Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn Hóa học số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.45 KB, 16 trang )

Đề thi thử THPT Quốc Gia mơn Hóa
năm 2015 - Chuyên KHTN - Lần 1
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1( ID : 77386) Hịa tan hồn tồn 1,9 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg và Al bằng dung dịch H2SO4 lỗng vừa
đủ thuđược 1,344 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là.
Mã đề thi 135
A. 7,66 gam.
B. 7,78gam.
C. 8,25 gam.
D. 7,72 gam.
Câu 2 : ( ID : 77387) Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và KCl có vài giọt phenolphthalein , hiện
tượng quan sát được l
A. Dung dịch không màu chuyển thành hồng.
B. Dung dịch không màu chuyển thành xanh.
C. Dung dịch luôn không màu.
D. Dung dịch luôn màu hồng.
Câu 3 : ( ID : 77388) Phân biệt dung dịch: H2N − CH2 − CH2COOH , CH3COOH , C2H5 − NH2, chỉ cần
dùng một thuốc thử là.
A. Natri kim loại.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH.

D. Quỳ tím.

Câu 4 : ( ID : 77389) Đốt cháy một rượu X, thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Rượu X đã cho là.
A. Rượu etylic.

B. Glyxerol.


C. Etylenglycol.

D. Rượu metylic.

Câu 5 : ( ID : 77390) Cho các chất: CH3CH2OH, C2H6, CH3OH, CH3CHO, C6H12O6, C4H10, C2H5Cl. Số chất
có thể điều chế trược tiếp axit axetic ( bằng 1 phản ứng ) là.
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 6 : ( ID : 77391) Hấp thụ 3,36 lít CO2 vào 200,0 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH xM và Na2CO3
0,4M thu được dung dịch X có chứa 19,98 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NaOH trong dung
dịch banđầu là.
A. 0,70M.

B. 0,75M.

C. 0,5M.

D. 0,60M.

Câu 7 : ( ID : 77392) Đun nóng 3,42 gam mantozo trong dung dịch axit sunfuric lỗng, đun nóng. Sau phản
ứng, trung hòa axit dư rồi cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng hồn tồn với dung dịch AgNO3 trong NH3, đun
nóng thuđược 3,78 gam Ag. Hiệu suất phản ứng thủy phân mantozo là.
A. 69,27%.


B. 87,5%.

C. .62,5%.

D. 75,0%.

Câu 8 : ( ID : 77393) Phenol phản ứng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: NaOH, HCl, Br2,
(CH3CO)2O, CH3COOH, Na, NaHCO3, CH3COCl ?
A. 7.

B. 6.

C. 5.

D. 4.

>> Truy cập để học hóa tốt hơn

1/15


Câu 9 : ( ID : 77394) Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được
3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được
3,45gam chất rắn Z và dung dịch chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là.
A. 0,64.

B. 1,28.

C. 1,92.


D. 1,6.

Câu 10 : ( ID : 77395) Một rượu đơn chức X có % khối lượng oxi trong phân tử là 50%. Chất X được điều
chế trực tiếp từ anđehit Y. Công thức của Y là:
A. CH3CHO.

B. HCHO.

C. CH3OH .

D. CH3OCH3

Câu 11 : ( ID : 77396) Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B ( đều có hóa trị khơng đổi ). Chia X thành 2 phần
bằng nhau:
Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứ HCl và H2SO4, thu được 3,36 lít H2( đktc )
Phần 2: Hịa tan hết trong HNO3 lỗng thu được V lít ( đktc) khí NO. Giá trị của V là
A. 2,24.

B. 3,36.

C. 4,48.

D. 5,6.

Câu 12 : ( ID : 77397) Trung hòa 4,2 gam chất béo X, cần 3 ml dung dịch KOH 0,1 M. Chỉ số axit của chất
béo X bằng:
A. 3.

B. 4.


C. 5.

D. 6.

Câu 13 : ( ID : 77398) Dầu thực vật hầu hết là lipit ở trạng thái lỏng do
A. Chứa chủ yếu gốc axit béo no.
B. Chứa chủ yếu gốc axit béo khơng no.
C. Trong phân tử có gốc glixerol.
D. Chứa axit béo tự do.
Câu 14 : ( ID : 77399) Cho 10 ml rượu etylic 920( khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 gam/ml ) tác dụng
hết với Na thì thể tích khí sinh ra là.
A. 1,12 lít.

