người/km
2
, Tây Bắc là 69 người/km
2
– năm 2006.
- Phân bố không đều ngay trong một khu vực:
+ Đồng bằng sông Hồng: dân cư tập trung đông đúc nhất ở vùng trung tâm vùng
đông và đông nam; ở phía bắc và đông bắc có mật độ thấp hơn. Ở Đồng bằng
sông Cửu Long, một số tỉnh ven biển, ven sông Tiền, sông Hậu (Vĩnh Long, Tiền
Giang, Hậu Giang, ) mật độ cao; Kiên Giang có mật độ thấp hơn.
+ Trung du và miền núi:
. Đông Bắc có mật độ dân số cao hơn Tây Bắc.
. Vùng trung du có mật độ dân số cao hơn miền núi.
. Ở Tây Nguyên, dân cư tập trung đông đúc hơn ở các trục đường giao thông lớn,
các thành phố, thị xã; thưa thớt hơn ở các vùng sâu, vùng xa.
- Không đồng đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam: (dẫn chứng)
- Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: năm 2005, dân số thành
thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1%.
b. Giải thích:
- Sự phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi là do:
+ Đồng bằng thuận lợi về địa hình, đất đai, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt của dân cư.
+ Miền núi gặp nhiều khó khăn về các điều kiện trên.
- Sự phân bố dân cư không đều trong mỗi khu vực do: sự khác nhau về địa hình,
đất đai, nguồn nước, trình độ phát triển kinh tế, lịch sử khai thác và định cư
- Sự phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam là do:
+ Đồng bằng phía Bắc được khai thác từ lâu đời.
+ Đồng bằng phía Nam mới được khai thác.
- Sự phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn là do:
+ Quá trình công nghiệp hoá ở nước ta diễn ra còn chậm.
+ Sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế trong nền kinh tế
nước ta hiện nay.
2. Nhà nước rất chú ý đến sự phát triển KTXH ở vùng đồng bào dân tộc vì:
- Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là
những nơi có nguồn tài nguyên giàu có, nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát
triển, kinh tế còn lạc hậu lại thiếu nguồn lao động, đặc biệt là lao động có trình
độ kĩ thuật. Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc đặc biệt là các dân tộc
vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.
- Góp phần giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa vùng đồng bằng
với trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xóa đói
giảm nghèo, đồng thời cũng là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc
anh em, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới.
1,5
7
Cõu VI. Da vao Atlat ia lớ Viờt Nam va kiờn thc a hoc:
1. Thế mạnh để phát triển công nghiệp điện lực
a) Thế mạnh tự nhiên
- Việc sản xuất điện của nớc ta hiện nay dựa chủ yếu trên cơ sở các tài nguyên
thiên nhiên (nh than, dầu khí và nguồn thuỷ năng):
+ Than antraxit trữ lợng ln, trong đó bể than Quảng Ninh có trữ lợng trên 6,5 tỉ
tấn (chiếm 94,1%).
+ Tiềm năng dầu khí của nớc ta chủ yếu tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu
khí ngoài thềm lục địa (bể trầm tích sông Hồng, các bể trầm tích Trung Bộ, bể
trầm tích Cửu Long, bể trầm tích Nam Côn Sơn, bể trầm tích Thổ Chu - Mã
Lai), trữ lợng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m
3
khí đồng hành.
+ Tiềm năng thủy điện của nớc ta rất lớn, công suất có thể đạt khoảng 30.000
MW với sản lợng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ
thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lợng khác (sức gió, sức nớc, năng lợng mặt trời) ở nớc ta rất
dồi dào cho phép đa dạng hoá ngành điện lực.
b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội
- Sự phát triển của công nghiệp khai thác nhiên liệu, năng lợng.
+ Than c khai thac t thi Phap thuục. San lng khai thac gõn õy tng kha
nhanh t 11,6 triờu tõn (2000) lờn 42,5 triờu tõn (2007). Mụt phõn san lng
khai thac c s dung cho cac nha may nhiờt iờn phia Bc.
+ Khai thác dầu, khí là ngành công nghiệp non trẻ, nhng phát triển với tốc độ
cao. Dõu thụ mi c khai thac nm 1986 (40 nghin tõn) ờn nm 2007 at
15,9 triờu tõn. Tuy nhiờn, toan bụ dõu thụ khai thac c ờu danh cho xuõt
khõu. Hiờn nay mi chi s dung khi ờ cung cõp cho cỏc nha may nhiờt iờn
tuabin khi phia Nam (Ba Ria, Phu Mi, C Mau).
