Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi môn vật lý lớp 8 - kiểm tra học kì, thi học sinh giỏi tham khảo bồi dưỡng (127)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.04 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MÔN: VẬT LÍ 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Câu 1. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm đi thì đại lượng
nào dưới đây của vật tăng lên?
A. Nhiệt độ
C. Thể tích
B. Khối lượng riêng
D. Khối lượng
Câu 2( 0,25 đ). Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên các chất đang
khuếch tán vào nhau nhanh lên thì
A. hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh lên.
B. hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.
C. hiện tượng khuếch tán không thay đổi.
D. hiện tượng khuếch tán ngừng lại.
Câu 3( 0,25 đ). Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn nào dưới đây
là đúng?
A. Đồng, không khí, nước B. Đồng, nước, không khí
C. Không khí, đồng, nước D. Không khí, nước, đồng
Câu 4( 0,25 đ). Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động hỗn độn không
ngừng của các phân tử gây ra?
A. Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác
nhau.
B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.
C. Đường tự tan vào nước.
D. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sun phát vào nước.
Câu 5( 0,25 đ). Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu?
A. Chỉ chất khí; B. Chỉ chất khí và chất lỏng.


C. Chỉ chất lỏng; D. Cả chất khí, chất lỏng, chất rắn.
Câu 6( 0,25 đ). Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt của chất nào dưới đây?
A. Chỉ của chất khí B. Chỉ của chất rắn
C. Chỉ của chất lỏng D. Của cả chất khí, chất lỏng, chất rắn
Câu 7( 0,25 đ). Bức xạ nhiệt không phải là hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào dưới
đây?
A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp
C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng tới vỏ bóng đèn
D. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng tới đầu không bị nung nóng của thanh đồng
Câu 8( 0,25 đ). Câu nào sau đây nói về công và nhiệt lượng là đúng?
A. Công và nhiệt lượng là hai đại lượng không có cùng đơn vị đo.
B. Công và nhiệt lượng là hai cách làm thay đổi nhiệt năng.
C. Công và nhiệt lượng không phải là các dạng năng lượng.
D. Một vật chỉ thực hiện công khi nhận được nhiệt lượng.
II.TỰ LUẬN: (8 Điểm)
Câu1 (2 điểm): Cọ xát một đồng xu bằng kim loại trên mặt bàn thấy đồng xu nóng
lên? Có thể nói đồng xu đã nhận một nhiệt lượng không? Tại sao?
Câu 2 (2 điểm): Vì sao trong một số nhà máy người ta thường xây những ống khói rất
cao?
Câu 3 (4 điểm): Một nồi nhôm có khối lượng m = 600g chứa 1,5 lít nước ở nhiệt độ
ban đầu t = 18
o
C.Tính nhiệt lượng cần thiết dùng để đun sôi nước. Cho nhiệt dung
riêng của nước là C
n
= 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là C
nh
= 880J/kg.K
Hết


UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN : VẬT LÍ 8

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
Mỗi ý đúng chấm 0,25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp A A B A B D D D
II - PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
Câu Đáp án
Điểm
1
Đồng xu kim loại nóng lên là do nhiệt năng tăng. Không thể nói
đồng xu đã nhận một nhiệt lượng vì nguyên nhân sự tăng nhiệt ở
đây là do thực hiện công khi cọ xát đồng xu lên mặt bàn.

2
- Việc xây những ống khói cao có hai tác dụng cơ bản: Ống khói
cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt, làm khói thoát ra được
nhanh chóng. Ngoài ra ống khói cao có tác dụng làm cho khói
thải ra bay lên cao, chống ô nhiễm môi trường.

3
-Tóm tắt
- Tính nhiệt lượng do ấm nhôm thu vào Q
1
=0,6.880(100-18) =
42396J
- Tính nhiệt lượng do nước thu vào Q
2

= 1,5.4200.(100-18) =
516600J
- Nhiệt lượng cần cung cấp là: Q =Q
1
+ Q
2
= 42396+ 516600 =
560 000J




HẾT

×