Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đề thi đề xuất kì thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng bắc bộ năm 2015 môn Địa lý khối 11 của trường chuyên THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.84 KB, 9 trang )

HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DH VÀ ĐB BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH.
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Người ra đề
Trần Thị Lan Anh
Số điện thoại: 0978. 676. 198
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐB BẮC BỘ NĂM 2015
MÔN THI: ĐỊA LÝ - LỚP: 11
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 02 trang
Câu I: 3.0 điểm
1. Chứng minh rằng địa hình thế giới cũng thể hiện sự phân bố theo quy luật địa
đới.
2. Dựa vào nguồn gốc phát sinh hãy phân biệt gió mùa ôn đới và gió mùa nhiệt
đới.
Câu II: 2.0 điểm
1. Trong sản xuất nông nghiệp ( hẹp), ngành nào có mức độ tập trung theo lãnh
thổ cao hơn? Vì sao
2. Giải thích sự khác biệt về phân bố giữa ngành công nghiệp khai thác dầu và
ngành công nghiệp điện lực.
Câu III: 3.0 điểm: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày đặc điểm nhóm đất feralit ở nước ta.
2. Phân tích mối quan hệ giữa độ cao địa hình với khí hậu nước ta.
Câu IV: 3.0 điểm:
1. Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng địa hình
khu vực đồng bằng nước ta phân hóa đa dạng.
2 . Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và bảng số liệu sau:
Mùa khô của một số địa điểm ở miền Bắc và miền Nam
(lượng mưa (mm)/số ngày mưa)


Tháng XI XII I II III IV Cả mùa
Hà Nội 43/7 23/6 19/8 26/11 44/15 90/13 245/60
TPHCM 48/7 14/2 4/1 11/2 50/5 127/17
Em hãy phân tích sự khác biệt của chế độ mưa trong mùa khô ở Bắc Bộ và Nam Bộ
của nước ta.
Câu V:3.0 điểm: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Tại sao nói sự phân bố dân cư vùng Bắc Trung Bộ khá hợp lý.
2. Chứng minh đô thị hóa ở nước ta đang theo sát quá trình công nghiệp hóa.
Câu VI: 3.0 điểm: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1
1. Trình bày về sự phát triển và phân bố của ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng ở nước ta. Giải thích vì sao xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây
Nguyên lại giảm được chi phí?
2. Giải thích vì sao nước ta có khả năng phát triển du lịch biển - đảo?
Câu VII: 3.0 điểm
Cho bảng số liệu: Tổng giá trị xuất - nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của
nước ta trong thời kì 2000 - 2012. (Đơn vị: triệu USD)
Năm Tổng giá trị xuất - nhập khẩu Cán cân xuất - nhập khẩu
2000 30119 - 1153
2002 36452 - 3040
2004 58454 - 5484
2008 143399 - 18029
2010 157075 - 12601
2012 228310 + 749
1. Từ bảng số liệu rút ra nhận xét cần thiết.
2. Vì sao năm 2012, lần đầu tiên sau 20 năm ( 1992) nước ta lại xuất siêu?
HẾT
SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
GV LÀM ĐỀ: TRẦN THỊ LAN ANH

