Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.24 KB, 12 trang )

Tạp chí Đại học Công nghiệp
19
BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT KHU VỰC CÔNG TẠI VIỆT NAM –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Lê Hoàng Phương
*
TÓM TẮT
Tổng tài sản quốc gia hay nợ công là bao nhiêu? Câu trả lời chưa được cung cấp một cách
thỏa đáng cho Quốc hội, Chính phủ, nhân dân, các cá nhân và tổ chức có liên quan. Bài viết này
nghiên cứu một cách tổng quát về việc lập và công bố tình hình tài sản công, nợ công, tình hình
thu - chi ngân sách nhà nước của chính quyền các cấp và quốc gia, để đề xuất việc lập, trình
bày và công bố báo cáo tài chính các đơn vị thuộc lĩnh vực công phải được tổng hợp thành một
báo cáo như báo cáo đối với một tập đoàn trong doanh nghiệp. Với phương pháp nghiên cứu
định tính qua công cụ phân tích, so sánh để đánh giá thực trạng về hệ thống báo cáo tài chính
khu vực công tại Việt Nam, từ đó gợi ý chính sách và xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính hợp
nhất trong lĩnh vực công.
Từ khóa: Báo cáo tài chính hợp nhất công, Chuẩn mực báo cáo tài chính hợp nhất công.
CONDOLIDATED FINANCIAL STATEMENTS IN PUBLIC SECTOR IN VIET NAM -
PRESENT PROBLEMS AND SOLUTIONS
ABSTRACT
How much is total national wealth or total public debts now in Viet Nam? There is no
answer satisfied to the National Assembly, the Government, the People and relevant
organizations. This paper is researched generally about preparing and disclosing total public
assets, public debts as well as resources and payments of national budgets, and others relevant
of all local and central public organizations. Through this, the authors proposes that preparing,
presenting and disclosing financial statements of these organizations should be consolidated as
an independent business corporation’s reports of annual financial status. By qualitative research
method with analysis and comparison tools, the author evaluates the real situation of reporting
system of financial statements in public sector and gives supplemental opinions to improve
policies and build standards of consolidated financial statements in the public sector.
Keywords: Consolidated financial statements in public sector; Standards of consolidated


financial statements in public sector.
I. GIỚI THIỆU
Tổ chức công tác kế toán trong lĩnh vực
công tại Việt Nam hiện nay được thực hiện
theo Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán
và Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự
nghiệp. Theo đó, các đơn vị hành chính sự
nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính để
tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử
dụng kinh phí ngân sách của nhà nước; tình
hình thu - chi và kết quả hoạt động sự nghiệp
của đơn vị trong kỳ kế toán. Báo cáo tài chính
chỉ đơn thuần là báo cáo cung cấp các thông
tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá
tình hình và thực trạng riêng của từng đơn vị,
là căn cứ giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn
vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của
đơn vị.

*
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM
Báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
20
Chế độ kế toán công Việt Nam hiện nay
chỉ mới quy định việc lập và trình bày hệ
thống báo cáo tài chính cho các đơn vị hành
chính sự nghiệp mà chưa quy định việc hợp
nhất báo cáo tài chính của chính quyền các cấp
và Chính phủ, nhằm tổng hợp và cung cấp
được đầy đủ các thông tin tài chính về toàn bộ

tài sản, tình hình thu, chi ngân sách nhà nước
của chính quyền các cấp và quốc gia như đối
với một đơn vị độc lập.
Vấn đề quản lý tài sản công, tình hình tài
chính (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu),
tình hình thu - chi ngân sách và doanh thu - chi
phí trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có
thu vẫn chưa được trình bày và công bố trong
báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. Đồng
thời các tỉnh/ thành và ngay cả tài sản quốc gia
chưa có được báo cáo hợp nhất. Hạn chế của
vấn đề này dẫn đến thông tin cho Quốc hội,
Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp không
thể có đầy đủ thông tin để ra quyết định và
điều hành ngân sách.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam
đã có những công trình nghiên cứu về tổ chức
công tác kế toán và các lĩnh vực khác tại các
đơn vị hành chính sự nghiệp công lập như:
PGS.TS Phạm Văn Đăng trong "Nội
dung cơ bản của chuẩn mực kế toán công quốc
tế và sự khác biệt với hệ thống kế toán nhà
nước Việt Nam” đã chỉ ra những khác biệt lớn
giữa hệ thống kế toán công quốc tế và hệ
thống kế toán công Việt Nam như: khác biệt
về đối tượng áp dụng, khác biệt về áp dụng cơ
sở kế toán, khác biệt về hệ thống thông tin,
khác biệt về nguyên tắc ghi nhận một số đối
tượng kế toán… từ đó, tác giả đưa ra định
hướng cho kế toán công Việt Nam tiến đến hài

