Tải bản đầy đủ (.doc) (157 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học truyền hình địa phương với vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở đồng bằng sông cửu long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.48 KB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG VỚI VAI TRÒ
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHỀ
CHO NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HIỆN NAY
(Khảo sát chuyên đề, chuyên mục nông nghiệp ở
Đài PTTH An Giang, Tiền Giang và thành phố Cần Thơ
từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Nguời hướng dẫn khoa học: PGS,TS.

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn Thạc sĩ


ngành báo chí học, tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi
nghiên cứu tài liệu, tổng hợp các tài liệu, số liệu có liên
quan để làm cơ sở thực hiện đề tài đảm bảo tính trung thực,
khách quan. Các kết luận trong luận văn chưa được công bố
trong các công trình khác.
Cần Thơ, ngày 26 tháng 6 năm 2015
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp“Truyền hình địa phương với vai trò phổ biến
kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện
nay” được hoàn thành sau hai năm học tập, nghiên cứu sau đại học của tôi.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Báo chí và
Tuyên Truyền, các Thầy, cô của Học viện và Thầy chủ nhiệm lớp cao học
PTTH Cần Thơ K19 đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức về báo
chí và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, làm luận văn.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Ban giám đốc các Đài PTTH trong khu
vực, các anh, chị đồng nghiệp và anh, chị học viên lớp cao học PTHT Cần
Thơ K19 đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong học tập cũng như
trong hoàn thành Luận văn nầy.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả sự dạy dỗ, giúp đỡ quí báu của Quí
thầy, cô, các anh, chị đồng nghiệp và các anh, chị học viên.
Xin chân thành cám ơn./.
Cần Thơ, ngày 26 tháng 6 năm 2015
Nguời thực hiện


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
9
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHỔ BIẾN
KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHỀ CHO NÔNG DÂN TRÊN
SÓNG TRUYỀN HÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
9
1.1. Các khái niệm về báo chí, truyền hình
9
1.2. Các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp,
nông thôn, nông dân
14
1.3. Vai trò của truyền hình địa phương trong phổ biển kiến thức và tư vấn nghề
cho nông dân
16
Chương 2 : THỰC TRẠNG VIỆC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ
TƯ VẤN NGHỀ CHO NÔNG DÂN TRÊN SÓNG
TRUYỀN HÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
34
2.1. Vài nét về các Đài Phát thanh Truyền hình ở đồng bằng sông
Cửu Long trong diện khảo sát
34
2.2. Thực trạng nhận thức của lãnh đạo, phóng viên Đài về vai trò của
Truyền hình địa phương trong phố biến kiến thứv và
tư vấn nghề cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long
38
2.3. Vai trò của truyền hình địa phương trong phổ biến kiến thức và
tư vấn nghề cho nông dân Đồng bằng sông Cửu Long
51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHỔ

BIẾN KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHÊ CHO
NÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
74
3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò của truyền hình địa
phương trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân
74
3.2. Giải pháp và kiến nghị
78
KẾT LUẬN
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
PHỤ LỤC
101


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

:

Ban chấp hành

BTV
CĐL
CĐML
CNH, HĐH
ĐBSCL
Đài PTTH
HGTV

KHKT
Nxb
THAG
THBT
THĐT
THLA
THTPCT
THTG

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Truyền hình Bạc Liêu
Cánh đồng lớn
Cánh đồng mẫu lớn
Công nghiệp, hóa hiện đại hóa
Đồng bằng sông Cửu Long

Đài phát thanh truyền hình
Đài PTTH Hậu Giang
Khoa học kỹ thuật
Nhà xuất bản
Truyền hình An Giang
Truyền hình Bến Tre
Truyền hình Đồng Tháp
Truyền hình Long An
Truyền hình thành phố Cần Thơ
Truyền hình Tiền Giang

THTV
THST
THVL
TNB
VTC
VTV1

:
:
:
:
:
:

Truyền hình Trà Vinh
Truyền hình Sóc Trăng
Truyền hình Vĩnh Long
Tây Nam bộ
Truyền hình kỹ thuật số

Truyền hình Việt Nam kênh 1

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang

Bảng 2.1:

Liệt kê lịch phát chuyên đề Khuyến nông ở Đài PTTH
TPCT (từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2015)

39


Bảng 2.2:

Liệt kê lịch phát chuyên đề Nông dân cần biết từ tháng
10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015

Bảng 2.3:

Liệt kê lịch phát Chuyên mục Cây lành trái ngọt (từ
tháng 10/2014 đến tháng 5 /2015)

Bảng 2.4:

42
45

Thống kê thời lượng (phút) phát sóng truyền hình
chuyên đề, chuyên mục về nông nghiêp, nông thôn,

nông dân trong 01 tháng của các Đài PTTH khu vực
hiện nay

Biểu đồ 2.1:

Khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng khảo sát
về các chuyên đề, chuyên mục nông nghiệp

