SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D – LẦN 1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
MÔN : NGỮ VĂN
Ngày 23 tháng 2 năm 2014
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
CÂU I: (2,0 điểm)
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) được trần thuật chủ yếu từ
điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu
truyện và khắc họa tính cách nhân vật ?
CÂU II (3,0 điểm)
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì
đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh).
Hãy viết một văn bản (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá hay quá trình
từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện?
Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
CÂU III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Sách Ngữ văn 12 Nâng cao có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng
nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một
hạnh phúc đời thường”.
Và có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân
Quỳnh”.
Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về các nhận xét trên.
- HẾT-
1
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP
THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D – LẦN 1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN QUANG DIÊU
MÔN : NGỮ VĂN
Ngày 23 tháng 2 năm 2014
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
Câu Ý Nội dung
Điể
m
I Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) được trần thuật
chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như
thế nào đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật ?
2,0
1
.
− Truyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt - một
chiến sĩ Quân giải phóng - bị thương phải nằm lại chiến trường. Dòng nội tâm của
nhân vật Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất đi).
0,5
2
.
− Cách trần thuật này làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; kết cấu truyện
linh hoạt, tự nhiên: có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự
và trữ tình. . .
0,5
3
.
− Mỗi lần Việt hồi tưởng, một số sự kiện được chắp nối và hình ảnh các thành
viên trong gia đình lần lượt hiện ra, được tô đậm dần dần. Đồng thời qua đó nhân
vật cũng bộc lộ rõ tính cách và tâm hồn của mình, đặc biệt là trong mối quan hệ
với các thành viên trong gia đình.
- Cách trần thuật này chứng tỏ Nguyễn Thi là ngòi bút có năng lực phân tích tâm lí
sắc sảo.
1,0
II
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách
nhiệm thì đều vẻ vang như nhau” (Hồ Chí Minh). Hãy viết một văn bản
(khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
3,0
1 Nêu vấn đề 0,5
2 Giải thích
- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau
của con người trong xã hội.
- nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được
trân trọng, tôn vinh khi người lao động đã cống hiến hết mình cho xã hội, làm tròn
trách nhiệm của mình.
0,5
2
Ý cả câu: Trong xã hội, không có nghề thấp hèn mà nghề nào cũng cao quý,
cũng đáng trân trọng. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi
trọng khi đã đóng góp sức mình cho sự phát triển của xã hội.
3 Bàn luận vấn đề
* Nghề nào cũng cao quý: Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có
đặc điểm, vị trí riêng, không thể thay thế trong đời sống xã hội.
* Con người làm vẻ vang nghề nghiệp: Làm nghề gì, người lao động cũng cần
nhiều thời gian và công sức, có thế là lao động cơ bắp, cũng có thể là lao động trí
óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của
mình để xây dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh.
* Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem
thường lao động chân tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản
thân.
* Mở rộng: Tuổi trẻ thời đại hôm nay có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp. Sự
thành đạt của mỗi cá nhân chính ở sự lựa chọn đúng đắn và biết sống hết mình với
nghề nghiệp của mình.
1,5
4 Bài học
- Nghề nghiệp không làm nên giá trị con người, chỉ có con người làm vẻ vang
nghề nghiệp; không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý hay nghề
thấp hèn.
- Cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt
(nghề sang/ hèn…) mà chọn nghề phù hợp với năng lực, với ước mơ, hoàn cảnh
của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
- Cần yêu nghề và trau dồi, phát triển năng lực nghề nghiệp bản thân để cống hiến
cho xã hội.
0,5
III.a Tác phẩm Chí Phèo là hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá hay
quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện?Anh/chị hãy trình bày quan
điểm của mình về vấn đề này.
5,0
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật 0,5
2 Giải thích qua vấn đề
- “Hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” chính là quá trình người
nông dân lương thiện bị xô đẩy vào con đường lưu manh, bị tước đoạt cả nhân
0,5
3
hình lẫn nhân tính, bị biến thành “quỷ dữ”.
- “Quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện” ở họ là quá trình thức tỉnh
của người nông dân vốn bản chất là lương thiện, là quá trình hồi sinh của tâm hồn,
sự trở về với lương tri và ý thức về quyền sống, quyền làm người.
3
- Phân tích
a. Về nội dung:
* Chí Phèo và hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá
+ Chí Phèo vốn là một người nông dân hiền lành, lương thiện
- Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo.
- Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành,
tâm hồn lành mạnh, tự trọng và nhiều khát khao, mơ ước.
+ Từ một nông dân lương thiện trở thành một tên lưu manh
- Sau mấy năm đi tù: nhân hình thay đổi với bộ dạng của một tên lưu manh, chẳng
ai nhận ra anh Chí ngày nào; nhân tính bị tha hóa: cướp giật, ăn vạ, gây sự, chửi
bới
+ Từ một tên lưu manh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
- Bị lợi dụng, Chí Phèo trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến.
- Chí bị trượt dốc trên con đường tha hóa, trở thành con quỷ dữ tác quái gây bao
tai họa cho dân lành, bị cả làng Vũ Đại xa lánh.
* Quá trình từ tha hóa tìm về cuộc sống lương thiện ở người nông dân Chí
Phèo
+ Vai trò của thị Nở trong quá trình thức tỉnh thiên lương, khát vọng sống lương
thiện ở Chí Phèo.
- Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo quá trình hồi sinh của một tâm hồn tìm về
cuộc sống lương thiện với khát vọng tình yêu - hạnh phúc và sống lương thiện.