hòa với chuẩn mực kế toán công quốc tế.
TS. Hà Thị Ngọc Hà trong bài viết với
chủ đề "Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
và Chuẩn mực kế toán công quốc tế: khoảng
cách và những việc cần làm” đã đưa ra nhận
định kế toán công Việt Nam vẫn còn nhiều sự
khác biệt với chuẩn mực kế toán công quốc tế
về hệ thống báo cáo tài chính, về đặc điểm đơn
vị hành chính sự nghiệp, về lập báo cáo tài
chính hợp nhất… Từ đó, tác giả đề xuất cần
sớm phải ban hành hệ thống chuẩn mực kế
toán công Việt Nam.
Bùi Thị Yến Linh (2014), Hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán tại các cơ sở Y tế công
lập tỉnh Quảng Ngãi, Luận án tiến sỹ kinh tế;
Nguyễn Hữu Đồng (2012), Hoàn thiện hệ
thống thông tin kế toán trong các trường đại
học công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh
tế; Lê Kim Ngọc (2009), Tổ chức hạch toán kế
toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường
quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam, Luận
án tiến sỹ kinh tế. Các tác giả đã nghiên cứu
công tác kế toán ở các đối tượng cụ thể và đưa
ra giải pháp hoàn thiện cho công tác kế toán tại
các đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Trong các công trình nghiên cứu trên,
các tác giả đã nghiên cứu theo từng đối tượng
và phạm vi nghiên cứu cụ thể của từng ngành,
từng lĩnh vực riêng biệt hoặc so sánh chế độ kế
toán công quốc gia với chuẩn kế toán công

quốc tế để đề xuất xây dựng chuẩn mực kế
toán công Việt Nam theo xu hướng hội nhập
quốc tế. Như vậy, đến nay vẫn chưa có công
trình nghiên cứu nào quan tâm, đề cập đến
việc đánh giá thực trạng việc lập và trình bày
báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại
Việt Nam, để đưa ra các gợi ý chính sách và
chuẩn mực kế toán công về báo cáo tài chính
hợp nhất của Việt Nam.
Chính vì vậy, cần có những định hướng
để hướng dẫn các nguyên tắc và phương
pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp
nhất khu vực công là vấn đề cấp thiết hiện
nay, nên bài báo tập trung nghiên cứu về
vấn đề này.


Tạp chí Đại học Công nghiệp
21
II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính với các công cụ như: tổng hợp, so
sánh, phân tích, nội suy để tìm ra những thành
công và hạn chế của vấn đề nghiên cứu, từ đó
gợi ý chính sách và xây dựng chuẩn mực báo
cáo tài chính hợp nhất trong lĩnh vực công.
Báo cáo tài chính khu vực công là báo
cáo dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp
nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của nhà

nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động
của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế
toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ
yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng
của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan
nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát
điều hành hoạt động của đơn vị (Bộ Tài chính,
QĐ số 19, 2006).
Thực tế tại Việt Nam hiện nay chưa quy
định về lập và trình bày báo cáo tài chính hợp
nhất khu vực công. Tuy nhiên, lĩnh vực kế
toán doanh nghiệp đã ban hành Chuẩn mực kế
toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế
toán khoản đầu tư vào công ty con” (do Bộ
trưởng Bộ Tài chính, ban hành theo QĐ
234/2003), theo đó, “Báo cáo tài chính hợp
nhất” là báo cáo tài chính của một tập đoàn
được trình bày như báo cáo tài chính của một
doanh nghiệp. Báo cáo này được lập trên cơ sở
hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công
ty con.
Mặt khác, theo Chuẩn mực kế toán công
Quốc tế (IPSAS 6) “Báo cáo tài chính hợp
nhất” thì “Báo cáo tài chính hợp nhất công” là
báo cáo tài chính của một đơn vị hành chính
được trình bày như báo cáo tài chính của một
đơn vị độc lập. Chuẩn mực quy định Chính
phủ và từng Bộ, ngành, tỉnh, thành phố phải
lập báo cáo tài chính trên cơ sở hệ thống chuẩn
mực kế toán công. Báo cáo tài chính của các

