Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.3 KB, 8 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2012-2013
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,0 điểm): Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy trình bày quá trình
xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1884? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ của
triều đình nhà Nguyễn trong quá trình đấu tranh chống Pháp?
Câu 2 (2,0 điểm): Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thi hành
chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục ở Việt Nam? Chính sách văn hóa -
giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam không? Vì sao?
Câu 3 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh những cuộc khởi nghĩa lớn trong
phong trào Cần Vương về các mặt: thời gian, địa bàn, chiến thuật, đặc điểm nổi bật?
Theo em khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay?
Câu 5 (2,0 điểm): Hãy so sánh điểm giống và khác nhau cuộc cách mạng tư sản
Anh (thế kỷ XVII) với cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỷ XVIII) ?
Câu 6 (1,0 điểm): Em hãy nêu những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Quảng
Trị qua các mốc thời gian sau: 1831, 1954, 1976, 1989 ?
……………………………………………….
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2012-2013
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,0 điểm): Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy trình bày quá trình
xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1884? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ của
triều đình nhà Nguyễn trong quá trình đấu tranh chống Pháp?
Câu 2 (2,0 điểm): Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thi hành
chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục ở Việt Nam? Chính sách văn hóa -
giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam không? Vì sao?
Câu 3 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh những cuộc khởi nghĩa lớn trong


phong trào Cần Vương về các mặt: thời gian, địa bàn, chiến thuật, đặc điểm nổi bật?
Theo em khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay?
Câu 5 (2,0 điểm): Hãy so sánh điểm giống và khác nhau cuộc cách mạng tư sản
Anh (thế kỷ XVII) với cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỷ XVIII) ?
Câu 6 (1,0 điểm): Em hãy nêu những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Quảng
Trị qua các mốc thời gian sau: 1831, 1954, 1976, 1989 ?
……………………………………………….
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2012-2013
MÔN LỊCH SỬ (VÒNG 1)
Câu 1 (2,0 điểm): Bằng những kiến thức lịch sử đã học, hãy trình bày quá trình
xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1884? Qua đó em có nhận xét gì về thái độ của
triều đình nhà Nguyễn trong quá trình đấu tranh chống Pháp?
* Quá trình xâm lược của thực dân Pháp tử 1858 – 1884: (1,5đ)
- Giữa thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước
phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh đó.
- Ngày 01/9/1858 thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược
nước ta. Nhưng sau 5 tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
- Ngày 17/2/1859 Pháp tấn công thành Gia Định.
- Đêm 23 rạng 24/2/1861 Pháp mở cuộc tấn công vào đại đồn Chí Hòa, thừa thắng
chúng chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
- Ngày 20/11/1873 Pháp đánh thành Hà Nội, sau đó chiếm một số tỉnh Bắc Kì.
- Năm 1882 Pháp mở cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ hai.
- Năm 1883 lợi dụng vua Tự Đức qua đời, Pháp mở cuộc tấn công vào Thuận An

