Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.27 KB, 6 trang )



PHÒNG GD&
ĐT HÀ TRUNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
Năm học: 2012 - 2013
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 01/11/2012



I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8,0 ĐIỂM)
Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu các sự kiện lịch sử thế giới tiêu biểu tương ứng với các mốc thời gian sau:
07/11/1917; 01/10/1949; 01/01/1959; 08/8/1967.
Ý nghĩa của sự kiện diễn ra ngày 01/10/1949 ?
Câu 2: (4,0 điểm):
Vì sao CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ ? Sự sụp đổ đó đã để lại những bài
học kinh nghiệm gì cho cách mạng thế giới ?
Câu 3: (2,0 điểm):
Theo em mục tiêu đấu tranh của các nước châu Á, châu Phi có gì khác so với Mỹ
La-tinh ? Nguyên nhân nào dẫn tới sự khác nhau đó ?

II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (10,0 ĐIỂM)

Câu 4: (4,0 điểm):
Từ câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam
mới hết người Nam đánh Tây", em hãy dùng thực tế phong trào kháng chiến chống
Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX để chứng minh nhận định trên ?


Câu 5: (2,0 điểm):
Ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Yên Thế (1884- 1913). Giải thích vì sao
phong trào nông dân Yên Thế lại tồn tại thời gian dài gần 30 năm ?
Câu 6: (4,0 điểm):
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh nào ? Nêu hoạt
động của người từ năm 1911 đến năm 1917. Việc lựa chọn con đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước trước đó ?

III. PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (2,0 ĐIỂM)

Câu 7: (2,0 điểm):
Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược do người Thanh Hoá lãnh đạo từ thế kỉ III đến thế kỉ XV theo nội dung
sau: tên cuộc khởi nghĩa, thời gian khởi nghĩa, lãnh đạo, kết quả?

• Đề thi gồm có 01 trang, 07 câu.
• Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.

__________HẾT__________
Số báo danh




2

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 9


NỘI DUNG BÀI LÀM
Câu
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 8,0 Điểm)
ĐIỂM
C¸c sù kiÖn lÞch sö thÕ giíi tiªu biÓu t−¬ng øng víi c¸c mèc thêi
gian sau:
1,0
- 07/11/1917: Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
- 01/10/1949: Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
- 01/01/1959: Cách mạng Cu-ba thành công.
- 08/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập.
0,25
0,25
0,25
0,25
Sự kiện ngày 01/ 10/ 1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra
đời có ý nghĩa to lớn sau:
1,0
Câu 1
2,0 điểm

- Đối với Trung Quốc: Kết thúc gần 100 năm đô hộ của đế quốc và
hơn 1000 năm nô dịch của phong kiến, đưa đất nước Trung Quốc
bước vào kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
- Đối với thế giới: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đã
tăng cường lực lượng cho phe XHCN, hệ thống XHCN được nối liền
từ châu Âu sang châu Á; ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng

dân tộc ở châu Á, đặc biệt là ở Đông Nam Á


0,5



0,5
Nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu:
2,0
+ Đã xây dựng mô hình CNXH chứa đựng nhiều sai lầm và thiếu
sót, không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt: Kinh tế,
xã hội, thiếu dân chủ, thiếu công bằng, chưa công khai
+ Chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới. Khi
tiến hành sửa chữa, thay đổi thì lại phạm phải những sai lầm nghiêm
trọng như: Rời bỏ nguyên lý đúng đắn của CN Mác - Lê-nin, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện đa nguyên về chính trị,
đa đảng cầm quyền
+ Những sai lầm, sự tha hóa về phẩm chất chính trị, đạo đức cách
mạng của một số nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước ở một số nước
XHCN đã làm biến dạng CNXH, làm mất lòng tin, gây bất mãn trong
quần chúng nhân dân
+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài
nước

0,5





0,5




0,5

0,5

Câu 2
4,0 điểm

Bài học kinh nghiệm:
2,0


3

+ Phải tập trung cải cách về kinh tế, vì đây chính là nguồn gốc của
mọi sự mâu thuẫn
+ Phải nhanh chóng sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm. Phải lấy
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm kim chỉ nam cho mọi hành động, không
được xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
+ Cần xây dựng đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, trung thành với lý
tưởng của đảng, với nhân dân. Phục vụ vì lợi ích của nhân dân lao
động chân chính
+ Luôn luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu, những thủ
đoạn của kẻ thù cả trong và ngoài nước
0,5