đơn vị chịu sự kiểm soát của Chính phủ phải
được hợp nhất vào Báo cáo tài chính của
Chính phủ.
Từ cơ sở lý luận trên và những nghiên
cứu từ thực tiễn báo cáo tài chính công Việt
Nam, bài viết có thể khái quát “Báo cáo tài
chính hợp nhất khu vực công” là báo cáo tài
chính tổng hợp tình hình tài chính, tình hình
thu - chi và các luồng tiền của cơ quan nhà
nước. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp
nhất báo cáo tài chính riêng của các cấp chính
quyền, các ngành, các cấp ngân sách.
Báo cáo tài chính khu vực công chịu sự
chi phối bởi Luật Ngân sách, các văn bản quy
định cơ chế tài chính lĩnh vực công và Luật kế
toán. Trong đó, Luật Ngân sách nhà nước quy
định cơ quan tài chính các cấp ở địa phương
tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương
trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp để Uỷ ban
nhân dân xem xét trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan hành
chính nhà nước và cơ quan tài chính cấp trên
trực tiếp. Bộ Tài chính tổng hợp, lập quyết
toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. Còn
Luật kế toán quy định báo cáo tài chính được
lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình
kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
III. THỰC TRẠNG VỀ LẬP VÀ
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP

NHẤT CÔNG TẠI VIỆT NAM
1. Thực trạng lập báo cáo tài chính
hợp nhất
a. Về lập báo cáo tài chính đơn vị hành
chính sự nghiệp
Bộ Tài chính (QĐ số 19, 2006) quy định
các đơn vị hành chính sự nghiệp có trách
nhiệm lập báo cáo tài chính của đơn vị và nộp
cho cơ quan tài chính cùng cấp theo quy định
của Chế độ kế toán công Việt Nam gồm: bảng
cân đối tài khoản; báo cáo tổng hợp tình hình
kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng;
báo cáo chi tiết kinh phí; bảng đối chiếu dự
Báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
22
toán, đối chiếu tình hình tạm ứng kinh phí kho
bạc nhà nước; báo cáo thu chi hoạt động sự
nghiệp và sản xuất kinh doanh; báo cáo tình
hình tăng, giảm tài sản cố định; báo cáo kinh
phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước
chuyển sang; thuyết minh báo cáo tài chính.
Đối với các đơn vị dự toán cấp I, cấp II
có các đơn vị dự toán cấp cơ sở trực thuộc còn
lập các báo cáo tổng hợp từ các báo cáo tài
chính của các đơn vị kế toán cấp dưới như:
báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết
toán kinh phí đã sử dụng (Bảng 1); báo cáo
tổng hợp thu chi hoạt động sự nghiệp và sản
xuất kinh doanh (Bảng 2); báo cáo tổng hợp
quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn

vị (Bảng 3).




Bảng 1. Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
PHẦN I- TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KINH PHÍ

PHẦN II- KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
Stt
Nội dung
Tổng số
Đơn vị A
Đơn vị B

I
CHI HOẠT ĐỘNG




1
Chi thƣờng xuyên




2
Chi không thường xuyên





II





Báo cáo này dùng để phản ảnh tổng quát tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí
hiện có ở đơn vị và số thực chi cho từng hoạt động đề nghị quyết toán, bao gồm của đơn vị cấp
trên và các đơn vị cấp dưới.
Stt
Nguồn
Chỉ tiêu
Tổng số
Đơn vị A
Đơn vị B