B. 1,68 lít.

C. 1,792 lít.

D. 2,285 lít.

Câu 15 : ( ID : 77400) Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Zn; 0,05 mol Cu; 0,3 mol Fe trong dung dịch HNO3.
Sau khi các kim loại tan hết thu được dung dịch khơng chứa NH4NO3 và khí NO là sản phẩm khử duy nhất,
Số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là:
A. 1,25 mol.

B. 1,2 mol.

C. 1,6 mol.

D. 1,8 mol.


Câu 16 : ( ID : 77401) Hợp chất X (C9H8O2) có vịng benzen. Biết X tách dụng dễ dàng với dung dịch
brom thu được chất Y có cơng thức phân tử C9H8O2Br2 . Mặt khác, cho X tác dụng với NaHCO3thu được
muối Z có cơng thức phân tử C9H7O2Na. Số chất thỏa mãn tính chất X là :
A. 3 chất.

B. 6 chất.

C. 4 chất.

D. 5 chất.

Câu 17 : ( ID : 77402) Cho khí H2S tác dụng lần lượt với: dung dịch NaOH, khí clo, nước clo, dung dịch
KMnO4/H+, khi oxi dư đun nóng, đung dịch F eCl3 , dung dịch ZnCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

2/15


A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 18 : ( ID : 77403) Chất X có CTPT là CxHyCl. Trong X, clo chiếm 46,6% vể khối lượng. Số đồng
phân của X là:
A. 2 chất.


B. 3 chất.

C. 4 chất.

D. 5 chất.

Câu 19 : ( ID : 77404)Hidrocacbon X (C6H12) khi tác dụng với HBr chỉ tạo ra 1 dẫn chất monobrom duy
nhất. Số chất thoản mãn tính chất trên của X là:
A. 4 chất.

B. 3 chất.

C. 2 chất.

D. 1 chất.

Câu 20 : ( ID : 77405) Hợp chất C2H6O2 có thể là :
A. Rượu no 2 chức.

B. Andehit no 2 chức.

C. Este no đơn chức.

D. axit no đơn chức.

Câu 21 : ( ID : 77406) Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp Al2O3 và Fe3O4
đốt nóng. Sau phản ứng thấy còn lại 14,14 gam chất rắn. Khí ra khỏi ống sứ được hấp thụ vào dung dịch
Ca(OH )2 dư thu được 16 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 18,82.


B. 19,26.

C. 16,7.

D. 17,6.

Câu 22 : ( ID : 77407) Trong công nghiệp, nhôm được điều chế bằng cách
A. điện phân dung dịch AlCl3
B. điện phân nóng chảy Al2O3
C. điện phân nóng chảy AlCl3
D. dùng C khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
Câu 23 : ( ID : 77408) Chất nào sau đây khơng có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
A. Toluen.

B. Stiren.

C. Caprolactam.

D. Acrilonitrin.

Câu 24 : ( ID : 77409) Cho Ba vào các dung dịch dư riêng biệt sau đây: NaHCO3 ; CuSO4 ; (NH4)2CO3 ;
NaNO3;MgCl2 ; KCl. Số dung dịch tạo kết tủa là :
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.


Câu 25 : ( ID : 77410) Điện phân 500ml dung dịch NaCl 2M ( d=1,1 g/mL ) có màng ngăn xốp đến khi ở
cực dương thu được 17,92 lít khi thì ngừng điện phân. Nồng độ % cả chất còn lại trong dung dịch sau điện
phân bằng.
A. 7,55%.

B. 7,95%.

C. 8,15%.

D. 8,55%.

Câu 26 : ( ID : 77411) Cho 13,0 gam bột Zn vào dung dịch có chứa 0,1 mol F e(NO3)3; 0,1 mol Cu(NO3)2và
0,1 mol AgNO3 Khuấy đều cho phản ứng xảy ra hồn tồn. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng
A. 17,20 gam.

B. 14,00 gam.

C. 19,07 gam.

D. 16,40 gam.

>> Truy cập để học hóa tốt hơn

3/15


Câu 27 : ( ID : 77412) Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHy COOH và
(COOH )2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2 . Mặt khác, cũng 29,6 gam X khi tác dụng với lượng dư
NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2 Giá trị của m là:
A. 44 gam.


