Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi môn vật lý lớp 8 - kiểm tra học kì, thi học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (131)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.93 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II

MÔN: VẬT LÝ 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Phần trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: (0,25 đ) Khi nào vật có cơ năng?
A. Khi vật có khả năng nhận một công cơ học.
B. Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học.
C. Khi vật thực hiện được một công cơ học.
D. Cả ba trường hợp nêu trên.
Câu 2: (0,25 đ) Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và
nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân
tử nước.
C. Một cách giải thích khác.
D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
Câu 3: (0,25 đ) Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào?
A. Thế năng đàn hồi; C. Thế năng hấp dẫn;
B. Động năng; D. Thế năng hấp dẫn và động năng.
Câu 4: (0,25 đ) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử,
nguyên tử.
D. Các phát biểu nêu ra đều đúng.
Câu 5: (0,25 đ) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật?
A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.


B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng.
D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 6: (0,25 đ) Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và
chân không là gì?
A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.
B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 7: (0,25 đ) Khi chỉ có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì theo nguyên lí truyền nhiệt:
A. Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại.
B. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
C. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
D. Tất cả các phát biểu đều đúng.
Câu 8: (0,25 đ) Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm.
A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.
B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.
1
C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông.
D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt
kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 9. (1đ) Khi cho miếng kim loại nóng vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của kim
loại và cốc nước thay đổi như thế nào?
Câu 10 (1,5đ) Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em
đã được học?
Câu 11 (1,5đ) Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ
vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn của g ỗ không?
Câu 12 ( 4đ) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 3lít nước từ 30
0

C đựng trong một
ấm nhôm có khối lượng 500g biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng
của nhôm là 880J/kg.K.
HẾT

2
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT K Ỳ II
MÔN: VẬT LÝ 8

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đ/án B B C D C B D D
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu Đáp án Điểm
9(1đ)
- Nhiệt năng của miếng đồng giảm, của nước tăng 0,5đ
- Giải thích đây là sự truyền nhiệt 0,5đ
10(1đ) - Gồm : động năng, thế năng, nhiệt năng 1đ
11(2đ)
- Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể
nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kl và phân tán
trong kl nhanh nên ta cảm thất lạnh, ngược lại những ngày nóng
nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt độ kl truyền
vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.
1,5đ
- Vì kl dẫn nhiệt tốt và đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ 0,5đ
12(4đ)

* Tóm tắt đúng
V=3l => m
1
= 3kg
m
2
=500g = 0,5kg
t
1
= 20
0
, t
2
= 100
0
c
1
= 4200J/kg.K
c
2
= 880J/kg.K

Q = ?
* Giải
-Nhiệt lượng cần thiết để nước sôi là:
Q
1
= m
1
.c

1
.(t
2
-t
1
) = 3.4200(100-30) = 882000 (J)
-Nhiệt lượng cần để ấm nhôm tăng từ 30
0
C lên 100
0
C là:
Q
2
= m
2
.c
2
.(t
2
-t
1
) = 0,5.880(100-30) = 30800 (J)
-Nhiệt l ượng cần để ấm nước sôi là:
Q =Q
1
+ Q
2
= 882000 + 30800
Q = 9128000 (J)





HẾT

3

×