I
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG




A
Kinh phí thƣờng xuyên





1
Kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang




2
Kinh phí thực nhận năm nay




3
Tổng kinh phí được sử dụng năm nay




4
Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán năm nay




5
Kinh phí giảm năm nay





6
Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau










Báo cáo tài chính Đơn
vị dự toán cấp III
Báo cáo tài chính
tổng hợp của Đơn vị
dự toán cấp II
Báo cáo tài chính tổng
hợp của Đơn vị dự toán
cấp I
Tạp chí Đại học Công nghiệp
23
Bảng 2. Báo cáo tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh

Số tt

CHỈ TIÊU

Dự

toán

Thực
hiện
So sánh
thực
hiện/ dự
toán
(%)
Số tuyệt đối
(2- 1)
Tăng
(+)
Giảm
(-)
A
B
1
2
3
4
5
1
Số chênh lệch thu lớn hơn chi chưa
phân phối năm trước chuyển sang






2
Thu trong năm





3
Chi trong năm





4
Chênh lệch thu lớn hơn chi





5
Nộp ngân sách nhà nước





6
Nộp cấp trên






7
Bổ sung nguồn kinh phí





8
Trích lập các quỹ





9
Số chênh lệch thu lớn hơn chi
chưa phân phối đến cuối năm





Báo cáo tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh là báo
cáo tổng hợp, phản ảnh tổng quát tình hình thu, chi và phân phối chênh lệch thu, chi của hoạt
động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn đơn vị.

Bảng 3. Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị
STT
CHỈ TIÊU
Tổng
số
Chia ra
Loại,
khoản
Loại,
khoản

A
B
1
2
3
4
I
Kinh phí chƣa sử dụng và dự toán năm
trƣớc đƣợc phép chuyển sang năm nay




1
Nguồn ngân sách nhà nước





2
Kinh phí chưa sử dụng




4
Dự toán chưa rút còn ở Kho Bạc




3
Nguồn khác




4
Trong đó: Nguồn phí, lệ phí của ngân sách nhà
nước được để lại trang trải chi phí




II
Dự toán đƣợc giao trong năm





1
Nguồn ngân sách nhà nước




2
Nguồn khác




3
Trong đó: Nguồn phí, lệ phí của ngân sách nhà




Báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
24
nước được để lại trang trải chi phí
III
Tổng số đƣợc sử dụng trong năm




1
Nguồn ngân sách nhà nước





2
Nguồn khác




3
Trong đó: Nguồn phí, lệ phí của ngân sách nhà
nước được để lại trang trải chi phí




IV
Kinh phí đã nhận




1
Nguồn ngân sách nhà nước




2

Nguồn khác




3
Trong đó: Phí, lệ phí của ngân sách nhà nước
được để lại trang trải chi phí




V
Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán




1
Nguồn ngân sách nhà nước




2
Nguồn khác





3
Trong đó: Phí, lệ phí của ngân sách nhà nước
được để lại trang trải chi phí




VI
Kinh phí giảm (nộp trả)




1
Nguồn ngân sách nhà nước (nộp trả, bị thu
hồi)




2
Nguồn khác




VII
Kinh phí chƣa sử dụng và dự toán năm nay
chƣa rút đề nghị chuyển sang năm sau





1
Nguồn ngân sách nhà nước




2
Kinh phí chưa sử dụng




3
Dự toán chưa rút còn ở Kho Bạc




4
Nguồn khác




5
Trong đó: Nguồn phí, lệ phí của ngân sách nhà
nước được để lại trang trải chi phí






Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách
và nguồn khác của đơn vị là Báo cáo tổng hợp
phản ánh tình hình tiếp nhận và sử dụng dự
toán và kinh phí của toàn đơn vị.
b. Về lập báo cáo tài chính hợp nhất
Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày
23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước quy định cơ quan tài chính các cấp
có trách nhiệm tổng hợp lập báo cáo quyết
toán thu - chi ngân sách (Bảng 4 và 5) thuộc
cấp quản lý để trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định.


