Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.75 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2011-2012
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (1,5 điểm):
Em có nhận xét gì về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách
mạng tư sản Pháp? Vì sao cách mạng Pháp (1789-1794) được xem là cuộc cách
mạng tiêu biểu nhất thời cận đại ?

Câu 2 (1,5 điểm):
“Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập và phát triển
đã mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. Bằng những
kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân về tổ chức này em hãy làm sáng tỏ
vấn đề trên.
Câu 3 (2,5 điểm):
Em hãy lập bảng so sánh thái độ của nhà Nguyễn và thái độ của nhân dân
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo các nội dung: Chủ
trương, chuẩn bị, biện pháp đấu tranh, kết quả ? Tại sao có sự khác nhau đó ?
Câu 4 (2,0 điểm):
Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm
đường cứu nước đến năm 1917? Theo em hướng đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành có gì khác với Phan Bội Châu ?
Câu 5 (2,5 điểm):
Em hãy lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào nông dân
Yên Thế (Điều kiện lịch sử, lãnh đạo, lực lượng, quy mô, mục tiêu, kết quả ý
nghĩa)? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu dài nhất ?
……………………………………………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 1
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ


NĂM HỌC 2011-2012
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (1,5 điểm):
Bằng những sự kiện lịch sử, em hãy chứng minh cuộc chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là cuộc cách mạng tư sản và là cuộc
“cách mạng chưa đến nơi” ?
Câu 2 (1,5 điểm):
Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ
1945 đến nay? Nêu ý nghĩa và đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc từ sau 1945 đến nay ?

Câu 3 (2,5 điểm):
Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau về: (chủ trương, mục
đích, hoạt động) giữa hai phong trào yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh? Phong trào Đông Du đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam ?
Câu 4 (2,5 điểm):
Bằng những kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng niên biểu về những
sự kiện đã diễn ra ở Việt Nam:
Thời gian Nội dung cơ bản Kết quả
20/11/1873
21/12/1873
15/3/1874
25/4/1882
19/5/1883
17/7/1883
25/8/1883
Câu 5 (2,0 điểm):
Thế nào là phong trào Cần Vương? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Theo em khởi nghĩa Hương Khê có

những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần
Vương?
……………………………………………….
ĐỀ CHÍNH THỨC
VÒNG 2
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2011-2012
MÔN LỊCH SỬ (VÒNG 1)
Câu 1 (1,5 điểm):
Em có nhận xét gì về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc cách
mạng tư sản Pháp? Vì sao cách mạng Pháp (1789-1794) được xem là cuộc cách
mạng tiêu biểu nhất thời cận đại ?
a. Nhận xét về động lực của cách mạng tư sản Pháp: (0,5điểm)
Động lực thúc đẩy cách mạng Pháp chính là vai trò quan trọng của quần
chúng nhân dân thể hiện ở những sự kiện:
- Do sức mạnh của quần chúng nhân dân tấn công vào ngục Baxti ngày
14/7/1789 mở đầu cách mạng thắng lợi.
- Do thái độ kiên quyết của nhân dân tấn công vào cung vua, bắt giam Vua
và Hoàng hậu nên chế độ quân chủ sụp đổ.
- Khi cách mạng Pháp lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng (1793) quần
chúng nhân dân đã đứng dậy khởi nghĩa (2/6/1793) đưa cách mạng sang giai
đoạn cao nhất - giai đoạn chuyên chính dân chủ Gia cô banh
b. Cách mạng Pháp (1789-1794) được xem là cuộc cách mạng tiêu biểu nhất
thời cận đại: (1,0 điểm)
- Là cuộc đối đầu giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng tiêu biểu
nhất ở châu Âu chống nội phản, ngoại xâm.
- Là cuộc cách mạng về quyền con người, để lại cho nhân loại bản Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền.
- Là cuộc cách mạng được chuẩn bị khá toàn diện về kinh tế, chính trị xã
hội, tư tưởng và đạt nhiều kết quả cao hơn.