B. 22 gam.

C. 11 gam.

D. 33 gam.

Câu 28 : ( ID : 77413) Nhiệt phân lần lượt các chất sau: (NH4)2Cr2O7, CaCO3 , Cu(NO3)2, KMnO4, Mg
(OH )2,AgNO3, NH4Cl. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:
A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 29 : ( ID : 77414) Hoàn toan a mol Fe trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch X và 12,32 lít SO2
(đktc) là sản phẩm khử duy nhất Cơ cạn dung dịch X thu được 75,2 gam muối khan Giá trị của a là:
A. 0,4.

B. 0,6.

C. 0,3.

D. 0,5.

Câu 30 : ( ID : 77415) Khi cho ester X đơn chức tác dụng vừa đủ với NaOH thu được 9,52 gam natri
formiat và 8,4 gam rượu. Vậy X là :
A. Metyl formiat.


B. Etyl formiat.

C. Propyl formiat.

D. Butyl formiat.

Câu 31 : ( ID : 77416) Hoàn tan hoàn toàn 0,54 gam Al vào trong 200 mL dung dịch X chứa HCl 0,2M và
H2SO4 0,1 M thu được dung dịch Y. Thể tích dung dịch NaOH 2M cần thêm vào dung dịch Y để lượng kết
tủa thu được lớn nhất là:
A. 40 ml.

B. 60 ml.

C. 80 ml.

D. 30 ml.

Câu 32 : ( ID : 77417) Có 5 dung dịch riêng biệt, đựng trong các lọ mất nhãn là Ba(NO3)2,
NH4NO3,NH4HSO4, NaOH,K2CO3 . Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu dung dịch trong số
các dung dịch trên ?
A. 2 dung dịch.

B. 3 dung dịch.

C. 4 dung dịch.

D. 5 dung dịch.

Câu 33 : ( ID : 77418) Biết A là một α− aminoacid chỉ chứa một nhóm amino và một nhóm carboxyl. Cho

10,68 gam A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,06 gam muối. Vậy A có thể là:
A. Caprolactam.

B. Alanin.

C. Glycin.

D. Acid glutamic.

Câu 34 : ( ID : 77419) Cho các chất FeS, Cu2S, F eSO4, H2S, Ag, F e, KMnO4, Na2SO3, F e(OH )2. Số chất
có thểphản ứng với H2SO4 đặc nóng tạo khí SO2 là:
A. 9.

B. 8.

C. 7.

D. 6.

Câu 35 : ( ID : 77420) Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và các oxit sắt bằng dung dịch H2SO4
đặc, nóng dư đến phản ứng hoàn toàn thu được 80 gam muối khan và 2,24 lít SO2 (đktc). Vậy số mol H2SO4
đã tham gia phản ứng là:
A. 0,9 mol.

B. 0,7 mol.

C. 0,5 mol.

D. 0,8 mol.


Câu 36 : ( ID : 77421) Cho m gam KOH vào 2 lít dung dịch KHCO3 a mol/l thu được 2 lít dung dịch X.
Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với BaCl2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Mặt khác,
cho phần 2 vào dung dịch CaCl2 dư rồi đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10 gam kết
tủa.
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

4/15


Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 8,96g và 0,12M.

B. 5,6g và 0,04M.

C. 4,48g và 0,06M.

D. 5,04g và 0,07M.

Câu 37 : ( ID : 77422) Để tác dụng hết 100 gam chất béo có chỉ số acid bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH.
Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
A. 110,324 gam.

B. 108,107 gam.

C. 103,178 gam.

D. 108,265 gam.

Câu 38 : ( ID : 77423)Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4; 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. Nung nóng X trong bình
kín có Ni xúc tác sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 100 mL dung

dịchBr2 a M. Giá trị của a là:
A. 3.

B. 2,5.

C. 2.

D. 5.

Câu 39 : ( ID : 77424 ) Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung
dịch X tác được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KMnO4,
MgSO4,Mg(NO3)2, Al ?
A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 40 : ( ID : 77425 ) Cho 3,52 gam chất A (C4H8O2) tác dụng với 0,6 lít dung dịch NaOH 0,1M. Sau phản
ứng cô cạn dung dịch thu được 4,08 gam chất rắn. Công thức của A là:
A. C3H7COOH

.