Tạp chí Đại học Công nghiệp
25
Bảng 4. Quyết toán thu ngân sách nhà nước
(dùng cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính)
Stt
Nội
dung
Dự toán năm

Quyết toán
Bao gồm
So sánh
BTC
giao
HĐND

NSTW
NSTW
NSĐP
BTC
giao
HĐND










Báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước là báo cáo tổng hợp tình hình quyết toán thu
ngân sách nhà nước của chính quyền địa phương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bảng 5. Quyết toán chi ngân sách nhà nước
(dùng cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính)
Stt
Nội
dung

Dự toán năm
Quyết toán năm
So sánh
TW
giao
HĐND

Tổng chi
NSĐP
Chi NS
tỉnh
Chi NS
huyện
Chi
NS Xã
TW
giao
HĐND













Báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà
nước là báo cáo tổng hợp tình hình quyết toán
chi ngân sách nhà nước của chính quyền địa
phương trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
2. Đánh giá thực trạng lập báo cáo tài
chính hợp nhất khu vực công
Những thành công
Các đơn vị kế toán lập báo cáo tài chính
hàng năm đã phản ảnh được tình hình về tài
sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách
của nhà nước; tình hình thu - chi và kết quả
hoạt động sự nghiệp của đơn vị trong kỳ kế
toán và là cơ sở cho việc tổng hợp quyết toán
ngân sách của các cấp.
Cơ quan tài chính các cấp lập báo cáo
tổng hợp quyết toán thu - chi ngân sách thuộc
cấp đã phản ảnh được tình hình thu - chi ngân
sách các cấp và quốc gia.
Một số tồn tại
Từ các phân tích trên, báo cáo tài chính
khu vực công có những tồn tại sau:
Một là, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về kế toán khu vực công hiện nay
chưa quy định và hướng dẫn việc lập Báo cáo
tài chính hợp nhất đối với các đơn vị hành
chính sự nghiệp, chính quyền các cấp và quốc
gia.
Hai là, Việt Nam chưa xây dựng hệ
thống chuẩn mực kế toán công để quy định và

hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp
đối với lĩnh vực kế toán công.
Ba là, báo cáo tài chính khu vực công
chỉ mới tổng hợp được tình hình thu - chi của
đơn vị kế toán, thu - chi của các cấp chính
quyền và thu - chi của quốc gia, mà chưa thể
hiện được tổng quan về tình hình tài chính (tài
sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu) và tình hình
thu - chi ngân sách, doanh thu - chi phí trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu của
từng cấp chính quyền quản lý và quốc gia.
IV. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO
VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO
TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CÔNG TẠI
VIỆT NAM
1. Quan điểm hoàn thiện
Thứ nhất, xây dựng chuẩn mực kế toán
công phù hợp với chuẩn mực kế toán công
quốc tế về báo cáo tài chính hợp nhất: xu
Báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
26
hướng phát triển ngày nay, đòi hỏi các quốc
gia phải hội nhập kinh tế quốc tế và kế toán
cũng không nằm ngoài thông lệ hội nhập với
kế toán quốc tế. Việc xây dựng chính sách kế
toán công phải phù hợp với chuẩn mực kế toán
công quốc tế là cần thiết, để đảm bảo chính
sách kế toán được quốc tế thừa nhận.
Thứ hai, cơ sở xây dựng phù hợp với đặc
thù của Việt Nam: trên cơ sở chuẩn mực kế

toán công quốc tế, xây dựng chính sách kế
toán công Việt Nam cần phải có chọn lọc phù
hợp với thể chế chính trị, đặc thù của quốc gia
và môi trường hoạt động của các đơn vị hành
chính sự nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả tính
thực thi chính sách.
Thứ ba, đáp ứng cung cấp thông tin hữu
ích: Báo cáo tài chính hợp nhất phải là báo cáo
tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn
diện các thông tin kinh tế tài chính của các cấp
chính quyền và quốc gia, để các đối tượng sử
dụng thông tin có đầy đủ thông tin hữu ích
phục vụ cho quản lý, điều hành và quyết định
các vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước.
2. Nguyên tắc hoàn thiện
Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình
của Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hoàn thiện phải nâng cao ứng dụng
trong thực tiễn, hệ thống văn bản pháp luật
phải được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, kịp thời
và thống nhất giữa các văn bản để triển khai
thực hiện.
Hoàn thiện phải đáp ứng được nâng cao
chất lượng thông tin cho những người sử dụng
thông tin; phải tinh gọn bộ máy quản lý, bộ
máy kế toán, tiết kiệm chi phí cho các đơn vị,
quốc gia; nâng cao trình độ cho cán bộ công
chức nhà nước.

