Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 8 số 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.61 KB, 3 trang )

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: ĐỊA 8
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề đề)
Câu 1. (2 điểm).
Một bức điện được đánh từ thành phố Hồ Chí Minh (múi giờ thứ 7) hồi 2 giờ 30 phút sáng ngày
01 tháng 01 năm 2014 đến Luân Đôn (múi giờ số 0). Ba giờ sau trao cho người nhận. Hỏi lúc
người nhận vừa nhận được bức điện, ở Luân Đôn là mấy giờ?
Câu 2. (4,5 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: Chứng minh rằng khí hậu Việt Nam
mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, đa dạng và thất thường.
Câu 3. (2 điểm)
Cho bảng sau:
Mùa lũ trên các lưu vực sông
Ghi chú: + là tháng lũ.
Tháng
Lưu vực sông
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Các sông ở Bắc Bộ + + + + +
Các sông ở Trung Bộ + + + +
Các sông ở Nam Bộ + + + + +
Nêu và giải thích sự khác nhau về mùa lũ trên các sông thuộc các khu vực ở nước ta.
Câu 4. (1,5 điểm):
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển
lãnh thổ Việt Nam
HẾT

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHON HSG
MÔN: ĐỊA 8
Câu Đáp án Điểm
1
2 điểm


Luân Đôn và thành phố Hồ Chí Minh chênh nhau (7 – 0 = 7 múi giờ) 0,5 điểm
Khi thành phố Hồ Chí Minh là 2 giờ 30 phút sáng ngày 01 tháng 01
năm 2014 thì Luân Đôn sẽ là 19 giờ 30 phút ngày 31 tháng 12 năm
2013.
.
1 điểm
Sau 3 giờ, bức điện đến tay người nhận, lúc đó ở Luân Đôn sẽ là: 19 giờ
30 phút + 3 giờ = 22 giờ 30 phút ngày 31 tháng 12 năm 2013.
0,5 điểm
2
4,5 điểm
Số giờ nắng đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm; Bình quân 1 triệu Kcal/m
2
;
Nhiệt độ trung bình năm trên 21
0
C
0,5 điểm
- Gió mùa mùa hạ: Hướng Tây Nam, hoạt động từ tháng 5 -> tháng 10,
đem đến cho Việt Nam một lượng mưa lớn.
- Gió mùa mùa đông: Hướng Đông Bắc, hoạt động từ tháng 11 -> tháng
4 năm sau: khô, lạnh, lượng mưa giảm.
0,5 điểm
Độ ẩm trung bình năm lớn ( > 80%); Lượng mưa trung bình năm đạt
1500 - 2000 mm.
0,5 điểm
Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa nước ta không thuần nhất trên toàn quốc,
phân hoá theo không gian, thời gian hình thành nên các vùng miền khí
hậu khác nhau rõ rệt.
0,5 điểm

Miền khí hậu phía Bắc, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18
0
B) trở ra, có mùa
đông lạnh, tương đối ít mưa, cuối đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa
nhiều.
0,5 điểm
Miền khí hậu Đông Trường Sơn, từ Hoành Sơn tới mũi Dinh (vĩ tuyến
11
0
B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
0,5 điểm
Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu
cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với mùa mưa và mùa khô tương
phản sâu sắc.
0,5 điểm
Miền khí hậu biển Đông Việt Nam mang tích chất nhiệt đới gió mùa Hải
Dương.
0,5 điểm
Khí hậu Việt Nam rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, có
năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều
bão…
0,5 điểm
Mùa lũ trên các sông ở các vùng của nước ta có sự khác nhau: 0,25 điểm
3
2 điểm
Các sông ở Bắc Bộ có mùa lũ đến sớm nhất và kết thúc cũng sớm nhất
vì khi gió mùa đông bắc kết thúc vào tháng 4 thì gió đông nam ẩm bắt
đầu hoạt động kết hợp với bão
0,75 điểm
Các sông ở khu vực Trung Bộ có mùa lũ đến muộn nhất và kết thúc

muộn nhất vì khi gió mùa tây nam khô nóng kết thúc thì bão và dải hội
tụ nhiệt đới hoạt động, gió mùa đông bắc kết hợp với địa hình.
0,75 điểm
Các sông ở Nam Bộ có mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11 vì gió mùa Tây
Nam hoạt động đều đặn trong thời gian này.
0,25 điểm
4
1,5 điểm
Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ
Việt Nam, diễn ra trong 2 đại Thái cổ và Nguyên sinh
Thời gian diễn ra khoảng 2 tỷ năm và kết thúc cách đây 542 triệu năm.
0,5 điểm
Các điều kiện cổ địa lý còn rất sơ khai và đơn điệu (mới có sự xuất hiện
của thạch quyển, khí quyển, thủy quyển; các sinh vật còn rất sơ khai,
nguyên thủy: tảo, động vật thân mềm)
0,5 điểm
Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam
Phần lãnh thổ được hình thành là các đơn vị nền móng cổ: Khối Vòm
sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, địa khối sông Mã, Kon Tum.
0,5 điểm
HẾT

×