UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KỲ I
MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. (0,25 điểm) Lựa chọn phát biểu đúng:
A.Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ
học.
B. Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
C. Sự thay đổi khoảng cách của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển
động cơ học.
D. Sự không thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển
động cơ học.
Câu 2. (0,25 điểm) Một ôtô đang chạy trên đường, trong các câu mô tả sau đây, câu
nào không đúng:
A.Ô tô chuyển động so với mặt đường.
B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.
C. Ô tô chuyển động so với người lái xe đó.
D. Ô tô chuyển động so với cây ven đường.
Câu 3. (0,25 điểm) Trong các công thức sau đây, với v là vận tốc chuyển động, s là
quãng đường chuyển động, t là thời gian chuyển động, công thức nào sai?
A. B. v=s.t C. s=v.t D.
Câu 4. (0,25 điểm) Một ô tô chuyển động trong 4 giờ đi được 160 km, vận tốc trung
bình của ô tô là:
A. 40m/s; B. 40km/h; C. 40km/s; D. 40m/h;
Câu 5. (0,25 điểm) Một người chuyển động đều trong 2 giờ với vận tốc 12 km/h, quãng
đường đi được sẽ là:
A. 24 m; B. 6 km; C. 6 m; D. 24 km;
Câu 6. (0,25 điểm) Chọn phát biểu đúng:
Hai lực cân bằng khi
A. Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. Cùng đặt lên một vật, cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều nhau.
D. Cùng phương, cùng độ lớn, cùng đặt lên một vật.
Câu 7. (0,25 điểm) Chọn phát biểu đúng:
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng
A.Trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.
B. Trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.
C. Trọng lượng của vật.
D. Trọng lượng của phần chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.
Câu 8. (0,25 điểm) Chọn phát biểu đúng:
Chất lỏng gây ra áp suất
A.Chỉ lên đáy bình chứa.
B. Chỉ lên đáy bình và thành bình chứa.
C. Lên đáy bình, thành bình và mặt thoáng chất lỏng.
D. Lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm) Một máy kéo có trọng lượng 400 000N, diện tích tiếp xúc mặt đất của
các bản xích xe là 2m
2
. Một ôtô con nặng 2 000kg, diện tích mặt tiếp xúc của các bánh xe
với mặt đường là 0,025m
2
.
• Hãy tính:
• Áp suất của máy kéo lên mặt đường nằm ngang theo đơn vị Pa ( Paxcan) ?
• Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang theo đơn vị Pa ( Paxcan) ?
• Nếu hai xe cùng đi trên một đoạn đường đất mềm thì xe nào dễ bị xa lầy hơn? Vì
sao?
Câu 2. (2,0 điểm) Tại sao viên bi bằng thép thả xuống nước thì chìm, còn con tàu đóng
bằng thép nặng hơn viên bi rất nhiều lại nổi được trên mặt nước?
HẾT
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: VẬT LÝ 8
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ/án A C B B D C C D
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu Đáp án Điểm
1
a/ Áp suất của máy kéo lên mặt đường nằm ngang :
1 điểm
Thay số:
1 điểm
Áp suất của ô tô lên mặt đường nằm ngang
1 điểm
Đổi m= 2000 kg => P
2
=20000N
Thay số:
1 điểm
b/ Nếu 2 xe cùng đi trên một đoạn đường đất mềm thì ô tô dễ bị sa
lầy hơn.
1 điểm
Vì áp suất của ô tô lên mặt đường lớn hơn áp suất của máy kéo.
1 điểm
2
Giải thích: Trọng lượng riêng của viên bi là trọng lượng riêng của
thép.
Ta thấy trọng lượng riêng của thép lớn hơn trọng lượng riêng của
nước nên viên bi bằng thép chìm trong nước
2 điểm
HẾT