Đảm bảo phù hợp với đặc điểm hoạt
động của các đơn vị, đặc điểm của cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lí của các cơ quan hành
chính sự nghiệp nhà nước.
Lấy chuẩn mực kế toán công quốc tế về
báo cáo tài chính hợp nhất làm nền tảng để xây
dựng các nguyên tắc và phương pháp cho
chuẩn mực kế toán báo cáo tài chính hợp nhất
công Việt Nam.
3. Giải pháp hoàn thiện
a. Từng bước xây dựng chuẩn mực kế
toán công Việt Nam về báo cáo tài chính hợp
nhất: tổ chức nghiên cứu chuẩn mực kế toán
công quốc tế, học tập kinh nghiệm về xây
dựng và thực hiện chuẩn mực kế toán công của
một số quốc gia tiên tiến trên thế giới để tiết
kiệm thời gian, chi phí. Sau đó, dự thảo chuẩn
mực kế toán công Việt Nam về lập và trình
bày báo cáo tài chính, chuẩn mực về lập và
trình bày báo cáo tài chính hợp nhất để lấy ý
kiến của các chuyên gia và nhân dân trước khi
ban hành để tổ chức thực hiện.
b. Định hướng xây dựng nội dung chuẩn
mực kế toán báo cáo tài chính hợp nhất công
Việt Nam (Bài viết này phạm vi không đề cập
đến nội dung Chuẩn mực báo cáo tài chính
công): trên cơ sở của chuẩn mực kế toán báo
cáo tài chính hợp nhất công quốc tế và dựa vào
điều kiện cụ thể của Việt Nam, ta cần xác định
cơ bản những nội dung quan trọng trong việc

xây dựng báo cáo tài chính hợp nhất lĩnh vực
công gồm:
Mục đích của chuẩn mực: quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất lĩnh
vực công của các đơn vị hành chính sự nghiệp,
chính quyền các cấp và chính phủ.
Phạm vi áp dụng: trước mắt áp dụng cho
các đơn vị hành chính sự nghiệp, chính quyền
các cấp và chính phủ. Chưa áp dụng cho các tổ
chức kinh tế thuộc quyền kiểm soát, chi phối
của chính phủ, vì các tổ chức này đang thuộc
phạm vi áp dụng của chuẩn mực kế toán doanh
nghiệp cần phải có sự ổn định về chính sách
Tạp chí Đại học Công nghiệp
27
trong thời gian dài để thuận lợi trong hoạt
động.
Nội dung cơ bản của báo cáo tài chính
hợp nhất gồm: Bảng cân đối tài khoản hợp
nhất sẽ tổng hợp số hiện có đầu kỳ, tăng giảm
trong kỳ và số cuối kỳ về kinh phí và sử dụng
kinh phí, tình hình tài sản và nguồn hình thành
tài sản, kết quả hoạt động sự nghiệp và hoạt
động sản xuất kinh doanh; Báo cáo tổng hợp
tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử
dụng hợp nhất sẽ tổng hợp tình hình tiếp nhận
và sử dụng các nguồn kinh phí; Báo cáo chi
tiết kinh phí hợp nhất sẽ tổng hợp chi tiết kinh
phí đã sử dụng đề nghị quyết toán theo từng

