Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 chọn lọc số 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.01 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2013-2014
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,5 điểm): Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau: Bối cảnh
lịch sử, mục tiêu đấu tranh, tầng lớp lãnh đạo, lực lượng tham gia, phong trào tiêu
biểu, kết quả, ý nghĩa ?
Câu 2 (1,5 điểm): Lập bảng tóm tắt quá trình xâm lược của thực dân Pháp và
phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884 ?
Câu 3 (3,0 điểm): “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành
lập và phát triển đã mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của em về tổ chức này, hãy làm sáng tỏ vấn đề
trên ?
Câu 4 (2,0 điểm): Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Các cuộc cải cách có nội dung gì? Vì sao nhà Nguyễn
không chấp nhận ?
Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy cho biết kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc tấn
công nổi dậy giải phóng Quảng Trị năm 1972 ?
………………………………………………
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
HẢI LĂNG MÔN LỊCH SỬ
NĂM HỌC 2013-2014
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2,5 điểm): Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX
và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau: Bối cảnh
lịch sử, mục tiêu đấu tranh, tầng lớp lãnh đạo, lực lượng tham gia, phong trào tiêu
biểu, kết quả, ý nghĩa ?
Câu 2 (1,5 điểm): Lập bảng tóm tắt quá trình xâm lược của thực dân Pháp và
phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884 ?
Câu 3 (3,0 điểm): “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành


lập và phát triển đã mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”.
Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của em về tổ chức này, hãy làm sáng tỏ vấn đề
trên ?
Câu 4 (2,0 điểm): Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Các cuộc cải cách có nội dung gì? Vì sao nhà Nguyễn
không chấp nhận ?
Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy cho biết kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc tấn
công nổi dậy giải phóng Quảng Trị năm 1972 ?
………………………………………………
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN NH 2013-2014
MÔN LỊCH SỬ
Câu 1 (2,5 điểm): Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương cuối thế kỉ
XIX và phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX theo các nội dung sau:
Bối cảnh lịch sử, mục tiêu đấu tranh, tầng lớp lãnh đạo, lực lượng tham gia,
phong trào tiêu biểu, kết quả, ý nghĩa ?
* Lập bảng so sánh theo các nội dung:
Nội dung Phong trào Cần Vương Phong trào yêu nước
đầu thế kỉ XX
Bối cảnh
lịch sử
(0,5đ)
-Hiệp ước Hác măng, Pa-tơ-nốt:
Pháp đặt ách thống trị…
-Nhân dân và quan lại tiếp tục đấu
tranh…
-Sau cuộc phản công thất bại, Tôn
Thất Thuyết nhân danh vua Hàm

Nghi hạ chiếu Cần Vương…
-Phong trào Cần Vương thất
bại…
-Sự chuyển biến về kinh tế xã
hội sau đợt khai thác thuộc địa
lần thứ nhất của Pháp…
-Ảnh hưởng các trào lưu tư
tưởng tư sản, các sĩ phu yêu
nước vận động cứu nước…
Mục tiêu
đấu tranh
(0,5đ)
-Đánh đuổi thực dân Pháp cướp
nước và tay sai phong kiến bán
nước…
-Khôi phục lại chế độ phong kiến
-Đánh đuổi thực dân Pháp và
phong kiến tay sai…
-Gắn với duy tân thay đổi chế độ
xã hội theo kiểu dân chủ tư sản
Tầng lớp
lãnh đạo
(0,5đ)
-Triều đình phong kiến lưu vong do
vua Hàm Nghi đứng đầu
-Các sĩ phu văn thân
Sĩ phu yêu nước tiến bộ, tư
tưởng duy tân tiêu biểu là Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh
Lực lượng

tham gia
(0,25đ)
Sĩ phu văn thân, nông dân, dân tộc
ít người
Sĩ phu yêu nước, trí thức, tiểu tư
sản thành thị, thương nhân, học
sinh…
Phong trào
tiêu biểu
(0,25đ)
Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy,
Hương Khê
Phong trào Đông Du, Duy Tân,
Đông Kinh nghĩa thục
Kết quả
(0,25đ)
Thất bại do diễn ra lẻ tẻ, thiếu
thống nhất; gây cho Pháp nhiều
thiệt hại
Thất bại do điều kiện, hoàn cảnh
chưa chín muồi…
Ý nghĩa
(0,25đ)
-Có vị trí to lớn trong sự nghiệp
chống đế quốc, thể hiện tinh thần
yêu nước…
-Để lại nhiều bài học…
-Tiếp tục tinh thần yêu nước đấu
tranh bất khuất của dân tộc
-Cứu nước gắn liền với duy