B. HCOOC3H7.

C. C2H5COOCH3 .


D. CH3COOC2H5

Câu 41 : ( ID : 77426 ) Biết rằng A là dung dịch NaOH có pH = 12 và B là dung dịch H2SO4 có pH=2. Để
phản ứng vừa đủ với V1 lít dung dịch A cần V2 lít dung dịch B. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1 = V2

B. V1= 2V2.

C. V2= 2V1.

D. V2= 10V1.

Câu 42 : ( ID : 77427 ) Trong số các chất cho dưới đây, chát nào có nhiệt độ sơi cao nhất?
A. C2H5OH .

B. CH3CHO.

C. CH3OCH3 .

D. CH3COOH .

Câu 43 : ( ID : 77428 ) Từ 1 kg CaCO3 điều chế được bao nhiêu lít C3H8 (đktc), biết rằng quá trình điều chế
tiến hành theo sơ đồ sau:
H=90%

H=75%

H=60%

H=80%


H=95%

CaCO3−−−−→ CaO −−−−→ C2H2−−−−→ C4H4−−−−→ C4H10−−−−→ C3H8
A. V = 34, 47l.

B. V = 36, 6 l.

C. V = 48, 8 l.

D. V = 68, 95 l.

Câu 44 : ( ID : 77429) Tốc độ của phản ứng A + B C sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ phản ứng
từ 250C lên 550C , biết rằng khi tăng nhiệt độ lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần:
A. 9 lần.

B. 12 lần.

C. 27 lần.

D. 6 lần.

>> Truy cập để học hóa tốt hơn

5/15


Câu 45 : ( ID : 77430) Đốt cháy 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu bằng O2 thu được m gam hỗn hợp chất
rắn Y. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 6,72 lít SO2 (đktc) và dung dịch có chứa
72 gam muối sulfat khan. Giá trị của m là:

A. 25,6 gam.

B. 28,8 gam.

C. 27,2 gam.

D. 26,4 gam.

Câu 46 : ( ID : 77431) Đun nóng hợp chất hữu cơ X (CH6O3N2) với NaOH thu được 2,24 lít khí Y có khả
năng làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là :
A. 8,2 gam.

B. 8,5 gam.

C. 6,8 gam.

D. 8,3 gam.

Câu 47 : ( ID : 77432) Cho 6,9 gam Na vào dung dịch HCl thu được dung dịch X có chứa 14,59 gam chất
tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam kết tủa. Giá trị
của a là:
A. 38,65 gam.

B. 37,58 gam.

C. 40,76 gam.

D. 39,20 gam.

Câu 48 : ( ID : 77433)Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, NaOH, NaHSO4,

K2CO3,Ca(OH )2,H2SO4, HNO3, MgCl2, HCl, Ca(NO3)2. Số trường hợp phản ứng xảy ra hoàn toàn là:
A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 49 : ( ID : 77434) Nung nóng etan ở nhiệt độ cao với chất xúc tác thích hợp thu được một hỗn hợp X
gồm etan, etilen, axetilen và H2. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với etan là 0,4. Nếu cho 0,4 mol hỗn hợp X qua
dungdịch Br2 dư thì số mol Br2 đã phản ứng là:
A. 0,24 mol.

B. 0,16 mol.

C. 0,60 mol.

D. 0,32 mol.

Câu 50 : ( ID : 77435) Cho hỗn hợp X (C3H6O2 và Y (C2H4O2) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu
được 1 muối và 1 rượu. Vậy:
A. X là acid, Y là ester.

B. X là ester, Y là acid.

C. X,Y đều là acid.

D. X,Y đều là ester.


>> Truy cập để học hóa tốt hơn

6/15


LỜI GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ THPTQUỐC GIA
MƠN HĨA NĂM 2015 – CHUYÊN KHTN
Câu 1 : Cách 1
Bảo toàn H2
Bảo toàn khối lượng ta được
mKL + maxit = mH2 + mmuối ⇒ mmuối= 7, 66gam
Cách 2: nSO42- = nH2
Suy được khối lượng muối (= khối lượng kim loại + khối lượng gốc axit)
=> Đáp án A
Câu 2 : Quá trình điện phân:
2NaCl + 2H2O

dp dung dich mang ngan



2NaOH + Cl2 + H2

=> Đáp án A
Câu 3 : Vì amino axit có số nhóm COOH bằng số nhóm NH2 nên có mơi trường trung tính Cịn amin có mơi
trường bazo, axit axetic có mơi trường axit Nên thuốc thử cần dùng là quỳ tím
=> Đáp án D
Câu 4 : Rượu metylic: 1 mol CH4O khi đốt cháy tạo 1 mol CO2 và 2 mol H2O
= Đáp án A
Câu 5 : Các chất có thể điều chế CH3COOH trực tiếp bằng một phản ứng là:

CH3CH2OH ; CH3OH ; CH3CHO; C6H12O6; C4H10CH3OH + CO t0, xt−−−→ CH3COOH
Lưu ý: C2H5Cl không điều chế trực tiếp được CH3 COOH nhưng nếu thay thế tác nhân là CH3CCl3 ;
CH3CN ; ... thì được.
=> Đáp án D
Câu 6 : Khơng mất tính tổng qt giả sử hỗn hợp muối thu được sau phản ứng gồm: ( Na2CO3: y
mol NaHCO3: z(mol) )
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố [Na; C ] và giải hệ 3 phương trình ta được:
0, 2x + 0, 08.2 = 2y + z (1)
0, 15 + 0, 08 = y + z (2)
106y + 84z = 19, 98 (3)

>> Truy cập để học hóa tốt hơn

7/15


Giair 1,2,3 ta được x = 0, 5 ; y = 0, 03 ; z = 0, 2
Lưu ý: Nếu đề bài thay đổi dữ kiện đầu bài là dung dịch X có chứa 19, 98g muối khan thành dung dịch X có
chứa 19, 98g chất tan. Khi ấy, ta phải xét hai trường hợp hoặc X chứa Na 2CO3 và
NaHCO3 hoặc X sẽ chứa NaOH dư và Na2CO3 . Phụ thuộc vào số mol các chất tính nếu
trường hợp nào số mol âm thì xét trường hợp cịn lại.
=> Đáp án C
Câu 7 : Ta có: nAg= 2n mantozo bđ + 2nmatozo p/ư
⇒ 0, 035 = 0, 01.2 + 2n
Mantose phản ứng ⇒ H =nmatozo p/ư/ n mantozo bđ = 75%
Lưu ý: Hỗn hợp (mantozo, saccazo) + H+/H2O (H% < 100%)
⇒ dd sau phản ứng +AgNO3/NH3 → Ag
thì: nAg= 4nsacchararose phản ứng+2 n mantozo bđ +2 nmatozo p/ư
=> Đáp án D
Câu 8 : C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5OH + 3Br2 →C6H2Br3OH + 3HBr
C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH
C6H5OH + Na → C6H5ONa +12H2
C6H5OH + CH3COCl → CH3COOC6H5 + HCl
=> Đáp án C
Câu 9 :Dễ thấy dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Zn(NO3)2 (Vì đề nói thu được một muối duy nhất )
nZn, pu = nZn2+ =1/2 . nAg+ (Do số mol điện tích âm được bảo tồn dù q trình phản ứng diễn ra qua nhiều giai
đoạn trung gian)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng kim loại, ta được :
mCu + mAg+ + mZn bd = mX + mZ + mZn pu
< => m + 0, 2.0, 2.108 + 1, 95 = 3, 12 + 3, 45 + 65.0, 02
=> m = 1, 6(g)
=> Đáp án D
Câu 10 : Giả sử ancol cần tìm có CTTQ là: C nH2n+2−2k O (k ≤ n + 1)
Theo đề ra ta có:16/ (14n + 2 − 2k) = 1 => 7 = 7n − k
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

8/15


Mặt khác: k ≤ n + 1; k, n ∈ N
Do đó: n ≤8/ 6 => n = 1 => k = 0
Vì thế X là: CH3OH điều chế từ andehit tương ứng là HCHO
=> Đáp án B
Câu 11: Ta có :tổng e =3, 36.2 / 22, 4= 0, 3
=> nNO = 0, 1 mol => V = 2, 24(l)
Cách khác
Nhận thấy nhanh số mol e của hh kim loại nhường đi khơng đổi ở 2 thí nghiệm
⇒ VkhíNO =2/3 . VkhíH2
=> Đáp án A