Số điện thoại: 0978. 676. 198
KỲ THI HỌC SINH GIỎI DUYÊN HẢI BẮC BỘ
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN THI: ĐỊA LÝ LỚP 11
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 10.
Câ Ý Nội dung chính Điểm
2
u
I 1 Chứng minh rằng địa hình thế giới cũng thể hiện sự phân bố theo
quy luật địa đới.
• Khái niệm quy luật địa đới
• Biểu hiện
- Ở các miền khí hậu nóng ẩm
+ Quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh mẽ, nhất là nơi có lớp
đá dễ bị hòa tan, nứt nẻ nhiều như đá vôi, thạch cao nước thấm
xuống rồi chảy ngầm, hòa tan và tạo nên những dạng địa hình độc
đáo như địa hình caxto.
+ Quá trình xâm thực do nước chảy diễn ra mạnh theo chiều sâu với
tốc độ nhanh diễn ra với cường độ mạnh làm tăng mức độ chia cắt
ngang và sâu => biến đổi địa hình đồng thời quá trình bồi tụ diễn ra
mạnh hình thành địa hình các đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông
Hồng, sông Mêkong
+ Ngoài ra quá trình phong hóa sinh học cũng diễn ra mạnh
- Ở miền khí hậu nóng khô ( hoang mạc)
+ Quá trình phong hóa lí học do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột diễn ra
mạnh làm biến đổi địa hình
+ Quá trình thổi mòn do gió hình thành những dạng địa hình độc đáo
như nấm đá, cột đá đồng thời gió vận chuyển và tích tụ vật liệu hình
thành các dạng địa hình bồi tụ: cồn cát, đụn cát

- Ở miền địa cực, quá trình phong hóa lý học diễn ra mạnh do sự
đóng băng của nước; sự di chuyển của băng hà hình thành các dạng
địa hình như: fio, đá trán cừu
1.5
0.25
0.5
0.5
0.25
2 Dựa vào nguồn gốc phát sinh hãy phân biệt gió mùa ôn đới và gió
mùa nhiệt đới
* Khái niệm
* Nguyên nhân
- Gió mùa ôn đới:
+ Hoạt động ở 1 số nơi thuộc vĩ độ trung bình: phía đông Trung
Quốc, Đông nam liên bang nga
+ Do tình trạng đối lập về nhiệt độ và khí áp giữa lục địa với đại
dương là nguyên nhân phát sinh gió mùa ôn đới ( điển hình ở phía
đông châu Á)
- Gió mùa nhiệt đới
+ Hoạt động mạnh ở đới nóng như: Đông Nam Á và Nam Á
+ Nguyên nhân chủ yếu là sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa
hai bán cầu ( Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời giữa
2 chí tuyến)
+ Sự phân bố lục địa và đại dương chỉ có tác động làm tăng cường
và phức tạp thêm hoạt động của gió mùa nhiệt đới.
1.5
0.25
0.5
0.75
II 1 Trong sản xuất nông nghiệp ( hẹp), ngành nào có mức độ tập

trung theo lãnh thổ cao hơn? Vì sao
1.0
3
* Trong sản xuất nông nghiệp (hẹp), thường thì ngành chăn nuôi
có tính tập trung theo lãnh thổ cao hơn so với trồng trọt
* Nguyên nhân:
- Trồng trọt phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện đất đai; đất đai có tính
phân tán rõ rệt
- Chăn nuôi ít phụ thuộc vào đất đai hơn vì có khả năng phát triển
theo hình thức chuồng trại tập trung hướng công nghiệp dễ dàng đầu
tư vốn với quy mô lớn.
- Trong 1 số trường hợp, tùy thuộc vào đặc điểm ngành mà trồng trọt
có khả năng tập trung theo lãnh thổ cao hơn: vd ngành trồng hoa, cây
cảnh…
0.25
0.25
0.25
0.25
2 Giải thích sự khác biệt về phân bố giữa ngành công nghiệp khai
thác dầu và ngành công nghiệp điện lực
* CN khai thác dầu: phân bố tập trung ở các nước đang phát triển do:
+ Các nước đang phát triển chiếm gần 80% trữ lượng dầu mỏ toàn
thế giới. Tập trung chủ yếu ở các khu vực: Trung Đông (Tây Nam Á),
Bắc Phi, Mỹ Latinh, Đông Á và Đông Nam Á.
+ Khai thác dầu ở các nước đang phát triển có giá thành rẻ hơn
nhiều so với khai thác ở các nước phát triển, vì vậy đem lại hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Ngoài ra còn giúp các nước phát triển tiết kiệm được nguồn tài
nguyên quan trọng nói trên.
- CN điện lực: phân bố chủ yếu ở các nước phát triển do:

+ Các nước phát triển có trình độ khoa học kĩ thuật hiện đại nên có
khả năng sản xuất điện từ nhiều nguồn: thủy điện, nhiệt điện, điện hạt
nhân, điện từ các nguồn năng lượng sạch (Mặt trời, gió, địa nhiệt )
+ Các nước phát triển có nền kinh tế phát triển cao, nhiều ngành sản
xuất hiện đại; chất lượng cuộc sống của người dân cao dẫn đến nhu
cầu về điện năng rất lớn.
+ Các nước đang phát triển nhu cầu sử dụng điện thấp hơn. Khả
năng sản xuất điện cũng có nhiều hạn chế hơn các nước phát triển.
1.0
0.5
0.5
III 1 Trình bày đặc điểm nhóm đất feralit ở nước ta
- Là loại đất chính ở nước ta với diện tích lớn nhất: khoảng 4/5 tổng
diện tích tự nhiên; phân bố tập trung ở khu vực miền núi – trung du
( từ 1600 – 1700 m trở xuống) Ngoài ra còn phân bố rải rác ở các
vùng đồi núi sót ở khu vực đồng bằng.
- Là loại đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm: Nhiệt ẩm cao,
quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên 1 lớp đất dày.
Mưa nhiều rửa trôi các chất bazo dễ tan, đồng thời tích tụ oxit sắt,
oxit nhôm nên có mùa đỏ vàng, đất nghèo mùn, chua.
- Cơ cấu nhóm đất đa dạng gồm
+ Feralit phát triển trên đá badan: diện tích, tính chất, phân bố
+ Feralit phát triển trên đá vôi: diện tích, tính chất, phân bố
+ Feralit phát triển trên các loại đá mẹ khác: diện tích, tính chất, phân
1.5
0.25
0.25
0.75
4
bố

- Đất đang bị thoái hóa, bạc màu nhất là ở những nơi lớp thảm thực
vật bị tàn phá mạnh.
- Giá trị sử dụng: Trồng rừng, phát triển vùng chuyên canh cây công
nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn
0.25
2 Phân tích mối quan hệ giữa độ cao địa hình với khí hậu nước ta
* Mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại và phụ thuộc nhau
* Độ cao địa hình => khí hậu
- Địa hình nước ta ¾ diện tích đồi núi nhưng chủ yếu đồi núi thấp =>
tính nhiệt đới được bảo toàn
- Ở miền núi
+ Càng lên cao lượng mưa càng tăng nhưng đến 1 độ cao nhất định
rồi lại giảm d/c: Hoàng Liên Sơn diễn giải.
+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm: d/c: SaPa, Đà Lạt diễn giải.
- Từ chân núi lên đỉnh núi hình thành 3 đai khí hậu
+ Nhiệt đới gió mùa chân núi ( diễn giải)
+ Cận nhiệt đới gió mùa trên núi ( diễn giải)
+ Ôn đới gió mùa trên núi ( diễn giải)
- Độ cao địa hình kết hợp với hướng núi làm cho khí hậu phân hóa
Bắc – Nam ( Bạch Mã); Đông – tây ( Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn
Nam)
* Khí hậu => độ cao địa hình: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có lượng
mưa lớn, mưa tập trung theo mùa nên
+ Quá trình xâm thực ở miền núi diễn ra mạnh kèm theo xói mòn, rửa
trôi làm hạ thấp địa hình
+ Ở khu vực trũng thấp ở đồng bằng ven biển; quá trình bồi tụ diễn ra
nên trong 1 chừng mực nhất định có thể làm nâng cao địa hình
1.5
0.25
0.25

