Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014 - THPT An Lão

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.52 KB, 13 trang )

1
Sở GD và ĐT Bình Định ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014
Trường THPT An Lão Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ 1:
I.MA TRẬN ĐỀ:
Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Phần I: Đọc -
hiểu
- Nhớ được
nội dung chính
của đoạn văn
trong bài tùy
bút Người lái
đò Sông Đà
của Nguyễn
Tuân.
- Nhận biết
được biện pháp
nghệ thuật so
sánh ví von
trong đoạn
trích.
- Nêu được
nội dung
chính của
đoạn văn
trong bài tùy
bút Người


lái đò Sông
Đà của
Nguyễn
Tuân.
- Phân tích
tác dụng của
biện pháp
nghệ thuật
so sánh ví
von trong
đoạn trích.
Vận dụng những kiến thức
về tác giả, tác phẩm, về đặc
trưng thể loại, kết hợp các
thao tác nghị luận và phương
thức biểu đạt; biết cách làm
bài nghị luận văn học: cảm
nhận những nét nổi bật về nội
dung và nghệ thuật của một
đoạn trích trong bài tùy bút
Người lái đò Sông Đà của
Nguyễn Tuân.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2,0
Tỉ lệ:20%
Số câu: 1
Số điểm: 1,0

Tỉ lệ:10%
Số câu:3.
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ:30%
Phần II: Viết
văn
(Chọn 1 trong 2
câu)
Câu 1: Nghị
luận xã hội
- Biết vận dụng những kiến
thức, kĩ năng, cách thức triển
khai một bài văn nghị luận xã
hội để phân tích đề, lập dàn ý,
nhận diện, nhận xét, đánh giá
về một vấn đề trong đời sống
xã hội.
- Biết huy động các kiến thức,
những trải nghiệm của bản
thân, các thao tác nghị luận và
các phương thức biểu đạt để
viết bài văn nghị luận xã hội
về một vấn đề trong đời sống.
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
2
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0
Số điểm:,0

Tỉ lệ: 0
Số câu:1
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ: 70%
Số câu:1
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ: 70%
Câu 2: Nghị
luận văn học
Vận dụng những kiến thức
về tác giả, tác phẩm, về đặc
trưng thể loại, kết hợp các
thao tác nghị luận và phương
thức biểu đạt; biết cách làm
bài nghị luận văn học về một
đoạn thơ trong bài thơ Đất
Nước (trích trường ca Mặt
đường khát vọng của Nguyễn
Khoa Điềm).
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0
Số câu:1
Số điểm: 7,0

Tỉ lệ: 70%
Số câu:1
Số điểm: 7,0
Tỉ lệ: 70%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 8
Tỉ lệ: 80%
Số câu: 4
Số điểm: 10
100%
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
3
II.BIÊN SOẠN ĐỀ: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
“Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như đời Lí, đời Trần,
đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên
mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh núi đồi đang ra những nõn
búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ
tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình
vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu.
Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp mắt mà

như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông vừa
nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc
rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà
bọt nước lênh đênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết”
(Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên
thượng nguồn Tây Bắc”.
(Trích “Người lái đò Sông Đà” - Nguyễn Tuân)
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Trong đoạn văn “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như
một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của của biện
pháp tu từ đó. (1,0 điểm)
sống”.
Câu 3: Viết một văn ngắn (không quá 10 dòng) trình bày cảm nhận của anh (chị) về hình
tượng sông Đà qua ngòi bút Nguyễn Tuân trong đoạn văn trên? (1,0 điểm)
Phần II: Viết văn (7,0 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1: Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký, người viết chữ bằng chân, tâm sự trên báo Văn nghệ
trẻ: “Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào
trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không
khiếm khuyết”.
(Theo báo Văn nghệ trẻ, ngày 16 tháng 11 năm 2008)
Anh (chị) suy nghĩ gì về tâm sự trên?
Câu 2: Cảm nhận về đoạn thơ sau trong trích đoạn Đất Nước (trích trường ca Mặt đường
khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”.
Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên
ngày nay đối với đất nước?