Câu 12 :Xét trong 1 g chất béo ta có: n
KOH =3.0, 1.56/ 4, 2= 4
Vậy chỉ số axit bằng 4
=> Đáp án B
Câu 13 : Đáp án B
Câu 14 : V C2H5OH= 9, 2
⇒ nC2H5OH =0, 8.9, 2/ 46= 0, 16(mol)
n H2=( n C2H5OH+ nH2O)/ 2> 0,16/ 2
⇒ V > 1, 792(l)
=> Đáp án D
Câu 15: Btoàn e ta được: 0, 1.2 + 0, 05.2 + 0, 3.2 = 3x ⇒ x = 0, 3(mol)
Ta có nHNO3= 4nNO ⇒ nHNO3 = 1, 2(mol)
Cách khác:
Tư duy: Hòa tan hết với lượng axit min khi các muối sinh ra đều là muối X (NO3)2. Vậy mol
NO3− trong này bằng 2 lần tổng số mol Kim loại.
Mà các kim loại đều nhường 2e. Vậy mol khí NO = 2/3 tổng số mol kim loại
⇒ n NO3− = 2 tổng nKL +23tổng nKL = nacid
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

9/15


Đáp án B
Câu 16 :Để tạo được Y thì X tham gia phản ứng cộng với có Br2
hay có chứa C = C .
Để tạo được Z thì X phải chứa nhóm −COOH
Vậy X có dạng CH2 = CH − C6H4 − COOH
⇒ có 3 đồng phân.
=> Đáp án A
Câu 17 : Có 6 chất phản ứng trừ ZnCl2.

Chú ý : ZnS không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh HCl, H 2SO4..
=> Đáp án C
Câu 18: Ta có: 46, 4 : 53, 6=35, 5(12x + y) ⇒ 12x + y = 41 ⇒x = 3 ; y = 5
Do đó: X là:C3H5Cl
1

CH2 =2CH −3CH3

Tiến hành lấy 1-H đồng thời thế 1-Cl vào các vị trí 1;2;3 ta được 3 đồng phân cấu tạo (1;2;3) và một đồng
phân hình học (tại vị trí 1).
=> Đáp án C
Câu 19: Nhận định ban đầu X có k = 1 mà phản ứng được với HBr, do vậy loại các cycloalkan từ vòng 4
cạch trở lên. Còn lại các anken và dẫn xuất cyclopropan.
Để khắc phục quy tắc Maccopnhicop thì anken phải đối xứng (vì nếu khơng đối xứng sẽ tạo ra 2 đồng phân).
Như vậy có 2 alken thõa mãn: CH3CH2CH = CHCH2CH3 (có đồng phân hình học) và CH3 −C(CH3) = C
(CH3) − CH3. Và dẫn xuất của cyclopropan

Đáp án A
Câu 20 : C2H6O2 (k = 0). Loại B, C, D vì k > 0.
=> Đáp án A
Câu 21 :m = mrắn+ mO2−phản ứng= 14, 14 +16.16/ 100= 16, 7
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

10/15


(Vì nO2−pu = nCO2)
=> Đáp án C
Câu 22: Điện phân nóng chảy Al2O3( Khơng dùng AlCl3 vì chất này chưa nóng chảy đã thăng hoa.)
=> Đáp án B

Câu 23: Chú ý : Điều kiện tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội( C = C hay C ≡
C ) hoặc vòng kém bền .
=> Đáp án A
Câu 24 : Các dung dịch tạo kết tủa với Ba là: NaHCO3; (NH4)2CO3(tạo BaCO3); MgCl2(tạo
Mg(OH )2);CuSO4(tạo Cu(OH )2và BaSO4 )
=> Đáp án B
Câu 25 :
Catod−

Anot +
2Cl−→ Cl2+ 2e

2H2O + 2e → 2OH−+ H2

2H2O → O2+ 4H++ 4e
Ở cực dương thốt ra có nCl2max= 0, 5(mol) mà theo đề thì nkhí= 0, 8(mol)
Suy ra nO2= 0, 3(mol) ⇒tổng ne= 2nCl2+ 4nO2= 2, 2(mol)
⇒ nH2= 1, 1(mol)
Sau phản ứng chất tan là NaOH có m = 1.40 = 40g và khối lượng dung dịch là:
m = mdd NaOH − (mCl2+ mO2+ mH2)
= 500.1, 1 − (0, 5.71 + 0, 3.32 + 1, 1.2) =502,7g
⇒ %NaOH =40502, 7= 7, 957%
=> Đáp án B
Câu 26: 2nZn = nAg+ + nFe3+ + 2nCu2+ = 0, 4
Do đó: m = mAg + mCu= 108.0, 1 + 64.0, 1 = 17, 2(g)
=> Đáp án A
Câu 27 : mX = mC + mH + mO
<=> 29, 6 = 12nCO2+ 0, 8.2 + 16.2.0, 5
(Vì nO= 2nCOOH = nCO2 Xét trong phản ứng X + NaHCO3)
>> Truy cập để học hóa tốt hơn


