Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Giáo dục thẩm mĩ trong việc hình thành lối sống văn hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.38 KB, 13 trang )

B GIO DC V O TO HC VIN CHNH TR - HNH CHNH
QUC GIA H CH MINH






LNG THANH TN





giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành
lối sống văn hóa cho thanh niên vùng đồng bằng
sông cửu long hiện nay



Chuyờn ngnh : M hc
Mó s : 62 22 80 15




TểM TT LUN N TIN S TRIT HC





H NI - 2009

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
1.1. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đưa đất nước tiến bước
vững chắc lên CNXH, Đảng ta đã khẳng định: nhiệm vụ phát triển kinh
tế là trung tâm, xây dựng chỉnh đốn Đảng là then chốt, phát triển văn
hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đảm bảo sự phát triển đồng bộ và
toàn diện của ba lĩnh vực này là điều kiện quyết định sự phát triển bền
vững của đất nước.
1.2. Trong các văn kiện của Đảng từ năm 1986 đến nay, các vấn đề
về GDTM và xây dựng lối sống lành mạnh cho nhân dân cũng như cho
thế hệ trẻ đã được quan tâm đặc biệt. Nhận thức được ý nghĩa to lớn của
việc xây dựng những lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến, thị hiếu thẩm mỹ tốt
đẹp và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh, Đảng ta luôn quan tâm đến vai trò
của GDTM trong việc hình thành những nhân cách có sự phát triển hài
hòa cả về trí tuệ, đạo đức và tình cảm. Đảng ta coi GDTM có một vị trí
quan trọng trong việc định hướng nhân cách, hình thành những giá trị
mới trong xã hội và phát triển toàn diện thế hệ trẻ.
1.3. Thế hệ trẻ nói chung và thanh niên nói riêng là một lực lượng xã
hội to lớn, có tiềm năng lao động sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Thanh niên vùng ĐBSCL là một bộ phận hợp thành hữu cơ của
tiềm năng sáng tạo ấy trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay. Chăm
lo xây dựng lối sống lành mạnh cho thanh niên vùng ĐBSCL chính là
tăng cường sức mạnh của thanh niên, định hướng những giá trị mới cho
họ để kế thừa những thành quả cách mạng của cha anh và cung cấp cho
quá trình CNH, HĐH một nguồn nhân lực giàu sức sống mới.

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu GDTM trong việc hình thành lối
sống văn hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL còn chưa được quan tâm
đúng mức cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên
cứu đề tài “Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối sống văn hóa
cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” có ý nghĩa
lý luận và ý nghĩa thực tiễn cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
GDTM trong việc hình thành lối sống văn hóa cho nhân dân nói
chung, thế hệ trẻ nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình
2
xây dựng con người mới. Mối quan hệ giữa GDTM và lối sống đã thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta.
Các thành tựu của nước ngoài nghiên cứu về GDTM và vai trò của
GDTM trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên có thể kể
đến các công trình sau:
Các công trình“Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin” của đồng tác giả
I.U.Lukin và V.C Xcacherơsiccốp và công trình “Cơ sở lý luận văn hóa
Mác – Lênin” của Ac môn đốp đã trình bày những quan niệm tổng quát
nhất về GDTM, bản chất và nhiệm vụ của GDTM, coi GDTM là một
phương tiện quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhân cách của
con người mới, khẳng định vai trò to lớn của nghệ thuật đối với việc
GDTM, coi giáo dục nghệ thuật có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát
triển đa dạng lối sống của con người.
Các công trình nghiên cứu trong nước về GDTM và vai trò của
GDTM cho nhân dân nói chung, tuổi trẻ nói riêng đã được rất nhiều tác
giả quan tâm, trong đó không thể không đề cập đến các công trình sau:
- Công trình “Giáo trình mỹ học Mác - Lênin” của PGS,TSKH Đỗ
Văn Khang và GS,TS Đỗ Huy trình bày một cách hệ thống cấu trúc của
chủ thể thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ và GDTM bằng nghệ thuật.
- Các công trình “Đưa cái đẹp vào cuộc sống” của PGS Nguyễn Như