nội dung chi; Báo cáo thu chi hoạt động sự
nghiệp và sản xuất kinh doanh hợp nhất sẽ
tổng hợp tình hình thu - chi, kết quả hoạt động
sự nghiệp và sản xuất kinh doanh; Báo cáo
tình hình tăng, giảm tài sản cố định hợp nhất
sẽ tổng hợp tình hình tăng, giảm và số hiện có
tài sản cố định; Thuyết minh báo cáo tài chính
hợp nhất sẽ tổng hợp các giải thích và bổ sung
thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ
cơ bản, tình hình chấp hành các kỷ luật tài
chính về thu, chi ngân sách.
Trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp
nhất: Thủ trưởng các cơ quan hành chính sự
nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp,
Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm lập báo
cáo tài chính hợp nhất theo phân công tổng
hợp cấp ngân sách.
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài
chính hợp nhất: Thủ trưởng các cơ quan hành
chính sự nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp, Thủ tướng Chính phủ phải hợp nhất
báo cáo tài chính riêng của mình và tất cả các
đơn vị dự toán thuộc cấp mình quản lý. Báo
cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày
theo nguyên tắc kế toán như báo cáo tài chính
của đơn vị dự toán độc lập, bao gồm các
nguyên tắc:
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: các giao
dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm
phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực

thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế
toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán
liên quan. Các khoản chi phí được ghi nhận
vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo
nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.
- Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày
và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài
chính phải nhất quán từ niên độ này sang niên
độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản
chất các hoạt động của đơn vị hoặc khi xem
xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho
thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày
một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự
kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu
cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.
- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: từng
khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng
biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục
không trọng yếu thì không phải trình bày riêng
rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có
cùng tính chất hoặc chức năng.
- Nguyên tắc bù trừ: các khoản mục tài
sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài
chính không được bù trừ, trừ khi một chuẩn
mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù
trừ. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác
và chi phí chỉ được bù trừ khi được quy định
tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các
khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh
từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau

hoặc tương tự và không có tính trọng yếu.
- Nguyên tắc có thể so sánh: Các thông
tin bằng số liệu trong báo cáo tài chính nhằm
để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình
bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu
trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Các
thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các
thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần
thiết, giúp cho những người sử dụng hiểu rõ
được báo cáo tài chính của kỳ hiện tại.

Báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
28
V. KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN
Để kế toán công ngày càng trở thành
công cụ hữu hiệu trong quản lý tài sản, ngân
sách Quốc gia, đáp ứng nhu cầu thông tin và
hội nhập quốc tế, ta cần hoàn thiện khung pháp
lý về kế toán công, có thể khái quát như sau:


















Về Luật ngân sách, Luật kế toán: Luật
ngân sách và Luật kế toán chi phối đến lĩnh
vực kế toán công tại Việt Nam, kế toán công là
công cụ quản lý ngân sách của nhà nước góp
phần thực thi hiệu quả Luật Ngân sách, Luật
kế toán. Vì vậy, để xây dựng chuẩn mức kế
toán công về hợp nhất báo cáo tài chính, trước
hết cần nghiên cứu sửa đổi Luật ngân sách nhà
nước, Luật kế toán để có khung pháp lý cho
việc xây dựng chuẩn mực về báo cáo tài chính
hợp nhất công.
Về hệ thống chuẩn mực kế toán: trên cơ
sở Luật ngân sách, Luật kế toán sửa đổi, bổ
sung khung pháp lý về hợp nhất báo cáo tài
chính công, ta nghiên cứu, xây dựng hệ thống
chuẩn mực kế toán công để quy định và hướng
dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán lĩnh
vực kế toán công phù hợp với đặc điểm kinh tế
- chính trị - xã hội của Việt Nam và hội nhập
kế toán công quốc tế.
Về chế độ kế toán: chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp theo quyết định 19 hiện nay
hướng dẫn công tác kế toán lĩnh vực công trên
cơ sở kế toán tiền và vận dụng một số các

nguyên tắc, phương pháp của chế độ kế toán
doanh nghiệp theo quyết định số 15 để thực
hiện. Do đó, việc hoàn thiện chế độ kế toán
lĩnh vực công hiện nay là rất cần thiết, trong
bối cảnh chế độ kế toán doanh nghiệp đã có sự
thay đổi lớn từ chế độ kế toán theo quyết định
số 15 sang chế độ kế toán theo thông tư 200,
tôn trọng bản chất giao dịch hơn hình thức
giao dịch.
Nghị định hướng dẫn Luật
Hệ thống Chuẩn mực kế toán công
Chế độ kế toán công
Chuẩn mực chung
Từng chuẩn mực cụ
thể (trong đó, chuẩn
mực báo cáo tài chính
hợp nhất)
Chứng
từ kế
toán
Sổ
sách kế
toán
Tài
khoản
kế toán
Báo cáo tài chính
(báo cáo tài
chính độc lập và
báo cáo tài chính