11/15


Từ đó, ta có: mCO2 = 44(g)
=> Đáp án A
Câu 28: (NH4)2Cr2O7
2Cu(NO3)2

N2 + Cr2O3+ 4H2O

2Cu + 4NO2 + O2

2KMnO4

K2MnO4 + MnO2 + O2

2AgNO3

2Ag + 2NO2 + O2

=> Đáp án A
Câu 29: Ta có : nSO2= 0, 55mol ⇒ nSO42− = 0, 55mol .
⇒ mF e= 75, 2 − 0, 55.96 = 22, 4 ⇒ a = 0, 4(mol)
Cách khác:
Tư duy: Dạng bài này THƯỜNG có 2 muối sau pu. Tuy nhiên, KHÔNG cần biết muối sau phản ứng là 1 hay
là 2 muối. Dù là 1 hay 2 muối thì lượng SO42−trong hỗn hợp vẫn khơng đổi. ⇒ Cần tìm
lượng gốcaxit này COI NHƯ:
Chỉ có 1 phần Fe (khơng phải toàn bộ a mol) phản ứng với axit để tạo ra khí và muối F e 2(SO4)3. Vậy mol
gốc axit = mol khí SO2. Ta suy đc khối lượng gốc axit trong muối.(Cho dù sau phản ứng

tạo muối F e3+ có thêm phản ứng của F e với Fe3+ thì lượng gốc axit trong muối vẫn
không hề thay đổi)
Nên tổng khối lượng Fe = khối lượng muối (75.2g) - khối lượng gốc axit
=> Đáp án A
Câu 30 :Nhận thấy este đã cho có dạng HCOOR
nROH = nmuối= 0, 14(mol) ⇒ R = C3H7
Do đó este cần tìm là: HCOOC3H7 propyl fomiat.
=> Đáp án C
Câu 31: nH+ = 0,08 mol ; nAl= 0,02 mol .
⇒ Al phản ứng hết , H+dư. Để kết tủa lớn nhất thì lượng Al(OH )3 lớn nhất
Pt : H++ OH−→ H2O
=> nOH− = 0, 08(mol)
⇒ V NaOH =0, 08/ 2= 0, 04(L)
=> Đáp án A
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

12/15


Câu 32: Khi sử dụng quỳ thì :
- Xanh : K2CO3, NaOH ; Đỏ : NH4HSO4, NH4NO3;
- Tím : Ba(NO3)2. Cho Ba(NO3)2 tác dụng với từng chất trong nhóm tạo xanh
:Tạo kết tủa : K2CO3 còn lại là NaOH .
Cho K2CO3 tác dụng với từng chất trong nhóm tạo đỏ : Có khí là NH4HSO4 cịn lại là NH4NO3 .
=> Đáp án D
Câu 33: nHCl =( 15, 06 − 10, 68 ) / 36, 5= 0, 12 ⇒ Ma.a =10, 68/ 0, 12= 89 ⇒ Ala.
=> Đáp án B
Câu 34 : Trừ KMnO4
=> Đáp án B
Câu 35: Ta có : nFe2(SO4)3=80/400= 0, 2 ⇒ nS= 0, 6 mol

nSO2= 0, 1 ⇒tổng nS= 0, 7 ⇒ nH2SO4= 0, 7 mol
=> Đáp án B
Câu 36: Ta có: nBaCO3= 0, 08 mol
→ nK2CO3= 0, 08 => nKOH = 0, 08 mol .nCaCO 3= 0, 1 mol . Khi đun nóng thì KHCO3 sẽ phân hủy thành
CO2; K2CO3; H2O
.⇒ Lượng CaCO3tạo thành do K2CO3 ( từ KHCO3 phân hủy) là :
nCaCO3= 0, 02(mol)
⇒tổng nC= 0, 12 → m = 8, 96(g); a = 0, 12M
=> Đáp án A
Câu 37: 100 =( 56000.nKOH(axit)) / 7
⇒ nKOH = 0, 0125(mol)
Ta có PTPU: Chất béo + 3KOH → 3muối + C3H5(OH )3
Axit + KOH → muối + H2O
Áp dụng ĐLBTKL:
mmuối= 100 + 0, 32.56 − 0, 0125.18 − 0, 1025.92 = 108, 265g
=> Đáp án D
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