- Quần chúng nhân dân là động lực chính thúc đẩy cách mạng tiến lên.
- Là cuộc cách mạng lật đổ chế độ PK đưa TS lên cầm quyền, tạo điều
kiện TBCN phát triển.
- Đã xây dựng được mô hình nhà nước dân chủ tư sản, có ảnh hưởng sâu
rộng đến toàn thế giới.
=> Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng toàn diện và triệt để nhất vì
nó đã hoàn thành các nhiệm vụ dân tộc và dân chủ tư sản. Cách mạng 1789 là
cuộc cách mạng có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lịch sử thế giới, để lại
dấu ấn ở Châu Âu trong suốt thế kỷ XIX và sang cả thế kỷ XX, được Lê-nin
đánh giá là "Đại cách mạng Pháp". Những tư tưởng, ý nghĩa cách mạng Pháp
vẫn còn có giá trị trong thời đại ngày nay.
Câu 2 (1,5 điểm):
“Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập và phát triển
đã mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”. Bằng những
kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân về tổ chức này em hãy làm sáng tỏ
vấn đề trên.
a. Sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): (0,5đ)
- Sau khi dành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, văn
hóa - xã hội 1 số nước ĐNÁ có chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu
vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các
cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
Ngày 08/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành
lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xia, Ma-lai-
xi-a, Thái-Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
- Trong thời kì đầu mới thành lập ASEAN có 2 văn kiện quan trọng là:
+ “Tuyên bố Băng Cốc” (tháng 8/1967) xác định mục tiêu của ASEAN là
tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các thành viên trên tinh thần duy trì
hoà bình và ổn định khu vực
+ “Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA” - Hiệp ước Ba-li (tháng
2/1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành

viên
b. Sự phát triển của ASEAN: (0,5đ)
Phát triển về số lượng: (0,25đ)
- Từ đầu những năm 80 TK XX, do “vấn đề Cam-pu-chia” quan hệ giữa
các nước ASEAN và 3 nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau.
Sau chiến tranh lạnh, nhất là khi “vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết, tình
hình ĐNA đã được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng các
thành viên của Hiệp hội. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN:
+ Tháng 01/1984 Bru-nay gia nhập ASEAN
+ Tháng 7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN
+ Tháng 9/1997 Lào và My-an-ma gia nhập ASEAN
+ Tháng 4/1999 Cam-pu-chia gia nhập ASEAN.
Phát triển về chất lượng: (0,25đ)
- Hiện nay ASEAN có 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức
khu vực ngày càng có uy tín.
+ Năm 1992 các nước ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành Khu
vực mậu dịch tự do (AFTA).
+ Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia
của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực để cùng nhau hợp tác, phát triển.
- Lịch sử Đông Nam Á bước sang thời kỳ mới, nền kinh tế các nước
ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như
Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan
c. Quan hệ Viêt nam với ASEAN: (0,5đ)
- Mối quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN có lúc căng thẳng, lúc hòa
dịu, tùy theo tình hình thay đổi của thế giới và khu vực
- Từ năm 1978 trở về trước, do Mĩ gây chiến tranh ở Đông Dương và “vấn
đề Cam-pu-chia” nên quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN trở nên căng
thẳng, đối đầu nhau.
- Cuối những năm 80 của thế kỉ XX, sau khi “vấn đề Cam-pu-chia” được
giải quyết, quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN chuyển sang hợp tác đối