và cửa ngõ kinh thành Huế. Triều đình nhà Nguyễn vội vàng xin đình chiến. Pháp đã cơ
bản hoàn thành công cuộc chinh phục nước ta.
* Nhận xét về thái độ của triều đình nhà Nguyễn: (0,5đ)
Trong quá trình đấu tranh chống Pháp, nhà Nguyễn luôn có chủ trương hòa hoãn
với Pháp, chứng tỏ nhà Nguyễn có thái độ nhu nhược, yếu hèn, sợ dân hơn sợ giặc.
Thái độ bảo thủ, đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của dân tộc nên để nước
ta rơi vào tay của thực dân Pháp.
………………………………………………
Câu 2 (2,0 điểm): Cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thi hành
chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục ở Việt Nam? Chính sách văn hóa -
giáo dục của Pháp có phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam không? Vì sao?
*Chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục: (1,5 điểm)
- Chính trị: (0,5đ)
+ Pháp thành lập liên bang Đông Dương gồm 5 xứ, đứng đầu là viên toàn quyền
người Pháp.
+ Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở
ở Việt Nam vẫn là làng xã do các chức dịch địa phương cai quản.
+ Bộ máy chính quyền từ trung ương dến địa phương đều do người Pháp chi phối.
- Kinh tế: (0,5đ)
+ Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân theo kiểu phát
canh thu tô.
+ Công nghiệp: tập trung khai thác than và kim loại, lập các đồn điền.
+ Giao thông vận tải: chú trọng xây dựng các tuyến đường giao thông: đường sắt,
đường bộ, đường thủy.
+ Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền về thị trường Việt Nam.
- Văn hoa, giáo dục: (0,5đ)
+ Duy trì nền giáo dục Hán học cũ, sau đó có thêm môn Tiếng Pháp.
+ Mở thêm một số trường học để đào tạo tay sai phục vụ cho việc cai trị.
* Chính sách văn hóa - giáo dục của Pháp không phải để “khai hóa văn minh”
cho người Việt Nam, vì: (0,5đ)

- Việc duy trì nền GD cũ nhằm mục đích là thực hiện chính sách nô dịch, ngu dân.
- Dạy Tiếng Pháp, mở trường học chỉ đào tạo những con em quan lại, đội ngũ tay
sai người bản xứ để phục vụ cho việc cai trị.
………………………………………………
Câu 3 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh những cuộc khởi nghĩa lớn trong
phong trào Cần Vương về các mặt: thời gian, địa bàn, chiến thuật, đặc điểm nổi bật?
Theo em khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
Nội dung Ba Đình Bãi Sậy Hương Khê
Thời gian (0,25đ) 1886-1887 1883-1892 1885-1895
Địa bàn
(0,25đ)
Gồm 3 làng: Thượng
Thọ, Mậu Thịnh, Mĩ
Khê (huyện Nga Sơn)
Khắp tỉnh Hải
Dương, Hưng Yên
4 tỉnh: Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình.
Chiến thuật
(0,5đ)
Thực hiện lối đánh
phòng thủ
Đánh du kích, lấy
ít đánh nhiều, lấy
vũ khí hiện đại của
quân địch
Chiến tranh du kích,
luôn phân tán hoạt
động, đánh địch

dưới nhiều hình thức
khác nhau.
Đặc điểm nổi bật
(0,5đ)
Thực hiện lối đánh
chiến tuyến cố định.
Chú trọng công tác
tuyên truyền, tố
cáo thực dân Pháp
Phát huy được sự
ủng hộ của nhân
dân, biết sử dụng
các phương pháp tác
chiến linh hoạt.
Khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì: (0,5đ)
+ Lãnh đạo: Là các văn thân, sĩ phu tài giỏi như Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
+ Quy mô: Rộng lớn, trải khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
+ Lối đánh: Linh hoạt vừa phòng ngự vừa chủ động tấn công.
+ Quân đội: Được chia làm 15 thứ quân, trang bị vũ khí theo kiểu Pháp.
………………………………………………
Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay?
- Trước CTTG 2 hầu hết các nước ĐNÁ (trừ Thái Lan) là thị trường thuộc địa của
thực dân tư bản phương Tây. Sau CTTG 2 phong trào giải phóng dân tộc phát triển
mạnh mẽ, các nước đã giành được độc lập. (0,25đ)
- Các nước ĐNÁ tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và đạt
những thành tựu to lớn như: Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a (0,25đ)
- Trong thời kì chiến tranh lạnh, các nước ĐNÁ có sự phân hóa trong đường lối
đối ngoại, các nước đối đầu với 3 nước Đông Dương. (0,25đ)
- Sau “chiến tranh lạnh”, 3 nước Đông Dương với các nước ĐNÁ chuyển dần sang