Biểu đồ 2.2:

58

Đánh giá mức độ cần thiết của việc phổ biến, tư vấn kiến
thức và dạy nghề nông trên sóng truyền hình hiện nay

Biểu đồ 2.4:

55

Đóng góp của Báo chí trong tuyên truyền phổ biến
kiến thức nông nghiệp

Biểu đồ 2.3:

50

60

Đánh giá mức độ chất lượng nội dung các chương trình
nông nghiệp trên sóng truyền hình các Đài khảo sát


66


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối
với con người và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin của con
người ngày càng lớn. Từ thực tế khách quan, các phương tiện thông tin đại
chúng lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và sự cạnh
tranh của các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng quyết liệt. Báo chí
truyền thông trong đó có truyền hình đã có những bước tiến vượt bậc, đi vào
chiều sâu cả về chất lượng và số lượng.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng cuả báo chí nói chung và truyền
hình ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thời gian qua đã có những đóng
góp tích cực vào sự phát triển chung của vùng, trong đó nổi bật đã luôn đồng
hành cùng với các nhà quản lý, khoa học trong tuyên truyền, phổ biến, tư vấn,
chuyển giao, giới thiệu những kiến thức sản xuất nông nghiệp mới cho nông
dân; từng bước làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân từ lạc hậu,
kém hiệu quả sang áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đem
lại năng suất hiệu quả và kinh tế cao cho người nông dân vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Từ thực tiễn khách quan, thông qua kênh sóng truyền hình, việc phổ
biến kiến thức và tư vấn nghề cho người nông dân ở đồng bằng sông Cửu
Long luôn là nhu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài - bởi sản xuất nông
nghiệp vẫn là thế mạnh của vùng. Tuy nhiên thời gian qua việc phổ biến kiến
thức và tư vấn nghề cho nông dân ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, mà Đài truyền hình trung ương thì
không thể làm được. Với vai trò của mình, các Đài truyền hình địa phương

phát huy được lợi thế trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân
thông qua xây dựng các chương trình, chuyên đề, chuyên mục nông nghiệp
sát hợp với nhu cầu thực tế và gần gũi, dễ hiểu, giúp cho người nông dân


2
đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng áp dụng và làm theo, để từ đó nâng cao
chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Truyền hình địa phương với
vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn
này, chúng tôi thấy có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Về báo chí, truyền thông có giáo trình Truyền thông - lý thuyết truyền
thông và kỹ năng cơ bản của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững và TS. Đỗ Thị Thu
Hằng, cũng như Cơ sở lý luận báo chí của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Lịch
sử báo chí của Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 của Huỳnh Văn Tòng, hay
Những vấn đề của báo chí hiện đại của Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng, Tư
tưởng Hồ chí Minh về báo chí cũng như các văn kiện Đại Đảng toàn quốc,
một số Nghị quyết của Đảng về chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiêp vùng đồng bằng sông Cửu
Long, Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội
thảo khoa học “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng
đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào tháng 4
năm 2014 có 70 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý
các Bộ ngành, các Viện, trường ở trung ương và địa phương trên lĩnh vực
nông nghiệp. Các tham luận đều tập trung đánh giá cao vai trò của đồng sông
Cửu Long, với một tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp, trên
cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như các giải pháp

để phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, chất lượng và bền vững [4, tr.2].
Ngoài ra, trong luận văn Thạc sĩ ngành báo chí của Bùi Thu Huyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền, thực hiện 2014 với đề tài “Truyền hình
các tỉnh miền Đông Nam bộ với hoạt động truyền thông xây dựng, phát triển


3
nông nghiệp sạch”. Tác giả đã khái quát thực trạng việc sản xuất nông nghiệp
sạch trên sóng truyền hình ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Luận văn tập trung
hướng nghiên cứu về truyền thông xây dựng, phát triển nông nghiệp sạch, đồng
thời làm rõ, ý nghĩa vai trò của nông nghiệp sạch trong nền kinh tế và vai trò của
báo chí trong việc tuyên truyền, xây dựng phát triển nông nghiệp sạch.
Cùng nghiên cứu về đề tài nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trong
Luận văn Thạc sĩ của Ngô Thị Ngọc Hạnh - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, thực hiện năm 2009 với đề tài “Vấn đề tuyên truyền tam nông trên
sóng truyền hình khu vực đồng bằng sông Cửu Long”. Tác giả tập trung
nghiên cứu thực trạng, hiệu quả tác động của công tác tuyên truyền về vấn đề
tam nông trên sóng truyền hình, từ đó nhận diện rõ những ưu điểm, hạn chế
trong quá trình tuyên truyền chủ trương lớn nầy.
Luận văn thạc sĩ của Đinh Quang Hạnh, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, thực hiện năm 2005 với đề tài “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn trên
sóng Đài truyền hình Việt Nam”, Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng
chất lượng, nguyên nhân thành công, hạn chế của các chương trình tuyên
truyền về nông nghiệp, nông thôn trên sóng VTV1, đồng thời đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn
ở một số chương trình trên sóng VTV1.
Với đề tài “Tổ chức thông tin, kiến thức khoa giáo, khuyến nông trên
kênh truyền hình nông nghiệp- nông thôn VTC 16- Đài truyền hình kỹ
thuật số Việt Nam” của Nguyễn Hải Đăng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, thực hiện năm 2013 đã tập trung nghiên cứu vai trò của nông
nghiệp nông thôn và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề tam