thoại
- Ngày 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Viêt Nam và
các nước ASEAN tăng cường giao lưu trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa và khoa học kĩ thuật
Câu 3 (2,5 điểm):
Em hãy lập bảng so sánh thái độ của nhà Nguyễn và thái độ của nhân dân
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược theo các nội dung: Chủ
trương, chuẩn bị, biện pháp đấu tranh, kết quả ? Tại sao có sự khác nhau đó ?
Nội dung Thái độ của triều đình nhà
Nguyễn
Thái độ của nhân dân
Chủ trương
0,5đ
-Lúc đầu chủ trương chống Pháp.
- Về sau chủ trương hòa hoãn,
thương lượng rồi đi đến đầu
hàng.
- Kiên quyết chống Pháp ngay từ
đầu, cùng triều đình chống Pháp.
- Khi triều đình nhượng bộ vẫn tự
động đứng lên chống Pháp.
Chuẩn bị
0,5đ
- Lúc đầu có phòng ngự, cử quan
triều đình tổ chức chống Pháp tại
Đà Nẵng, Gia Định…
- Về sau chỉ lo thương thuyết
- Nhân dân tự động chuẩn bị nhân
lực, lương thực… cho cuộc kháng
chiến.

Biện pháp
đấu tranh
0,5đ
- Lúc đầu đấu tranh vũ trang.
- Về sau đấu tranh chính trị, chủ
yếu thương thuyết.
- Đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
- Ngoài ra còn có hình thức khác
như chiến đấu bằng ngòi bút.
Kết quả
0,5đ
- Lúc đầu gây cho Pháp nhiều
khó khăn.
- Về sau đi từ nhượng bộ này đến
nhượng bộ khác rồi đầu hàng
hoàn toàn.
- Làm thất bại kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của Pháp và
thể hiện tinh thần đấu tranh kiên
cường, bất khuất của dân tộc.
* Sở dĩ có sự khác nhau là vì:
Nhà Nguyễn: 0,25đ
- Hèn nhát, nhu nhược, đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của dân
tộc… Phải đứng trước hai kẻ thù là Pháp và nông dân nên thỏa hiệp để nước ta
rơi vào tay của Pháp.
Nhân dân: 0,25đ
- Chỉ có sự lựa chọn là vũ trang chống ngoại xâm nên nhiệt tình, kiên
quyết đấu tranh, các phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục.
Câu 4 (2,0 điểm):
Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm

đường cứu nước đến năm 1917? Theo em hướng đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành có gì khác với Phan Bội Châu ?
* Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường
cứu nước đến năm 1917:
- Nguyến Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu
nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 0,25đ
- Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước rơi vào tay TDP, nhiều cuộc khởi
nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại, NTT không tán thành con đường cứu nước của
các bậc tiền bối đi trước nên quyết định ra đi tìm đường cứu nước. 0,25đ
- 05/6/1911, tại cảng Nhà Rồng, NTT xuống làm phu bếp cho tàu Đô đốc
La-tu-sơ Tơ-rê-vin để có cơ hội sang phương Tây tìm đường cứu nước. 0,25đ
- Năm 1917, NTT trở lại Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người
Việt Nam yêu nước. Tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân
Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. 0,25đ
* Hướng đi tìm đường cứu nước của NTT khác với Phan Bội Châu:
- Nguyễn Tất Thành: Chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh
danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học văn minh phát triển. NTT
tìm hiểu tất cả các giai cấp, tầng lớp và giác ngộ họ đứng lên đấu tranh giành độc
lập bằng sức mạnh của mình là chính. Từ đó, đã bắt gặp chân lí của CM tháng
Mười Nga, đó chính là con đường cứu nước duy nhất đúng đối với dân tộc. 0,5đ
- Phan Bội Châu: Đi sang phương Đông, vì Nhật thoát khỏi số phận của
1 thuộc địa và là nước “đồng chủng, đồng văn” nên cụ Phan sang Nhật nhờ giúp
đỡ. Phương pháp của cụ là vận động, tổ chức bạo động vũ trang. 0,5đ
Câu 5 (2,5 điểm):
Em hãy lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào nông dân
Yên Thế (Điều kiện lịch sử, lãnh đạo, lực lượng, quy mô, mục tiêu, kết quả ý
nghĩa)? Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu dài nhất ?
*Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào nông dân
Yên Thế?
Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào nông dân Yên Thế