đối thoại và hội nhập, hiện nay đều cùng ở Hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN). (0,25đ)
………………………………………………
Câu 5 (2,0 điểm): Hãy so sánh điểm giống và khác nhau cuộc cách mạng tư sản
Anh (thế kỷ XVII) với cuộc cách mạng tư sản Pháp (thế kỷ XVIII) ?
• Giống nhau:
+ Mục đích lật đổ chế độ phong kiến, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản, mở
đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển (0,25đ)
+ Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân. (0,25đ)
+ Có ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa quốc tế lớn lao (0,25đ)
+ Đều có hạn chế là duy trì chế độ tư hữu, không giải phóng hoàn toàn cho người
lao động (0,25đ)
• Khác nhau: (mỗi nội dung 0,25 điểm)
Nội dung CM TS Anh (1642-1688) CM TS Pháp (1789-1794)
Hình thức Nội chiến Nội chiến và chống ngoại xâm
Giai cấp lãnh đạo Tư sản và quý tộc mới Đại tư sản, tiểu tư sản
Kết quả Thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến, đưa tư sản và quý tộc mới
lên nắm quyền
Lật đổ phong kiến, thiết lập chế
độ cộng hoà, đưa giai cấp tư sản
lên nắm quyền.
Tính chất Là cuộc CMTS không triệt để Là cuộc CMTS triệt để
………………………………………………
Câu 6 (1,0 điểm): Em hãy nêu những thay đổi về địa giới hành chính tỉnh Quảng
Trị qua các mốc thời gian sau: 1831, 1954, 1976, 1989 ?
+ 1831 tỉnh Quảng Trị được thành lập (0,25đ)
+ 7/1954 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, tỉnh Quảng Trị bị chia cắt. Huyện Vĩnh Linh ở
phía bắc trở thành đặc khu thuộc miền Bắc XHCN. Các huyện phía nam thuộc vùng Mỹ
và chính quyền Sài Gòn tạm chiếm (0,25đ)
+ 1976 tỉnh Quảng Trị cùng Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế nhập thành tỉnh Bình

Trị Thiên (0,25đ)
+ 1989 tỉnh Quảng Trị được tái lập lại (0,25đ)
………………………………………………
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2012-2013
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,5 điểm): Từ 1858 - 1884, triều đình nhà Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến
đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Bằng những kiến thức lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ vấn
đề trên ?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân
về: mục tiêu, hình thức, kết quả, ý nghĩa? Giải thích vì sao có sự khác nhau?
Câu 3 (1,5 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XIX? Các cuộc cải cách có nội dung gì? Vì sao nhà Nguyễn không chấp nhận các
cuộc cải cách trên?
Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao chính quyền Gia-cô-banh trong cách mạng tư sản Pháp được
gọi là chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng ?
Câu 5 (1,0 điểm): Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?
Câu 6 (1,0 điểm): Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập vào
thời gian nào? Ở đâu? Ý nghĩa của việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh
Quảng Trị ?
……………………………………………………….
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2012-2013
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,5 điểm): Từ 1858 - 1884, triều đình nhà Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến
đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Bằng những kiến thức lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ vấn
đề trên ?
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân

về: mục tiêu, hình thức, kết quả, ý nghĩa? Giải thích vì sao có sự khác nhau?
Câu 3 (1,5 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XIX? Các cuộc cải cách có nội dung gì? Vì sao nhà Nguyễn không chấp nhận các
cuộc cải cách trên?
Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao chính quyền Gia-cô-banh trong cách mạng tư sản Pháp được
gọi là chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng ?
Câu 5 (1,0 điểm): Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?
Câu 6 (1,0 điểm): Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập vào
thời gian nào? Ở đâu? Ý nghĩa của việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh
Quảng Trị ?
……………………………………………………….
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2012-2013
MÔN LỊCH SỬ (VÒNG 2)
Câu 1 (2,5 điểm): Từ 1858 - 1884, triều đình nhà Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến
đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Bằng những kiến thức lịch sử đã học em hãy làm sáng tỏ vấn
đề trên ?
(HS làm đúng hoàn cảnh, nội dung và kết quả của mỗi Hiệp ước: cho 0,5 điểm)
- Giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược
các nước phương Đông trong đó có Việt Nam. (0,25 điểm)
- Ngày 01/9/1858 thực dân pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, đến 1859 chúng tấn
công vào Gia Định và chiếm được các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Ngày 5/6/1862 triều đình kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung: (0,5 điểm)
+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và
đảo Côn Lôn.
+ Mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán.

+ Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô.
+ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
+ Pháp trả lại Vĩnh Long cho triều đình khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng
kháng chiến.
- Với hiệp ước này triều đình nhà Nguyễn bước đầu đầu hàng thực dân Pháp.
- Năm 1873 Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, nhân dân ta đã lập nên chiến thắng
Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873), triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Giáp
Tuất (15/3/1874) với nội dung: (0,5 điểm)
+ Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
+ Triều đình muốn quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào phải cho Pháp biết và
được Pháp đồng ý.
+ Pháp sẽ rút hết khỏi Bắc Kì với điều kiện chừng nào triều đình buộc dân chúng
ngừng kháng chiến.
- Với hiệp ước này triều đình đã mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ,
ngoại giao và thương mại.
- Ngày 18/8/1883 Pháp tấn công vào Thuận An, triều đình Huế hoảng hốt xin đình
chiến và chấp nhận kí với Pháp hiệp ước Hác-Măng (25/8/1883), nội dung: (0,5 điểm)
+ Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở các tỉnh Bắc và Trung
Kì, cắt tỉnh Bình Thuận sáp nhập Nam Kì, Thanh - Nghệ - Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì.
+ Triều đình cai quản Trung Kì nhưng mọi việc phải qua viên Khâm sứ Pháp.
+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm.
+ Triều đình rút hết quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
- Như vậy với hiệp ước này triều đình Huế đã cơ bản đầu hàng thực dân Pháp.
- Sau khi dập tắt phong trào k/chiến, buộc nhà Thanh rút khỏi Bắc Kì, muốn xoa
dịu lòng dân, Pháp buộc triều đình kí hiệp ước Pa-tơ-nôt (6/6/1884), nội dung: (0,5 đ)
+ Cơ bản giống hiệp ước Hác-Măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực
Trung Kì.
- Với hiệp ước Pa-tơ-nốt, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân
Pháp, biến nước ta từ một nước độc lập đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Qua đó chứng tỏ từ 1858 đến 1884, triều đình nhà Nguyễn đi từ đầu hàng từng

bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. (0,25 điểm)
…………………………………………………
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy lập bảng so sánh phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân
về: mục tiêu, hình thức, kết quả, ý nghĩa? Giải thích vì sao có sự khác nhau?
* Lập bảng so sánh phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân:
Nội dung Phong trào Đông Du Phong trào Duy Tân
Mục tiêu
(0,5 điểm)
Xác định TD Pháp là kẻ thù cần
đánh đuổi, khôi phục chế độ PK
Coi PK là kẻ thù trước mắt nên phải
đánh đuổi để canh tân đất nước
Hình thức
(0,5 điểm)
Vũ trang bạo động, cầu viện nước
ngoài
Cải cách, canh tân đất nước, mở
mang XH sau đó đánh đuổi Pháp
Kết quả
(0,25 đ)
Thất bại Thất bại
Ý nghĩa
(0,25 đ)
Cách mạng VN bắt đầu hướng ra
thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn
đề thời đại
Góp phần tấn công vào chế độ phong
kiến
* Có sự khác nhau đó, vì: (0,5 điểm)
- Phan Bội Châu xuất thân từ vùng quê có truyền thống đấu tranh vũ trang chống