nông đối với sự phát triển của đất nước. Tác giả tập trung phân tích, khảo
sát các chương trình của VTC16, đánh giá chất lượng thông tin cũng như
hình thức thể hiện, tần suất thông tin… để từ đó có những đề xuất, kiến


4
nghị để VTC16 có những chương trình về nông nghiệp, nông thôn tốt hơn,
đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Cùng với truyền hình, trong luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Phương,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2011 với đề tài “Báo in với
việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế”, khảo sát báo Nhân Dân, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn Ngày
nay, Thời báo kinh tế. Tác giả tập trung nghiên cứu vai trò của báo in trong
tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới, những vấn đề đặt ra đối với báo in
trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và những quan điểm chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.
Luận văn thạc sĩ ngành báo chí học của Nguyễn Duy Phúc Huy, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, thực hiện năm 2014 với đề tài “Báo chí các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với hoạt động truyền thông xây dựng nông
thôn mới”, tác giả tập trung làm rõ vai trò của báo chí tromg tuyên truyền
xây dựng nông thôn mới và những vấn đề đặt ra đối với báo chí và cơ quan
quản lý nhà nước.
Nhìn chung, qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, những luận văn, khóa
luận của một số anh, chị học viên các khóa trước, cho thấy vấn đề nông
nghiệp, nông thôn, nông dân đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới ở
nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề “Truyên hình
địa phương với vai trò phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” chưa có công trình nào tiến hành khảo
sát, nghiên cứu một cách độc lập, chuyên sâu. Vì vậy tác giả chọn đề tài nầy
tập trung nghiên cứu ở một hướng khác, mới hơn: đó là vấn đề phổ biến kiến

thức và tư vấn nghề cho người nông dân trên sóng truyền hình, một nhu cầu,
yếu tố không thể thiếu đối với người nông dân nói riêng và nền nông nghiệp
Việt Nam nói chung trong thời kỳ hội kinh tế quốc tế.


5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn làm rõ vai
trò của truyền hình địa phương trong việc phổ biến kiến thức và tư vấn nghề
cho nông dân ở các Đài Phát thanh Truyền hình tại ĐBSCL. Từ đó, có những
đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của truyền hình địa phương
đối với nội dung này.
3.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí, vai trò của báo chí trong
phổ biến kiến thức và tư vấn nghề nông cho nông dân nói chung và vấn đề
này trong thực tiễn nói riêng đối với báo chí truyền hình ở Đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay.
Đánh giá thực trạng vai trò của các chương trình, chuyên đề phổ biến
kiến thức và tư vấn nghề nông cho nông dân trên sóng truyền hình ở ĐBSCL
hiện nay. Qua đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò
phổ biến kiến thức và tư vấn nghề nông cho nông dân trên sóng truyền hình ở
ĐBSCL.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung đánh giá thực trạng và vai trò của truyền hình địa
phương trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân ở đồng bằng
Sông Cửu Long
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả việc phổ biến kiến thức và tư

nghề nông nghiệp ở một số chương trình, chuyên đề, chuyên mục về nông
nghiệp tiêu biểu trên sóng truyền hình của Đài PTTH TP Cần Thơ, Đài PT
TH Tiền Giang, Đài PT TH An Giang từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm
2015.


6
Lý do chọn 3 đài truyền hình khảo sát, là do:
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh về nông nghiệp, mỗi địa
phương có thế mạnh và lợi thế riêng, phù hợp với từng loại cây trồng, vật
nuôi phát triển. Trong Luận văn, tác giả chọn các địa phương Tiền Giang, An
Giang và thành phố Cần Thơ là những địa phương đại diện cho thế mạnh của
vùng. Tiền Giang có thế mạnh là có diện tích vườn cây ăn trái lớn, qui tụ
nhiều loại cây ăn trái của vùng như vú sữa, cây có múi, thanh long, chôm
chôm, nhãn…còn An Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn, với việc áp
dụng thành công nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thành phố
Cần Thơ là địa phương có cả các thế mạnh của vùng trong sản xuất nông
nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về
nông nghiệp và một số lý luận về báo chí - truyền thông hiện đại, báo truyền
hình hiện đại.
- Vai trò của báo chí trong đời sống xã hội
- Xu hướng phát triển các loại hình báo chí
- Xu hướng phát triển của truyền hình hiện đại, là kênh thông tin giáo
dục quan trọng
- Lý thuyết tiếp nhận thông tin của công chúng truyền hình
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả phải thực
hiện những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp phân tích , tổng hợp, phân tích nội dung tác phẩm, sản
phẩm báo chí: Tiến hành phân tích nội dung chương trình, chuyên đề, chuyên
mục nông nghiệp ở 3 đài truyền hình đã khảo sát.