13/15


Câu 38: Số mol của hồn hợp trước phản ứng là:
nT= 0, 1 + 0, 2 + 0, 7 = 1.
Số mol của hốn hợp sau phản ứng là:
nS= 0, 8 ⇒ nH2 phản ứng = 1 − 0, 8 = 0, 2(mol)
Bảo toàn mol π ta được
nBr2= 0, 1 + 0, 4 − 0, 2 = 0, 3(mol) ⇒ a = 3
=> Đáp án A
Câu 39: Khi hòa tan F e3O4 trong lượng dư H2SO4 lỗng thì trong dung dịch sau phản ứng có chứa :F eSO4, F
e2(SO4)3, H2SO4 . vậy có tất cả 7 chất có thể phản ứng được với dung dịch là : Cu, Br 2,

NaOH, AgNO3, KMnO4, Mg (NO3)2, Al
=> Đáp án C
Câu 40 : nA= 0,04;
nNaOH dư = 0, 06 − 0, 04 = 0, 02; ⇒ Mm’ = (4, 08 − 0, 02.40) /0, 04= 82
⇒ CH3COOC2H5
=> Đáp án D
Câu 41 : Giả sử V1= 1(L)
Khi đó ta có: nOH−= 0, 01 ⇒ nH+= 0, 01 ⇒ V2 =0, 010, 01= 1(L)
Vậy V1 = V2.
=> Đáp án A
Câu 42: Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự: ete < andehit < ancol < axit
=> Đáp án D
Câu 43: V = (1.0, 9.0, 75.0.6.0, 8.0, 95.22, 4.1000) / 2.100= 34,47(L)
(Tính lượng sản phẩm theo sơ đồ ta thường dùng cách là nhân các hiệu suất với nhau).
=> Đáp án A
Câu 44: Tốc độ phản ứng tăng lên 3 (55−25) / 10 = 9 lần.
=> Đáp án A
Câu 45: nSO42−=( 72 – 24) /96= 0, 5; nSO2= 0, 3 ⇒ nO = ( 0, 5.2 − 0, 3.2 )2= 0, 2(mol)
⇒ m = 24 + 0, 2.16 = 27, 2g
>> Truy cập để học hóa tốt hơn

14/15


=> Đáp án C
Câu 46: Dễ dàng suy ra X có cơng thức cấu tạo là NH4CH2NO3
Ta có: nX = nk= 0, 1 ⇒ mm’ = 0, 1.(23 + 62) = 8, 5g
=> Đáp án B
Câu 47: Ta có : nNa = 0, 3
Dung dịch X chứa NaCl và NaOH dư

Dễ dàng tính được nNaCl = 0, 14; nNaOH = 0, 16
Ta có : a = mAgCl + mAg2O= 38,65g
(AgOH sau khi được tạo ra thì phân hủy ngay thành Ag2O kết tủa màu đen.)
=> Đáp án A
Câu 48 : Các trường hợp phản ứng với Ba(HCO3)2 là:CuSO4, NaOH, NaHSO4, K2CO3, Ca(OH )2, H2SO4,
HNO3, HCl
=> Đáp án C
Câu 49: Giả sử ban đầu có 1mol C2H6
Vì MX/ C2H6 = 0, 4 ⇒ nX= 2, 5
Số mol tăng chính là số mol liên kết π có trong X
Do đó nBr2=(2, 5 − 1)0,4 / 2, 5= 0,24
=> Đáp án A
Câu 50 : X, Y hơn kém nhau một nhóm −CH2− do vậy nếu cùng loại nhóm chức thì sẽ khơng tạo ra được sản
phẩm thỏa u cầu đề tốn. (Sẽ có ít nhất 2 acid, 1 ancol hoặc ngược lại) hoặc sẽ tạo ra 2 muối.
Trường hợp X là acid và Y là ester thì sẽ tạo ra là 2 muối, 1 ancol. Còn lại là X là ester, Y là acid thì thõa.
CH3COOCH3 và CH3COOH .
=> Đáp án B

>> Truy cập để học hóa tốt hơn

15/15


>> Truy cập để học hóa tốt hơn

16/15




×