………………………………………………………………
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
4
III. ĐÁP ÁN: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút

Phần I: Đọc -
hiểu

Đáp án
Điểm
Câu 1 Ý Nội dung chính của đoạn trích. 1,0
Đây là đoạn văn tiêu biểu cho phong cách tùy bút Nguyễn
Tuân. Nhà văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình thơ thơ mộng của
sông Đà ở đoạn hạ lưu.
1,0
Câu 2 Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn văn Tác dụng của của
biện pháp tu từ đó.
1,0
a Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn văn: so sánh. 0,5
b
Những hình ảnh so sánh, liên tưởng mới lạ, độc đáo, bất
ngờ giúp nhà văn khắc họa những vẻ đẹp hết sức đa dạng,
thơ mộng, trữ tình của cảnh vật ven sông Đà nơi hạ lưu. 0,5
Câu 3 Viết một văn ngắn (khoảng 5 - 6 dòng) trình bày cảm nhận
về đoạn văn
1.0
a - Về nội dung: Cần làm rõ:
Vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn, trữ tình của sông Đà - một vẻ

đẹp vừa tĩnh lặng, yên ả, thanh bình, hoang sơ, cổ kính vừa
tươi mới, tràn trề nhựa sống của cảnh vật ven sông Đà.
0.5đ
b
- Về nghệ thuật:
+ Cách cảm nhận, miêu tả và liên tưởng tài hoa, phóng
túng.
+ Kết hợp miêu tả và bộc lộ cảm nhận chủ quan: “Thuyền
tôi trôi trên Sông Đà…Chao ôi, thấy thèm được giật
mình…”
+ Ngôn từ chọn lọc, tinh tế: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu
nhung khỏi áng cỏ sương”…
0.5
Phần II: Viết
văn
Chọn 1 trong hai câu
Câu 1 Suy nghĩ gì về tâm sự của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. 7,0
a. Giải thích, làm rõ lời tâm sự: 1,5
- Khiếm khuyết là sự thiếu hụt, là sự không hoàn hảo,
không hoàn thiện… Người dị tật, tàn tật, khuyết tật… là
những người khiếm khuyết trên cơ thể. Khiếm khuyết trên
cơ thể dễ nhìn thấy và có thể sửa chữa bằng sự can thiệp của
y học hoặc vượt qua bằng ý chí, nghị lực… Nó không đáng
sợ. Những người tình cảm lệch lạc, hẹp hòi, hời hợt, tâm
hồn đen tối, tù túng, yếu đuối… là người khiếm khuyết tâm
hồn. Khiếm khuyết tâm hồn vô hình nên khó sửa chữa và dễ
dẫn con người đến hành vi xấu xa, tàn bạo, độc ác… Nó là
mầm tai họa nên thật đáng sợ.
- Bằng cách so sánh khiếm khuyết trên cơ thể với khiếm
khuyết trong tâm hồn. Nguyễn Ngọc Ký đã nhấn mạnh, đề

1,0
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
5
cao vai trò của đời sống tâm hồn đối với con người.
0,5
b. Suy nghĩ về lời tâm sự: 4,0
- Suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của đời sống tâm hồn:
+ Tâm hồn trong sáng, cao đẹp, lành mạnh… có tác động
tích cực đến việc hình thành và khẳng định nhân cách con
người, góp phần xây dựng xã hội thân thiện, nhân ái…
+ Khiếm khuyết trong tâm hồn sẽ làm đời sống tinh thần
của mỗi con người nghèo nàn, lệch lạc…, sự đố kị, tính đa
nghi, cố chấp, thói ích kỉ, bệnh vô cảm và các hành vi bất
nhân, tội ác dễ dàng hình thành. Mất tâm hồn sẽ mất nhân
cách.
- Suy nghĩ về việc nuôi dưỡng, bồi dưỡng ngọn lửa tâm
hồn cho con người, nhất là thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay:
+ Thời đại hiện đại dễ làm thanh niên thờ ơ, sao nhãng việc
bồi dưỡng đời sống tâm hồn. Hậu quả là xuất hiện trong xã
hội lối sống bệnh hoạn, những hành vi tội ác, những con
người khiếm khuyết về nhân cách…
+ Bồi dưỡng, nuôi dưỡng ngọn lửa tâm hồn là việc làm cần
thiết của mỗi cá nhân, của từng gia đình và của toàn xã hội.
1,0
1,0
1,0
1,0
c. Bài học nhận thức và hành động: 1,5
Rèn luyện tu dưỡng hướng tới sự phát triển hoàn thiện:
khỏe mạnh về thể chất, phong phú, cao đẹp về tâm hồn là