Điều kiện
lịch sử
0,5đ
- Sau vụ biến kinh thành thất bại,
TTThuyết đưa vua Hàm Nghi chạy
ra căn cứ Tân Sở (Q.Trị). Tại đây,
ngày 13/7/1885 ông nhân danh vua
Hàm Nghi ra “chiếu cần vương”,
kêu gọi văn thân và nhân dân đứng
lên giúp vua cứu nước. Từ đó, một
phong trào yêu nước chống xâm
lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài
đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là
phong trào Cần Vương.
- Pháp căn bản hoàn thành xâm
lược Việt Nam, mở rộng quy
mô chiếm đóng lên các tỉnh
miền núi phía Bắc.
- Pháp tiến hành khai thác thuộc
địa lần thứ nhất.
Lãnh đạo
0,25đ
Văn thân sĩ phu yêu nước Nông dân
Lực lượng
0,25đ
Văn thân sĩ phu yêu nước, nông
dân, dân tộc ít người…
Chủ yếu là nông dân
Mục tiêu Đánh đuổi Pháp, giành độc lập dân Đánh đuổi pháp, bảo vệ quê
0,25đ tộc, khôi phục lại chế độ p/kiến hương đất nước.

Quy mô
0,25đ
Rộng khắp cực nam trung Bộ đến
các tỉnh biên giới phía Bắc
Chủ yếu ở các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc.
Kết quả ý
nghĩa
0,5đ
- Gây cho Pháp nhiều tổn thất to
lớn, buộc Pháp mất 11 năm mới
bình định xong VN.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu
tranh kiên cường,bất khuất của các
văn thân sĩ phu yêu nước và nhân
dân Việt Nam.
- Gây cho Pháp nhiều tổn thất to
lớn, buộc Pháp mất 30 năm mới
chiếm xong các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc.
- Thể hiện tinh thần yêu nước,
sức mạnh to lớn của nông dân
VN.
* Khởi nghĩa Yên Thế tồn tại lâu dài nhất vì: 0,5đ
- Tinh thần chiến đấu bất khuất của nghĩa quân, nghĩa quân biết dựa vào
sự ủng hộ của nhân dân để chống Pháp.
- Sự mưu trí, tài giỏi của chỉ huy, đứng đầu là Hoàng Hoa Thám đã chọn
địa bàn thích hợp, sử dụng sách lược khôn khéo, cách đánh giặc độc đáo, bí mật,
cơ động, bất ngờ, đạt hiệu quả cao.
…………………………………………….

PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2011-2012
MÔN LỊCH SỬ (VÒNG 2)
Câu 1 (1,5 điểm):
Bằng những sự kiện lịch sử, em hãy chứng minh cuộc chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là cuộc cách mạng tư sản và là cuộc
“cách mạng chưa đến nơi” ?
a. Những sự kiện chính trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ: (0,5điểm)
THỜI GIAN NHỮNG SỰ KIỆN TIÊU BIỂU
- Giữa TK XVIII
- Tháng 12/1773
- Tháng 4/1774
- Tháng 4/1775
- Ngày 04/7/1776
- Ngày17/10/1777
- Năm 1783
- Kinh tế TBCN Bắc Mĩ phát triển bị thực dân Anh ngăn cản
- Sự kiện cảng Bôtxtơn… nh/dân phản kháng thực dân Anh
- Đại hội Phi la đen phi a nhân dân BM >< chính quốc Anh.
- Chiến tranh bùng nổ
- Bản Tuyên ngôn độc lâp ra đời
- Chiến thắng Xaratôga
- Hiệp ước Vec-xai…
b. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
cuộc ch/tranh giải phóng dân tộc đồng thời là cuộc CM tư sản: (0,5điểm)
+ Đã giải phóng nh/dân Bắc Mĩ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
+ Thiết lập quốc gia tư sản độc lập ở Bắc Mĩ: Hợp chủng quốc Mĩ. Thành
lập nền Cộng hòa.
+ Gạt bỏ mọi trở ngại của chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất tư