( tiếng chim hót – âm thanh cuộc sống - bát cháo hành – nước mắt)
+ Người nông dân bị tha hóa với bi kịch bị cự tuyệt không thể trở lại con đường
lương thiện
- Hi vọng tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc
sống làm người hoàn toàn khép lại.
3,5
4
- Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự vẫn của Chí Phèo: tiếng
nói đòi quyền sống, cái chết ngay trên nẻo về với lương thiện của một con người,
đoạn tuyệt với đời quỷ dữ…
Quá trình tha hóa và thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo là yếu tố làm nên giá trị
hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
4
Về nghệ thuật
- Qua thể hiện “hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và “quá trình
từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện” của người nông dân, cốt truyện được dẫn
dắt thật tự nhiên với các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và luôn biến hoá, càng về
sau càng gây cấn với những tình huống quyết liệt bất ngờ.
- Kết cấu truyện mới mẻ, thật linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian nhưng
rất chặt chẽ, lôgic.
- Khắc họa nhân vật trong “hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và
“quá trình từ tha hoá tìm về cuộc sống lương thiện”, Nam Cao đã xây dựng nhân
vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, phát huy cao độ sở trường khám phá và
miêu tả, đặc biệt là miêu tả tâm lí nhân vật, sáng tạo được một hình tượng nghệ
thuật đa diện có sức sống nội tại.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luỵện, giàu tính nghệ thuật vừa gần với lời ăn
tiếng nói của đời sống; giọng điệu phong phú, biến hoá….
1,0
4 Đánh giá
- “Hành trình người nông dân lương thiện bị tha hoá” và cả “ quá trình từ tha
hoá tìm về cuộc sống lương thiện” ở họ đã phản ánh chân thực số phận bi thảm
của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến, thể hiện cảm quan hiện
thực sắc sảo và tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác giả Chí Phèo.
- Quá trình tha hóa và quá trình thức tỉnh của Chí Phèo được Nam Cao thể hiện
bằng một bút pháp nghệ thuật nghiêm ngặt của một tài năng lớn cùng với cảm xúc
của một trái tim nghệ sĩ giàu tình thương với con người và cuộc sống.
0,5
III.b Sách Ngữ văn 12 Nâng cao có viết: “Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính,
là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.
5,0
5
Và cũng có ý kiến cho rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho
hồn thơ Xuân Quỳnh”. Qua cảm nhận bài thơ Sóng, anh/ chị hãy trình bày ý
kiến của mình về các nhận xét trên.
1 Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm 0,5
2 Giải thích qua ý kiến
- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc
ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời
thường
+ vẻ đẹp nữ tính: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng, là tiếng nói tâm hồn của người
phụ nữ khi yêu với những nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, đôn hậu, vị tha, sâu lắng…
+ tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường: tiếng thơ với những cảm xúc, suy
tư, thao thức, khát khao… rất đời, rất gần gũi – vừa truyền thống lại vừa rất mới
mẻ, hiện đại.
- Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh
+ Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ
Xuân Quỳnh: chân thành, đằm thắm mà khát khao, say mê bất tận, hồn nhiên trẻ
trung mà suy tư, sâu lắng, ước mơ đến cháy bỏng… một vẻ đẹp rất nữ tính.
0,5
3 Phân tích – Chứng minh
* Về nội dung:
- Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính – Sóng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn
người con gái khi yêu
+ Tâm hồn người phụ nữ luôn phức điệu với những cung bậc cảm xúc, những
rung động mãnh liệt, luôn rạo rực và đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn
mình và đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Tâm hồn người phụ nữ hồn hậu, rất thành thực với tình yêu vừa đằm thắm,
dịu dàng vừa sôi nổi, đắm say, với nỗi nhớ cồn cào, da diết, lắng sâu.
+ Một tình yêu đằm thắm, thủy chung, vị tha vượt bao cách trở - “Hướng về
anh một phương” dù trời đất có thay phương đổi hướng.
- Sóng thể hiện một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết
trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường”.
3,5
6
+ Bài thơ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và
luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường - hi vọng vào tình yêu cao cả
trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời.
+ Tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hoà nhập vào cái chung với
khát khao dâng hiến trọn vẹn và vươn tới một tình yêu vĩnh hằng.
* Về nghệ thuật:
- Hình tượng “ Sóng” và “Em” với kết cấu song hành là sáng tạo độc đáo thể hiện
sinh động và chân thực những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ
đang yêu.
- Thể thơ năm chữ, âm điệu bằng trắc của những câu thơ thay đổi đan xen nhau,
nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của “sóng” và phù hợp với cảm xúc của
nhân vật trữ tình.
- Từ ngữ giản dị, trong sáng, giàu sức gợi, biểu cảm diễn tả chân thực những
trạng thái đối lập mà thống nhất của “sóng” và của tâm hồn người con gái khi yêu.
4 Đánh giá
- Hai ý kiến là những nhận xét xác đáng về hồn thơ Xuân Quỳnh. Sóng là tiếng nói
rất trẻ trung và đằm thắm nồng nàn về tình yêu của người phụ nữ. Với Sóng, Xuân
Quỳnh góp thêm một cách diễn tả độc đáo về đề tài muôn thuở của loài người – đề
tài tình yêu.
- Sóng góp phần khẳng định phong cách thơ tình Xuân Quỳnh, là lời tự hát về
tình yêu với nhịp đập của một trái tim hồn hậu, giàu yêu thương, giàu khát vọng
và ít nhiều những phấp phỏng, lo âu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối…
0,5
Lưu ý Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu
cầu về kiến thức và kỹ năng.
- HẾT -
7