7
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn chuyên gia; cơ quan báo chí,
nhà quản lý, nhà nông trong phối hợp phổ biến kiến thức và tư vấn nghề nông
trên sóng truyền hình. Xác định đối tượng phỏng vấn, thu thập thông tin: nông
dân, nhà khoa học, lãnh đạo đài, lãnh đạo ngành nông nghiệp, công chúng
truyền hình. Mục đích của phương pháp này là thu thập dữ liệu định tính phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Thu thập ý kiến của
công chúng truyền hình ở Tiền Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ bằng
bảng hỏi về nội dung, hình thức phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho người
nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây là phương pháp rất có ý nghĩa,
xác định được mức độ hiệu quả truyền thông thông qua tỉ lệ công chúng tiếp
nhận thông tin và ứng dụng nó vào thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản: được dùng để khảo sát hệ
thống hóa các vấn đề lý thuyết cũng như phân tích hình ảnh, nội dung, format
một số chương trình, chuyên đề, chuyên mục trên sóng truyền hình của một
số Đài truyền hình mà tác giả nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống lại một số cơ sở lý luận, lý thuyết có liên quan đến
truyền thông, báo chí và truyền hình; đề xuất một số hướng tiếp cận mới trong
tuyên truyền, phổ biến và tư vấn kiến thức nông nghiệp cho nông dân.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân tích, làm rõ tính tương tác và hiệu quả của báo truyền
hình trong xã hội hiện nay, mà phần lớn là người nông dân, thông qua các chỉ
số năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản … từ đó giúp cho nhà quản lý,
nhà khoa học, nhà truyền thông có những hướng nghiên cứu, ứng dụng và phổ
biến, tư vấn những kiến thức mới phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp
hiện nay.


8
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò phổ biến kiến thức và
tư vấn nghề cho nông dân trên sóng truyền hình ở đồng bằng sông Cửu Long.
Chương 2: Thực trạng việc phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông
dân trên sóng truyền hình đồng bằng sông Cửu Long .
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao vai trò của truyền hình địa
phương trong phổ biến kiến thức và tư vấn nghề cho nông dân đồng bằng
sông Cửu Long.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ PHỔ BIẾN
KIẾN THỨC VÀ TƯ VẤN NGHỀ CHO NÔNG DÂN TRÊN SÓNG
TRUYỀN HÌNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1. Các khái niệm về báo chí, truyền hình
1.1.1. Khái niệm về Báo chí
Báo chí là loại hình truyền thông phổ biến hiện nay. Ảnh hưởng của
nó với đời sống xã hội là hết sức rộng lớn và sâu sắc. Theo tiến sĩ Đỗ Chí

Nghĩa, “Báo chí là loại hình các phương tiện truyền thông được cơ quan
thẩm quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh
nhất, mới mẻ nhất cho đông đảo công chúng, nhằm tích cực hóa đời sống
thực tiễn” [35, tr.17].
Trong tác phẩm Báo chí và Dư luận xã hội của PGS,TS. Nguyễn Văn
Dững trên cơ sở tổng hợp các quan niệm báo chí của một số quốc gia và quan
điểm báo chí của chủ nghĩa Mác - Lênin đã lý giải, đưa ra một số khái niệm
về báo chí “… báo chí là một loại tư liệu sinh hoạt tinh thần nhằm thông tin
và nói rõ về những sự kiện và vấn đề thời sự cho những đối tượng nhất định,
nhằm những mục đích nhất định, xuất bản định kỳ đều đặn” [15, tr.134-135].
Theo PGS, TS. Nguyễn Văn Dững: “Báo chí được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử - tức là
những kênh truyền thông đại chúng sản xuất và quảng bá thông tin thường
xuyên liên tục nhất, trên phạm vi rộng lớn nhất, định kỳ (và phi định kỳ) đều
đặn và cập nhật nhất, tác động đến nhiều người nhất, đa dạng và phong phú
nhất. Theo nghĩa hẹp báo chí là báo, tạp chí- báo in và các sản phẩm in ấn
khác, bao gồm nhật báo, báo tuần, báo thưa kỳ, tập chí, bản tin thời sự… [16,
tr.101].