Thiết (1986); “Giáo dục thẩm mỹ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
của GS,TS Đỗ Huy (1987); “Văn hóa thẩm mỹ với sự hình thành nhân
cách của con người Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ của Lương Thị
Quỳnh Khuê (1995); “Vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mỹ ở
nước ta hiện nay”, luận án tiến sĩ của Lê Quang Vinh (1996); “Quan hệ
giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật”
của PGS,TS Nguyễn Văn Phúc (1997); “Giáo dục thẩm mỹ, món nợ lớn
đối với thế hệ trẻ” của GS,TSKH Đỗ Xuân Hà (1997); “Văn hóa thẩm
mỹ và sự phát triển nhân cách con người Việt Nam trong thế kỷ mới”
do PGS,TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên (2001); “Sự biến đổi những
chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, luận
án tiến sĩ của Vũ Thị Kim Dung (2001); “Vai trò của truyền thông đại
chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay”, luận án tiến sĩ của
Trần Ngọc Tăng (2001); “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực
sáng tạo của con người” của TS Nguyễn Ngọc Thu (2003); “Thị hiếu
3
thẩm mỹ trong đời sống” của TS Nguyễn Chương Nhiếp (2004); “Vai
trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ” của TS Trần Túy (2005),
v.v… là những công trình có tính chất chuyên sâu về mỹ học và
GDTM. Các tác giả của những công trình này đã đi sâu nghiên cứu
những phương diện khác nhau của GDTM, vai trò của GDTM, quan hệ
biện chứng giữa giáo dục đạo đức với GDTM và khẳng định vai trò
quan trọng của GDTM đối với việc xây dựng và phát triển toàn diện
con người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ hiện nay.
Nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa, lối sống, môi trường văn hóa và con
người ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH, có các công trình tiêu biểu sau:
- Trong công trình “Kế thừa giá trị truyền thống văn hóa dân tộc
trong xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam”, luận án tiến sĩ của
Cù Huy Chử (1995), tác giả đã đứng trên quan điểm giá trị đề xuất một
số giải pháp nhằm thúc đẩy sự kế thừa các giá trị truyền thống văn hóa

dân tộc để xây dựng nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
- Công trình “Văn hóa và lối sống” của Thanh Lê (2000), đã xem
xét vấn đề lối sống như là một trong những bộ phận của văn hóa, qua đó
đề cập việc xây dựng lối sống mới XHCN trong giai đoạn hiện nay.
- Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) công trình “Xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Phạm Minh Hạc và
Nguyễn Khoa Điềm (đồng chủ biên) công trình “Về phát triển văn hóa
và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã khảo
sát thực trạng văn hóa, đạo đức, lối sống, đặc biệt là của thanh niên
trong thời kỳ đổi mới, từ góc độ tiếp cận văn hóa học và những yếu tố
cấu thành nó, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp để xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và xây dựng lối
sống trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Ngoài những công trình nghiên cứu thẩm mỹ, GDTM, vai trò của
GDTM, về lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa và con người, phải kể
đến các công trình nghiên cứu trực tiếp về lối sống, lối sống văn hóa, lối
sống XHCN ở trong nước và quốc tế.
- “Lối sống xã hội chủ nghĩa” của Phó tiến sĩ triết học Liên Xô
X.X.Visnhiốpxki (1981) và quyển sách cùng tên “Lối sống xã hội chủ
nghĩa” (1982) của tập thể tác giả là tiến sĩ triết học, kinh tế học, viện sĩ
thông tấn Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô đã xem xét, phân tích
4
những vấn đề cơ bản của lối sống XHCN, những đặc trưng cơ bản của
nó, các phương hướng chủ yếu tiếp tục hoàn thiện lối sống XHCN.
- Trong các công trình“Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền
thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay” của TS Nguyễn Văn Lý (2000); công trình “Một số vấn đề về lối sống,
đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” do GS,TS Huỳnh Khái Vinh (chủ biên)
(2001); “Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên thành phố Hồ Chí
Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, luận án

tiến sĩ của Đặng Quang Thành (2004); “Kế thừa và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay”,
luận án tiến sĩ của Võ Văn Thắng (2005), các tác giả đã đề cập đến những
vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, mối quan hệ biện
chứng giữa chúng với việc phát triển văn hóa, bản chất của sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống mới
và con người mới ở nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay.
- Các công trình “Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay” (1999),
công trình “Bản sắc văn hóa trong lối sống hiện đại” (2003) do PGS,TS
Lê Như Hoa (chủ biên) và công trình “Lối sống dân tộc - hiện đại mấy vấn
đề lý luận và thực tiễn” (2008) của GS,TS Đỗ Huy, các công trình này đã
đề cập vấn đề nếp sống, lối sống đô thị, lối sống gia đình ở giai đoạn phát
triển và hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời, đưa ra một số định hướng
lớn có tính chiến lược nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, lối
sống truyền thống và tiếp biến các giá trị tinh hoa của nhân loại.
- Công trình “Xã hội học thanh niên” (2006) của PGS,TS Đặng Cảnh
Khanh là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về thanh niên từ góc độ
tiếp cận lý thuyết đến những nghiên cứu thực nghiệm…
Trên cơ sở trân trọng kế thừa, tiếp thu những thành tựu của các công trình đi
trước, luận án tập trung nghiên cứu vấn đề: “Giáo dục thẩm mỹ trong việc hình
thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
3.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm rõ bản chất, vai trò và thực trạng của GDTM trong việc
hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên, luận án đề xuất phương hướng
và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của GDTM
trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL.
5
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Một là, làm rõ bản chất của GDTM và vai trò của GDTM trong việc

hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL hiện nay.
Hai là, khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng GDTM trong việc
hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL trong thời
gian vừa qua, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và xác định những vấn đề
cần giải quyết để tạo cơ sở cho sự phát triển tiếp theo.
Ba là, đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả của GDTM trong việc hình thành lối sống văn
hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về bản chất và vai
trò của GDTM nhằm góp phần hình thành lối sống văn hóa cho thanh
niên vùng ĐBSCL, trong đó đặc biệt chú ý tới đối tượng thanh niên học
sinh, thanh niên sinh viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu vai trò và sự tác động của GDTM trong việc hình thành
lối sống văn hóa của thanh niên vùng ĐBSCL gắn với đặc điểm vùng
miền, đặc điểm lứa tuổi trong giáo dục tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ
và lý tưởng thẩm mỹ trên các lĩnh vực hoạt động văn hóa, tư tưởng, hoạt
động học tập, hoạt động lao động và các hoạt động xã hội khác.
Về thời gian khảo sát, luận án giới hạn từ năm 1998, khi có Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII trở
lại đây.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Luận án nghiên cứu trên cơ sở lý luận mỹ học Mác – Lênin, tư
tưởng mỹ học Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng ta về thẩm
mỹ và GDTM trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên và
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
5.2. Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc,

so sánh và thống kê, khảo sát điều tra xã hội học, phương pháp phân tích và
tổng hợp, kết hợp phương pháp liên ngành và phương pháp chuyên ngành,
phương pháp phân vùng văn hóa để làm sáng tỏ nội dung và mục đích
nghiên cứu của đề tài.
6
6. Đóng góp mới của luận án
6.1. Luận án phân tích và làm sáng tỏ hơn bản chất của GDTM và vai
trò của GDTM trong việc hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên.
6.2. Luận án khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng GDTM trong việc
hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL thời gian qua.
6.3. Luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của GDTM trong việc hình
thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL trong giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
7.1. Luận án góp phần làm sáng tỏ bản chất và vai trò của GDTM,
những đặc điểm, phương hướng và những giải pháp GDTM trong việc
hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên vùng ĐBSCL.
7.2. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
lãnh đạo và quản lý văn hóa, cho các cơ quan, cá nhân nghiên cứu và
giảng dạy về văn hóa và mỹ học ở các trường Cao đẳng và Đại học.
7.3. Kết quả của luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết
cho tổ chức Đoàn, Hội trong việc GDTM, giáo dục đạo đức cho thanh
niên trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu (11 trang), kết luận (3 trang), danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục (14 trang), nội dung luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1
: Vai trò của giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối
sống văn hóa cho thanh niên (52 trang).

Chương 2: Thực trạng giáo dục thẩm mỹ trong hình thành lối sống
văn hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long và những vấn
đề đặt ra (64 trang).
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ trong việc hình thành lối
sống văn hóa cho thanh niên vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay (52 trang).
7
Chương 1
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC THẨM MỸ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH
LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN
1.1. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ
GDTM là một quá trình xã hội hóa cá nhân về mặt thẩm mỹ nhằm phát
triển con người toàn diện. Mục tiêu GDTM là làm hình thành một nhân cách
có sự phát triển năng lực hiểu biết, đánh giá và sáng tạo cái đẹp. Mục tiêu
này gắn liền với mục tiêu phát triển trí tuệ, đạo đức, thể chất thông qua các
hoạt động lao động, các thiết chế văn hóa. Bản chất của GDTM là hình thành
một chủ thể thẩm mỹ nâng cao năng lực thụ cảm và sáng tạo ở con người,
phát triển một cách hài hòa các hoạt động cá nhân và xã hội của con người.
GDTM về mặt bản chất là một bộ phận hợp thành sự nghiệp giáo dục toàn
xã hội. Nó gắn bó chặt chẽ với giáo dục lao động, giáo dục đạo đức, giáo dục
chủ nghĩa yêu nước, tinh thần quốc tế và giáo dục các quan niệm về sự hài
hòa giữa truyền thống và hiện đại, cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế.
GDTM mang nội dung xã hội sâu sắc, nó gắn với tính dân tộc. Các
chủ thể thẩm mỹ hưởng thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp trên cơ sở của
một dân tộc nhất định. Vì vậy, giáo dục cái đẹp, tình cảm thẩm mỹ, lý
tưởng thẩm mỹ của dân tộc và những thước đo các quan hệ thẩm mỹ đã
hình thành và phát triển lâu dài ở mỗi dân tộc trở thành nội dung cốt lõi
của sự hình thành thẩm mỹ ở mỗi cá nhân.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thẩm mỹ mang tính giai cấp. Do