hợp nhất)
Luật ngân sách; Luật kế toán
Tạp chí Đại học Công nghiệp
29
Như vậy, để có thể xây dựng khung pháp
lý cho chuẩn mực kế toán công về hợp nhất
báo cáo tài chính, tác giả kiến nghị:
Đối với Quốc hội: Quốc hội cần xem
xét, đánh giá kết quả thực thi Luật ngân sách,
Luật kế toán trong xã hội để có sự điều chỉnh,
sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn và đáp ứng
hội nhập quốc tế.
Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính: cần
xây dựng lộ trình cho việc xây dựng chuẩn
mực kế toán công, bao gồm chuẩn mực báo
cáo tài chính hợp nhất công để ban hành áp
dụng, từng bước đưa kế toán nhà nước trở
thành công cụ hữu hiệu trong quản lý ngân
sách nhà nước. Tăng cường hợp tác với các
nhà khoa học để đưa tiếng nói của họ đến với
Chính phủ và Bộ Tài chính trong quá trình dự
thảo, thẩm định, ban hành và khi triển khai
thực hiện chuẩn mực kế toán công Việt Nam.
Đối với các đơn vị hành chính sự
nghiệp: qua quá trình thực hiện chế độ kế toán
công, cần mạnh dạng tập hợp những vướng
mắc, khó khăn và tồn tại của chế độ kế toán
gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
xem xét. Đây là kênh khá quan trọng phản hồi
kết quả thực thi pháp luật để việc xây dựng,

sửa đổi các chính sách của nhà nước nói chung
và chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán nói
riêng.
VI. KẾT LUẬN
Nhìn chung trong thời gian qua, Bộ Tài
chính từng bước kiện toàn chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp để đáp ứng nhu cầu quản lý
ngân sách nhà nước, cụ thể Chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo
Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ra đời thay
thế Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban
hành kèm theo Quyết định số 999-
TC/QĐ/CĐKT. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn
chế trong chế độ kế toán hành chính sự nghiệp,
trong đó việc hợp nhất báo cáo tài chính các
đơn vị hành chính sự nghiệp, các cấp chính
quyền và Chính phủ để cung cấp các thông tin
phục vụ cho việc giám sát, điều hành ngân
sách của các cấp chưa được quy định. Do đó,
yêu cầu đặt ra là cần sớm nghiên cứu để xây
dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công nói
chung và chuẩn mực kế toán công về báo cáo
tài chính hợp nhất nói riêng để triển khai thực
hiện, đáp ứng việc cung cấp thông tin cho các
đối tượng sử dụng và hội nhập quốc tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Luật Ngân sách (2002), Luật kế toán (2003); Chế độ
kế toán hành chính sự nghiệp (2006).

2. Bộ Tài chính (2007), Hệ thống Chuẩn mực kế toán công quốc tế, lưu hành nội bộ.
3. PGS.TS Phạm Văn Đăng (2010), Nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán công quốc tế và
sự khác biệt với hệ thống kế toán nhà nước Việt Nam, />toan-hcsn/272: Truy cập ngày 5/11/2013.
4. TS. Hà Thị Ngọc Hà (2009), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và Chuẩn mực kế toán
công quốc tế: khoảng cách và những việc cần làm,
Truy cập ngày 10/11/2013.
Báo cáo tài chính hợp nhất khu vực công tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
30
5. Th.S Cao Thị Cẩm Vân (2014), "Vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế hoàn thiện việc lập
và trình bày Báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam”, Tạp chí Đại học Công nghiệp
TPHCM, số 3/2014.
6. Bùi Thị Yến Linh (2014), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các cơ sở Y tế công lập
tỉnh Quảng Ngãi, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Đồng (2012), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán trong các trường Đại học
công lập ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Kim Cúc (2014), “Kế toán tài chính Việt Nam – nhìn từ khung pháp lý về kế
toán”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Kinh tế TPHCM.



×