việc làm cần thiết của tuổi trẻ ngày nay.
1,5
Câu 2
Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước
(trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa
Điềm. Từ sự cảm nhận về đoạn thơ, anh (chị) có suy nghĩ
gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với
đất nước?
7,0
a
Cảm nhận về đoạn thơ trong trích đoạn Đất Nước (trích
trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. 5,0
- Về nội dung: Đoạn thơ thể hiện những nhận thức sâu sắc
về đất nước, trong đó nổi bật là hình ảnh đất nước hiện lên
trong quan hệ gắn bó với mỗi con người.
+ Em ơi em vừa là cách xưng hô gần gũi, thân thiết, vừa là
lời tâm tình tha thiết. Nhà thơ chọn hình thức đối thoại tâm
tình để thể hiện sự tự ý thức, tự nhận thức về một vấn đề sâu
sắc “Đất Nước là máu xương của mình”. Đất Nước không
còn là khái niệm xa lạ, trừu tượng mà là máu thịt đối với
mỗi con người. Đất Nước có ngay trong chính bản thân mỗi
con người, là một phần tâm hồn của mỗi người.
+ Vì vậy, mỗi người phải biết: Gắn bó - san sẻ - và hoá
thân. Gắn bó là biết yêu đất nước bằng tâm hồn và suy nghĩ;
san sẻ là gánh vác một phần trách nhiệm bằng hành động cụ
thể; và hoá thân là mức độ cao nhất, nếu cần phải biết hi
sinh cả tính mạng của mình.
+ Nếu mỗi người đều ý thức được điều đó thì sẽ “Làm nên
Đất Nước muôn đời” - có nghĩa là đất nước sẽ vững mạnh,
trường tồn.

3,0
1,0
1,0
1,0
- Về nghệ thuật: Đoạn thơ không chỉ thể hiện tập trung chủ 2,0
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
6
đề mà còn tiêu biểu cho chất trữ tình - triết luận của toàn bài.
+ Hình thức đối thoại kết hợp với độc thoại, vừa nói với
mọi người, vừa nói với chính mình: là lời nhắn nhủ tâm tình
chân tình. Giọng điệu trữ tình đằm thắm.
1,0
+ Đoạn thơ vừa đậm chất triết lí, chất trí tuệ lại giàu chất
trữ tình, chan chứa tình cảm, cảm xúc. 0,5
+ Giọng điệu đoạn thơ vừa tha thiết, sâu lắng, vừa trang
nghiêm. Nhờ đó mà ý thơ dễ đi vào cảm xúc và suy nghĩ của
người đọc.
0,5
b Suy nghĩ gì về ý thức trách nhiệm của thanh niên ngày nay
đối với đất nước?
2,0
- Qua đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một quan
niệm đúng đắn về đất nước và ý thức rõ ràng về trách nhiệm
của mình và thế hệ mình trước vận mệnh của dân tộc. Tư
tưởng ấy phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
- Mỗi cá nhân, mỗi thế hệ là một mắc xích quan trọng trong
cuộc chạy tiếp sức vĩnh cửu giữa các thế hệ để làm nên
truyền thống dân tộc. Đặc biệt là thanh niên. Thanh niên
chính là hiện tại và tương lai của đất nước. Mỗi thanh niên
phải có trách nhiệm tự nguyện gánh vác những công việc

chung của đất nước (Học tập, trau dồi tri thức, bắt kịp yêu
cầu của thời đại, rèn luyện bản lĩnh vững vàng về tư tưởng,
rèn luyện sức khỏe… để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc).
1,0
1,0
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
7
Sở GD và ĐT Bình Định ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014
Trường THPT An Lão Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ 2
I.MA TRẬN ĐỀ:
Tên Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ
cao
Phần I - Đọc
hiểu
- Nhớ được xuất
xứ, hoàn cảnh
sáng tác bài thơ
và cảm hứng chủ
đạo, nội dung
chính củabài thơ,
đoạn thơ trong thi
phẩm Tây Tiến
của Quang Dũng.
- Nhận biết được
biện pháp nghệ

thuật tu từ trong
đoạn trích.
Hiểu được
các
các
hình ảnh, chi tiết
hình ảnh, chi tiết
nghệ thuật, đặc
nghệ thuật, đặc
sắc; nhận ra được
sắc; nhận ra được
ý nghĩa tư tưởng
ý nghĩa tư tưởng
của
của
đoạn thơ. Từ
đoạn thơ. Từ
đó
đó


cảm nhận
cảm nhận
được
được
nét đặc sắc
nét đặc sắc
của tác phẩm
của tác phẩm
.