vậy, các tình cảm thẩm mỹ, nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, hành
động thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của các chủ thể trong một xã hội có
giai cấp đều phụ thuộc vào các mục tiêu giáo dục của các giai cấp đó.
Tính xã hội của GDTM đặc biệt phụ thuộc vào tính thời đại. Mỗi
thời đại khác nhau có mục tiêu, hình thức, cách thức, biện pháp giáo
dục và xây dựng các chủ thể thẩm mỹ khác nhau. Mục tiêu của GDTM
phụ thuộc vào toàn bộ các mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi chế độ xã
hội nhất định, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử - xã hội nhất định và
mỗi dân tộc nhất định. Bản chất của GDTM là mang lại cho con người
cách nhận thức, đánh giá và sáng tạo cái đẹp một cách đúng đắn.
Tính đặc thù của GDTM khác với mọi phương diện khác ở bản chất của
cái thẩm mỹ. GDTM gắn liền với giáo dục lao động, giáo dục chính trị, giáo
8
dục tư tưởng. GDTM là giáo dục tổng hợp. Giáo dục trí tuệ không tách rời
GDTM, cũng như giáo dục đạo đức có liên hệ bản chất với GDTM.
Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận hợp thành hữu cơ của tính tổng
hợp trong GDTM. Giáo dục nghệ thuật làm cho con người hiểu biết
nhiều về cuộc sống thẩm mỹ và các mô hình thẩm mỹ đã được sáng tạo.
Nó nâng cao năng lực lựa chọn thẩm mỹ của con người. Nó có khả năng
giáo dục năng lực tưởng tượng của con người và có tác dụng nâng cao
tình cảm, các khoái cảm, niềm vui, tình yêu, hy vọng, chuẩn bị tích cực
cho con người các hoạt động đúng đắn.
GDTM là quá trình bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào cuộc
sống, tạo nên sự hài hòa giữa xã hội - con người - tự nhiên, nâng cao
năng lực thụ cảm và sáng tạo ở con người. Bản chất của GDTM xét đến
cùng, là sự tác động tích cực có định hướng, có kế hoạch vào ý thức con
người, nâng cao khả năng nhận thức và hướng dẫn con người hoạt động
theo một chương trình, mục tiêu cụ thể, xác định.
Quan niệm về cái đẹp (cái thẩm mỹ) của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta thấm nhuần tư tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa Mác-Lênin, những

mặt tích cực của mỹ học phương Đông và phương Tây, quan niệm mỹ
học nhân văn của dân tộc ta, có ý nghĩa soi đường cho sự phát triển văn
hóa, văn học nghệ thuật Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
GDTM phải quan tâm đến việc làm phong phú tình cảm thẩm mỹ
cho nhân dân lao động và các tầng lớp xã hội khác. Vì vậy, GDTM cần
quan tâm nâng cao tình cảm thẩm mỹ đúng đắn, trong sáng cho mỗi con
người. Tình cảm thẩm mỹ mới, vì thế trở thành mục tiêu cần thường
xuyên được chăm sóc, bồi dưỡng ở lứa tuổi thanh niên.
GDTM cho thanh niên cần phải coi trọng cả bốn hình thức cơ bản
trong GDTM: GDTM bằng lao động và thông qua lao động; GDTM
bằng văn hóa - nghệ thuật; GDTM bằng cách nêu gương và GDTM
bằng mỹ học Mác - Lênin.
Như vậy, bản chất của giáo dục thẩm mỹ là sự tác động có định
hướng, có kế hoạch, có ý thức của con người nhằm bồi dưỡng cho con
người lòng khát khao đưa cái đẹp vào cuộc sống, tạo ra một chủ thể
thẩm mỹ sống trong sự hài hòa giữa xã hội – con người – tự nhiên, từ
đó, đạt đến mục đích cao hơn là nâng cao năng lực thụ cảm thẩm mỹ,
đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ ở con người, làm cho con người được

×