Pháp, Phan Châu Trinh lớn lên ở vùng đất chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo.
- Chịu sự tác động của các khuynh hướng cứu nước trên thế giới khác nhau và khả
năng nhận thức của mỗi ông khác nhau.
…………………………………………………
Câu 3 (1,5 điểm): Nguyên nhân nào dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa
cuối thế kỷ XIX? Các cuộc cải cách có nội dung gì? Vì sao nhà Nguyễn không chấp nhận các
cuộc cải cách trên?
* Nguyên nhân: (0,5 điểm)
- Đất nước ngày càng nguy khốn.
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, các sĩ phu đề xướng cải cách để tạo ra
thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược.
* Nội dung: (0,5 điểm)
- Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội tiêu biểu:
+ Năm 1863 – 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách về
nhiều mặt nhưng đều bị cự tuyệt.
+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” để chấn hưng
dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước nhưng không được nhà Nguyễn chấp nhận.
* Nhà nguyễn không chấp nhận, vì: (0,5 điểm)
- Những cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong,
chưa đụng chạm đến vấn đề mâu thuẫn của xã hội Việt Nam.
- Nhà Nguyễn bảo thủ, từ chối mọi cải cách kể cả những cải cách có thể thực hiện
được.
…………………………………………………
Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao chính quyền Gia-cô-banh trong cách mạng tư sản Pháp được
gọi là chính quyền chuyên chính dân chủ cách mạng ?
- Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy lật đổ phái Gi-rông-đanh đưa phái
Gia-cô-banh lên nắm quyền (2/6/1793). (0,25 điểm)
- Trước những khó khăn thử thách nghiêm trọng, chính quyền Gia-cô-banh đã đưa
ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả. (0,25 điểm)
- Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân, tịch thu ruộng đất

bán cho nông dân theo lối trả dần trong vòng 10 năm, thủ tiêu đặc quyền PK (0,25 đ)
- Ban hành sắc lệnh “ ổng động viên” (0,25 điểm)
- Thông qua Hiến pháp 1793 quy định nước Pháp là nước cộng hoà mở rộng dân
chủ (0,25 điểm)
- Xoá nạn đầu cơ tích trữ (0,25 điểm)
- Trấn áp bọn phản cách mạng, lập lại trật tự kỉ cương (0,25 điểm)
- Hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao
(0,25 điểm)
…………………………………………………
Câu 5 (1,0 điểm): Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN ?
* Cơ hội:
- Việt Nam được hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, có điều kiện để giao lưu phát
triển kinh tế, văn hoá KH-KT với các nước, tạo điều kiện cho Việt Nam thu dần khoảng
cách phát triển với các nước trong khu vực (0,25 điểm)
- Tiếp thu những thành tựu KH-KT tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm và cơ hội giúp
cho Việt Nam vươn ra thị trường thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế (0,25 điểm)
* Thách thức:
- Phải cạch tranh với các nước, nếu không tận dụng được cơ hội sẽ bị tụt hậu, chậm
tiến (0,25 điểm)
- Nền kinh tế Việt Nam còn nghèo, văn hoá, khoa học kỹ thuật còn thấp, vấn đề an
ninh ổn định trong khu vực dễ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc (0,25 điểm)
…………………………………………………
Câu 6 (1,0 điểm): Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập vào
thời gian nào? Ở đâu? Ý nghĩa của việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh
Quảng Trị ?
- Thành lập vào ngày 21/4/1930 (0,25 điểm)
- Tại nhà ông Nguyễn Phu làng Đại Hào, Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị.
(0,25 điểm)
- Ý nghĩa: Là một bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Quảng Trị, đánh dấu sự lớn

mạnh của phong trào cách mạng trên địa bàn toàn tỉnh (0,25 điểm)
- Từ đây ở Quảng Trị có một chính Đảng để lãnh đạo nhân dân chống kẻ thù để
giải phóng quê hương, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Quảng Trị.(0,25 điểm)
…………………………………………………

×