10
Theo quan điểm của Đảng và nhà nước “Báo chí nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời
sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân
dân” [15, tr.135].
Tóm lại: báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu trong đời sống xã
hội, được các nhà báo chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời,
chính xác, khách quan đến công chúng thông qua các tác phẩm báo chí và
được công chúng tiếp nhận một cách nhanh nhất, góp phần tạo và định

hướng dư luận xã hội.
1.1.2. Khái niệm về truyền hình
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, báo chí cũng có
những bước phát triển tương ứng và Truyền hình là kênh thông tin đại chúng
ra đời sau, kế thừa được các thế mạnh của các kênh truyền thông khác trước
đó như điện ảnh, báo in, báo phát thanh và ngày nay thừa hưởng những tiến
bộ vượt bậc của tiến bộ khoa học kỹ thuật và truyền hình trở thành loại hình
báo chí quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.
Điện ảnh là tiền thân trực tiếp của truyền hình. Điện ảnh bắt đầu từ việc
quay phim “chính cuộc sống”. Những sự việc diễn ra trên đường phố, trên
đường đi, ở nhà ga xe lửa… những gì mà ngày nay chúng ta có thể gọi là
phim tài liệu. Phim truyện mở đầu từ việc ghi vào phim nhựa những tài liệu
“của người khác” - nhà hát, tạp kỹ, xiếc. Vào cuối thế kỷ XIX, điện ảnh từng
là hình thức giải trí đại chúng. Ngôn ngữ truyền hình được tạo ra bằng nghệ
điện ảnh. Nhưng truyền hình khác với điện ảnh đó là những điều kiện cảm thụ
và tính chất công chúng khán giả, sự khác biệt đó được thể hiện qua những
chức năng xã hội khác nhau. “Đặc trưng cơ bản của truyền hình là những
chức năng báo chí, còn đặc trưng của điện ảnh là những chức năng nghệ
thuật” [36, tr.40].


11
Theo PGS,TS. Nguyễn Văn Dững “Truyền hình là kênh truyền thông
chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc
sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” [16, tr.118]. “Truyền hình không
chỉ là kênh báo chí - truyền thông. Truyền hình là sân khấu, sân chơi của mọi
người, là trường học, là nhà văn hóa …, truyền hình là sự tổng hợp của tất cả
các loại hình thông tin, giải trí, khoa học, giáo dục” [16, tr.120].
“Truyền hình không chỉ là phương tiện thông tin đại chúng, mà còn là
một loại hình sáng tạo, mỗi loại hình của sự sáng tạo đều có ngôn ngữ nghệ

thuật đặc thù của mình” [36, tr.165].
Trong xã hội hiện đại, truyền hình được coi là một trong những kênh
truyền thông đại chúng có sức hấp dẫn lớn. Cũng như các loại hình báo chí
khác, truyền hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội, giúp
chúng ta nắm bắt thông tin về tình hình trong nước và thế giới, phổ biến
những kinh nghiệm hay, những điển hình tiên tiến trong xã hội, đấu tranh
chống lại cái xấu. Truyền hình góp phần thỏa mãn nhu cầu thông tin của công
chúng như các loại hình báo chí khác, nhưng nó có lợi thế là truyền tải thông
tin bằng âm thanh và hình ảnh, nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp. Những
hình ảnh, âm thanh hiện trường đem đến cho người xem những thông tin
trung thực, sống động mà không loại hình báo chí nào có được. Nhờ đó, tác
động rộng rãi đến đông đảo công chúng trong xã hội, góp phần tạo dư luận và
định hướng dư luận.
Theo PGS,TS. Dương Xuân Sơn “mỗi phương tiện truyền thông đều có
một thế mạnh nhất định, nó bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong sự nghiệp chung.
Tuy nhiên trong ba loại báo nói, báo viết, báo hình thì báo hình có thể hơn
hẳn so với hai loại kia. Bởi ngoài việc bình luận, giải thích các hiện tượng, sự
việc truyền hình còn có hình ảnh sống động giúp người xem chứng kiến các
sự kiện đang diễn ra” [39, tr.15].


12
Tóm lại truyền hình là một trong những phương tiện thông tin đại
chúng, là một trong những loại hình báo chí hiện đại có ngôn ngữ nghệ thuật
đặc thù truyền tải những thông điệp, hình ảnh, âm thanh sống động của cuộc
sống, sự vật sự việc, hiện tượng xã hội đang diễn ra một cách chân thực,
khách quan đến công chúng.
1.1.3. Truyền hình địa phương
Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát triển vũ bão
nhờ sự tiến bộ của khoa kỹ thuật và công nghệ, đã tạo ra một kênh thông tin