0.25
0.5
0.25
(thưởng)
0.25
IV 1 Chứng minh rằng địa hình khu vực đồng bằng nước ta phân hóa
đa dạng
* Địa hình đồng bằng nước ta phân hóa đa dạng, chia làm 2 loại:
đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển
+ Đồng bằng châu thổ: được thành tạo và phát triển do phù sa sông
bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng
+ Đồng bằng ven biển: được bồi đắp do phù sa sông, phù sa biển
nhưng phù sa biển đóng vai trò quan trọng ở những vùng sụt võng
nhỏ ven biển
* Trong đồng bằng châu thổ cũng có sự phân hóa:
- Đặc điểm địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng: diễn giải
- Đặc điểm địa hình đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: diễn giải
* Trong đồng bằng duyên hải cũng có sự phân hóa
- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung: diễn giải
- Đặc điểm đồng bằng ven biển Quảng Ninh: diễn giải
1.5
0.5
0.75
0.25
0.25(thưởng)
2 Phân tích sự khác biệt của chế độ mưa trong mùa khô ở Bắc Bộ
và Nam Bộ
1.5
5
- Tổng lượng mưa và số tháng hạn: BB có tổng lượng mưa trong mùa

khô lớn hơn NB
+ Phần lớn BB mưa từ 200 - 400mm; một diện tích rất nhỏ dưới
200mm;
+ Phần lớn NB mưa từ 200 - 400mm, nhưng có diện tích lớn mưa
dưới 200mm phân bố ở khu vực ven biển các tỉnh: TPHCM; BR -
VT, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.
+ BB không có tháng hạn; còn NB có 1 - 2 tháng hạn
+ NN
. Vào giữa và cuối mùa đông do sự di chuyển lệch đông của GMĐB
qua biển thổi vào miền Bắc nước ta gây thời tiết lạnh, ẩm có mưa
phùn cho ĐBBB và ven biển BTB nên mùa khô đỡ sâu sắc hơn, mang
lại cho BB một lượng mưa khá lớn.
. NB gió Tín phong BBC chiếm ưu thế với tính chất nóng khô, mưa ít
- Lượng mưa trung bình ngày và số ngày mưa
+ BB có số ngày mưa lớn hơn NB: HN: 60 ngày mưa; TPHCM: 17
ngày mưa
+ Lượng mưa trung bình ngày của NB lớn hơn BB: HN: khoảng
4mm/ngày; TPHCM: khoảng 8mm/ngày
+ NN:
. BB vào giữa và cuối mùa đông có mưa phùn nhỏ nên số ngày mưa
nhiều hơn nhưng lượng mưa trung bình ngày không lớn
. NB: Tháng 11 mưa lớn do tác động của gió mùa Tây Nam và dải hội
tụ nhiệt đới, vào tháng 4 có mưa do dông nhiệt khi dải hội tụ nhiệt
đới di chuyển lên BBC trùng với chuyển động biểu kiến của MT =>
số ngày mưa ít nhưng lượng mưa trung bình ngày lớn
- Tháng khô hạn nhất:
+ BB: tháng 12, tháng 1 do GMĐB hoạt động mạnh nhất
+ NB: Tháng 1, tháng 2 do gió TPBBC hoạt động mạnh nhất
0.75
0.5

