KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÝ – LỚP 8
NĂM HỌC 2013-2014
A/ TRẮC NGHIỆM: (5đ)
I/ Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: (2,5đ)
.Câu 1:Trong dao động của con lắc. Hãy cho biết có các dạng năng lượng nào đang chuyển hóa lẫn nhau
A-Cơ năng và nhiệt năng. B- Động năng và thế năng.
C- Thế năng và nhiệt năng D- Động năng và nhiệt năng.
Câu 2: Khi nào vật có cơ năng?
A- Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học.
B- Khi vật không có khả năng thực hiện một công cơ học.
C- Khi vật thực hiện được một công cơ học.
D- Khi vật có khả năng nhận được một công cơ học.
Câu 3: Qủa táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?
A- Thế năng đàn hồi B- Thế năng hấp dẫn
C- Động năng. D- Không có năng lượng.
Câu 4: Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên mặt sàn nằm ngang , nhận xét nào sau đây là đúng?
A- Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn.
B- Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn.
C- Vật có vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn
D- Hai vật có cùng khối lượng nên động năng của hai vật này như nhau.
Câu 5: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A- Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
B- Chiếc máy bay đang bay trên trên trời.
C- Qủa táo trên cành.
D- Một người đang đứng trên tầng ba của một tòa nhà.
Câu 6: Khi nói về cấu tạo chất. Phát biểu nào sau đây là sai?
A- Các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt.
B- Giữa các phân tử, nguyên tử luôn luôn đứng yên .
C- Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.
D- Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
Câu 7: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không
tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A- Nhiệt độ B- Nhiệt năng C- Khối lượng D- Thể tích.
Câu 8: Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh , thì:
A- Nhiệt năng của miếng sắt tăng.
B- Nhiệt năng của miếng sắt giảm.
C- Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
D- Nhiệt năng của nước giảm.
Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động của các nguyên tử, phân tử gây
ra.
A- Sự khuyếch tán của đồng Sunfat vào nước.
B- Sự tạo thành gió.
C- Đường tan trong nước.
D- Qủa bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần theo thời gian.
Câu 10: Đổ 5ml đường vào 20ml nước , thể tích hỗn hợp nước- đường là:
A- 25ml B- 20ml C- Lớn hơn 25ml D- Nhỏ hơn 25ml
II- Chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào chổ trống cho đúng ý nghĩa của câu: (2,5đ)
Câu 1: Nhiệt năng của một vật là ………………………….của các ………………….cấu tạo nên vật.
Câu 2: Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể ……………………….lẫn nhau, nhưng cơ năng được
…………………………….
Câu 3: Ném một hòn đá theo phương xiên góc so với mặt phẳng nằm ngang. Trong quá trình chuyển động, năng
lượng của hòn đá chuyển hóa từ……………….sang…………………….
Câu 4: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật là chuyển động……………………………………;
Khi ………………… của vật càng tăng, thì các…………………., …………………cấu tạo nên vật chuyển động
càng nhanh.
II- TỰ LUẬN: (5đ)
Câu1: (2,75đ) Cơ năng có mấy dạng? Kể tên? Đơn vị của cơ năng là gì?
Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, năng lượng của hành khách đó tồn tại ở dạng nào? Giải thích?
Câu 2: (1,5đ) Giải thích tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng săm xe cũng vẫn bị
xẹp xuống?
Câu 3: (0,75đ) Thuốc tím sẽ tan nhanh, khi bỏ thuốc tím vào một cái cốc nước nóng hay cốc nước lạnh?
Hãy giải thích tại sao?
IV- ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
A- TRẮC NGHIỆM: (5đ)
I- Lựa chọn đáp án đúng: Chọn đúng đáp án mỗi câu 0,25đ x 10 = 2,5đ
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B A B C A B C B B D
II- Điền khuyết: Điền đúng mỗi cụm từ 0,25đ x 10 = 2,5đ
Câu 1: Tổng động năng ; phân tử.
Câu 2: chuyển hóa , bảo toàn.
Câu 3: Động năng ; thế năng
Câu 4: hỗn độn không ngừng ; nhiệt độ ; nguyên tử ; phân tử.
B- TỰ LUẬN: ( 5đ)
Câu 1 : (2,75đ) Hai dạng: Thế năng, động năng (0,5đ) Jun (0,25đ)
Động năng, thế năng (Giải thích đúng mỗi ý đúng 1đ)
Câu 2: (1,5đ) Giải thích đúng mỗi ý 0,5đ x3 = 1,5đ
Câu 3 : ( 0,75đ) Gi ải thích đúng mỗi ý 0,25đ x 3 = 0,75đ