quan trọng trong đời sống xã hội, trở thành những phương tiện thiết yếu trong
mỗi gia đình và là phương tiện trực tiếp tham gia quản lý, giám sát xã hội, tạo
lập định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức trên nhiều lĩnh vực
cho công chúng, xã hội.
Cùng với sự phát triển của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng,
truyền hình các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long ngày càng
phát triển và lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của nhân dân.
Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có
Đài Phát thanh và truyền hình. Tất cả hoạt động trên nguyên tắc tuân thủ các qui
định của Luật Báo chí và tôn chỉ hoạt động của cơ quan báo chí. Truyền hình
được xem là một trong 2 kênh thông tin quan trọng của các Đài Phát thanh và
Truyền hình hiện nay. Với ưu thế tích hợp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật,
truyền hình các địa phương khẳng định vai trò của loại hình báo chí hiện đại
trong thông tin tuyên truyền, tư vấn giáo dục và định hướng dư luận trên sóng
truyền hình. Tùy theo điều kiện của từng Đài mà thời lượng dành, hình thức thể
hiện, nội dung, khung giờ cho thông tin chính trị, thời sự, chương trình giải trí,
khoa giáo, tư vấn hướng nghiệp, chính sách pháp luật … có khác nhau. Nhưng
khẳng định tất cả các chương trình truyền hình của các Đài đều hướng tới mục
tiêu trên. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị của các Đài địa phương mà còn
khẳng định thương hiệu, vị trí ảnh hưởng công chúng trong khu vực.


13
Trong quá trình hoạt động, truyền hình địa phương luôn đáp ứng nhu
cầu thông tin, tuyên truyền và định hướng tư tưởng, dư luận xã hội trên phạm
vi của địa phương đó, nội dung thông tin cũng mang đậm tính vùng, địa
phương, nhằm phục vụ cho đối tượng công chúng địa phương. Với lợi thế
này, truyền hình địa phương đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin, tuyên
truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng và dư luận xã hội một cách chính xác,
khách quan, đáp ứng được nhu cầu thông tin và tâm lý tiếp nhận thông tin. Do

vậy trong quá trình hoạt động, truyền hình địa phương phụ thuộc vào đặc
điểm vùng miền, tâm lý tiếp nhận và nhu cầu thông tin của công chúng.. .
So với Đài truyền hình trung ương, thì truyền hình địa phương còn
nhiều hạn chế về số kênh phát sóng, thời lượng phát sóng, đội ngũ nhà báo,
phương tiện, thiết bị kỹ thuật, diễn giả. Hầu hết Đài địa phương chỉ có một
kênh phát sóng, nên chỉ dành một phần thời lượng nhất định cho chuyên đề,
chuyên mục hàng ngày, đội ngũ phóng viên phụ trách đôi lúc chưa có nhiều
kinh nghiệm trong thông tin, phổ biến kiến thức và tư vấn nghề nông, các
diễn giả tham gia các chương trình tư vấn trên lĩnh vực nông nghiệp ở đồng
bằng sông Cửu Long còn hạn chế chỉ tập trung nhiều ở trường Đại học Cần
Thơ, Viện cây ăn quả Miền Nam; trang thiết bị ở các Đài chưa hiện đại; phạm
vi phủ sóng hẹp, bán kính bình quân các đài khoảng 100km; thù lao nhuận bút
không cao, cơ sở vật chất thiếu thốn so với Đài truyền hình Việt Nam, Đài đã
dành hẳn một kênh khoa giáo VTV2 và một số kênh chuyên biệt khác để
chuyển tải các nội dung thông tin, khoa giáo đến công chúng; có đội ngũ
phóng viên nhiều kinh nghiệm, những diễn giả tham gia phổ biến kiến thức,
tư vấn cho nông dân trên sóng truyền hình là các nhà khoa học, chuyên gia
đầu ngành; trang thiết bị hiện đại và phạm vi phủ sóng toàn quốc; nội dung,
hình thức thông tin, phổ biến kiến thức, tư vấn, hướng dẫn nghề nông trên
sóng truyền hình quốc gia về nông nghiệp rất đa dạng, phong phú từ cây trồng
vật nuôi, đến mô hình sản xuất, tư vấn hướng dẫn thị trường ở vùng, miền và


14
thời vụ trong cả nước. … thông qua các chương trình như Sinh ra từ làng
(VTV6), Cùng nông dân làm giàu, Thời tiết nông vụ, Nông thôn mới, Mách
nhỏ bà con (VTV1), Bạn của nhà nông (VTV2)…….
Tóm lại Truyền hình địa phương là một bộ phận, là kênh thông tin
tuyên truyền quan trọng của cơ quan báo chí địa phương, hoạt động dưới sự
định hướng tuyên truyền của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền địa

phương, Luật báo chí trên lĩnh vực truyền hình và có công chúng truyền hình.
1.2. Các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông
nghiệp, nông thôn, nông dân:
Trong Thư gửi các điền chủ và nông gia ngày 14-4-1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã viết: “Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh… Muốn phát
triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông
nghiệp làm gốc, làm chính. Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo
điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà”.
Quán triệt tư tưởng đó, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược
hàng đầu, xem đây vừa là cơ sở vừa là lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước ta được xác định chính thức từ
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986). Cũng từ đó đến nay, những
chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ngày càng
được hoàn thiện, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
thôn nước ta ngày càng phát triển, đời sống nông dân ngày càng được cải
thiện và nâng cao.
Tại Đại hội VI, Đảng ta đã đề ra những quan điểm, chủ trương quan
trọng về đổi mới toàn diện đất nước mà trước hết là đổi mới về kinh tế; trong