0.25
V 1 Tại sao nói sự phân bố dân cư vùng Bắc Trung Bộ khá hợp lý
* Khái niệm phân bố dân cư hợp lý là sự phân bố dân cư phù hợp với
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội nhằm khai thác và sử
dụng tốt nhất các nguồn lực của 1 lãnh thổ phục vụ đời sống của con
người.
* Dân cư vùng Bắc Trung Bộ phân bố tương đối hợp lý
- Mật độ dân số vào loại thấp: d/c . Hợp lý vì đây là vùng kinh tế còn
chậm phát triển hơn các vùng kahcs, điều kiện tự nhiên khó khăn
( diễn giải)
- Phân bố dân cư không đều và có sự phân hóa trong không gian:
+ Giữa đồng bằng ven biển với miền núi
. Đồng bằng ven biển phía đông dân cư tập trung đông hơn d/c hợp lý
vì phía đông kinh tế phát triển mạnh hơn, tập trung phần lớn các đô
thị của vùng, các trung tâm công nghiệp; giao thông thuận lơi; đồng
bằng địa hình thấp, bằng phẳng hơn
1.5
0.25
0.25
0.5
6
. Miền núi phía tây dân cư phân bố thưa hơn d/c do kinh tế phát triển
còn hạn chế, địa hình miền núi cao, cắt xẻ, giao thông khó khăn, chủ
yếu phát triển lâm nghiệp
+ Giữa thành thị với nông thôn: Phần lớn dân cư sống ở nông thôn, tỷ
lệ dân thành thị thấp dưới 30% do tính chất nền kinh tế vẫn còn là
nông nghiệp, các đô thị gắn với chức năng hành chính, quy mô nhỏ
+ Trong nội bộ khu vực đồng bằng: Đồng bằng phía bắc dãy Hoành
Sơn mật độ dân số cao hơn phía Nam Hoành Sơn d/c do phía Bắc
Hoành Sơn đồng bằng có diện tích lớn hơn, đất màu mỡ hơn. Phía

Nam Hoành Sơn đồng bằng có diện tích nhỏ, bị cắt xẻ mạnh bởi các
nhánh núi ăn lan ra sát biển, xảy ra tình trạng cát bay cát lấn
0.25
0.25
2 Chứng minh đô thị hóa ở nước ta đang theo sát quá trình công
nghiệp hóa.
* Khái niệm quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
* Đô thị hoá đang theo sát quá trình CNH đó chính là chủ trương -
đường lối phát triển KT – XH ở Việt Nam, thực tế cho thấy:
- Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta có xu hướng tăng d/c do kết
quả tác động từ quá trình CNH…
- Số lượng các thành phố lớn ngày một tăng …d/c …các đô thị đặc
biệt …đô thị loại1…, lối sống thành thị ngày càng phổ biến trong dân
cư.
- Các đô thị lớn thường gắn với các trung tâm CN có giá trị SX lớn,
có cơ cấu ngành CN đa dạng …d/c…
- Các vùng tập trung các đô thị lớn gắn với hoạt động sản xuất CN
phát triển… d/c (Đông Nam Bộ; ĐBSH) ngược lại các vùng CN còn
hạn chế trong phát triển CN  thiếu sự xuất hiện của các TP – đô thị
lớn …(d/c Tây Nguyên; Tây Bắc …)
- Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa nước ta diễn ra còn chậm nên
tỷ lệ dân thành thị nước ta vẫn còn thấp d/c; thấp hơn so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới, kết cấu hạ tầng đô thị còn hạn
chế, phần lớn đô thị có chức năng hành chính.
1.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
VI 1 Trình bày về sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng ở nước ta
- Là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, xuất khẩu với kim
ngạch trên 1 tỷ USD
- GT sản xuất của ngành không ngừng tăng d/c ; giá trị sản xuất của
tất cả các phân ngành tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau
-Tỉ trọng GT sản xuất của ngành trong toàn ngành CN tăng …D/C…
- Cơ cấu ngành đa dạng (Kể tên các ngành SX chính)
- Hình thành nhiều trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn, lớn,
vừa và nhỏ với cơ cấu ngành đa dạng trong đó TPHCM, Hà Nội là 2
trung tâm lớn nhất.
- Phân bố rộng khắp nhưng phân hóa trong không gian gắn với nguồn
lao động và thị trường tiêu thụ, hình thành 2 vùng có ngành
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
7
CNSXHTD phát triển bậc nhất cả nước : ĐNB, ĐBSH
Giải thích vì sao xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên
lại giảm được chi phí?
- Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng, tạo điều kiên xây
dựng 1 chuỗi các công trình thủy điện theo dòng sông chính, tạo nên
các bậc thang thủy điện, tránh việc xây dựng các công trình thủy điện
quá lớn, tiết kiệm thủy năng, giảm chi phí xây dựng hồ chứa nước
- Dân cư Tây Nguyên không sống tập trung ở các vùng thung lũng
sông nên giảm chi phí di dân
0.5