Vận dụng những hiểu
biết, phân tích tác dụng
của biện pháp nghệ thuật
đặc sắc đó trong đoạn
trích
làm rõ được
làm rõ được
được ý
được ý
nghĩa tư tưởng
nghĩa tư tưởng
, cái hay,
, cái hay,
cái đẹp
cái đẹp
của
của
đoạn thơ
đoạn thơ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2,0
Tỉ lệ:20%
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ:10%
Số
câu:4.

Số điểm:
4,0 Tỉ
lệ:40%
Phần II – Viết
(Chọn 1 trong 2
câu)
Câu 1: Nghị
luận xã hội
- Biết vận dụng những
kiến thức, kĩ năng, cách
thức triển khai một bài văn
nghị luận xã hội để phân
tích đề, lập dàn ý, nhận
diện, nhận xét, đánh giá về
một hiện tượng trong đời
sống xã hội.
- Biết huy động các kiến
thức, những trải nghiệm
của bản thân, các thao tác
nghị luận và các phương
thức biểu đạt để viết bài
văn nghị luận xã hội về
một hiện tượng trong đời
sống.
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
8
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0

Số điểm:,0
Tỉ lệ: 0
Số câu:1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu:1
Số điểm:
6,0 Tỉ lệ:
60%
Câu 2: Nghị
luận văn học
Xác định được tình
huống truyện
xuyên suốt trong
tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh
Châu
Hiểu được nét
độc đáo và ý
nghĩa tình huống
truyện của tác
phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa
Vận dụng những kiến thức
về tác giả, tác phẩm, về
đặc trưng thể loại, kết hợp
các thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt; biết
cách làm bài nghị luận văn

học để làm rõ một giá trị
trong một tác phẩm văn
xuôi: nét đặc sắc, độc đáo
của tình huống truyện của
”Chiếc thuyền ngoài xa”
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0
Số câu:0
Số điểm:0
Tỉ lệ: 0
Số câu:1
Số điểm: 6,0
Tỉ lệ: 60%
Số câu:1
Số điểm:
6,0 Tỉ lệ:
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2,0
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 8.0
Tỉ lệ: 80%

Số câu:
5
Số điểm:
10
100%
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
9
II.BIÊN SOẠN ĐỀ: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi ”
(Trích “Tây Tiến” - Quang Dũng)
Câu 1: Anh/chị hiểu 2 từ Tây Tiến trong đoạn thơ trên nghĩa là gì? Bài thơ được sáng tác trong
hoàn cảnh nào? (1.0đ)
Câu 2: Cho biết cảm hứng chủ đạo trong “Tây Tiến” và cho biết cảm hứng ấy được thể hiện
trong hai câu thơ đầu đoạn thơ trên như thế nào? (1.0đ)
Câu 3: Các từ “Sài khao”, “Mường Lát” với “Pha Luông” và “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”với
“heo hút” có điểm gì chung? Tác dụng của chúng trong việc thể hiện khung cảnh núi rừng miền
Tây và chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến qua hoài niệm của nhà thơ? (1.0đ)
Câu 4: Điểm đặc biệt trong cách phối thanh điệu của câu thơ: “Nhà ai Pha luông mưa xa khơi” .
Ý nghĩa của cách phối thanh đặc biệt đó trong đoạn thơ? (1.0đ)

Phần II: Viết văn (6.0 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau để làm bài:
Câu 1:
Theo báo điện tử :
Trưa 4/12/2013, xe tải chở 1.500 thùng bia đi từ TP HCM ra Phan Thiết, khi đến vòng
xoay Tam hiệp (Biên Hòa) bất ngờ gặp tai nạn khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống
đường.
Nhân cơ hội đó, người dân xung quanh đã lao ra 'hôi của' mặc cho lái xe khóc lóc van xin. Nhiều
người cố lấy những két bia còn nguyên vẹn rơi dưới đường và trèo cả lên xe lấy; có người mang
cả xe ba gác ra chở bia
Anh chị suy nghĩ gì về vụ việc trên?
Câu 2:
Tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu?
………………………………………………………………
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
10
III. ĐÁP ÁN: ĐỀ THI TỐT NGHIỆP NĂM 2014
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I – Đọc
hiểu
Đáp án Điểm
Câu 1 Bàn về đoạn thơ trong “Tây Tiến” (Quang Dũng)
Điểm
ý 1
Tây Tiến trong đoạn thơ là tên của một đơn vị bộ đội(trung đoàn Tây Tiến), nơi
Quang Dũng đã từng là đại đội trưởng, đồng cam, cộng khổ. 0,5
ý 2
Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển công tác sang đơn vị
khác và trong nỗi nhớ về Tây Tiến, ông đã viết “Tây Tiến”.