0,5


0,5

0,5
a. Mục tiêu đấu tranh của các nước châu Á, châu Phi khác Mỹ
La-tinh:
1,0
+ Châu Á, châu Phi là đánh đổ đế quốc nhằm giành lại độc lập cho
dân tộc
+ Khu vực Mỹ La-tinh là đấu tranh để thoát khỏi sự lệ thuộc vào
Mỹ và các thế lực đế quốc
0,5

0,5

b. Nguyên nhân:
1,0
Câu 3:
2,0 điểm

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á, châu Phi vẫn
là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc thực dân,
mất độc lập, vì vậy mục tiêu đấu tranh là đánh đổ đế quốc, giành lại
độc lập cho dân tộc
+ Các nước Mĩ- La-tinh, ngay sau khi giành được độc lập từ tay
thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vào đầu thế kỉ XIX thì lại rơi vào
vòng lệ thuộc của đế quốc Mĩ, bị Mĩ biến thành "sân sau" và lệ thuộc

vào các thế lực đế quốc. Vì vậy mục tiêu đấu tranh là thoát khỏi sự lệ
thuộc vào Mĩ và các thế lực đế quốc


0,5




0,5


II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (10 Điểm)

a. Trước khi triều đình đầu hàng:
2,5
Câu 4
4,0 điểm

- Khi Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858: Quân dân cả nước sôi
sục khí thế chiến đấu. Tại Đà Nẵng, quần chúng nhân dân đã đứng
dậy chiến đấu cùng với sự anh dũng chống trả của quân triều đình
dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, đã làm thất bại âm mưu
“đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp
- Khi Pháp tấn công Gia Định: Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu
của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông( 1861). Trương Định lãnh đạo cuộc
khởi nghĩa làm cho địch thất điên bát đảo
- Tại 6 tỉnh Nam Kỳ: Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra
ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Rạch Giá, Hà
Tiên Nhiều lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan

Liêm, Nguyễn Trung Trực
- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần I (1873): Nhân dân Hà
Nội anh dũng đứng lên kháng chiến, các toán nghĩa binh quấy rối
địch, chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà Tại các tỉnh đồng bằng có



0,5


0,5



0,5






4

căn cứ kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn
Nghị Ngày 21/12/1873 phục kích Cầu Giấy giết chết Gác-ni-ê và
nhiều sĩ quan binh lính Pháp
- Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần II: Nhân dân Hà Nội tự đốt nhà
tạo thành bức tường lửa ngăn giặc. Hàng ngàn người tụ tập đội ngũ tại
đình Quảng Văn để đánh giặc. Tại các tỉnh nhân dân đắp đập cắm kè
làm hầm chông chống giặc Ngày 19/5/1883 phục kích Cầu Giấy giết

chết Ri-vi-e và nhiều lính Pháp.
0,5




0,5
b. Sau khi triều đình đã đầu hàng:

1,5
- Nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành dưới sự lãnh
đạo của các quan lại phe chủ chiến như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ
Hiền
- Hưởng ứng chiếu Cần Vương hàng trăm các cuộc khởi nghĩa
đã nổ ra trên phạm vi rộng lớn. Tiêu biểu: Khởi nghĩa Hương Khê
(1885-1895), khởi nghĩa Ba Đình(1886-1887), khởi nghĩa Bãi Sậy
(1883-1892)
- Như vậy ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược
nước ta, nhân dân ta đã kháng chiến chống giặc với tinh thần người
trước ngã xuống người sau đứng lên, quyết tâm tiêu diệt giặc, bảo vệ
quê hương, Tổ quốc đúng như lời Nguyễn Trung Trực đã nói.