2 Dựa vào Atlat và kiến thức đã học, giải thích vì sao nước ta có
khả năng phát triển du lịch biển - đảo
* Nước ta có vùng biển rộng lớn
* Có nhiều khả năng để PT du lịch biển - đảo:
- TNDL tự nhiên phong phú
+ Nhiều bãi tắm nổi tiếng:
+ Dọc ven biển có nhiều đảo có GT du lịch: Quần thể di tích vịnh Hạ
Long, Cát bà, Lý Sơn, Phú Quốc, Côn Đảo
+ Ven biển có nhiều rạn san hô đẹp  PTDL lặn biển: QN, KH
+ SV PP, nhiều loại có GTKT, ẩm thực cao, cơ sở PTDL
- ĐKKTXH TL thúc đẩy DL PT
+ Nhu cầu lớn ở cả trong và ngoài nước
+ LĐ đông đảo, có tay nghề CSVCKTHT… CS, vốn
+ MT chính trị ổn định, hoạt động quảng bá DL có hiệu quả
1.5
0.25
0.75
0.5
VII 1 Từ bảng số liệu rút ra nhận xét cần thiết.
* Tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu Đơn vị: triệu USD
Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu
2000 14483 15636
2002 16706 19746
2004 26485 31969
2008 62685 80714
2010 72237 84838
2012 114529 113780
- Tổng giá trị xuất - nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của nước
ta tăng liên tục trong toàn giai đoạn nhưng tốc độ tăng khác nhau
+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng d/c

+ Giá trị xuất khẩu tăng nhanh nhất d/c
+ Giá trị nhập khẩu cũng tăng liên tục nhưng tốc độ tăng chậm hơn
d/c
- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu có sự khác nhau giữa các
giai đoạn:
+ Từ 2000 đến 2008: tốc độ tăng giá trị nhập khẩu nhanh hơn giá trị
xuất khẩu
+ Từ 2008 đến 2012: tốc độ tăng giá trị nhập khẩu chậm hơn giá trị
xuất khẩu.
2.0
0.25
0.5
0.25
8
- Cán cân xuất - nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể:
+ Từ 2000 đến 2008: chênh lệch cán cân thương mại của nước ta
ngày càng tăng d/c. Từ 2008 đến 2012 chênh lệch cán cân thương mại
giảm dần d/c
+ Từ 2000 đến 2010: nước ta nhập siêu d/c, đến năm 2012 nước ta
xuất siêu 749 triệu USD.
- Lập bảng cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu ( %)
Năm xuất khẩu nhập khẩu
2000 48.1 51.8
2002 45.8 54.2
2004 45.3 54.7
2008 43.7 56.3
2010 46.0 54.0
2012 50.2 49.8
+ Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 – 2012 có sự
chênh lệch: tỷ trọng nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu d/c ( trừ 2012)

+ Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 – 2012 có sự
chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng khẩu; tăng tỷ trọng khẩu.
0.25
0.25
0.25
0.25
2 Vì sao năm 2012, lần đầu tiên sau 20 năm ( 1992) nước ta lại xuất
siêu
- Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong
nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu
- Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp, công nghiệp chế
biến.
- Nước ta đã chủ động được 1 phần nguyên, nhiên liệu phục vụ cho
sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu: ví dụ như nhà máy lọc hóa
dầu Dung Quất khánh thành và đưa vào hoạt động 100% công suất đã
đảm bảo được 1/3 nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở nước ta
- Nguyên nhân khác:Chính sách điều tiết của nhà nước
1.0
0.25
0.25
0.25
0.25
Tổng điểm toàn bài: 20.0 điểm
9

×