Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học 8 số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.76 KB, 3 trang )

UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm). Em hãy lấy ví dụ về phản xạ? Hãy phân tích đường đi của xung thần
kinh trong phản xạ đó?
Câu 2. (2 điểm).
a) Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?
b) Có khi nào cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc
cùng duỗi tối đa? Vì sao?
Câu 3. (2 điểm). Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông,
nhưng máu hễ ra khỏi mạch là đông ngay?
Câu 4. (1 điểm). Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến
đổi trong khoang miệng như thế nào?
Câu 5. (3 điểm). Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế
bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
Hết
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: SINH HỌC 8
Câu Đáp án Điểm
Câu 1
(2đ)
- Lấy đúng ví dụ về phản xạ 0,5đ
- Phân tích đường đi của xung thần kinh … 1,5đ
Câu 2.
(2đ)
a) Xương động vật khi hầm (đun sôi lâu) bị bở vì:
- Chất cốt giao bị phân huỷ → nước hầm ngọt


- Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt
giao → xương bở
0,5đ
0,5đ
b)
- Không khi nào cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co
duỗi tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi cơ
này mất khả năng tiếp nhận kích thích, do đó mất trường lực co
(người bị liệt)
0,5đ
0,5đ
Câu 3
(2đ)
Máu chạy trong mạch không đông do:
- Tiểu cầu vận chuyển trong mạch va vào thành mạch → không vỡ
nhờ thành mạch trơn → không giải phóng enzim để tạo ra máu
- Trên thành mạch có chất chống đông do bạch cầu tiết ra
0,5đ
0,5đ
Máu ra khỏi mạch bị đông là do:
- Tiểu cầu va vào vết thương của thành mạch thô ráp → vỡ → giải
phóng enzim kết hợp Pr và can xi trong vết huyết tương → tạo tơ
máu → cục máu đông.

Câu 4
(1đ)
- ăn cháo, uống sữa → biến đổi trong khoang miệng.
+ Với cháo: Thấm ít nước bọt, một tinh bột đường man


+ Với sữa: Thấm một ít nước bọt, sự tiêu hoá không diễn ra
0,5đ
0,5đ
Câu 5.
(3đ)
* Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế
bào?
- TĐC ở cấp độ cơ thể là trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hoá, hô hấp và
bài tiết với môi trờng ngoài, có thể lấy …. thải ….
- TĐC ở cấp độ tế bào là sự trao đổi vật chất giữa tế bào và môi
trường trong máu cung cấp tế bào, thải mỡ máu
0,5đ
0,5đ
* Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
- TĐC ở cơ thể cung cấp dinh dưỡng, O
2
→ tế bào, nhận từ tế bào
các sản phẩm bài tiết, CO
2
thải ra môi trường.
- TĐC ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho cơ quan
0,5đ
0,5đ
enzim
amilaza
Hết

×