Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn 7 số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.08 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)
ĐỀ SỐ 2
I. Ma trận đề.
Tên Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp
độ
thấp
Cấp độ cao
1. Bạn đến
chơi nhà -
Nguyễn
Khuyến
Nêu những nét cơ
bản về tác giả
Nguyễn Khuyến
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu : 1
Số điểm: 1
= 10%
2.


Cảnhkhuya-
Hồ Chí
Minh
HS nhớ được bài
thơ “Cảnh
khuya” và nêu
nội dung bài thơ.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ :%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ 20 %
3.
Từ đồng
nghĩa
Trình bày khái
niệm từ đồng
nghĩa
Cho đúng ví
dụ từ đồng
nghĩa.
Số câu :1
Số điểm: 2
= 20%
Số câu
Số điểm Tỉ lệ

%
Số câu : 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu : 1/2
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10%
Số câu : 1
Số điểm: 2
= 20%
4. Văn biểu
cảm
Viết bài văn
biểu cảm.
Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ 50 %
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ%
Số câu : 2,5
Số điểm : 4
Tỉ lệ: 40%
Số câu : 0,5
Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %
Số câu : 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
II. Đề bài.
Câu 1: (1 điểm)
Em hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Khuyến mà em đã được học trong
chương trình Ngữ văn 7 ?
Câu 2: (2 điểm )
Chép lại theo trí nhớ bài thơ : “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh và nêu nội dung của bài thơ?
Câu 3: (2 điểm)
Thế nào là từ đồng nghĩa ? cho ví dụ ?
Câu 4: ( 5 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 đề bài sau:
a) Cảm nghĩ của em về bài thơ : “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh.
( Ngữ Văn 7- tập 1 )
b) Cảm nghĩ về người thân của em.
III. Đáp án+biểu điểm.
Câu 1: (1 điểm)
Tác giả Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam;
thuở nhỏ nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình,
do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan khoảng mười năm sau đó về
ở ẩn.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca ông chủ yếu sáng tác vào giai đoạn cáo
quan về ở ẩn.
Câu 2: (2 điểm )
- Chép đúng chính tả, chép đúng và đủ 2 câu thơ đầu bài thơ : “Cảnh khuya”( 0,5 đ)

- Chép đúng chính tả, chép đúng và đủ 2 câu thơ cuối bài thơ : “Cảnh khuya”(0,5 đ)
- Nêu nội dung:
+ Bức tranh cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc tươi đẹp. ( 0,5 đ)
+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước sâu đậm của Hồ Chí Minh. ( 0,5 đ)
Câu 3: (2 điểm)
Khái niệm về từ đồng nghĩa: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một
từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.(1 điểm)
Ví dụ: núi - non; quả - trái; (1 điểm)
Câu 4: ( 5 điểm)
a) *MB( 1đ)
+ Giới thiệu chung về bài thơ ( Tác giả, tác phẩm). ( 0,5 đ)
+ Cảm nghĩ chung về tình bà cháu. ( 0,5 đ)
*TB(3đ)
Những kỷ niệm và cảm xúc được gợi lại trong bài thơ.
+ Kỷ niệm về hình ảnh những con gà mái mơ , mái vàng và ổ trứng đẹp như trong
tranh. ( 0,5 đ)
+ Kỷ niệm về tuổi thơ thơ dại : Nhìn gà đẻ bị bà mắng. Đó là hình ảnh người bà đầy
lòng yêu thương cháu. ( 0,5 đ)
+ Đặc biệt cách bà chăm chút từng quả trứng , nỗi lo của bà để có tiền mua áo mới cho
cháu. ( 0,5 đ)
+ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ : được bộ quần áo mới từ tiền bán gà.( 0,5
đ)
+ Cảm nghĩ về thể thơ 5 tiếng, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị. ( 0,5 đ)
+ Nghệ thuật điệp ngữ : “ nghe”, “ vì” , “ tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại như là
những tiếng vang thôi thúc cháu trên bước đường chiến đấu. ( 0,5 đ)
*KB: ( 1đ)
- Tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn của cháu đối với bà. ( 0,5 đ)
- Tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. ( 0,5 đ)
b) *MB( 1đ)
- Giới thiệu về người thân

- vai trò của người thân trong gia đình
*TB(3đ)
- Cảm nghĩ về hình dáng.
+ Vóc dáng.
+ Bàn tay.
+ Đôi mắt.
- Cảm nghĩ về tấm lòng, công ơn.
+ Yêu thương mọi người.
+ Giàu tình thương,
+ Giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Cảm nghĩ về tính cách.
+ Tính tình của người thân.
+ Đức tính hi sinh
*KB: (1đ)
- Tình cảm của em dành cho người thân:
+ Yêu thương, nhớ công lao chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Thái độ kính trọng, hành động.
******************************

×