Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi môn vật lý lớp 8 - kiểm tra học kì, thi học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (120)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.45 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MÔN : VẬT LÝ 8
Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, HS làm bài vào tờ giấy thi.
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào
bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất đúng?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
C. Phân tử là hạt luôn đứng yên
D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách.
Câu 2. Khi vận tốc chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng tăng thì:
A. Khối lượng của vật tăng
B. Nhiệt độ và khối lượng của vật tăng;
C. Nhiệt độ của vật càng tăng;
D. Nhiệt độ và khối lượng của vật không thay đổi.
Câu 3. Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị
ngọt. Bởi vì
A. Khi khuấy đều nước và đường cùng nóng lên.
B. Khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào các khoảng cách giữa các phân
tử nước.
C. Khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
D. Đường có vị ngọt
Câu 4. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì:
A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng.
B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm.
C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi.
D. Nhiệt năng của nước giảm.


Câu 5.Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào
đúng?
A. Đồng, nước, thủy ngân, không khí
B. Không khí, nước, đồng, thủy ngân
C.Thủy ngân, đồng, nước, không khí
D. Đồng, thủy ngân, nước, không khí
Câu 6. Hình thức truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng gọi là:
A. Sự dẫn nhiệt. C. Bức xạ nhiệt.
B. Sự đối lưu. D. Sự phát quang
Câu 7. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao. Vì
A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 8. Nhiệt lượng một vật thu vào để làm vật nóng lên không phụ thuộc vào các yếu
tố nào sau đây:
A. Thể tích của vật C. Khối lượng của vật
B. Độ tăng nhiệt độ của vật D. Chất cấu tạo nên vật.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Bài 1 (2,5 đ):
1. Nêu các nguyên lí truyền nhiệt?
2. Nêu công thức tính nhiệt lượng thu vào của vật và chỉ rõ tên, đơn vị các đại
lượng trong công thức.
Bài 2 (4,0 đ):
Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng
nguội đi từ 80
o
C xuống 20
o
C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và

nóng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh.
Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.
Bài 3 (1,5 đ):
Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước
nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
Hết
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HK2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : VẬT LÝ 8
I/ Phần trắc nghiệm (2,0 đ): Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A C B B D C C A
II/ Phần tự luận (8,0 đ):
Câu Đáp án Điểm
1. Có 3 ND của nguyên lí: 0,5 đ
+ Nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ
thấp hơn.
0,5 đ
+ Sự truyền nhiệt xảy ra đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau
thì ngừng lại
0,5 đ
+ Nhiệt lượng thu vào của vật này bằng nhiệt lượng lượng tỏa ra
của vật kia.
0,5 đ
2. Công thức: Q = m.C.
t

0,5 đ
Trong đó:
Q là nhiệt lượng thu vào, đơn vị (J).
m là khối lượng của vật, đơn vị (kg).

2 1
t t t∆ = −
là độ tăng nhiệt độ tính ra
0
C
hoặc
0
K
t
1
là nhiệt độ ban đầu, t
2
là nhiệt độ ban cuối
C là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng ,
đơn vị J/kg.K
0,5 đ
Câu 2
(4đ)
Tóm tắt đúng 0,5 đ
Nhiệt lượng miếng đồng toả ra là:
Q
1
= m
1
.c
1
.(t
1
- t)
0,75 đ

= 0,5.380.(80 - 20) = 11400 J 0,75 đ
Nhiệt lượng nước thu vào đúng bằng nhiệt lượng miếng đồng toả
ra:
0,5 đ
Q
2
= Q
1
= 11400 J 0,5 đ
Độ tăng nhiệt độ của nước:
2
2 2
Q
Δt
m .c
=

0,5đ

o
11400
Δt 5,4 C
0,5.4200
= ≈

0,5 đ
Câu 3
(1,5đ)
Vì nhiệt độ thấp thì các phân tử chuyển động chậm hơn 0,5 đ
Cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy

ra chậm hơn
1 đ

×