15
đó vai trò của nông nghiệp được đề cao. Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ:
“Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế
hoạch 5 năm 1986 - 1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc
thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng
tiêu dùng và hàng xuất khẩu”. Để đạt được mục tiêu đó, phải tập trung sức

phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông
nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã khẳng định: “ phát triển
nông – lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông
thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội”
Đến Đại hội lần thứ X của Đảng, nông nghiệp vẫn được xem là một
phần quan trọng của nền kinh tế và được khẳng định: “ Hiện nay và trong
nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân có tầm chiến lược
đặc biệt quan trọng” và nó được cụ thể hóa bằng một Nghị quyết chuyên đề
về nông nghiệp – nông thôn – nông dân. Đó là Nghị quyết số 26 ngày
5/8/2008 đã khẳng định: “ Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa , xây dựng và bảo vệ tổ
quốc, là cơ sở và lưc lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững,
giũ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” .
Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “ Phát triển nông
nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, phát huy lợi
thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh
cơ giới hóa, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học);
bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ
hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông
nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn” [18, tr.195-196].
Như vậy, kể từ Đại hội VI đến nay, trong tư duy lãnh đạo, Đảng ta luôn
nhất quán với quan điểm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề mang


16
tính chiến lược và qua mỗi kỳ Đại hội, tư duy lý luận của Đảng về vấn đề này
không ngừng được bổ sung, phát triển, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu
của tình hình mới. Trong giai đoạn hiện nay, CNH, HĐH nông nghiệp, nông

thôn tiếp tục được xác định là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá
trình CNH, HĐH đất nước.
Và các chủ trương đó đó cụ thể hóa thành các chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên cơ sở “ Quy hoạch nông nghiệp nông
thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long phải phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long
và các qui hoạch chuyên ngành khác của vùngđã được các cấp có thẩm quyền
phê duyệt” và theo đó xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp đồng bằng
sông Cửu Long: “ Xây dựng nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông
Cửu Long phát triển toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; sản
xuất các ngành đạt năng suất , chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; cơ cấu
kinh tế và tổ chức sản xuất hợp lý; hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại;
thu nhập và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, tài nguyên
thiên nhiên được sử dụng hiệu quả; môi trường được bảo vệ và cải thiện”
[11, tr 2]
1.3. Vai trò của truyền hình địa phương trong phổ biển kiến thức và
tư vấn nghề cho nông dân
1.3.1. Trong thông tin, tuyên truyền
Cùng với các loại hình báo chí khác, truyền hình trở thành kênh thông
tin quan trọng trong đời sống xã hội bởi tính chính xác, nhanh nhạy kịp thời
và hình ảnh trung thực, âm thanh sống động được các nhà báo sáng tạo thổi
hơi thở của cuộc sống vào tác phẩm báo chí, tạo nên tính hấp dẫn. Thế mạnh
của truyền hình bắt nguồn từ việc truyền hình tác động vào hai giác quan
quan trọng nhất của con người, đó là thị giác và thính giác bằng những chất
liệu sinh động, tươi mới, tạo cho người xem cảm giác như đang tiếp xúc trực


17
tiếp với người trong cuộc; thông điệp, ngôn ngữ truyền hình dễ hiểu, phù hợp

với khả năng tiếp nhận thông tin của công chúng. Ngoài ra, truyền hình còn là
kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế vượt trội, nhất là qua các
phóng sự tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảng cáo…
Thông qua kênh sóng truyền hình các tin tức thời sự đang diễn ra ở các
địa phương được các Đài cập nhật thường xuyên và kịp thời chuyển tải đến
công chúng, khán giả một cách nhanh nhất, chính xác. Nhờ đó mà công chúng
có thể nắm bắt thông tin kịp thời, giúp cho công chúng có thông tin vừa mở
mang kiến thức vừa đáp ứng nhu cầu thông tin hàng ngày.
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ, nhà xuất bản
Phương Đông năm 2013, trang 984 “Tuyên truyền là giả thích rộng rãi để thuyết
phục mọi người tán thành, ủng hộ làm theo” ở trang 716 “phổ biến là làm cho
đông đảo người biết bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua một hình thức
nào đó”. Do vậy, ngoài thông tin, thông qua kênh sóng truyền hình việc tuyên
truyền, phổ biến được xem là nhiệm vụ quan trọng của các Đài truyền hình để
đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến nhân dân.
Truyền hình trở thành phương tiện truyền tải những nội dung quan
trọng từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước đến nhân
dân. Trên cơ sở đặc thù của của loại hình báo chí hiện đại mà các nội dung
tuyên truyền, phổ biến được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với
mục tiêu cao nhất là làm cho công chúng khán giả dễ tiếp nhận thông tin và
đạt hiệu quả cao nhất để chấp hành và làm theo.
Trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước, các cơ quan
đơn vị, từ trung ương đến địa phương ban hành rất nhiều chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị, văn bản qui phạm pháp luật quản lý xã hội. Để các nội dung
này đến trực tiếp với từng người dân là không thể. Do vậy rất cần một phương
tiện để chuyển tải những nội dung này và truyền hình cùng với các loại hình
báo chí khác đã tích cực làm tốt vai trò của mình trong tuyên truyền, phổ biến