- Nhu cõu iờn nng cua nc ta ngay cang ln (cho san xuõt va sinh hoat).
- Nha nc co chinh sach õu t phat triờn nganh iờn.
- Nguụn vụn õu t cho nganh iờn ngay cang ln.
- Nganh iờn ó xõy dng c mụt hờ thụng c s võt chõt k thut phuc vu cho
phat iờn, truyờn tai iờn va phõn phụi iờn ờn khp moi miờn õt nc.
- Cac nhõn tụ khac: tiờn bụ khoa hoc ki thuõt - cụng nghờ, nguụn nhõn lc, xu
thờ hụi nhõp va cac nguụn lc bờn ngoai,
2. Quy lut phõn bụ cụng nghiờp iờn lc
a) Quy luật phân bố
- Các nhà máy điện có định hớng tài nguyên rõ rệt nên thờng phân bố ở gần nguồn
nhiên liệu, thuỷ năng (các nhà máy nhiệt điện phân bố gần nguồn nhiên liệu than,
3
1,5
1,5
8
dầu khí còn các nhà máy thuỷ điện phân bố tại nơi có trữ năng thuỷ điện lớn).
- Các nhà máy điện còn hớng về vùng tiêu thụ, nơi kinh tế phát triển, tập trung
đông dân c trong khi nguồn nguyên liệu hạn chế.
- Do điện sản xuất ra đến đâu phải tiêu thụ ngay đến đó nên phải có mạng lới
chuyển tải điện thống nhất giữa các nhà máy với nơi tiêu thụ.
b) Chứng minh
- Các nhà máy điện phân bố ở gần vùng nhiên liệu (than, khí) và thuỷ năng:
+ Dựa vào nguồn nhiên liệu than và khí:
Các nhà máy nhiệt điện phía Bắc phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, gần bể
than Quảng Ninh nh Uông Bí, Phả Lại hoặc Na Dơng.
Các nhà máy nhiệt điện phía Nam sử dụng nguồn khí thiên nhiên đợc đa từ
thềm lục địa vào bờ. (Dẫn chứng)
+ Các nhà máy gần nguồn thuỷ năng dồi dào: Hàng loạt nhà máy thủy điện đã đ-
ợc xây dựng trên các con sông có trữ năng lớn ở nớc ta: (Dẫn chứng)
- Gần nơi tiêu thụ: ở ĐBSH có nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, ở Nam Bộ có nhà
máy nhiệt điện chạy bằng dầu FO nhập là Thủ Đức, Trà Nóc. Tuy nhiên công
suất của các nhà máy này thờng nhỏ (dới 1000 MW).
- ở nớc ta đã có hệ thống đờng dây tải điện để đảm bảo việc tiêu thụ từ nơi sản
xuất và phân bố điện tới cả nớc.
+ Hệ thống đờng dây tải điện: đờng dây 500kV dài nhất chạy từ Hòa Bình đến
Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh). Ngoài ra còn có một số tuyến khác.
+ Đờng dây 220kV
+ Các trạm biến áp
Cõu VII.
a. V biu :
Tc tng din tớch, nng sut v sn lng lỳa qua cỏc nm (V: %)
Nm 1990 1993 1995 1997 1999 2002 2003 2005
Din tớch 100,0 93,6 111,9 117,5 126,6 124,2 123,3 121,3
Sn lng 100,0 118,8 129,8 141,9 163,3 179,2 179,8 186,4
Nng sut 100,0 126,9 116,0 120,9 129,0 144,3 145,9 153,7
- V biu ng th hin tc tng trng v din tớch, nng sut v sn
lng lỳa ca nc ta thi k 1990 2005 (gc l 100 %)
(yờu cu ỳng dng, chớnh xỏc , khoa hc, thm m)
b. Nhn xột:
- T 1990 - 2005, c din tớch, nng sut v sn lng lỳa u tng trng nhng
tc tng khỏc nhau.
3
0,5
1,25
0,5
9
- Tăng nhanh nhất là sản lượng (1,86 lần) đến năng suất (1,54 lần) và diện tích
(1,21 lần).
c. Giải thích:
- Diện tích gieo trồng lúa tăng chậm hơn năng suất và sản lượng là do khả năng
mở rộng diện tích và tăng vụ hạn chế hơn so với khả năng áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
- Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong nông nghiệp…, trong đó nổi bật là việc sử dụng các giống mới, cho năng
suất cao.
- Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích và tăng năng
suất.
0,75
10