bản chủ nghĩa, thống nhất thị trường dân tộc
c. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là
cuộc “cách mạng chưa đến nơi”: (0,5điểm)
+ Cuộc cách mạng chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
* Những điểm hạn chế của hiến pháp 1787 của Mĩ:
Chưa có điều lệ thủ tiêu chế độ nô lệ, không nghiêm cấm buôn bán nô lệ.
Khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng, duy trì bóc
lột công nhân làm thuê. Do đó không thể có sự bình đẳng thực sự trong xã hội
Câu 2 (1,5 điểm):
Dựa vào sự hiểu biết của em, hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ
1945 đến nay? Nêu ý nghĩa và đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc từ sau 1945 đến nay ?
a. Các bước phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và
sự tan rã của hệ thống thuộc địa từ 1945 đến nay: (0,5 điểm)
CÁC G.ĐOẠN KẾT QUẢ CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂNTỘC
Từ năm 1945
đến giữa những
- Châu Á: Inđônêxia tuyên bố độc lập (17/8/1945), Việt Nam
(02/9/1945), Lào (12/10/1945), Ấn Độ (1946-1950)
năm 60 của thế
kỉ XX
- Châu Phi: Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954-1962), năm 1960
“Năm châu Phi” 17 nước châu Phi dành độc lập.
- Mĩ La tinh: Cu ba (1959)
-> Đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX hệ thống thuộc địa
của CNĐQ căn bản bị sụp đổ
Từ năm 60 đến
giữa những năm
70 của thế kỉ XX

- Các thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi đã giành được độc
lập: Ghi-nê-Bít-xao (9/1974), Mô-dăm-bich (6/1975), Ăng-gô-
la (11/1975).
Từ năm 70 đến
giữa những năm
90 của thế kỉ XX
Nhân dân các nước châu Phi giành được chính quyền: Rô-đê-di
a (1980), Tây Nam Phi (1990), Cộng hoà Nam Phi (1993).
-> Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc sau hàng thế kỉ tồn tại.
Hệ thống thuộc địa của CN đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
b. Ý nghĩa của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: (0,5 điểm)
- Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La
Tinh đã đập tan hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, xoá bỏ hoàn toàn chủ
nghĩa Apacthai
- Thành lập hàng loạt nhà nước độc lập, làm thay đổi căn bản bộ mặt của
các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh, đưa lịch sử các nước sang trang mới trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước
- Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La
Tinh đã góp phần quan trọng và thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử nhân
loại phát triển sang giai đoạn mới…
c. Đặc điểm phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh
thế giới thứ 2: (0,5 điểm)
- Phong trào diễn ra sôi nổi ở khắp các châu lục Á, Phi và Mĩ La Tinh.
- Nhiều quốc gia độc lập ra đời làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa
đế quốc bị sụp đổ hoàn toàn.
- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, quyền tự do dân chủ của người da
đen được thừa nhận.

Câu 3 (2,5 điểm):
Em hãy so sánh những điểm giống và khác nhau về: (chủ trương, mục

đích, hoạt động) giữa hai phong trào yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh? Phong trào Đông Du đã để lại bài học gì cho cách mạng Việt Nam ?
* Những điểm giống và khác về (chủ trương, mục đích, hoạt động)
giữa hai phong trào yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
*Giống: 0,5đ
- Đều là những phong trào theo xu hướng cứu nước mới: Dân chủ tư sản.
- Tất cả các phong trào đều thất bại do con đường cứu nước chưa đúng
đắn, thiếu một lực lượng tiên tiến lãnh đạo.
- Thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất của dân tộc.
- Còn chịu nhiều ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến.
*Khác:
Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
Chủ trương
0,5đ
Dùng bạo động vũ trang
đánh đuổi Pháp, tranh thủ sự
ủng hộ từ nước ngoài trước
hết là Nhật
Nâng cao dân trí, dân quyền, vận
động cải cách trong nước. mở mang
ngành công nghiệp tự cường.
Mục đích
0,5đ
Đánh đuổi thực dân Pháp,
giành độc lập dân tộc.
Vạch trần sự thối nát của phong
kiến, yêu cầu Pháp thay đổi chính
sách thống trị.
Hoạt động
0,5đ