18

các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước đến người dân
thông qua các tác phẩm báo chí được chọn lọc phù hợp với từng đối tượng
công chúng.
Do tiếp nhận thông tin không cưỡng bức, nên việc tuyên truyền phổ
biến các chủ trương nghị quyết, qui định pháp luật luôn được các Đài truyền
hình thực hiện thường xuyên và là nhiệm vụ xuyên suốt của cơ quan báo chí
địa phương với phương châm mưa dầm thấm sâu để giúp người dân hiểu chấp
hành và làm theo. Thông qua báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, các
Đài phát thanh truyền hình đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng nhiều
chương trình truyền hình để làm tốt công tác tuyên truyền và phổ biến ở nhiều
lĩnh vực cho công chúng. Tùy đối tượng công chúng và định hướng tuyên
truyền cho từng giai đoạn, thời điểm, các Đài truyền hình tập trung cao điểm
hay thường xuyên. Nổi bật là chương trình thời sự, đây được xem là xương
sống, bộ mặt của các Đài truyền hình, thông tin được chuyển tải đến công
chúng một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Tất cả các Đài đều có chương
thời sự chính, Bản tin thời sự ..v..v... với thời lượng mỗi chương trình thời sự,
bản tin thời có khác nhau, nhưng thông thường từ 20 đến phút cho chương
trình thời sự chính. Ngoài ra các Bản tin thời có thời từ 10 đến 15 phút.
1.3.2.. Trong định hướng dư luận xã hội
Theo TS Đỗ Chí Nghĩa “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá
nhân nhưng có mối quan hệ hữu cơ cộng hưởng với nhau trước các vấn đề sự
kiện hiện tượng có tính thời sự, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí của các
lực lượng xã hội nhất định trong những thời điểm nhất định” [35, tr.39].
Do vậy, định hướng dư luận xã hội được xem là một trong những vai
trò, nhiệm vụ quan trọng của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, mục
tiêu cao nhất của báo chí, truyền hình là tác động làm thay đổi nhận thức và
hành vi con người về một vấn đề, sự việc nào đó, từ đó tạo thành luồng dư
luận xung quanh nội dung thông tin. Báo chí và Dư luận xã hội có mối quan



19
hệ mật thiết với nhau, Báo chí vừa là khơi nguồn dư luận và dư luận xã hội
vừa là đối tượng phản ánh của báo chí. Xuất phát từ tâm lý tiếp nhận thông tin
của công chúng cũng như những vấn đề thời sự có sự ảnh hưởng lớn đến đời
sống dân sinh, lợi ích xã hội, quốc gia đều được các Đài truyền hình cân nhắc
đưa thông tin, chọn điểm rơi của thông tin đúng lúc, đúng tâm lý tiếp nhận,
tránh gây điểm nóng, bất lợi cho quá trình lãnh đạo, điều hành của chính
quyền địa phương cũng như lợi ích nhân dân.
Truyền hình địa phương là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng bộ
chính quyền địa phương, tất cả thông tin được phát trên sóng đều đảm bảo về
độ chính xác, trung thực, khách quan, đúng quan điểm đường lối của Đảng,
pháp luật Nhà nước. Đây được xem là nguyên tắc không thể thiếu đối với các
sản phẩm báo chí.
Định hướng dư luận xã hội trên lĩnh vực nông nghiệp của truyền hình
được thể hiện rõ qua việc phần lớn công chúng nông dân đồng bằng chấp
nhận và làm theo những kiến thức, tư vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý
và tác giả nhà báo chỉ dẫn trong các chuyên trình khoa giáo, chuyên đề nông
nghiệp nông thôn, nông dân. Với khả năng tác động rộng lớn, nhanh chóng và
mạnh mẻ vào xã hội, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng có vai trò, ý
nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng, tác động vào số đông công
chúng tạo thành dư luận và định hướng dư luận xã hội tích cực.
“ Ở đây có nhiều nội dung phong phú, hình ảnh tốt, rõ chân thật nên
chúng tôi thấy rất dễ làm theo, đặc biệt là các chương trình có sự tham gia
của các nhà khoa, đây là yếu tố mà chúng tôi cần những kiến thức từ các nhà
khoa học. Nhìn chung các chương trình cung cấp cho chúng tôi một lượng
lớn kiến thức về nông nghiệp, từ đó giúp tôi áp dụng vào sản xuất có hiệu
quả”

[ phụ lục 7].
1. 3.3 Làm thay đổi hành vi



×