tân….
………………………………………………….
Câu 2 (1,5 điểm): Lập bảng tóm tắt quá trình xâm lược của thực dân
Pháp và phong trào kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 - 1884 ?
Thời gian Quá trình xâm lược của
thực dân Pháp
Phong trào kháng chiến của
nhân dân ta
01/9/1858
(0,25đ)
Nổ súng xâm lược Đà Nẵng Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp
với triều đình chống giặc
1859
(0,25đ)
Tấn công Gia Định Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt
cháy tàu Pháp…
1867
(0,25đ)
Đánh chiếm các tỉnh miền
Tây Nam Kì
Nhiều trung tâm kháng chiến lập ra ở
Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre…
1873
(0,25đ)
Đánh Bắc Kì lần thứ nhất -Nhân dân Hà Nội anh dũng đứng lên…
trận Cầu Giấy 21/12/1873 giết Gác-ni-ê
-Tại các tỉnh nhân dân lập căn cứ kháng
chiến…
1882
(0,25đ)

Đánh Bắc Kì lần thứ hai Nhân dân phối hợp với quan quân triều
đình kháng chiến trận Cầu Giấy
19/5/1883 giết Ri-vi-e
1883
(0,25đ)
Đánh Thuận An, buộc triều
đình kí hiệp ước Hác -măng
Phong trào kháng chiến của nhân dân ta
càng được đẩy mạnh, nhiều văn thân sĩ
phu phản đối lệnh bãi binh…
………………………………………………….
Câu 3 (3,0 điểm): “Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được
thành lập và phát triển đã mở ra một chương mới trong lịch sử khu vực Đông
Nam Á”. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của em về tổ chức này, hãy làm
sáng tỏ vấn đề trên ?
* Sự ra đời Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN):
+ Hoàn cảnh ra đời: (1đ)
- Sau khi dành độc lập, đứng trước nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội 1 số nước ĐNÁ có chủ trương thành lập tổ chức liên minh khu vực để
hợp tác phát triển hạn chế ảnh hưởng bên ngoài…
- Ngày 8/8/1967 ASEAN thành lập tại Băng-cốc (Thái Lan) gồm 5 nước: In-
đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
*Mục tiêu hoạt động: Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hoá
giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình, ổn định khu vực… (0,5đ)
*Nguyên tắc hoạt động: Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình… (0,5đ)
*Sự phát triển của ASEAN: (0,5đ)
- Phát triển về số lượng: 01/1984 Bru-nây xin gia nhập, 7/1995 Việt Nam,
9/1997 Lào và My-an-ma, 4/1999 Cam-pu-chia.
- Phát triển về chất lượng:

ASEAN có 10 nước tham gia chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế, trở
thành tổ chức khu vực có uy tín…
Năm 1992 quyết định xây dựng khu vực mậu dịch tự do (AFTA); năm 1994
lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước trong khu vực.
* Quan hệ Việt Nam - ASEAN: (0,5đ)
Từ năm 1978 trở về trước do vấn đề Cam-pu-chia nên quan hệ Việt Nam -
ASEAN căng thẳng đối đầu, sau khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, quan hệ
chuyển sang hợp tác đối thoại…
………………………………………………….
Câu 4 (2,0 điểm): Nguyên nhân dẫn đến trào lưu cải cách duy tân ở
Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Các cuộc cải cách có nội dung gì? Vì sao nhà
Nguyễn không chấp nhận ?
* Nguyên nhân: (0,5đ)
- Đất nước ngày càng khốn đốn…
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn dân giàu nước mạnh…
* Nội dung: (1đ)
- Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội:
+ Năm 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần…
+ Năm 1868 Trần Đinh Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam
Định), Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khẩn hoang…
+ Năm 1872 Viện Thương bạc xin mở 3 cửa biển…
+ Năm 1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản thời vụ sách…
* Nhà Nguyễn không chấp nhận, vì: (0,5đ)
- Những cải cách còn lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ bên trong, chưa đụng
chạm đến vấn đề mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam…
- Nhà Nguyễn bảo thủ, từ chối mọi cải cách kể cả những cải cách có thể thực
hiện được.
………………………………………………….
Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy cho biết kết quả và ý nghĩa lịch sử của cuộc
tấn công nổi dậy giải phóng Quảng Trị năm 1972 ?

* Kết quả: (0,5đ)
Sau 1 tháng tấn công và nổi dậy, ngày 01-5-1972 tỉnh Quảng Trị được giải
phóng.
* Ý nghĩa lịch sử: (0,5đ)
Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được giải phóng, tạo điều kiện cho chiến trường
miền Nam tiếp tục tiến lên tiêu diệt kẻ thù. Là mốc son chói lọi làm rạng rỡ thêm
trang sử vẻ vang của dân tộc, niềm tự hào của quân và dân Quảng Trị.
………………………………………………….

×