Sang Nhật cầu viện, đưa 200
thanh thiếu niên sang Nhật
du học, chuẩn bị lực lượng
chống Pháp.
Mở trường học, chương trình học
gồm nhiều môn với nội dung mới
nhằm phê phán bọn quan lại, đả
kích hủ tục lạc hậu, thực hiện đời
sống mới.
* Bài học kinh nghiệm của phong trào Đông Du: 0,5đ
- Chủ trương bạo động là đúng nhưng việc cầu Nhật là sai lầm và nguy
hiểm, cần xây dựng thực lực trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Cần xác định con đường cứu nước mới cho phù hợp với tình hình, hoàn
cảnh lịch sử trong nước và thế giới.
Câu 4 (2,5 điểm): Bằng những kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng niên
biểu về những sự kiện đã diễn ra ở Việt Nam.
Hoàn thành bảng niên biểu: (mỗi sự kiện GK cho 0,5đ)
Thời gian Nội dung cơ bản Kết quả
20/11/1873 Quân Pháp nổ sung đánh thành
Hà Nội
Pháp chiếm được thành Hà Nội
21/12/1873 Quân Pháp tiến ra Cầu Giấy, bị
quân của Hoàng Tá Viêm và
Lưu Vĩnh Phúc phục kích.
Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan, binh
lính bị giết tại trận.
15/3/1874 Triều đình kí với Pháp bản
hiệp ước Giáp Tuất.
Nhà Nguyễn đánh mất chủ quyền
quan trọng của VN, Nam Kì là thuộc

địa của Pháp
25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho
Hoàng Diệu đòi nộp thành,
không đợi trả lời TDP nổ súng.
Thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu
tự vẫn.
19/5/1883 Quân ta phục kích tại Cầu Giấy
lần II.
Quân Pháp đại bại, Gác-ni-e bỏ
mạng.
17/7/1883 Vua Tự Đức qua đời TDP cho quân đánh thẳng vào Thuận
An, buộc triều đình đầu hàng.
25/8/1883 Hiệp ước Hác-măng được kí
kết
VN mất quyền tự chủ trong phạm vi
cả nước, triều đình chính thức thừa
nhận sự bảo hộ của Pháp.
Câu 5 (2,0 điểm):
Thế nào là phong trào Cần Vương? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa
tiêu biểu trong phong trào Cần Vương? Theo em khởi nghĩa Hương Khê có
những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần
Vương?
* Thế nào là phong trào Cần Vương: 0,5đ
- Sau vụ biến kinh thành thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi
chạy ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885 ông nhân danh vua
Hàm Nghi ra “chiếu cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp
vua cứu nước. Từ đó, một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi
nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương.
*Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương: (0.25đ)
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
*Khởi nghĩa Hương Khê có những đặc điểm khác so với các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần Vương?
- Địa bàn hoạt động: địa bàn rộng lớn gồm 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình) thậm chí có lúc sang cả địa phận nước Lào. 0,25đ
- Lãnh đạo: là những người tài giỏi, thẳng thắn, cương trực và có uy tín.
025đ
- Lực lượng: gồm đông đảo nông dân và các dân tộc thiểu số. 0,25đ
- Tổ chức: khởi nghĩa Hương khê có trình độ tổ chức cao, chia làm 15 thứ
quân. 0,25đ
- Phương thức tác chiến: Linh hoạt, sáng tạo, chủ động trong quá trình
chuẩn bị lực lượng cũng như trong giao chiến với nước ngoài. 0,25đ
……………………………………….

×