0,5



0,5




0,5
a. Ý nghĩa lịch sử:
0,75
- Ghi thêm trang sử vàng trong lịch sử chống Pháp, nêu cao truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc
- Gây tổn thất nặng nề cho Pháp, làm chậm quá trình xâm lược và
bình định Việt Nam của Pháp
- Nêu cao tinh thần anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân
ta nhất là nông dân, qua đó chứng minh khả năng cách mạng hùng hậu
của nông dân
0,25

0,25


0,25

b. Phong trào nông dân Yên Thế tồn tại được gần 30 năm vì:
1,25
Câu 5
2,0 điểm

- Tinh thần chiến đấu ngoan cường, bất khuất của nghĩa quân cộng
với sự ủng hộ của nhân dân
- Sự mưu trí tài giỏi của các chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là
Hoàng Hoa Thám:
+ Chọn địa bàn thích hợp với cách đánh du kích, di chuyển trên
địa bàn rộng, biết kịp thời phân tán lực lượng để tập kích làm tiêu hao
sinh lực địch
+

Sách lược khôn khéo, có thời kì thương lượng, giảng hoà với
Pháp, tranh thủ thời gian hoà hoãn để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho
cuộc chiến đấu mới
+ Cách đánh giặc độc đáo: bí mật, cơ động, bất ngờ, hiệu quả cao

0,25

0,25


0,25


0,25

0,25
Câu 6
a. Hoàn cảnh: 1,0


5

+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại L
àng Kim Liên
(Nam Đàn - Nghệ An). Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu
nước và lớn lên trên mảnh đất quê hương có truyền thống yêu nước
quận cường, đấu tranh bất khuất. Người chứng kiến sự thất bại của
hàng loạt phong trào yêu nước và được tiếp xúc với nhiều nhà cách
mạng đương thời. Vì vậy, từ rất sớm, Nguyễn Tất Thành sớm có lòng
yêu nước

+ Tuy Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần đấu tranh chống
Pháp của các bậc tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành
con đường cứu nước của họ vì con đường cứu nước đó không phù
hợp với hoàn cảnh đất nước, thậm chí đã thất bại. Vì vậy, Nguyễn Tất
Thành quyết trí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc



0,5







0,5
b. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
1,5
+ Ngày 5-6-1911 đến 1917: Tại bến cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất
Thành ra đi tìm đường cứu nước ; Người đã đi nhiều nơi ở Châu Phi,
Châu Âu, Châu Mĩ và làm nhiều nghề để kiếm sống
+ Năm 1917: Trở lại Pháp, hoạt động và học tập trong phong trào
công nhân và lao động Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng
tháng Mười Nga
+ Tại Pháp, Người đã tham gia và hoạt động trong hội những người
Việt Nam yêu nước ở Pa-ri, Viết báo, truyền đơn, diễn thuyết tố cáo
Thực dân Pháp
0,5



0,5


0,5
c. Con đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành:
1,5
4,0 điểm

+ Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong
muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến,
hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản,
thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa
+ Hướng đi của Nguyễn Tất Thành lại khác, Người sang phương
Tây, nơi được mệnh danh là nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái,
có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển. Cách của Người là đi
vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ, đoàn kết họ đứng dậy
đấu tranh
+ Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm các cuộc
cách mạng mới nhất của thời đại. Cuối cùng, người bắt gặp Cách
mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường CMVS


0,5




0,5




0,5

III. PHẦN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (2,0 điểm)

Câu 7
2,0
điểm
T
T
Tên cuộc
khởi nghĩa
Lãnh đạo Giặc
ngoại
xâm
Thời
gian
Kết quả
1 Khởi nghĩa
Bà Triệu
Triệu Thị
Trinh
Quân
Ngô
248 Thất bại
2 Khởi nghĩa Dương Quân 931 Đất nước giành





0,5



6

Dương Đình
Nghệ
Đình Nghệ Nam
Hán
quyền tự chủ
3 Kháng chiến
chống Tống
Lê Hoàn Quân
Tống
981 Đất nước độc lập-
triều Tiền Lê
thành lập
4 Khởi nghĩa
Lam Sơn
Lê Lợi Quân
Minh
1418-
1427
Đất nước độc lập-
triều Lê Sơ thành
lập



0,5


0,5


0,5


Lưu ý: Giám khảo cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm trong quá trình chấm,
không dập khuôn máy móc.

×