Bài thơ là dòng kí ức đầy ắp kỉ niệm của nhà thơ về
đoàn quân Tây Tiến
0,5
Câu 2
ý 1
Cảm hứng chủ đạo của “Tây Tiến”: Nỗi nhớ xuyên suốt,
chảy tràn trong suốt bài thơ.
0,5
ý 2 Cảm hứng đó được thể hiện trong hai câu thơ đầu qua tiếng gọi thiết tha, thân
thương, trìu mến hướng về Tây Tiến, qua điệp từ nhớ như một điểm nhấn cảm xúc
vàấng giọng thơ tha thiết, sâu lắng, chìm trong hoài niệm.
0,5
Câu 3 ý 1
- Các từ “Sài khao”, “Mường Lát” với “Pha Luông”
Đều những địa danh xa lạ
- Các từ “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”với “heo hút” đều những từ từ láy
tạo hình, giàu sức gợi
0,5
ý 2 Khắc họa khung cảnh thiên nhiên kỳ bí, hoang sơ, hiểm trở, khắc nghiệt
và dữ dội của đèo dốc, đường rừng. 0,5
Câu 4 ý 1

- Câu thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: được tạo
nên chủ yếu toàn thanh bằng ; tạo giọng điệu nhẹ nhàng sau những câu
thơ có âm hưởng nặng nề.
0.5
ý 2 - Thể hiện tâm trạng nhẹ nhàng của người lính khi phát hiện ra bóng dáng những
ngôi nhà - dấu hiệu cuộc sống con người Sau một một chặng đường dài hành quân
đường rừng mỏi mệt.
0.5

Phần II –
Viết
Chọn 1 trong hai câu
Câu 2 Bàn về vụ hôi bia ở Đồng Nai 6.0
- Giởi thiệu và nêu diễn biến vụ việc xảy ra
- Đánh giá: vụ việc trện là biểu hiện của sự suy thoái xuống cấp về đạo đức,
gióng lên một hồi chuông cấp thiết về nhân cách của con người.
1.5
Phân tích nguyên nhân: do lòng tham, sự ích kỷ và vô cảm của con người;
chạy theo vật chất mà đánh mất tình người, đánh mất nhân cách làm người. 1.0
- Thấy người gặp không những không giúp còn lợi dụng hôi của, mặc cho
người gặp nạn van xin, khẩn cầu.
Đây là hành động ăn cướp trắng trợn, tàn nhẫn đi ngược lại và chà đạp lên
truyền thông đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc.
- Vụ việc đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng:
1.0
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
11
. Đẩy gia đình người tài xế gặp nạn vào nguy khốn, bần cùng.
. Tự làm méo mó, đánh rơi nhân cách, hình ảnh của bản thân chỉ vì lòng tham
trỗi dậy.
- Để lại một nỗi xấu hổ ê chề, khi sự việc được truyền thống đưa tin.
-Gây rối trật tự xã hội ,
1.5
Bài học nhận thức và hành động:
-Mỗi người cần sống biết yêu thương, sẻ chia, quan tâm tới mọi người; đặc biệt
là những người rơi vào hoàn cảnh nguy khốn.
-Cần phải lên án quyết liệt sự vô cảm của một bộ phận không nhỏ trong xã hội.
1.0
Câu 2 Tình huống truyện trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn

Minh Châu
Giới thiệu chung:
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm tiêu biểu cho mảng đề tài thế sự trong
sáng tác của NMC sau 1975.
Trong thiên truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã tạo dựng được một tình
hưống truyện vô cùng đặc sắc.
0.5
Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng qua việc phát
hiện ra những nghịch lí của Phùng, một nghệ sĩ nhiếp ảnh săn tìm cái đẹp ở
ngoài bãi biển và ở toà án huyện
- Ở ngoài bãi biển
+ Nghệ sĩ Phùng đã phát hiện ra một cảnh đẹp trời cho trên một vẻ đẹp mờ
sương, mặt biển mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một
lần: hình ảnh chiếc thuyền lướt vó nhạt nhoà trong làn sương mù màu trắng
buổi bình minh… Phát hiện ấy khiến người nghệ sĩ cảm thấy sung sướng hạnh
phúc, tưởng tâm hồn mình được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi, bắt gặp
các tận Thiện, tận Mĩ.
+ Nhưng ngay sau đó, người nghệ sĩ lại phát hiện ra một sự thực trớ trêu và
đầy nghịch lí như trò đùa quái ác của cuộc sống: cảnh bạo hành tàn nhẫn của
gia đình người đàn bà hàng chài.
- Bức xúc trước hiện thực tàn nhẫn đó, nghệ sĩ Phùng muốn nhờ chánh án Đẩu
giúp đỡ người đàn bà hàng chài. Nhưng tại toà án huyện: người đàn bà hang
chài van xin để toà cho chị được sống cùng người chồng vũ phu. Câu chuyện
về cuộc đời chị đã giúp cho nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu “ngộ” ra được
những chân lí sâu sắc, éo le của cuộc đời.
1.0
Đánh giá tình huống truyện: Đây là một tình huống chứa đầy những yếu tố bất
ngờ, nghịch lí.
1.0
Ý nghĩa tình huống truyện:

- Giúp nhà văn gửi gắm những thông điệp tư tưởng và nghệ thuật: cái bên ngoài
chưa hẳn là bản chất thật bên trong, nhiều khi còn đối lập với phẩm chất bên
trong, không phải bao giờ cái Đẹp cũng thống nhất với cái Thiện, vì thế, cần
phải có cái nhìn đa chiều sâu sắc, cảm thông với cuộc sống và con người. Thể
hiện tuyên ngôn nghệ thuật về trách nhiệm người nghệ sĩ: Không nên tách rời
nghệ thuật với cuộc đời, cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ
thuật; nghệ sĩ không được nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có
tấm lòng, có can đảm, và biết trăn trở về con người.
- Thể hiện một cách rõ nét nhất khả năng ứng xử, phẩm chất, tính cách của các
nhân vật:
* Người đàn bà:
+ Chịu nhiều thua thiệt, éo le của số phận, cuộc đời chất chồng những cay đắng
khổ đau: vất vả trong công cuộc mưu sinh, thường xuyên bị hành hạ về thân
xác, đau khổ dằn vặt về tinh thần
1.0
1.0
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
12
+ Nhưng ở chị vẫn ngời lên chất ngọc lấm láp từ cuộc sống còn nhiều vất vả
đắng cay: nhẫn nhịn, chịu đựng hi sinh vì con, là người đàn bà từng trải sâu sắc, thấu
hiểu các lẽ đời, vị tha, nhân hậu, bao dung, biết chắt chiu từng niềm vui nhỏ
nhoi để làm nên ý nghĩa cuộc đời.
* Nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu
+ Là những người chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu vì sự sống của dân tộc,
trở về với cuộc sống đời thường, vẫn say mê khám phá cái đẹp, giàu tình người
và đấu tranh với cái ác.
+ Hiện thực trớ trêu, đầy nghịch lí của cuộc đời đã giúp cho họ nhận thức được
những chân lí, những lẽ đời sâu sắc.
- Tình huống truyện góp phần làm nên giá trị hiện thực và nhân đạo của tác
phẩm

+ Giá trị hiện thực: Cuộc sống đói nghèo lạc hậu tăm tối là nguyên nhân dẫn tới nạn
bạo hành gia đình. Cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của cả dân tộc trải qua
bao hi sinh gian khổ nhưng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống của từng con
người còn đầy cam go, lâu dài, cần có sự quan tâm của cách mạng, của cộng
đồng
+ Giá trị nhân đạo: Sự chia sẻ cảm thông của tác giả với những số phận đau khổ tủi
nhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội. Lên án, đấu tranh
với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình.
Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
1.5
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão
13
Biên soạn: Nhóm GV Văn - Trường THPT An Lão

×